Đề tài Kỹ năng làm văn nghị luận. Chuyên đề về kĩ năng làm văn nghị luận

Đề tài Kỹ năng làm văn nghị luận. Chuyên đề về kĩ năng làm văn nghị luận

Văn bản nghị luận là một dạng văn phổ biến trong trường học và đời sống đặc biệt là ở trường THPT. Tuy nhiên viết văn nghị luân lại không phải là chuyện dẽ dàng. Để viết cho hay, cho đúng, có sức thuyết phục cao thì lại càng khó. Đối với học sinh, một trong những vấn đề bối rối khi viết văn nghị luận là phần mở bài, kết bài và cách chuyển đoạn. Tuy đây không phải là phần trọng tâm của bài văn nhưng nó là những phần không thể thiếu, góp phần làm nổi bật vấn đề cần nghị luận hơn.

Sau đây là một số phương pháp làm mở bài, kết bài và chuyển đoạn.

 

doc 70 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1199Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Kỹ năng làm văn nghị luận. Chuyên đề về kĩ năng làm văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bồi dưỡng Văn 7- Văn Nghị luận HK II
Kỹ năng làm văn nghị luận.
Chuyên đề về kĩ năng làm văn nghị luận
Lời dẫn
Văn bản nghị luận là một dạng văn phổ biến trong trường học và đời sống đặc biệt là ở trường THPT. Tuy nhiên viết văn nghị luân lại không phải là chuyện dẽ dàng. Để viết cho hay, cho đúng, có sức thuyết phục cao thì lại càng khó. Đối với học sinh, một trong những vấn đề bối rối khi viết văn nghị luận là phần mở bài, kết bài và cách chuyển đoạn. Tuy đây không phải là phần trọng tâm của bài văn nhưng nó là những phần không thể thiếu, góp phần làm nổi bật vấn đề cần nghị luận hơn.
Sau đây là một số phương pháp làm mở bài, kết bài và chuyển đoạn.
PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP MỞ BÀI
Phần mở bài trong văn nghị luận là phần đặt vấn đề, thông thường có 2 cách:
1- Trực tiếp: 
Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường.
VD: Đề nghị luận xã hội
Bình luận câu tục ngữ: “Trăm hay không bằng tay quen”
Bàn về mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành, tục ngữ ta có câu: “Trăm hay không bằng tay quen”.
Nhận định ấy của câu tục ngữ có đúng hoàn toàn hay không ?
VD: Đề nghị luận văn học
Phân tích tình huống “Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân.
Một truyện ngắn thường được xây dựng dựa trên cơ sở một tình huống độc đáo. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cũng thể hiện đặc điểm này và bộc lộ ngay ở nhan đề tác phẩm.
Chú ý: Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm nhưng khó hay vì không thu hút, hấp dẫn sự chú ý của người đọc nhiều. Vì vậy trong nhà trường, người ta thuờng chuộng cách đặt vấn đề gián tiếp hơn.
2- Gián tiếp
Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề.
Sau đây là một số kiểu thường dùng:
a) Kiểu diễn dịch
Dẫn dắt vào đề theo kiểu diễn dịch người viết phải nêu ra những ý khái quát hơn, bao trùm vấn đề đặt ra trong đề bài rồi thu hẹp lại dần rồi sau cùng bắt vào vấn đề của đề bài.
VD: Với đề nghị luận văn học: Một thế giới Kinh Bắc với truyền thống văn hoá nghệ thuật lâu đời, với một vẻ đẹp cổ kính trong “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Ta có thể mở bài như sau:
Sinh ra và lớn lên trên quê hương quan họ với những làn điệu dân ca ngọt ngào đằm thắm đã vun đắp cho khả năng thơ đặc biệt của Hoàng Cầm thêm tỏa sáng. Mảnh đất Kinh Bắc cổ kính không chỉ là nơi ông chào đời mà còn là nơi ông gắn bó máu thịt với từng cảnh vật, với mỗi con người, với những giá trị văn hoá tinh thần hàng ngàn đời của ông cha để lại. Chẳng phải vì thế mà hình ảnh quê hương Kinh Bắc đã từng trăn trở không biết bao nhiêu lần trong thơ Hoàng Cầm mà đỉnh cao là “Bên kia sông Đuống”. Bài thơ được sáng tác trong giờ phút thăng hoa của cảm xúc nhớ thuơng về miền quê đã xa.
b) Kiểu quy nạp
Quy nạp là kiểu lập luận ngược lại với diễn dịch, nghĩa là ta phải lập luận từ những ý, những sự việc c thể riêng lẻ, đặc thù, nhỏ hơn ý, sự việc đặt ra trong luận đề của đề bài rồi mở rộng dần và tổng hợp khái quát lên để bắt sang luận đề.
VD: Bình luận câu tục ngữ: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
Trong cuộc sống, chúng ta thường phải đứng trước một sự lựa chon: chon người, chọn vật, v.vChúng ta thường gặp những tình huống rất khó quyết định bởi vì không thiếu những cảnh: người đẹp mà kém, người giỏi thì lạikhông đẹp, vật đẹp nhưng lại không bềnĐối với nhừng trường hợp như thế, dân gian ta có lời khuyên qua câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
c) Kiểu so sánh
Có hai cách so sánh:
• So sánh tương đồng, tương liên: với cách này ta bắt đầu bằng cách nêu lên một ý, một sự việc tương tự, có liên quan với ý, sự việc tương tựcủa luận đề có tác dụng gợi ra một sự liên tưởng rồi từ đó mà chuyển sang đề.
VD: Bình giảng đoạn thơ: ”Bao giờ về bên kia sông Đuống/ Anh lại tìm em/ Em mặc yếm thắm/ Em thắt lụa hồng/ Em đi trẩy hội non sông/ Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh”. (“Bên kia sông Đuống” - Hoàng Cầm)
Nếu Sông Lô của Văn Cao là một trường ca bằng nhạc về con sông miền quê trung du thời chống Pháp thì “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm cũng được coi là trường ca bằng thơ về con sông của miền que Kinh Bắc. Viết tác phẩm này, Hoàng Cầm muốn gửi gắm, dồn tất cả cảm xúc mãnh liệt của mình. Đó vừa là niềm tự hào kiêu hãnh trước những vẻ đẹp của quê hương, vừa là nỗi xót xa căm giận trào sôi trước cảnh que hương bị giặc tan pha. Nhà thơ đã tái hiên lại chân thực, sinh động bức tranh cuộc sống, thiên nhiên con người Kinh Bắc một thời máu lửa một thời hoà bình. Đoạn thơ cuối bài cho người đọc một hình ảnh đẹp về Kinh Bắc trong tương lai chiến thăng qua dự cảm đầy tin tưởng của Hoàng Cầm.
• So sánh tương phản đối lập: bắt đầu lập luận bằng cách nêu ý trái ngược với ý của luận đề để rồi lấy đó làm cái cớ mà chuyển sang luận đề.
VD: Suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyên “Hoa hồng tặng mẹ” (Sgk 12 tập 1, trang 220)
Có nhà thơ từng than thở “Nhạy cảm quá đôi khi thành nghiệt ngã”, nhưng sự vô tình mới là điều nghiệt ngã thật sự. Trong cuộc sống phức tạp này mải hướng đến những điều to tát mà con người thường vô tình vô tình trước những điều tưởng chừng như vô cùng đơn giản của cuộc sống. Chính những điều tưởng như giản đơn ấy lại là một phần quan trong làm nên ý nghĩa cuộc sống này. Sự vô tâm có thể biến một người tốt thành kẻ xấu, sự vô tình của người này có thể tạo nên nỗi đau, sự thất vọng cho người khác, nhất là giữa những người than. Câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ” là câu chuyện hay cảm động về tình mẫu tử. Nhưng ý nghĩa của câu chuyện không dừng lại ở việc gợi ca lòng hiếu thảo của cô bé nghèo với người mẹ quá cố của mình. Câu chuyện là bài học có ý nghĩa nhân sinh mà mồi người đọc có thể phát hiện ở đó những giá trị khác nhau.
Tóm lại: Mở bài có nhiều cách, nhiều kiểu, tùy trường hợp mà vận dụng. Nhưng nhìn chung, chúng ta cần nhớ một điều: phần mở bài, phần đặt vấn đề có nhiệm vụ khơi gợi sự chú ý của người đọc đối với vấn đề mình cần nghị luận. Do đó cần tránh dài dòng, vòng vo hoặc lấn sang phần thân bài làm loãng vấn đề nghị luận sẽ được giải quyết cụ thể triệt để ở phần thân bài. Để có được phần mở bài như ý đòi hỏi người viết phải đọc và thực hành nhiều dạng đề khác nhau, chỉ khi rèn luyện nhiều, đứng trước những đề văn kiểm tra bạn có thể tìm ra cách mở bài nhanh chóng và dễ dàng hơn. Không phải lúc nào áp dụng những cách làm trên cũng hay, sự sáng tạo của cá nhân góp phần không nhỏ vào thành công của bài viết. Vì thế bạn hãy cố gắng tự tìm cho mình những hướng mở bài tốt nhất.
PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP KẾT BÀI
Kết bài là phần rất quan trọng đối với bài văn nghị luận, đó là phần kết thúc vấn đề đã đặt ra ở phần mở bài và đã giải quyết ở phần thân bài. Tuy nhiên vì nhiêu lí do khác nhau, kết bài thường là phần “đuối” nhất so với các phần khác của bài văn. Nguyên nhân khách quan, do kết bài là phần cuối cùng, khi làm đến kết bài thì gần hết giờ nên chúng ta thương làm rất vội, làm cho có, cho đầy đủ bố cục. Nguyên nhân chủ quan, thứ nhất là sau khi làm một phần thân bài dài, phải đi phân tích, bình luận nhiều ý nên đến cuối ta bị cụt ý, không con gì để nói, thứ hai do bản than thiếu kinh nghiệm làm kết bài.
Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát, không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài. Nhưng nó cũng khác phần mở bài. Nếu như phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu vấn đề sẽ đượcnghị luận thì phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá chung vấn đề đã được nghị luận. Kết thúc vấn đè hay sẽ tạo được “âm vang”, “dư ba” cho bài văn.
Có nhiều kiểu kết thúc vấn đề khác nhau tùy theo dụng ý người viết tuy nhiên có thể quy vào các kiểu sau:
1-Tổng kết, tóm lược những ý chính đã trình bày ở phần thân bài: 
Đây là cách kết bài thông thường nhất vì dễ làm nhất
VD: Tìm hiểu “Mình”, “ta” và “ai” trong “Việt Bắc” của Tố Hữu
Tóm lại, “mình”, “ta”, “ai” là những từ xưng hô đã được Tố Hữu sử dụng linh hoạt trong “Việt Bắc” để tạo nên sự gắn bó rất thú vị giữa người ở, người đi, tạo nên sự bang khuâng, bịn rịn, không thể tách rời giữa Việt Bắc với những người đã gắn bó với quê hương cách mạng, thủ đô gió ngàn.
2. Chiết trung, dung hòa: Đây cũng là kết bài theo cách tổng hợp nhưng tổng hợp để rồi từ đó rút ra thái độ chiết trung, dung hòa.Cách kết bài này thường áp dụng cho những luận đề không đúng hẳn mà cũng không hoàn toàn sai hoặc những luận đề có hai, ba ý kiến đối nghịch nhau nhưng xem ra ý kiến nào cũng đều có lí của nó, đặc biệt là những vấn đề thuộc quan điểm cá nhân 
3. Phát triển mở rộng thêm vấn đề:
VD: “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục.” Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đã hơn nữa thế kỷ trôi qua nhưng “Tuyên ngôn độc lập” vẫn là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn đồng thời cũng là một tác phẩm chính luận xuất sắc, mẫu mực. “Tuyên ngôn độc lập - mở đầu cho kỉ nguyên độc lập, tự do, tạo điều kiện cho mọi thay đổi cho đời sống dân tộc trong đó có văn học.
4. Vận dụng vào cuộc sống, rút ra bài học áp dụng:
VD: Với đề: Suy nghĩ về mối quan hệ giữa tiền tài và hạnh phúc. Ta có thể kết bài như sau:
Tiền tài và hạnh phúc là mối quan hệ bản chất của xã hội loài người. Tiền tài và hạnh phúc là khát vọng muôn đời của nhân loại. Phàm là người, ai cũng muốn có tiền tài và hạnh phúc. Nhưng để điều hoà mối quan hệ này quả không đơn giản, nhất là trong xã hội hiện đại, khi mà nhu cầu của con người về sự no đủ ngày càng cao hơn, tha thiết hơn. Để có được hạnh phúc thực sự, mỗi người phải biết cách dùng tiền tài như một phương tiện để gây dựng và bảo vệ hạnh phúc, không nên để đồng tiền điều khiển ta.
5. Liên tưởng: là cách kết bài thông qua sự liên tưởng, tức là mượn ý kiến của dân gian, của một danh nhân, một người có uy tín hoặc của sách để làm kết luận
VD: Tìm hiểu bài thơ ngắm trăng của Bác chúng ta có thể chia sẻ với cảm xúc chân thành của nhà thơ Tố Hữu về những ngày tháng Bác bị giam cầm
“Lại thương nỗi đọa đày thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
Mà thơ bay cánh hạc ung dung”
6. Hỗn hợp: là cách kết hợp 2, 3 ...kiểu kết bài trên làm thành phần kết thúc vấn đề
Tóm lại: Có nhiều cách, nhiều kiểu kết bài. Nhưng dù kết bài theo kiểu nào đi chăng nữa thì cũng nhằm khắc sâu kết luận của người viết  ... bản thân mình mà không hề biết sa sẻ tình yêu thương cho bất kì ai khác. Những người như thế không nhiều nhưng là một hiện tượng đáng phê phán trong xã hôi bởi:” Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Tình yêu thương tôn vinh cho nhân cách con người, trong khi sựu vô cảm hạ bệ con người xuống vực sâu của sự thảm bại. Tình yêu thương là một nét phẩm chất cao quý trong nhân cách đạo đức. Mỗi người cần biết bồi dưỡng, phát huy, để tình yêu thương thực sự trở thành mẫu số chung trong nhân cách con người.
NGHỊ LUẬN VỀ CÂU TỤC NGỮ "GẦN MỰC THÌ ĐEN, GẦN ĐÈN THÌ SÁNG"
Từ xưa, trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút được biết bao bài học quý giá. Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất, chiến đấu và cách ứng xử trong xã hội. Đó là cách nhìn nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi người.
Câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đen thì rạng” đã nói lên kinh nghiệm đó.
Để nêu lên một bài học,một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh một sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực màu đen, tượng trưng cho những cái xấu xa, những cái không tốt đẹp. Đèn là vật phát ra ánh sáng, soi tỏ mọi vật xung quanh, tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “mực và đèn”, câu tục ngữ đã đưa ra kết luận: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Đó là quy luật của sự vật. Dựa vào thực tế cuộc sống của con người, ta thấy câu tục ngữ hoàn toàn đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người. Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt, có thể gần mực mà không đen, gần đèn mà không rạng. Vì con người có khả năng vượt khỏi hoàn cảnh, chế ngự môi trường xung quanh.
Trong thực tế, hai mặt khả năng này không loại trừ nhau mà chúng bổ sung cho nhau, giúp chúng ta hiểu một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách.
Trong kho tàng văn học dân gian,nhân dân ta có câu tương tự:
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
Và:
Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người.
Những câu ca dao, tục ngữ đó đã khẳng định ảnh hưởng quyết định của môi trường xã hội đối với việc hình thành nhân cách. Trong thực tế cuộc sống, nhà trường làm công tác giáo dục tốt vì nhà trường đã chú ý đến quang cảnh sư phạm và xây dựng môi trường xã hội tốt. Ở gia đình cũng vậy, cha mẹ là những tấm gương sáng, anh chị em hòa thuận, thì gia đình sẽ có những người con ngoan. Ở lớp học cũng thế,lớp nào biết quan tâm xây dựng tập thể tốt,quan hệ giữa thầy và trò, bạn bè đúng đắn, thân ái đoàn kết, thì lớp đó có nhiều học sinh giỏi, đạo đức tốt. Gần gũi hơn, trong quan hệ bạn bè, nếu ta chơi với một người bạn tốt, chăm ngoan, học giỏi, thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và sẽ trở thành người tốt. Ngược lại, trong một gia đình, nếu cha mẹ không quan tâm đến con cái, anh em không nhường nhịn nhau, thì con cái trong gia đình cũng dễ lười biếng, ăn chơi, đua đòi.
Ở những môi trường xã hội phức tạp càng dễ sinh ra những hành vi phạm pháp.
Trong thực tế, khó mà tạo ra một môi trường hoàn toàn lành mạnh và tốt đẹp. Trong xã hội cũ cũng như trong xã hội chúng ta ngày nay, những yếu tố lành mạnh và chưa lành mạnh, tốt đẹp và xấu xa thường xen kẽ vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Có lúc, có nơi, cái chưa lành mạnh, cái chưa tốt đẹp lại lấn át cái đẹp, cái lành mạnh. Đó là lúc môi trường xã hội không thuận lợi cho việc hình thành nhân cách. Nhưng chính trong môi trường không thuận lợi ấy, vẫn có những con người có phẩm chất cao đẹp,có tình cảm đạo đức tốt đẹp, có những hành động cao cả. Chính trong môi trường không thuận lợi đó vẫn nở rộ những bông sen thơm ngát từ chốn bùn đen hôi tanh. Đó là những con người biết vượt lên trên mọi cám dỗ thấp hèn, làm được những việc có ích cho đất nước và cho chính bản thân mình.
Ngày nay, trên đất nước ta còn nhiều hiện tượng tiêu cực, mặc dù chế độ ta về cơ bản là tốt đẹp. Do đó, bất cứ lúc nào, vẫn có những trường hợp gần mực mà không đen, gần đèn mà vẫn tối tăm.
Sống trong môi trường tốt đẹp, nhưng chúng ta vẫn phải tiếp xúc với những hiện tượng không lành mạnh, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Câu tục ngữ là một lời khuyên bảo sâu sắc, đã mang đến cho chúng ta một bài học bổ ích, có cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp chúng ta xác lập một thế đứng vững chắc trước những tác động tiêu cực ngoài xã hội và nếu bị rơi vào một hoàn cảnh không thuận lợi, đầy rẫy những tiêu cực thì chúng ta nên có quyết tâm vượt qua. Nó giúp chúng ta có tinh thần cảnh giác trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “gần mực mã vẫn không đen” và chúng ta nên có ý chí quyết tâm trở thành một ngọn đèn luôn luôn tỏa sáng.
Nghị Luận "Nói không với các tệ nạn xã hội "
I.Mở bài:
Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới 1 xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn.Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội.Và đáng sợ nhất chính là ma tuý.
II.Thân bài
1.Giải thích
- Thế nào là tệ nạn xã hội.Tế nạn xã hội là những hành vi sai trái,không đúng với chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức,pháp luật,gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm,phá vỡ hệ thống xã hội văn minh,tiến bộ,lành mạnh.Các tệ xã hội thường gặp là:tệ nạn ma tuý,mại dâm, đua xe trái phépvà trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất,không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.
- Ma tuý là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.khi ngấm vào cơ thể con ngưòi,nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức,trí tuệ và tâm trạng của người đó,khiến ngưòi sử dụng có cảm giác lâng lâng,không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến,bạch phiến,thuốc,lắc  dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống,chích,kẹo
2.Tại sao phải bài trừ ma tuý
- Vì đây là 1 tệ nạn có ảnh hướng xấu đến môi trường sống, đến đời sống khoa học,chính trị,xã hội.Nghiện ma tuý khiến cho 1 người u mê,tăm tối; từ 1 người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật,từ 1 đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng,từ 1 công dân tốt của xã hộitrở thành đối tượng cho luật pháp.Khi đói thuốc,con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác:cướp giật,trộm cắp,giết người Thậm chí ngưòi thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những con nghiện khi đói thuốc.Bởi vậy ma tuý đã làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình, ảnh hướng to lớn đến xã hội.
- Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần,không có khả năng lao động,trở thành gánh nặng cho gia đình,lxã hội.
 làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội.à- Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang,vật vờ trên những con đường 
- Ma tuý cũng chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lâh lan như:HIV/AIDS,lao phổi...
-->Khiến cho an ninh,trật tử bất ổn,tội phạm gia tăng,làm hư hỏng nhiều thế hệ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt:an ninh,quốc phòngKhi đã mắc vào tệ nạn này sẽ không thể rút ra được.
3.Làm sao để nói không với ma tuý?
- Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách,mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh,trong sạch,không xa hoa,luôn tỉnh táo , đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách,cám dỗ của xã hội.
- Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc,triệt để đối với những hành vi tàng trữ,buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.
- Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện,tạo công ăn việc làm cho họ,tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện",giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng,không xa lánh,kì thị họ.
- Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội.
III.Kết bài:
- Rút ra kết luận
- Nêu ra suy nghĩ của bản thân
 Nghị luận xã hội: môi trường xanh-sạch-đẹp 
Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Môi trường cung cấp cho con người những điều kiện để sống (như ăn, ở, mặc, hít thở). Nếu không có những điều kiện đó con người không thể sống, tồn tại và phát triển được.
- Môi trường bị ô nhiễm chủ yếu do con người gây ra. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, con người cần phải sống than thiện với môi trường, giữ gìn, bảo vệ môi trường trong sạch.
- Giữ gìn, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Có thể lấy VD bằng * Bài hát : “Điều đó tùy thuộc hành động của bạn” - Nhạc và lời Vũ Kim Dung
Tổ quốc Việt Nam xanh ngát, có sạch đẹp mãi được không ?
Điều đó tùy thụôc hành động của bạn, chỉ thuộc bạn mà thôi.
Cùng góp phủ xanh đất nước, giữ đep cuộc sống dài lâu
Điều đó tùy thụôc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi
---> Bài hát nói về trách nhiệm của mỗi chúng ta trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Bạn hãy trả lời câu hỏi:
+ Cuộc sống sẻ ra sao nếu chúng ta không có không khí trong lành để thở, không có cơm ăn, áo mặc, nhà cửa để trú than?
---->Con người sống được cần phải ăn, ở, mặc, hít thở không khí trong lành Những điều kiện thiết yếu đó của cuộc sống là do môi trường cung cấp. Vì vậy, môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người.
Hiện trang mT của chúng ta ra sao?Vì sao nó lại bị ô nhiễm như vậy:
Hiện nay, do con người ngày càng đông lên; do sự phát triển công nghệip tạo ra nhiều khí thải, nước thải; do sự tàn phá rừng v.v khiến cho môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và cuộc sồng của con người. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Bạn phải chọn những việc nên và hok nên làm để bảo vệ MT theo các ý sau:
a) Chặt phá rừng bừa bãi
b) Vứt xác súc vật xuống sông
c) Tái chế rác thành phân vi sinh
d) Hạn chế sử dụng túi nilon để bao gói thực phẩm
e) Nước thải công nghiệp đổ trực tiếp vào sông, hồ
f) Trồng cây, gây rừng
g) Dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm
h) Săn, bắt động vật hoang dã
i) Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật
j) Bỏ rác đúng nơi quy định
Muốn bảo vệ MT ta làm thế nào?
---->Muốn cho môi trường trong lành, vì cuộc sống hôm nay va 2mai sau, mỗi người đều phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể của mình.
Liên hệ:
Môi trường rất cần thiết đối với cuộc sống của con người. Môi trường cung cấp cho con người những điều kiện thiết yếu để sống.
Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và cuộc sống của con người. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, con người cần phải sống thân thiện với môi trường, giữ gìn, bảo vệ môi trường trong sạch
Mỗi người đều phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong on tap Van nghi luan 7 HK II.doc