Bài soạn Vật lý 7 Tiết 31: Thực hành và kiểm tra thực hành: đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp

Bài soạn Vật lý 7 Tiết 31: Thực hành và kiểm tra thực hành: đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp

BÀI 27

THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH:

ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI

ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Biết mắc 2 bóng đèn nối tiếp.

- Biệt mắc các dụng cụ đo hợp lí.

 2. Kỹ năng:

- Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc nối tiếp hai bóng đèn.

 3. Thái độ:

- Hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 962Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Vật lý 7 Tiết 31: Thực hành và kiểm tra thực hành: đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09.04.2009	Vật Lý 7
Ngày dạy: 14.04.2009	Tiết 32
BÀI 27
THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH: 
ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI 
ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Biết mắc 2 bóng đèn nối tiếp.
Biệt mắc các dụng cụ đo hợp lí.
	2. Kỹ năng:
Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc nối tiếp hai bóng đèn.
	3. Thái độ:
Hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống.
II. Chuẩn bị:
* Đối với giáo viên:
1 nguồn điện: 2 pin ( 1,5 V).
2 bóng đèn pin cùng loại như nhau.
1 vôn kế, 1 ampe kế có GHĐ phù hợp.
1 công tắc, 9 đoạn dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
Mỗi HS chuẩn bị sẵn 1 mẫu báo cáo đã cho ở cuối bài.
Bổ sung thêm ở phần 1:
Vôn kế của nhóm em có GHĐ là..............; ĐCNN là...........
Ampe kế của nhóm em có GHĐ là..............; ĐCNN là............
* Đối với học sinh: Chuẩn bị nội dung bài thực hành.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ- Tổ chức tình huống học tập (7’)
 1. Kiểm tra bài cũ
 1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng:
Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện, 1 công tắc, 1 bóng đèn, 1 ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn, 1 vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
- Khi sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn, phải chọn ampe kế và mắc vào mạch điện như thế nào?
- Khi dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn, cần phải chọn và mắc vôn kế như thế nào?
-GV nhận xét đánh giá cho điểm HS.
2. Tổ chức tình huống học tập
GV mắc một mạch điện như hình 27.1 a và giới thiệu với HS đó là mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp. 
Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp có đặc điểm gì?
Bài 27
THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH:
ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI MẠCH ĐIỆN MẮC NỐI TIẾP
* Hoạt động 2: Mắc nối tiếp 2 bóng đèn (1’)
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 27.1a, b để nhận biết 2 bóng đèn mắc nối tiếpTừ đó cho biết trong mạch điện này, ampe kế và công tắc được mắc thế nào với các bộ phận khác?
- Học sinh: Ampe kế và công tắc được mắc nối tiếp trong mạch với các bộ phận khác.
- Giáo viên kiểm tra các nhóm mắc mạch, hỗ trợ nhóm yếu.
- Giáo viên gọi đại diện 1, 2 nhóm lên vẽ sơ đồ mạch điện hình 27.1a vào mẫu báo cáo thực hành.
- Học sinh mắc mạch điện theo nhóm, vẽ sơ đồ mạch điện vào vở.
I. Chuẩn bị.
II. Nội dụng thực hành
1. mắc nối tiếp 2 bóng đèn
* Hoạt động 3: Đo cường độ dòng điện của đoạn mạch nối tiếp (10’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh mắc ampe kế ở vị trí 1, đóng công tắc 3 lần, ghi lại số chỉ của ampe kế và tính giá trị trung bình, ghi kết quả I1 vào báo cáo thực hành.
- Học sinh thực hành theo nhóm.
- Tương tự như vậy mắc ampe kế ở vị trí 2, 3 đo cường độ dòng điện.
- Giáo viên theo dõi hoạt động của các nhóm để nhắc nhở và sửa sai cho học sinh.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
→ Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận chung để có nhận xét đúng, yêu cầu học sinh chữa vào vở nếu sai.
2. Đo cường độ dòng điện của đoạn mạch nối tiếp
* Hoạt động 4: Đo hiệu điện thế của đoạn mạch nối tiếp (10’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 27.2, số chỉ của vôn kế cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu đèn nào?
- Học sinh quan sát hình 27.2 để thấy được vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai điểm 1 và 2, đó là hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1.
- Hãy vẽ sơ đồ mạch điện tương tự như hình 27.2, trong đó vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 vào báo cáo thực hành, lưu ý chỉ rõ chốt nối vôn kế.
- Vẽ sơ đồ mạch điện vào mẫu báo cáo thực hành.
- Gọi 1, 2 học sinh lên bảng, gọi học sinh khác nhận xét.
- Học sinh lên bảng vẽ sơ đồ, học sinh khác nêu nhận xét và sửa chữa nếu vẽ sai.
- Yêu cầu học sinh lên vẽ trên bảng, gọi học sinh khác nhận xét.
- Kiểm tra một số học sinh về cách mắc vôn kế.
- Hướng dẫn thảo luận → nhận xét đúng.
- Học sinh thực hành theo nhóm.
- Thảo luận nhóm hoàn thành nhận xét mục 3 báo cáo thực hành → Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn.
3. Đo hiệu điện thế của đoạn mạch nối tiếp.
* Hoạt động 5: Củng cố - nhận xét đánh giá và hướng dẫn về nhà
BÁO CÁO THỰC HÀNH:
Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế
đối với mạch điện nối tiếp
Họ và tên: ..
Lớp: ..
Nhóm: ..
Điền từ thích hợp vào chổ trống:
Đo cường độ dòng điện bằng: 
Đơn vị của cường độ dòng điện là , kí hiệu là 
Mắc ampe kế vào đoạn mạch sao cho chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực .. của nguồn điện.
Đo hiệu điện thế bằng: 
Đơn vị của hiệu điện thế là , kí hiệu là 
Mắc 2 chốt của vôn kế  vào hai điểm của mạch để đo hiệu điện thế giữa hai điểm đó, sao cho chốt (+) của nó được nối về phía cực  của nguồn điện.
Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp
Vẽ sơ đồ mạch điện hình 27.1a vào khung dưới đây: 
Kết quả đo:
Bảng 1
Vị trí của ampe kế
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Cường độ dòng điện
I1 
I2 
I3 
Nhận xét:
Trong đoạn mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ .. tại các vị trí khác nhau của đoạn mạch: I1  I2  I3
Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
Vẽ sơ đồ mạch điện tương tự hình 24.2 vào khung dưới đây, trong đó vôn kế được mắc để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2.
Kết quả đo:
Bảng 2
Vị trí mắc vôn kế
Hiệu điện thế
Hai điểm 1 và 2
Hai điểm 2 và 3
Hai điểm 1 và 3
Nhận xét: 
Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: U13 U12 .U23
- Yêu cầu HS nêu các đặc điểm về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp.
- GV nhận xét thái độ làm việc của HS, đánh giá kết quả.
- Yêu cầu HS nộp báo cáo thực hành. 
- HS ghi nhớ đặc điểm về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp tại lớp.
- Nộp báo cáo thực hành.
* Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại các bước mắc và đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch nối tiếp.
- Nắm được kết quả thí nghiệm thu được:
+ Trong đoạn mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ như nhau tại các vị trí khác nhau của mạch.
+ Trong đoạn mạch nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
- Xem trước nội dung của bài 28 để tiết sau tiếp tục thực hành về mạch điện song song.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 31 thực hành.doc