Đề 1 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 47

Đề 1 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 47

Câu 1: Dòng nào nói không đúng về :“Truyền kì mạn lục”?

A. Truyền kì mạn lục ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

B. Nhân vật chính trong truyền kì mạn lục là những người phụ nữ đức hạnh hay những người trí thức có tâm huyết.

C. Nhân vật là những anh hùng hảo hán xông pha nơi chiến trường.

D. Viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 47", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
KIỂM TRA 1 TIẾT
 Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 47
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức văn học của học sinh qua mảng truyện trung đại Việt Nam.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Chuyện người con gái Nam Xương
Nhớ thể loại, cốt truyện văn bản.
Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Suy nghĩ cảm nhận về nhân vật trong đoạn trích.
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 4
Số điểm: 6,5
Tỷ lệ: 65%
Hoàng Lê Nhất thống chí 
Nhớ nội dung và các chi tiết trong văn bản.
Hiểu, tái hiện sự kiện và nhân vật trong văn bản.
Nhận xét ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật trong truyện
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 4
Số điểm: 3,5
Tỷ lệ: 350%
Tổng câu
Tổng điểm
Tỷ lệ
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 9
TIẾT: 47 (theo PPCT)
I/ Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) 
Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Dòng nào nói không đúng về :“Truyền kì mạn lục”?
A. Truyền kì mạn lục ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
B. Nhân vật chính trong truyền kì mạn lục là những người phụ nữ đức hạnh hay những người trí thức có tâm huyết.
C. Nhân vật là những anh hùng hảo hán xông pha nơi chiến trường.
D. Viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng với nội dung Hồi thứ 14 tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí “?
A. Ngợi ca vẻ đẹp tuyệt vời của hình tượng người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ.
B. Nói lên những thất bại của quân tướng nhà Thanh.
C. Mô tả số phận bi đát, nhục nhã của vua tôi Lê Chiêu Thống.
D. Ngợi ca sức mạnh của toàn dân chống kẻ thù.
Câu 3: Sau khi nhận được tin cấp báo , Nguyễn Huệ đã lập tức làm những gì?
A. Lên ngôi hoàng đế, duyệt binh ở Nghệ An.
B. Hợp bàn các tướng lĩnh, cầm quân ra Bắc.
C. Lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu Quang Trung, hạ lệnh xuất quân.
D. Lên ngôi hoàng đế, họp bàn với người cống sĩ huyện La Sơn, hội quân ở Tam Điệp.
Câu 4: Em hiểu ý nghĩa :“Chuyện người con gái Nam Xương” như thế nào?
A. Thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
B. Ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ.
C. Phê phán những hủ tục lạc hậu trong xã hội cũ.
D. Phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ.
Câu 5: Ý nghĩa của các yếu tố kì ảo trong: “Chuyện người con gái Nam Xương” là:
A. Làm hoàn chỉnh những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương.
B. Hoàn thiện nét đẹp của nhân vật đặc biệt tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm.
C. Nhấn mạnh phẩm chất đẹp đẽ của Vũ Nương, thể hiện khát vọng hạnh phúc của nhân dân.
D. Làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn.
Câu 6: Em hiểu ý nghĩa lời phủ dụ của Quang Trung khi duyệt binh ở Nghệ An là gì?
A. Là lời hịch ngắn gọn mà sâu sắc.
B. Thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.
C. Ca ngợi lòng yêu nước của cha ông ta.
D. Đề cao sức mạnh của tinh thần đoàn kết chống giặc.
II/ Tự luận: 7 điểm
Câu 1: (2.0 điểm) Nhận xét về ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật trong truyện “Hoàng Lê nhất thống chí”.
Câu 2: (5.0 điểm). Viết một bài văn ngắn cảm nhận về nhân vật Vũ Nương qua văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”?
Hết
(Đề kiểm tra này có 2 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 9
TIẾT: 47 (theo PPCT)
I/ Trắc nghiệm khách quan: Mỗi câu trả lời đúng cho 0.5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
C
D
C
D
B
A
II/ Tự luận:
Câu 1: (2.0 điểm)
- Về lối văn trần thuật: kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động, cụ thể, gây được ấn tượng mạnh; (0,5 điểm)
- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử giúp người đọc, người nghe dễ dàng hình dung trang sử vẻ vang đánh giặc cứu nước; (0,5 điểm)
- Với ngôn ngữ kể, tả chân thực, sinh động, tác giả đã khắc họa thành công các nhân vật lịch sử, đặc biệt là Quang Trung – Nguyễn Huệ; (0,5 điểm)
- Trên quan điểm tôn trọng sự thật lịch sử và ý thức dân tộc, tác giả lựa chọn giọng điệu trần thuật thể hiện khách quan thái độ với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước. (0,5 điểm)
Câu 2: (5.0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Viết đúng kiểu bài nghị luận.
- Viết bài văn ngắn có bố cục đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
- Lời văn trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt lưu loát.
- Lỗi không đáng kể.
b, Yêu cầu về kiến thức: 
* Mở bài: Nêu cảm nhận chung về nhân vật Vũ Nương.
* Thân bài: Làm rõ những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương đồng thời thể hiện niềm cảm thông trước số phận đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
+ Vũ Nương quê Nam Xương , tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp;
+ Biết chồng đa nghi Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng phải thất hòa; chồng ra trận, Vũ Nương hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung với chồng, chu đáo, tận tình và rất mực yêu thương con.
+ Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh có phần không bình đẳng, sự cách bức giàu nghèo khiến nàng luôn sống trong mặc cảm (“thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”);
+ Trương Sinh vốn tính đa nghi lại thêm lời con trẻ ngây thơ nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi, không cho nàng thanh minh, giãi bày;
+ Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết để tự minh oan cho mình. Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương khiến người đọc không khỏi xót xa.
+ Những yếu tố kì ảo trong truyện (hình ảnh VN hiện về giữa dòng sông...) góp phần hoàn thiện vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương đồng thời tạo kết thúc có hậu cho câu chuyện
* Kết bài: Vũ Nương là người phụ nữ tiết hạnh, tiêu biểu cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. 
c, Hướng dẫn chấm:
- Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng. Lời văn trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt lưu loát. Không mắc lỗi.
- Điểm 3-4: Bài viết đảm bảo được các ý cơ bản trên. Bố cục rõ ràng. Lời văn trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt lưu loát. Mắc lỗi không đáng kể.
- Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, thiếu ý. Bố cục chưa rõ ràng. Diễn đạt còn yếu. Mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoặc sai cả nội dung và phương pháp.
- Khuyến khích bài viết có những sáng tạo mới mẻ nhưng phù hợp.
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 47 (2).doc