Đề kiểm tra 1 tiết Môn: ngữ văn 6 Tiết: 101

Đề kiểm tra 1 tiết Môn: ngữ văn 6 Tiết: 101

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Sông nước Cà Mau” là gì?

A. Miêu tả. B. Biểu cảm. C. Nghị luận. D. Tự sự.

Câu 3: Dòng nào miêu tả không đúng tâm trạng của người anh khi thấy em gái mình có tài vẽ và được nhận giải trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi" ?

A. Buồn rầu, muốn khóc, thất vọng với mình. B. Vui mừng.

C. Cảm phục tài năng của em. D. Khó chịu gắt gỏng với em gái.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1078Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết Môn: ngữ văn 6 Tiết: 101", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày kiểm tra:
Đề kiểm tra 1 tiết
Môn: ngữ văn 6
Tiết: 101
I. Trắc nghiệm: (3điểm)
Câu 1: Nối tên tác phẩm ở cột (A) tương ứng với tên tác giả ở cột (B).
A
B
1. Bài học đường đời đầu tiên
A. Đoàn Giỏi
2. Bức tranh của em gái tôi
B. Minh Huệ
3. Sông nước Cà Mau
C. Tô Hoài
4. Vượt thác
D. Tạ Duy Anh
E. Võ Quảng
Chọn phương án đúng cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Sông nước Cà Mau” là gì?
A. Miêu tả.	B. Biểu cảm.	C. Nghị luận.	D. Tự sự.
Câu 3: Dòng nào miêu tả không đúng tâm trạng của người anh khi thấy em gái mình có tài vẽ và được nhận giải trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi" ?
A. Buồn rầu, muốn khóc, thất vọng với mình. B. Vui mừng.
C. Cảm phục tài năng của em.	 D. Khó chịu gắt gỏng với em gái.
Câu 4: Ngôi kể và thứ tự kể trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” và văn bản “Buổi học cuối cùng” có gì giống nhau ?
A. Ngôi kể thứ nhất, thứ tự kể đi từ cái khái quát đến cụ thể
B. Ngôi kể thứ ba, thứ tự kể đi từ cái khái quát đến cụ thể
C. Ngôi kể thứ nhất, kể theo trình tự thời gian
D. Ngôi kể thứ ba, kể theo trình tự thời gian
Câu 5: Bài thơ “Lượm” ra đời trong hoàn cảnh nào ?
A. Năm 1947 trong thời kì chống thực dân Pháp.
B. Năm 1948 trong thời kì chống thực dân Pháp.
C. Năm 1949 trong thời kì chống thực dân Pháp.
D. Năm 1950 trong thời kì chống thực dân Pháp.
Câu 6: Lượm là người như thế nào ?
A. Là chú bé kiêu căng. C. Là chú bé dũng cảm.
B. Là chú bé vui tươi. D. Là chú bé hồn nhiên, vui tươi, dũng cảm.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm). Nêu những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”- Minh Huệ.
Câu 2: (5 điểm). Viết một đoạn văn ngắn từ 7-10 dòng miêu tả Dượng Hương Thư lúc vượt thác trong văn bản “Vượt thác”- Võ Quảng.
 ..Hết
( Đề này có 2 trang)
Đáp án và biểu điểm
Môn: ngữ văn 6
Tiết: 101
I.Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
1-> C
2-> D
3->A
4-> E
A
B
C
 C
 D
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”.
+ Nội dung: Thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. (1đ)
+ Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ năm chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực cảm động, sử dụng nhiều từ láy.(1 đ)
Câu 2: (5 điểm)
* Nội dung (3,5đ)
- Nêu được hoàn cảnh lúc vượt thác
- Miêu tả được ngoại hình Dượng Hương Thư
- Miêu tả được các động tác lúc Dượng Hương Thư vượt thác
- Nêu được cảm nghĩ và tình cảm của em về Dượng Hương Thư.
- Sử dụng được các hình ảnh biểu cảm khi viết bài
* Hình thức (1,5đ)
- Viết đúng bố cục của một bài văn
- Câu văn đủ các thành phần chính, lời văn rõ ràng
- Đủ số dòng đề bài yêu cầu
 .....................Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề số 3.doc