Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 29: An toàn khi sử dụng điện

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 29: An toàn khi sử dụng điện

Câu 1: Mạng điện có điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người ?A- Dưới 220 vôn B- Trên 40 vônC- Trên 100 vôn D- Trên 220 vôn

Câu 2: Cường độ dòng điện khi đi qua người có giá trị bao nhiêu thì làm timngừng đập ?A- Dưới 10mA B- Trên 70 mAC- Trên 10 mA D- Trên 10 A

Câu 3: Những điều nào sau đây SAI khi sửa ch?a hoặc thay thế cầu chì ?A- Thay dây chì bằng dây đồng để tăng độ dẫn điện.B- Thay bằng dây chì lớn hơn để lâu bị đứt.C- Thay dây chì trực tiếp vào ổ cầu chì, không dùng nắp cầu chì nữa.D- Tất cả các điều trên.

 

pdf 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1299Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 29: An toàn khi sử dụng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
142 
 AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN 
 Khi sử dụng điện ta cần phải lưu ý những điều gì ?
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
143 
Câu 1: Mạng điện có điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người ? 
 A- Dưới 220 vôn B- Trên 40 vôn 
 C- Trên 100 vôn D- Trên 220 vôn 
Câu 2: Cường độ dòng điện khi đi qua người có giá trị bao nhiêu thì làm tim 
ngừng đập ? 
 A- Dưới 10mA B- Trên 70 mA 
 C- Trên 10 mA D- Trên 10 A 
Câu 3: Những điều nào sau đây SAI khi sửa ch?a hoặc thay thế cầu chì ? 
 A- Thay dây chì bằng dây đồng để tăng độ dẫn điện. 
 B- Thay bằng dây chì lớn hơn để lâu bị đứt. 
 C- Thay dây chì trực tiếp vào ổ cầu chì, không dùng nắp cầu chì nữa. 
 D- Tất cả các điều trên. 
Câu 4: Hiện tượng đoản mạch là hiện tượng : 
 A- Dây dẫn điện bị đứt khiến dòng điện không qua được mạch điện. 
 B- Dây dẫn điện bị bóc lớp cách điện gây nguy hiểm khi chạm tay vào. 
 C- Dây dẫn điện chạm vào nhau ở các chỗ bị bóc lớp cách điện, khiến 
dòng điện có cường độ rất lớn có thể gây cháy nổ, hoả hoạn. 
 D- Tất cả các hiện tượng trên. 
Câu 5: Các hình vẽ sau đây mô tả các tình huống có thể gây nguy hiểm. 
Em hãy phân tích nói rõ nguyên nhân. 
 (1) (2) 
 (3) (4) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
144 
Câu 6: Tại sao ở một số vật dụng (bàn ủi, bếp điện), các dây dẫn điện còn 
được bọc thêm lớp vải ở ngoài ? 
Câu 7: Người bị điện giật khi có dòng điện đi vào cơ thể người, tức là một điểm 
của người nối với cực dương, điểm khác nối với cực âm của nguồn điện. 
 Nếu cơ thể người chạm cùng một lúc vào dây nóng và dây nguội thì sẽ 
có dòng điện đi từ dây nóng vào người và đi ra “dây nguội” rất nguy hiểm. 
 Mặt khác vì lí do kĩ thuật, dây nguội được chôn đưới dất. Vì vậy nếu 
chân chạm đất mà tay chạm vào dây nóng thì có dòng điện đi từ dây nóng qua 
người xuống đất. Em hãy cho biết trong các tình huống sau, người có bị điện 
giật không? Tại sao? 
(D) 
 (C) 
Câu 8: Hãy đọc các mẩu tin sau đây và em hãy 
nêu cách phòng tránh. 
A- Một em bé khi dùng máy sấy tóc, vô ý để 
máy rơi xuống bồn nước bị điện giật chết. 
B- Một học sinh dùng dây băng từ để thả 
diều, khi dây chạm vào dây điện gây chết. 
C- Một sinh viên khi nấu bếp điện, do sức 
nóng của bếp mà vỏ bọc dây dẫn bị chảy, 
khiến dây dẫn bị chập gây cháy nổ. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
145 
- Cơ thể người là vật dẫn điện. Dòng điện 70mA hoặc 
hiệu điện thế 40V trở lên là nguy hiểm với cơ thể người. 
Trong một số trường hợp (cơ thể ẩm ướt, trẻ em) thì 
hiệu điện thế 25V là có thể gây nguy hiểm. 
- Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch) là hiện tượng hai 
dây dẫn chạm vào nhau gây cháy nổ. 
- Để phòng tránh nguy hiểm, trong các mạch điện phải 
có cầu chì hoặc rơ –le tự động. 
- Phải thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. 
- Khi có người bị điện giật, cần phải : Tìm cách ngắt c?u 
dao chính, gọi điện thoại cấp cứu, đưa nạn nhân ra 
khỏi vùng nguy hiểm và tiến hành sơ cứu (hô hấp nhân 
tạo ) nếu cần thiết. 
 Hiện nay đã có loại cầu dao chống điện giật. 
Các loại cầu dao này thường ghi “sensitivity 
current 30mA” hoặc “ leak current 30mA”. Như 
vậy, nếu có dòng điện rò 30 mA đi qua người từ 
dây nóng xuống đất thì cầu dao lập tức ngắt 
điện. Chú ý là nếu cơ thể người chạm vào đồng 
thời dây nóng và dây nguội thì cầu dao trên 
không có tác dụng. 
 Cầu dao thường dùng để mắc lối vào điện 
nhà, trước các vật dụng trong nhà bếp, đặc biệt 
là trước bình nước nóng trong phòng tắm. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
146 
Em hãy dùng bút thử 
điện để kiểm tra cầu chì 
có mắc với dây nóng 
không ? Nếu không, hãy 
báo cho người lớn đến 
sửa chữa. Em dùng bút 
ghi dấu + vào những 
chỗ dây nóng. 
Câu 1: B; Câu 2: B; Câu 3: D 
Câu 4: C . 
Hình vẽ sau cho thấy tác hại của hiện tượng đoản mạch. 
Hai dây dẫn có vỏ bọc đã bị bong ra, các lõi dây dẫn điện chạm nhau gây 
cháy, hỏng pin. Nếu là dòng điện nhà có thể gây hoả hoạn. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf29-AN TOAN KHI SU DUNG DIEN.pdf