Bài giảng môn Lịch sử lớp 7 - Tiết 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ-Trung kì trung đại)

Bài giảng môn Lịch sử lớp 7 - Tiết 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ-Trung kì trung đại)

1. Kiến thức: Học sinh cần nắmđược:

 Quá trình hình thành XHPK ở Châu Âu.Hiểu được khái niệm “lãnh địa phong kiến”,đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.Biết được nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền KT lãnh địa và nền KT trong thành thị trung đại.

2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng quan sát tranh ảnh, kỹ năng so sánh, xác định vị trí các quốc gia phong kiến châu Âu trên bản đồ.

 3. Thái độ: Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người:(Từ chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.Từ đó HS thấy được trách nhiệm của chúng ta phải làm gì.

 

doc 108 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử lớp 7 - Tiết 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ-Trung kì trung đại)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
 Lớp 7A: 27./8 /2008
 Lớp 7B:  ./ /2008
 Lớp 7C: 26./8/2008
 Phần một
Khái quát lịch sử thế giới trung đại
Tiết 1
Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu âu
(Thời sơ-trung kì trung đại)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh cần nắmđược:
 Quá trình hình thành XHPK ở Châu Âu.Hiểu được khái niệm “lãnh địa phong kiến”,đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.Biết được nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền KT lãnh địa và nền KT trong thành thị trung đại.
2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng quan sát tranh ảnh, kỹ năng so sánh, xác định vị trí các quốc gia phong kiến châu Âu trên bản đồ.
 3. Thái độ: Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người:(Từ chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.Từ đó HS thấy được trách nhiệm của chúng ta phải làm gì.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa,bản đồ các quốc gia phong kiến, tranh phô tô h1,h2 (trang4,5)
2. Học sinh: Sách giáo khoa,vở ghi,bút.
III. Tiến trình tổ chức dạy- học: 
1. ổn định tổ chức lớp: (..phút)
 Lớp7A:32/29 Vắng: T Truyền, Âu Minh, Xuân( Ko phép)
 Lớp7B:..
 Lớp7C:Thị, Thành Ko Phép
2. Kiểm tra bài cũ: (phút)
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: (phút) Tìm hiểu sự hình thành XH phong kiến ở châu Âu.
GV: Dùng bản đồ giới thiệu một số nước của quốc gia cổ đại để HS thấy được sự hình thành của các quốc gia đó.
HS : Đọc mục 1 SGK (trang3)
GV:Vào thời gian nào thì người Giéc-man xâm lược đế quốc Rô-ma?
HS : Trả lời cá nhân
GV: Giảng và sơ kết( người Giéc-man là các bộ tộc ở phía bắc đế quốc Rô- ma. Trước đó họ bị đế quốc Rô- ma thống trị )
GV: Tại sao họ lại thôn tính đế quốc Rô- ma?
HS : (Vì bị suy yếu từ thế kỷ II)
GV: Theo em quá trình xâm lược diễn ra ntn?
HS :( Nhanh chóng tiêu diệt nhà nước Rô- ma)
GV: ở mỗi vương quốc người Giéc- man đã làm gì?
HS : Suy nghĩ trả lời cá nhân 
GV:(Họ chiếm đoạt ruộng đất của chủ nô, phong tước vị cho nhau).
GV: Xã hội lúc này có những giai cấp nào? 
HS : (Chủ nô,nông nô)
* Thảo luận nhóm: (.phút) nhóm ngẫu nhiên.
GV: Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô ở châu Âu ntn?
- HS thảo luận 
- Cá nhân trình bày 
- Bạn khác nhận xét bổ sung
GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức và chuyển ý.
* Hoạt động 2: (phút) Tìm hiểu lãnh địa phong kiến.
HS : Đọc mục 2 SGK (trang3,4)
GV: Thế nào là lãnh địa phong kiến? 
HS : Trả lời khái niệm 
GV: Hướng dẫn trả lời và sơ kết.(“Lãnh địa”là vùng đất do quý tộc phong kiến chiếm được,”lãnh chúa” là người đứng đầu lãnh địa)
GV:Treo tranh lên bảng cho HS quan sát
GV: Em hãy mô tả và nhận xét về lãnh địa phong kiến qua bức tranh trên?
HS : Trình bày theo suy nghĩ của mình, bạn khác nhận xét 
GV: (Là nơi ở của lãnh chúa có lâu đài nguy nga lộng lẫy, nhà thờ như một nước thu nhỏ. Điều đó nó thể hiện sự bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô).
GV: Hãy cho biết sự khác nhau về đời sống, sinh hoạt của lãnh địa và nông nô ở chỗ nào?
HS : Trao đổi ý kiến và trả lời 
GV: (Lãnh chúa sung sướng, giàu có.nông nô nghèo khổ)
GVg: Đặc điểm chính của nền KT lãnh địa phong kiến là nền KT tư cấp tự túc, không trao đổi với bên ngoài.
GV: Phân biệt sự khác nhau giữa XH Cổ đại và XHPK? 
HS : (XH cổ đại gồm chủ nô và nô lệ, nô lệ chỉ là công cụ biết nói. XHPK gồm lãnh chúa và nông nô, nông nô phải nôp thuế ,tô cho lãnh chúa).
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự xuất hiện của thành thị trung đại 
GV: Đặc điểm của” thành thị” là gì?
HS : Trả lời cá nhân
GV: (Nơi giao lưu, buôn bán, tập chung đông dân cư).
GV: Thành thị xuất hiện như thế nào?
HS : Đọc bài và trả lời theo sách giáo khoa.
GV: Sơ kết nội dung và chuẩn kiến thức 
GV: Treo tranh hình 2 đã phô tô lên bảng 
GV: Em có nhận xét gì về hội chợ ở Đức thông qua bức hình trên? 
HS : ( Chợ có nhiều hàng bán, có nhà xây,đường phố tấp nập..)
GV: Những ai sống trong thành thị? Họ làm gì để sống?
HS( Gồm thợ thủ công và thương nhân).
GV: Thành thị ra đời có ý nghĩa gì? 
HS : Suy nghĩ trả lời cá nhân 
GV: Sơ kết nội dung.
1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
Cuối TK V người Giéc- man tiêu diệt các quốc gia cổ đại.
- Chia rẽ đế quốc Rô- ma thành nhiều vương quốc.
- Xã hội hình thành hai giai cấp( Chủ nô và nông nô)
- Nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa =>XHPK hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến
- Khái niệm: Lãnh địa là vùng đất do quý tộc phong kiến chiếm được:
- Đời sống trong lãnh địa: 
+ Lãnh chúa: Xa hoa,đầy đủ.
+ Nông nô: Đói nghèo,khổ cực => chống lãnh chúa. 
3. Sự xuất hiện của thành thị trung đại.
* Nguyên nhân 
- Cuối thế kỷ XI, sản xuất phát triển,hàng hoá thừa được đưa ra bán => thị trấn ra đời =>thành thị trung đại xuất hiện.
* Tổ chức: 
- Thành thi : Có phố xá,nhà cửa..
-Tầng lớp: Thị dân.(Thợ thủ công,dhương nhân).
* Vai trò: Thúc đẩy sư phát triển của XHPK.
 4. Củng cố: (.phút).
 Em hãy so sánh thành thị trung đại với thành thi ngày nay có điểm gì giống và khác nhau?
 Chúng ta phải làm gì với tình hình phát triển hiện nay?
 5. Hướng học bài ở nhà: (..phút).
 Học bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày giảng:
 Lớp 7A:.//200.
 Lớp 7B: .//200.
 Lớp 7C: .//200.
 Tiết 2
Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở châu âu.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được:
 Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý như là một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất TBCN.
Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng XHPK ở châu Âu.
 2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng quan sát tranh ảnh, tổng hợp kiến thức,Sử dụng lược đồ. 3. Thái độ: Thấy được tính tất yếu phát triển hợp quy luật của quá trình phát triển từ XHPK lên XHTBCN.Thông qua đó mỗi HS thấy được trách nhêm của mình phải biết trân trọng nhữngtài nguyên quý gia của đất nước.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa,hình 5 SGK phô tô 
 2. Học sinh: Sách giáo khoa,vở ghi,bút. Sưu tầm tài liệu theo nội dung bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy- học: 
1. ổn định tổ chức lớp: (..phút)
 Lớp 7A:.
 Lớp7B:...
 Lớp7C:...
2. Kiểm tra bài cũ: (phút)
GV: Vì sao xuất hiện thành thi trung đại?
Trả lời: Vì cuối thế kỷ XI hàng hoá ngày càng nhiều được đưa ra bán từ đó xuất hiện thị trấn => Thành thị ra đời.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1.(.phút)Tìm hiểu những cuộc phát kiến về địa lý.
HS : Đọc những thông tin ở phần 1 (trang 6)
GV: Hãy cho biết vì sao có những cuộc phát kiến về địa lí?
HS : Suy nghĩ trả lời 
GV: Chuẩn kiến thức 
GV: Những cuộc phát kiến này nhằm tới đâu? 
HS : (Con đường qua Tâyá, Địa Trung Hải,ấn Độ,Trung Quốc).
GV: Những con đường bộ đã bị ngăn cấm, họ phải tìm cách nào có thể đi sang các nước khác? 
HS : ( Đi theo đường biển)
GV: Muốn đi đường biển phải có gì?
HS : Có tàu
GV: Giới thiệu bức hình3 SGK (trang 6)
GV: Khi có tàu rồi vẫn chưa có thể đi ngay được vì sao?
HS : Trao đỏi ý kiến rồi trả lời
GV: Điều đó chứng tỏ phải có KHKT, và phải có kiến thức.
HS : Đọc phần chữ in nghiêng (trang 6)
GV: Dùng lược đồ phô tô về những cuộc phát kiến địa lí treo lên bảng.
GV: Em cho biết có những cuộc pháy kiến nào?
HS : lên xác định theo lược đồ và quan sát hình 4 SGK.
GV: (Khái quát lai về những cuộc phát kiến trên lược đồ và nói rõ đây chính là những vùng đất màu mỡ nhiều tài nguyên nên đây chính là điểm mà ho đã đã phát hiên được)
* Thảo luận nhóm: (.phút).Ngẫu nhiên 
GV: Trong những cuộc phát kiến đó đã thu được những kết quả gì?
- HS thảo luận và trình bày
- Bạn khác nhận xét và bổ xung
GV: Đánh giá và chuẩn kiến thức.(Tìm ra con đường mới,vùng đất mới, đem cho GCTS những món lợi khổng lồ).
* Hoạt động 2.(..phút): Tìm hiểu về sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
HS : Đọc mục 2 (SGK trang 7)
GV: Để có tiền các thương nhân họ dùng nhũng thủ đoạn gì?
 HS : Suy nghĩ trả lời
GV: ( Rào đát, cướp ruộngĐó là hình thức KTB ra đời)
GV: Trong XH có mấy tầng lớp?
HS : ( có hai tầng lớp)
GV: (Sơ kết và chuẩn kiến thức.GCVS là giai cấp làm thuê bị bóc lột thậm tệ.Còn GCTS là bọn quý tộc giàu có ,thương nhân ,đồn điền)
1. Những cuộc phát kiến về địa lí
a. Nguyên nhân: Do sản xuất phát triển.
b. Điều kiện: Phải có KHKT tiến bộ 
c. Những cuộc phát kiến lớn:
- Va-xcôđơ Ga-ma tìm đường sang ấn Độ(1498)
- C cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ(1492)
- Ma-gien-lan đi vòng quanh trái đất(1519-1522)
2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
- Kinh tế: Hình thức kinh tế tư bản ra đời.
- Xã hội: Có hai giai cấp (vô sản và tư sản) 
4. Củng cố: (phút).Thông qua bài đã học em thấy mình phải có trách nhiêm gì
 với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước?
 5. Hướng học bài ở nhà: (.phút). Học bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày giảng:
 Lớp 7A:.//200.
 Lớp 7B: .//200.
 Lớp 7C: .//200.
Tiết 3
Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hâu kì trung đại ở châu âu
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được: 
Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá phục hưng.
 Nguyên nhân dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo và những tác động của phong trào này đến xã hội phong kiến châu Âu bấy giờ.
2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng quan sát tranh ảnh, phân tích và tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ: Thấy được tính tất yếu phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: XHPK lạc hậu, lỗi thời sụp đổ thay thế vào đó là XHTB.Phong trào văn hoá phục hưng đã để lại nhiều giá trị to lớn cho nền văn hoá nhân loại.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa,( hình 6 Ma-đô-na bên cửa sổ SGK phô tô)
2. Học sinh: Sách giáo khoa,vở ghi,bút. Sưu tầm tài liệu theo nội dung bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy- học: 
1. ổn định tổ chức lớp: (..phút)
 Lớp 7A:..
 Lớp 7B:..
 Lớp7C:
2. Kiểm tra bài cũ: (phút)
?: Những cuộc phát kiến địa lí có tác động như thế nào đến xã hội châu Âu?
Trả lời: Hình thành XH có hai giai cấp. Nông dân, GCTS.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1.(.phút)Tìm hiểu Phong trào văn hoá phục hưng (thế kỉ XIV-XVII)
HS : Đọc những thông tin ở phần 1 (trang 8,9)
GV: Cho HS tìm hiểu thuật ngữ phục hưng là gì?
HS : Suy nghĩ trả lời 
GV: ( Phục hưng là khôi phục lại nền văn hoá Hi Lạp và Rô ma cổ đại. Sáng tạo ra nền văn hoá mới của giai cấp tư sản).
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào văn hoá phục hưng?
HS : trao đổi ý kiến rồi trả lời:
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV: Hãy kể tên một số nhà văn hoá,khoa học tiêu biểu mà em biết?
HS : Đọc phần in nhỏ và trả lời
GV: Treo tranh Ma-đô-na lên bảng và hướng dẫn HS quan sát.
?: Qua bức tranh Lê-ô-nađơ vanh-xi em có cảm nhận gì? các tác giả thời phục hưng muốn nói điều gì?
HS :  ... thế nào?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Người đã có những tác phẩm văn học và khoa học nào?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức: (Dư địa chí....)
GV: Những tác phẩn của ông thể hiện nội dung gì?
HS: Trả lời 
GV: Chuẩn kiến thức lên bảng
HS: Đọc phần chữ in Nghiêng và quan sát hình nguyễn Trãi.
GV: Chốt và chuể ý.
* Hoạt động 2: (10 phút). Lê Thánh Tông.(1442- 1497)
HS: Đọc bài
GV: Em biết gì về lê Thánh Tông?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Lê Thánh Tông lên ngôi thừ khi nào?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức (1460)
GV: Người đã a bộ luật gì?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức (Hồng Đức)
GV: Ông có những tài năng gì?
HS: Trả lời
GV: Sơ kết mục và chuyển ý
* Hoạt động 3: (9 phút). Ngô Sỹ Liên
GV: Ngô Sỹ Liên là người như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Người đỗ tiến sỹ năm nào?
HS: Trả lời
GV: Ông nổi tiếng về ngành nào?
HS: Trả lời (sử học)
* Hoạt động 4: (10 phút). Lương Thế Vinh
Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên khi nào?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Lương Thế Vinh có tài năng gì?
HS: Trả lời
GV: Ông được nhân dân mệnh danh là gì?
HS: Trả lời
GV: Chẩn kiến thức.
GV: Những danh nhân nêu trong bài có công lao gì cho dân tộc?
HS: Trao đổi trả lời
GV: Chuẩn kiến thức và chốt bài.
IV. Một số danh nhân văn hóa xuất Sắc của dân tộc
 1. Nguyễn Trãi (1380- 1442)
Là một nhà chính trị, quân sự tài ba
- Là người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới
- Có nhiều tác phẩm văn học có giá trị.
- Thể hiện tư tưởng nhân đạo, yêu nước thương dân.
2. Lê Thánh Tông.(1442- 1497)
- Là vị vua anh minh
- Có tài năng Xuất sắc về nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự.
- Là nhà thơ lớn ở thế kỷ XV...
3. Ngô Sỹ Liên.
- Là nhà sử học nổi tiếng
- Đỗ tiến sỹ 1442
- là tác giả của bộ “ Đại Việt sử ký toàn thư”
4. Lương Thế Vinh
- Đỗ trạng nguyên 1463
- là nhà toán học nổi tiếng.
4. Củng cố: ( 3 phút ):
- Đánh giá của em về những sanh nhân văn hóa của dân tộc?
 	5. Hướng học bài ở nhà: (2phút). 
Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
Ngày giảng:
 Lớp 7A:.//2009
 Lớp 7B: .//2009
 Lớp 7C: .//2009
Tiết44
ôn tập chương IV
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học sinh nắm rõ hơn về:
- Sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở thế kỷ XVI
- So sánh sự giống và khác nhau giữa thời thịnh trị nhất với thời Lý- Trần.
 2. Kỹ năng: Rèn thêm kỹ năng tổng hợp kiến thức và so sánh các sự kiện lịch sử.
 3. Thái độ: Lòng tự hào, tự tôn về truyền thống dân tộc. 
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Bảng phụ 
Học sinh: Vở bài tập và làm bài trước ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức dạy- học: 
 1. ổn định tổ chức lớp: (1phút)
 Lớp 7A:.
 Lớp 7B:..
 Lớp 7C: ..
2.Kiểm tra bài cũ:(4 phút): Hiểu biết của em về Lê Thánh Tông?
HS: Trả lời:
GV: Chuẩn kiến thức và đánh giá cho điểm.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: (10phút). Tìm hiểu về chính trị.
GV: Yêu cầu hs quan sát lại hai sơ đồ bộ máy thống trị của nhà Trần và thời Lê Sơ có gì giống và khác nhau?
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn theo hai khía cạnh: (Triều đình và đơn vị hành chính)
* (Giống nhau: Đều xây dựng chế độ phong kiến tập quyền)
* Khác: + (Thời Lý Trần bộ máy hoàn chỉnh trên danh ngĩa, làng xã còn nhiều luật lệ)
 + Thời Lê Sơ: Nhà nước chuên chế tập quyền kiện toàn hoàn chinhe nhất.
GV: Cách đào tạo, tuyển chọn quan lại như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Nhà nước thời Lê Sơ vời thời Lý – Trần khác nhau ở điểm nào?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức(Lý –Trần là nhà nước quân chủ quý tộc. Nhag Lê Sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế)
* Hoạt động 2: (10 phút). Luật pháp
GV: Luật pháp nước ta có từ bao giờ?
HS: Trả lời 
GV: Có từ thời Đinh – Tiền Lê nhưng đến thời Lý mới có bộ luật thành văn đầu tiên “ Bộ luật hình thư”.
GV: Vậy thời Đinh Tiền –Lê tồn tại bao nhiêu năm?
HS; Trả lời 
GV: Chuẩn kiến thức (30 năm)
* Hoạt động 3: (10 phút).Kinh tế 
 * Thảo luận nhóm: (4 phút): Ngẫu nhiên theo 4 tổ.
GV: Thời Lê Sơ với thời Lý Trần có đặc điểm gì giống và khác nhau về kinh tế?
HS: Các nhóm thảo luận
 Đại diện nhóm trình bày
 Các nhóm nhận sét và bổ sung
GV: Chuẩn kiến thức
* Hoạt động4 (8 phút). Tìm hiểu về Xã hội.
GV: Cho hs tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của các triều đại
GV; Dùng sơ đồ thời Trầ và thời Lê Sơ cho hs so sánh về Xã hội.
GV; Sơ kết và chuẩn kiến thức.
1. Về mặt chính trị.
Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn.
2. Luật pháp:
Luật pháp ngày càng hoàn chỉnh có nhiều điểm tiến bộ.
3. Kinh tế: 
+ Nông nghiệp: 
- Mổ rộng diện tích đất trồng
- Xây dựng đê điều
- Sự phân hóa chiếm hữu ruộng đất ngày càng sâu sắc: (Lê Sơ thì ruộng tư ngày càng phát triển. Thời Lý, Trần Ruộng công chiếm ưu thế)
+ Thủ công nghiệp:
- Phát triển các ngành nghề truyền thống
+ Thương nghiệp: Chợ phát triển. 
4. Xã hội.
(SGK)
4. Củng cố: ( 2 phút ):
- Hệ thống lại bài
- Hai câu hỏi còn lại trong bài gv hướng dẫn và hs về làm.
 	5. Hướng học bài ở nhà: (1phút). 
Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
Ngày giảng:
 Lớp 7A:.//2009
 Lớp 7B: .//2009
 Lớp 7C: .//2009
Tiết45
Làm bài tập lịch sử chương IV
I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: Học sinh nắm rõ hơn về:
- Những nội dung cơ bản về nội dung phần lịch sử chương IV.
- Phân biệt những khái niệm “Lê Sơ”, “Tiền Lê”, “Hậu Lê”
 	 2. Kỹ năng: Rèn thêm kỹ năng tổng hợp kiến thức và so sánh các sự kiện lịch sử.
 	3. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. 
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Bảng phụ 
2.Học sinh: Vở bài tập và làm bài trước ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức dạy- học: 
 	1. ổn định tổ chức lớp: (1phút)
 Lớp 7A:.
 Lớp 7B:..
 Lớp 7C: ..
2.Kiểm tra bài cũ:(4 phút): Luật pháp nước ta có từ bao giờ? Bộ luạt đó có tên là gì?
HS: Trả lời:
GV: Chuẩn kiến thức và đánh giá cho điểm.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: (7phút). Tìm hiểu thuật ngữ lịch sử.
GV: Thế nào giọi là thời kỳ Lê Sơ, Tiền Lê, Hậu Lê?
HS: Tìm hiểu
GV: Chuẩn kiến thức
* Hoạt động 2: (10 phút).Những thủ đoạn của nhà Minh cai trị nước ta.
HS: Tìm hiểu theo nội dung đã học trong thời gian 3 phút
GV; Yêu cầu hs trả lời
* Hoạt động 3: (7 phút).Lực lượng quân Minh vào xâm lược nước ta gồm bao nhiêu quân? Vào nước ta năm nào?
HS: Ôn lại và trả lời
GV: Chuẩn kiến thức: 
* Hoạt động4 (5 phút). Kế hoạch giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn do ai đưa ra?
HS: Trao đổi trả lời
GV: Chuẩn kiến thức.
* Hoạt động5 (8 phút).Quan sát lược đồ và dựa vào SBT điền các thừa tuyên của nước Đại Việt vào chỗ trống
1. Khái niệm Lê Sơ, Tiền Lê, Hậu Lê.
* Lê Sơ:
- Từ năm 1423-1527 là thời kỳ Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê lập nên nhà Mạc
* Tiền lê: Chỉ thời lê Hoàn và lê Long Đĩnh lên ngôi vua(980- 1009)
*Hậu lê: Là thời kỳ chỉ Lê Lợi Lên ngôi được gọi là Hậu Lê 
2. Thủ đoạn cai trị của nhà minh đối với nước ta như thế nào?
- Vô cùng tàn bạo 
+ Xóa bỏ quốc hiệu của ta
+ Đổi Giao Chỉ nhập vào Trung Quốc
+ Đồng hóa nhân dân ta
+ Bắt nhân dân ta bỏ phong tục của ta...
3. Lực lượng quân xâm lược và thời gian xâm lược của quân Minh?
- Hai mươi vạn quân và hàng chục vạn dân phu.
- Quân Minh vào nước ta năm 1406.
4. Kế hoạch giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn do ai đưa ra?
- Nguyễn Chích.
5. Vẽ và hoàn thiện lược đồ theo SBT trang(32)
4. Củng cố: ( 3 phút ):
- Hệ thống lại bài
- Hướng dẫn hs làm các bài tập còn lại.
 	5. Hướng học bài ở nhà: (1phút). 
Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
Ngày giảng:
 Lớp 7A:.//2009
 Lớp 7B: .//2009
 Lớp 7C: .//2009
Chương V: Đại việt ở các thế kỷ xvi- xviii
Tiết46
Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền
(Thế kỷ xvi – xviii)
I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: Học sinh nắm rõ hơn về:
- Sự xa đọa của nhà nước phong kiến thời Lê Sơ, những phe phái dẫn đến xung đột về chính trị, tranh giành quyền lợi hơn 20 năm trong các giai cấp thống trị.
- Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh ở thế kỷ XVI.
 	 2. Kỹ năng:Kỹ năng đánh giá các nguyên nhân suy yếu của triều đình phong kiến nhà Lê.
 	3. Thái độ: Tự hào truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Lược đồ (phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ XVI)
2.Học sinh: Vở bài tập và chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức dạy- học: 
 	1. ổn định tổ chức lớp: (1phút)
 Lớp 7A:.
 Lớp 7B:..
 Lớp 7C: ..
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong nội dung bài
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: (7phút). Tìm hiểu về tình hình chính trị- xã hội
HS: Đọc nội dung SGK
GV: Trải qua thời đại Lê Thái Tổ, Lê Thái Thánh Tông. Nền kinh tế vững vàng hơn. 
Chế độ phong kiến thịnh đạt đến cực thịnh, thời kỳ lê Uy Mục và lê Dực lên ngôi=> Nhà Lê suy yếu dần.
GV: Nguyên nhân nào nhà Lê suy yếu?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức(Vua không lo việc nước chỉ lo an chơi, xa đọa, xây dựng lâu đài nguy nga lộng lẫy...)
GV: Sự thoái hóa của các tầng lớp thống trị khiến triều đình phong kiến phân hóa như thế nào?
HS; Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Em có nhận xét gì về các vua lê ở thế kỷ XVI so với thời lê Thánh Tông thế kỷ XV?
HS: Trả lời
GV; Chuẩn kiến thức (Kém năng lực và nhân cách, đẩy chính quyền và nhân dân thế tự suy vong) 
* Hoạt động 2: (10 phút). Cuộc khởi nghĩa Nông Dân ở đầu thế kỷ XVI
HS: Đọc nội dung
GV: Sự suy yếu của triều đình nhà Lê dẫn đến hauuj quả gì?
HS; Trả lời
GV; Chuẩn kiến thức 
GV: Thái độ của nhân dân đối với các tầng lớp quan lại thống trị như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức(> Đây là nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa
GV: Treo lược đồ để giới thiệu các cuộc khởi nghĩa
* Thảo luận nhóm: (3 Phút) Ngẫu nhiên theo 2 bàn.
HS: Quan sát và tự thống kê nội dung vào vở
Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân thế kỷ XVI?
HS: - Các nhóm thảo luận
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm bạn nhận xét bổ sung
GV: Chuẩn kiến thức(Quy mô rộng lớn nhưng nổ ra lẻ tẻ chưa đồng loạt)
GV: Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã để lại ý nghĩa gì?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức lên bảng 
I. Tìm hiểu về tình hình chính trị- xã hội.
1. Triều đình nhà Lê
- Tầng lớp thống trị phong kiến đã thái hóa.
- Triều đình rối loạn
2. Phong trào khởi nghĩa nông dân ở đầu thế kỷ XVI.
a. Nguyên nhân: 
Qua lại địa phương tung hoành đục khoét nhân dân
Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ
Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến ngày càng gay gắt.
= > Đời sống nhân dân cực khổ.
b. ý nghĩa:
 Tuy thất bại nhưng đã tấn công mạnh mẽ vào chính quyền nhà Lê đang mục nát.
4. Củng cố: ( 3 phút ):
- Hệ thống lại bài
- Học sinh lên trình bày các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
 	5. Hướng học bài ở nhà: (1phút). 
Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU 7 - CA NAM.doc