Đề tài Những kinh nghiệm về đổi mới sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy môn Lịch sử - Lớp 7

Đề tài Những kinh nghiệm về đổi mới sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy môn Lịch sử - Lớp 7

Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình, Sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh. Đáp ứng yêu cầu này, phương tiện dạy học – thiết bị dạy học phải tạo điều kiện thuân lợi nhất cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của môn học, nhất là môn lịch sử đối với học sinh nói chung và học sinh bậc trung học cơ sở nói riêng.

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Những kinh nghiệm về đổi mới sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy môn Lịch sử - Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình, Sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh. Đáp ứng yêu cầu này, phương tiện dạy học – thiết bị dạy học phải tạo điều kiện thuân lợi nhất cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của môn học, nhất là môn lịch sử đối với học sinh nói chung và học sinh bậc trung học cơ sở nói riêng.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cơ sở lí luận 
Căn cứ vào đặc điểm của qúa trình nhận thức : Con đường nhận thức tri thức đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn mà thiết bị dạy học là phương tiện trực quan sinh động nhất là tranh, ảnh, lược đồ – bản đồ trong giảng dạy lịch sử là đồ dùng trực quan sinh động để tái hiện sự kiện lịch sử.
Quán triệt mục tiêu giáo dục của nước ta, luật giáo dục năm 2005 đã xách định mục tiêu giáo dục phổ thông ở nước ta là: “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ về nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.”
Căn cứ vào đặc trưng cơ bản của môn học lịch sử ở trường phổ thông:học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội, để hiểu về hiện tại và chuẩn bi cho tương lai. Khác với giới tự nhiên, lịch sử xã hội loài người không thể trực tiếp quan sát và cũng không thể khôi phục lại diễn biến lịch sử trong phòng thí nghiệm. Mặt khác, lịch sử là những sự việc đã diễn ra, là hiện thực trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không thể thông qua “phán đoán”, “suy luận”để biết lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên tất yếu của môn lịch sử ở trường phổ thông là tái tạo lịch sử – tức là cho học sinh tiếp xúc với những vật chứng, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động chính xác vè các sự kiện, hiện tượng lịch sử; những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định với những điều kiện lịch sử cụ thể.
Cơ sở thực tiễn 
Những năm qua, việc dạy học lịch sử đã có nhiều tiến bộ đáng kể góp phần vào sự nghiệp giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng thắn, khách quan, chúng ta thấy việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông còn rất nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn đòi hỏi. Tình trạng dạy chay, lối thuyêt trình đơn điệu còn phổ biến. Điều đó làm cho hiệu quả dạy học lịch sử còn nhiều hạn chế; học sinh không hứng thú, say mê học tập bộ môn, chất lượng dạy học lịch sử được đánh giá qua các kỳ thi thấp; tình trạng “ dân ta không biết sử ta” đang có chiều hướng ra tăng.
Hơn nữa, chất lượng phương tiện – thiết bị dạy học trong những năm gần đây đã được quan tâm đầu tư đáng kể song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, thiếu về chủng loại và kém hiệu quả sử dụng.
 	Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử “dạy hướng vào người học”, trong đó để người học chủ động tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức thông qua việc sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học (đồ dùng dạy học trực quan) là một khâu quan trọng của quá trình dạy học lịch sử. Đặc biệt với đối tượng học sinh tuổi từ 10 đến 15 ở bậc THCS – tuổi hiéu động ưa thích điều mới, ham khám phá học hỏi, thích độc lập.
Vì những lí do trên nên tôi chọn thực hiện: việc đổi mới, sử dụng thiết bị dạy học môn lịch sử lớp 7.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Năm học 2009-2010,tôi được nhà trường phân công dạy môn lịch sử ở hai lớp 7 (7B - 7C) . Tôi đã suy nghĩ và vận dụng tích cực việc sử dụng phương tiện – thiết bị để dạy học nhằm thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của nghành về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới việc dạy học lịch sử nói riêng và đã đạt được những kết quả khả quan như sau
Đổi mới việc sử dụng thiết bị dạy học lịch sử
Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đòi hỏi được đổi mới cả về thiết bị dạy học và phương pháp sử dụng 
Thực trạng việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học môn lịch sử ở trường THCS Khánh Thượng. 
Trường THCS Khánh Thượng là trường thuộc xã miền núi , thực hiện qui chế thiết bị giáo dục, ban hành theo quyết định số 41/2000 /QĐ/BGD&ĐT ngày 24 tháng 3 năm 2000 qui định:
- Thực hiện đầy đủ những bài thực hành qui định trong chương trình và sách giáo khoa 
- Sử dụng thành thạo thiết bị giáo dục theo tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, nhà cung ứng
Có kế hoạch chuẩn bị trước thiết bị theo danh mục thiết bị tối thiểu 
Mua vật liệu tiêu hao, tự sưu tầm, tự làm thiết bị cần thiết
Nghiên cứu làm thử thiết bị cần thiết trước khi lên lớp 
Thiết bị dạy học môn lịch sử rất đa dạng, phong phú: Tranh , ảnh, lược đồ. Mẫu vật , băng hình ở đây tôi quan tâm đến việc sử dụng lược đồ – loại thiết bị thường được sử dụng trong việc giảng dạy lịch sử 
Thiết bị dạy học tuy phong phú về chủng loại nhưng thực tế ở trường tôi, thiết bị dạy học môn lịch sử được sử dụng chủ yếu là các loại bản đồ và lược đồ lịch sử. Song số lượng thiếu nhiều, hình thức chưa đảm bảo thẩm mĩ; Một thực tế: Việc sử dụng thiết bị dạy học do có nhiều lí do khác nhau nên chưa trở thành nhu cầu thường xuyên. Do vậy ngay sau khi nhận chuyên môn, tôi đã liên hệ với bộ phận phụ trách thiết bị để nắm vững, phân loại danh mục thiết bị hiện có để có kế hoạch chuẩn bị , sử dụng
Cụ thể: 
Bảng danh mục lược đồ môn lịch sử lớp 7 ( được cấp )
STT
Tên thiết bị
Dùng cho bài dạy
1
Lược đồ các cổ đại phương đông phương tây 
Bài 1:SGK T3
Bài 4:SGK T10
Bài 5:SGK T15
2
Cuộc kháng chiến chống Tống lần 1(981) 
Bài 11: SGK T38
3
Cuộc kháng chiến chống Tống lần 2( 1076-1077)
Bài 11: SGK T46
4
Cuộc kháng chiến lần 1 chống quân xâm lược
 Mông Cổ (1258) 
Bài 14: SGK T55
5
Cuộc kháng chiến lần 2 chống quân xâm lược Nguyên (1285)
Bài 14: SGK T58
6
Cuộc kháng chiến lần 3 chống quân xâm lược 
Nguyên (1287-1288) và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử ( 1288)
Bài 14: SGK T62,64
7
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) 
Bài 19: SGK T82
8
Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động (1426) 
Bài 19: SGK T89
9
Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang(1427) 
Bài 19: SGK T92
10
Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789)
Bài 25: SGK T129
Như vậy lược đồ để giảng dạy còn thiếu rất nhiều. Vì vậy tôi đã có kế hoạch phối hợp với các đồng chí giảng dạy cùng khối, phân công cho học sinh vẽ phóng to các lược đồ có trong sách giáo khoa để bảo đảm có lược đồ dạy học. Trước khi giao cho học sinh vẽ giáo viên cần quán triệt các yêu cầu: 
Về kích thước (theo kích thước khổ A0)
Về màu sắc
Về chữ viết, kí hiệu (phần chú giải)
Lược đồ phải đảm bảo về cả tính thẩm mĩ và hiệu quả sử dụng 
B¶ng ph©n c«ng vÏ l­îc ®å
TT
Tên lược đồ
Tổ – lớp
1
Lược đồ Đông Nam á thế kỉ XIII – XV SGK T22
Tổ 1 - 7B
2
Lược đồ 12 sứ quân SGK T26 
Tổ 2- 7B
3
Trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt SGK T43
Tổ 3 – 7B
4
Khởi nghĩa Nông dân nửa cuối thế kỉ XIV SGK T76
Tổ 4 – 7B
5
Đường tiến quân ra bắc của khỏi nghĩa Lam Sơn SGK T86
Tổ 1 – 7C
6
Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê Sơ SGK T95
Tổ 2 – 7C
7
Phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI SGK T105
Tổ 3 – 7C
8
Nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII SGK T118
Tổ4 – 7C
9
Căn cứ địa của nghĩa Tây Sơn SGK T121
Tổ 1 – 7A
10
Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống xâm lược nước ngoài SGK T123
Tổ 2 – 7A
11
Lược đồ các đơn vị hành chính việt Nam thời Nguyễn (1832) SGK T135
Tổ 3 – 7A
12
Lược đồ những nơi bùng nổ cuộc nổi dạy của nhân dân chống vương triều Nguyễn thế kỉ XIX SGK T140
Tổ 4 – 7A
Như vậy, qua việc thực hành vẽ lược đồ giúp học sinh tiếp cận vối bản đồ lịch sử; rèn kĩ năng ứng dụng và chuẩn bị được lượng lược đồ bổ xung vào kho thiết bị đồng thời có lược đồ để dạy học môn lịch sử lớp 7. Muốn việc làm này có kết quả tốt, giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở, động viên, khích lệ kiểm tra, đôn đốc kịp thời, ra thời hạn nộp.
Kĩ năng khai thác lược đồ.
Điều quan trọng trong giờ dạy học lịch sử, giáo viên phải biết khai thác và hướng dẫn học sinh tái hiện lịch sử qua lượng đồ.
	Các bước tiến hành khai thác lược đồ
	Bước 1: Cho học sinh quan sát lược đồ, trong đó chú ý qua sát cả nội dung, gianh giới và các kí hiệu bản đồ.
	Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý để học sinh tìm hiểu nội dung lược đồ
	Bước 3: Học sinh trả lời bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dung lược đồ
	Bước 4: Giáo viên nhận xét bổ sung ý kiến trả lời của học sinh và hoàn chỉnh nội dung lược đồ cần cung cấp cho học sinh.
	Cuối cùng học sinh nắm được cách khai thác lược đồ, nội dung của lược đồ gắn liền với nội dung bài học.
3. Vận dung khai thác lược đồ 
Cụ thể:
	Khai thác lược đồ kháng chiến chống Tống thời Lí (1075 – 1077)
	Trước hết giáo viên nên yêu cầu: Dựa vào lược đồ hãy trình bày cuộc tiến công xâm lược nước ta của quân Tống.
	Sau khi học sinh suy nghĩ, trình bày cuộc xâm lược của quân Tống trên lược đồ, giáo viên nhận xét và có thể giới thiệu như sau: Nhìn vào lược đồ, chúng ta thấy chiến trường trong cuộc kháng chiến chống Tống diễn ra cả trên bộ và trên biển. Lực lượng của quân Tống gồm 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn quân phu do tướng Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy, từ Ung Châu, phân hành nhiều mũi vượt qua biên giới tràn vào nước ta (Giáo viên kết hợp lời nói với việc dùng bút dạ vẽ đường tiến quân của quân Tống trên lược đồ). Một đạo quân thuỷ cũng được lệnh vượt biển sang tiếp ứng.
Về phía ta, nhà Lí đã chủ động bố trí lực lượng đón đánh các cánh quân của địch ở ngay cửa ải biên giới. Do các tướng Lưu Kì, Thâ Cảnh Phúc, Lí Kế Nguyên chỉ huy.
	Sau khi bị chặn đánh ở ải Lí Quyết (Lạng Sơn) và bị đánh tơi bời ở ven biển Quảng Ninh, Quân Tống tập trung lực lượng cố tiến về Thăng Long, nhưng chúng đã gặp phải phòng tuyến rất kiên cố, vững chắc của quân ta.
	Đến đây giáo viên nêu câu hỏi: Đó là phòng tuyến nào? Hãy cho biết nét chính về phòng tuyến đó?
Học sinh trả lời câu hỏi.
Giáo viên nhận xet, trình bày: Đó là phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
Phòng tuyến Như Nguyệt được xây dựng trên sông Như Nguyệt (đoạn sông Cầu chảy qua huyện Hiệp Hoà - Bắc Giang và Yên Phong – Bắc Ninh). Nhìn trên lược đồ, chúng ta thấy phòng tuyến Như Nguyệt được xây dựng ở ngay đoạn sông mà các con đường từ phía Bắc về Thăng Long đều phải đi qua, phòng tuyến dài gần 100km, được đắp cao, có hàng rào tre dày đặc, chắc chắn, chạy dài từ sườn đông bắc dãy núi Tam Đảo đến sườn tây dãy núi Nham Biền (Yên Dũng – Bắc Giang), dưới sông có thuỷ quân, trên thành có quân đóng và tuần tiễu, tập trung ở bến sông và nơi có đường giao thông đi qua.
Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh trình bày những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống trên lược đồ.
Sau khi học sinh trình bày, giáo viên nhận xét và hoàn chỉnh tường thuật diễn biến như sau:
Đến tháng 1 năm 1077, quân Tống tiến tới bờ bắc sông Cầu, cánh quân phải tập trung ở bến Như Nguyệt, cánh quân trái đóng ở Thị Cầu, hai lần quân Tống đóng bè tiến sang bờ nam nhưng đều bị quân ta đánh trả quyết liệt phải lui về bờ bắc. Thồi gian kéo dài, quân Tống mệt mỏi, ốm đau, bệnh tật và khủng hoảng về tinh thần bởi nỗi ám ảnh từ bài Thơ Thần trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát. Chính lúc đó, quân ta do Lí Thường Kiệt chỉ huy, quân địch 10 phần chết 5 hoặc 6 phần.
Đến tháng 2-1077, sau khi được quân ta chủ động, đề nghị giảng hoà, quân Tống vội vã rút quân về nước. Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi.
Kết quả:
So sánh 2 tiết học của 2 lớp khác nhau, có cùng đối tượng học sinh như nhau, dạy học cùng một bài trên tôi thấy như sau: Lớp 7B có sử dụng lược đồ Kết quả: Lớp có 36 học sinh qua kiểm tra có 31/36 học sinh hiểu bài chiếm tỉ lệ 89,1% còn lớp 7C không sử dụng lược đồ , kết quả lớp có 36 hcọ sinh thì có 20/36 em hiểu bài chiếm tỉ lệ 68,2 % số học sinh hiểu bài. Điều đó khẳng định: Nếu dạy học có sử dụng đồ dùng dạy học – lược đồ lịch sử thì tiết học sôi nổi hơn, học sinh tích cực, tự giác, hứng thú học tập hơn; giáo viên nói – viết ít hơn . Kết quả học sinh tự chiếm lĩnh tri thức (hiểu bài) cao hơn.
PHẦN III : KẾT LUẬN
Việc sử dụng thiết bị – lược đồ lịch sử trong dạy học bộ môn là một công việc rất cần thiết và quan trong, vì vậy trong quá trình dạy học lịch sử bắt buộc người giáo viên phải chuẩn bị và sử dụng nghiêm túc thiết bị dạy học, có như vậy việc dạy học môn lịch sử nói chung và việc dạy học môn lịch sử nói riêng mới mang lại kết quả cao, mới góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục của môn học do ngành đặt ra được quy định tại Luật Giáo dục năm 2005 là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ về nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trên đây là một vài kinh nghiệm tôi đúc kết qua thực tế giảng dạy môn lịch sử 7 tại trường THCS Hồng Minh năm học 2009 – 2010. Bài viết của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của độc giả!
Hồng Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2010
 Doãn Đức Hải.

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM LICH SU 7.doc