Chuyên đề Công tác bồi khá - Nâng kém môn vật lí 7 cho học sinh ở trường trung học cơ sở An Trường C

Chuyên đề Công tác bồi khá - Nâng kém môn vật lí 7 cho học sinh ở trường trung học cơ sở An Trường C

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện đúng chương trình phổ cập trung học cơ sở đạt hiệu quả thì công tác giảng dạy bộ môn ở trường trung học cơ sở là hết sức quan trọng, trong đó người giáo viên bộ môn hết sức quan tâm đến giảng dạy cho học sinh, không chỉ dạy các em có kiến thức mà phải giáo dục toàn diện cho học sinh, nghĩa là “dạy chữ và dạy làm người”, giáo viên bộ môn phải hết sức lưu ý các em trong giảng dạy, đặc biệt nâng cao vai trò và hiệu quả công tác giảng dạy của giáo viên. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở trường trung học cơ sở, tôi nhận thấy rằng để lớp học có nề nếp, học sinh có hạnh kiểm tốt, kết quả học tập cuối năm đạt yêu cầu thì người giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp trao đổi về tình hình học tập của lớp, nhất là phải làm tốt công tác “ bồi khá - nâng kém cho học sinh”.Đối với môn vật lí 7 cho đến thời điểm này tôi nhận thấy rằng có một số HS nắm kiến thức rất tốt và áp dụng vào việc giải bài tập, bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu chậm nên việc vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập còn hạn chế. Do đó tôi cố gắng giúp các em học tốt cũng như vận dụng tốt các kiến thức vào việc giải bài tập môn Vật Lí 7 để các em có thể nối tiếp chương trình ở các lớp kế tiếp được tốt hơn.

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Công tác bồi khá - Nâng kém môn vật lí 7 cho học sinh ở trường trung học cơ sở An Trường C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“KINH NGHIỆM TRONG VIỆC DẠY BỒI KHÁ - NÂNG KÉM VẬT LÍ 7 Ở TRƯỜNG THCS AN TRƯỜNG C”
------------------
I.LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
	Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện đúng chương trình phổ cập trung học cơ sở đạt hiệu quả thì công tác giảng dạy bộ môn ở trường trung học cơ sở là hết sức quan trọng, trong đó người giáo viên bộ môn hết sức quan tâm đến giảng dạy cho học sinh, không chỉ dạy các em có kiến thức mà phải giáo dục toàn diện cho học sinh, nghĩa là “dạy chữ và dạy làm người”, giáo viên bộ môn phải hết sức lưu ý các em trong giảng dạy, đặc biệt nâng cao vai trò và hiệu quả công tác giảng dạy của giáo viên. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở trường trung học cơ sở, tôi nhận thấy rằng để lớp học có nề nếp, học sinh có hạnh kiểm tốt, kết quả học tập cuối năm đạt yêu cầu thì người giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp trao đổi về tình hình học tập của lớp, nhất là phải làm tốt công tác “ bồi khá - nâng kém cho học sinh”.Đối với môn vật lí 7 cho đến thời điểm này tôi nhận thấy rằng có một số HS nắm kiến thức rất tốt và áp dụng vào việc giải bài tập, bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu chậm nên việc vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập còn hạn chế. Do đó tôi cố gắng giúp các em học tốt cũng như vận dụng tốt các kiến thức vào việc giải bài tập môn Vật Lí 7 để các em có thể nối tiếp chương trình ở các lớp kế tiếp được tốt hơn.
Thực tiển cho thấy, nhà trường là cơ quan tổ chức sự nghiệp, xây dựng lớp học. Ban Giám hiệu trường phân công giáo viên dạy lớp, chủ nhiệm quản lí lớp để giảng dạy và quản lí về tình hình học tập của lớp, cho nên để lớp học tập có hiệu quả tốt thì giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm phải phối kết hợp với nhau về giáo dục các em. Nếu thấy tình hình lớp học sa sút thì có thể nâng kém các em để các em không hỏng kiến thức. Để góp phần nào đó vào sự nghiệp giáo dục và công tác giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm có hiệu quả tôi xin viết chuyên đề về “công tác bồi khá - nâng kém môn vật lí 7 cho học sinh ở trường trung học cơ sở An Trường C”, đó chính là lý do để tôi chọn chuyên đề này.
II. NỘI DUNG:
Những thuận lợi và khó khăn đối với chương trình vật lí 7:
a. Thuận lợi:
SGK rõ ràng, HS có thể tự học, mỗi bài có phần ghi nhớ được đóng khung
Có luyện tập từng phần từ dễ đến khó.
Đề bài tập HS đọc dễ hiểu.
Có phần gợi ý cách giải và đáp số sau mỗi bài tập.
b.Khó khăn:
Khả năng tiếp thu kiến thức có sự chênh lệch giữa các đối tượng HS.
Số lượng HS quá đông , bàn ghế chưa thích hợp cho việc hoạt động nhóm.
Số lượng bài tập khá nhiều cho một tiết bài tập, Không thể giải quyết hết các bài tập trong SBT, do đó một số HS chưa tiếp thu bài tập tốt nên việc áp dụng và làm bài tập còn hạn chế.
Phần đông HS chưa đọc kĩ đề bài tập đã vội tìm lời giải.
c. Hướng khắc phục:
GV khi dạy phải thường xuyên cho HS nhắc lại kiến thức cũ, chỉ ra những chổ khó, dễ sai, khi làm bài tập hay vướn phải.
Cần đặt nhiều câu hỏi để kích thích HS, liên hệ thực tế để HS dễ hiểu.
	Nhắc nhỡ HS đọc kĩ đề bài trước khi giải, chỉ ra đâu là cái đã có và đâu là cái cần tìm.
 2. Những cách thức thực tiễn:
Đầu năm học 2009-2010, tôi được phân công dạy môn vật lí khối 7 và chủ nhiệm lớp 7.3, Vừa lên lớp 7 các em còn nhỏ và khờ, đôi khi kiến thức các em còn yếu, vả lại môn vật lí là một môn học mới đối với các em, nên dạy các em cũng khá rắc rối. Nhưng vì sự phát triển của các em, vì lòng nhiệt tình, say mê công tác giảng dạy tôi luôn tìm mọi biện pháp để làm sao để giáo dục các em đạt hiệu quả hơn.
Từ những trăn trở trên tôi trao đổi với giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm của các lớp là tìm mọi cách để giáo dục các em có hiệu quả, trong đó phải làm sao để các em hiểu bài, hiểu và vận dụng vào giải bài tập, biết vận dụng vào trong cuộc sống, có thế các em mới say mê học tập.
Phần lớn học sinh trong lớp là thành phần gia đình làm ruộng, còn một ít các em chưa đủ dụng cụ để học tập. Học sinh không có kĩ năng học tập trao đổi theo nhóm, rụt rè trước đám đông, thụ động trong học tập.
Dụng cụ học tập, thí nghiệm của nhà trường còn thiếu hoặc đã hư hỏng phần nào nên cũng chưa đáp ứng được công tác giảng dạy học sinh.
Từ những nguyên nhân trên người giáo viên bộ môn phải phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm là làm sao dạy các em đảm bảo kiến thức và học sinh hăng hái học tập là điều tốt nhất. 
 3. Những biện pháp thực hiện:
a. Tìm hiểu và phân loại học sinh:
Để công tác giáo dục có hiệu quả, công việc đầu tiên là tìm hiểu về cá tính, năng lực, hoàn cảnh gia đình, sở thích, của học sinh cả lớp. 
Xem tình hình các em không thuộc bài, không làm bài tập, mất trật tự, nghỉ học,.từ những nguyên do nào. Do giáo viên dạy các em không hiểu nên làm bài tập không được dẫn đến nghĩ học hay giáo viên dạy quá dễ làm các em không chịu học,.. Nói chung, giáo viên giảng dạy phải có tính cuơng quyết trong học sinh, không quá khó là ức chế tinh thần học tập của các em cũng không nên quá dễ làm các em không chịu học, chỉ lo nói chuyện. Bên cạnh đó cũng nên xem xét theo dõi các em không thuộc bài, không làm bài tập,..có nguyên nhân nào khác không nhưng cũng phải biết quan tâm, động viên, gần gũi đến các em,..
Từ đó ta có thể phân lọai học sinh để giáo dục các em có hiệu quả hơn.
b. Xây dựng kế hoạch nâng kém hàng tuần, tháng và học kì. 
Tổ chức Đại hội phụ huynh của lớp để báo cáo về kế hoạch nâng kém, kết quả phân loại học sinh để phụ huynh biết và tạo điều kiện tốt nhất cho con em trong suốt quá trình học tập của các em.
Giáo viên có trách nhiệm tổ chức dạy và học tất cả các môn học đúng quy định.
Giúp học sinh thấy được vai trò của phương pháp học tập mới, học sinh tự tin vào bản thân. Từ đó học sinh sẽ phấn đấu tốt hơn, mạnh dạn hơn trong hoạt động học tập.
Tổ chức các nhóm cùng trình độ để thuận tiện trong việc hỗ trợ, đánh giá đúng và chính xác.
Hàng tuần, hàng tháng đều tổ chức các phong trào thi đua học tập như: Đôi bạn cùng tiến, tổ nhóm xuất sắc.
Trong từng tiết học, học sinh được kiểm tra đánh giá thường xuyên, được tự tay làm các thí nghiệm đơn giản. Giáo viên cần đánh giá chính xác, tuyên dương cá nhân, nhóm có tiến bộ.
Tạo điều kiện cho học sinh trung bình, yếu có cơ hội phát biểu xây dựng bài. Giáo viên động viên, gần gủi tạo niềm vui, hăng say học tập của học sinh.
Đối với nhóm học sinh khá, giáo viên giúp các em nắm được tiêu chuẩn đạt được để công nhận là học sinh giỏi. Tạo điều kiện để học sinh phát huy tối đa năng lực cá nhân.
Ngoài các tiết học trên lớp, giáo viên tổ chức các buổi vui chơi dã ngoại, nói chuyện truyền thống, nói chuyện về sở thích, về ước mơ của học sinh.
Ngoài ra, gia đình học sinh cũng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh. Vì vậy, giáo viên cần cho phụ huynh nắm rõ mục tiêu, kế hoạch và các hoạt động cụ thể của học sinh ở lớp học. Phu huynh biết năng lực học tập của con mình để có biện pháp giúp đỡ.
 4. Kết quả thực hiện ban đầu: 	
Qua thời gian thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch về công tác “bồi khá - nâng kém”, kết quả học tập của học sinh các lớp có chuyển biến rất tích cực: các em có sự cố gắng học tập, học nghiêm túc hơn, có cố gắng làm bài tập, trao đổi, thảo luận cùng các bạn về những kiến thức mới và khó, hàng tuần số lượt không thuộc bài giảm xuống đáng kể, không còn trường hợp không thuộc bài,.. Nói chung tình hình lớp học học tập ngày càng tốt hơn.
III.KẾT LUẬN:
 1. Những bài học kinh nghiệm:
Là giáo viên dạy lớp và chủ nhiệm khi lên lớp, công tác đầu tiên phải quan tâm các em, chú ý đến các em, phải hết sức chú trọng đến “công tác bồi khá- nâng kém”.
Xây dựng phong trào học tập trong bầu không khí thoải mái, giáo viên cần gần gủi, yêu thương học sinh để các em có niềm tin với bản thân, xem học tập là niềm vui, niềm say mê trong cuộc sống. Nhất là hiện nay đang xây dựng “trường học thân thiện” để các em xem đây là ngôi nhà thứ hai của các em.
Cần xây dựng các phong trào thi đua học tập, điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp để các em học tập, thi đua với nhau cùng tiến bộ.
 2. Những yêu cầu đối với giáo viên:
Giáo viên là linh hồn của tập thể học sinh, là người thay mặt cho nhà trường để giải quyết một số công việc của lớp. Vì vậy giáo viên dạy bộ môn và chủ nhiệm cần có những phẩm chất sau:
Phải là người có đủ năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy. Đặc biệt là có lòng nhiệt tình trong công tác, thương yêu học sinh.
Phải nắm vững lý luận sư phạm, biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Phải có lối sống đạo đức tốt, tư cách trong sạch, gương mẫu trong công tác.
Tóm lại: Giáo viên thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, đặc biệt là “công tác bồi khá nâng kém” thì chất lượng học tập sẽ nâng cao và đảm bảo đạt chỉ tiêu đúng với qui định của nhà trường.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Tiến
An Trường, ngày 24 tháng 10 năm 2009
Người viết
Võ Thị Thúy Kiều 
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE VAT LI 7.doc