Đề tài Tầm quan trọng của phương pháp đọc diễn cảm trong giờ giảng dạy Ngữ Văn ở trường Trung học cơ sở

Đề tài Tầm quan trọng của phương pháp đọc diễn cảm trong giờ giảng dạy Ngữ Văn ở trường Trung học cơ sở

Đọc diễn cảm trong dạy và học Ngữ Văn đã trở thành một phương pháp truyền thống trong các nhà trường ở phương đông cũng như ở phương tây , ngày xưa cũng như ngày nay . Hiệu quả của phương pháp này không có gì đáng nghi ngờ . dọc để nắm bắt được giọng điệu , cảm xúc của nhân vật mà tác giả đã gởi gấm và âm điệu chủ yếu trong tác phẩm . Đọc để hòa nhịp vào thế giới cảm xúc , để phát hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả . Đọc để nhìn ra thế giới cuộc sống trong tác phẩm . Đọc là tiếng nói nội tâm , người đọc hòa vào tiếng nói nội tâm của tác giả

 

doc 7 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1958Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tầm quan trọng của phương pháp đọc diễn cảm trong giờ giảng dạy Ngữ Văn ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	I. ĐẶT VẤN ĐỀ
	1. Lời giới thiệu 
	Đọc diễn cảm trong dạy và học Ngữ Văn đã trở thành một phương pháp truyền thống trong các nhà trường ở phương đông cũng như ở phương tây , ngày xưa cũng như ngày nay . Hiệu quả của phương pháp này không có gì đáng nghi ngờ . dọc để nắm bắt được giọng điệu , cảm xúc của nhân vật mà tác giả đã gởi gấm và âm điệu chủ yếu trong tác phẩm . Đọc để hòa nhịp vào thế giới cảm xúc , để phát hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả . Đọc để nhìn ra thế giới cuộc sống trong tác phẩm . Đọc là tiếng nói nội tâm , người đọc hòa vào tiếng nói nội tâm của tác giả 
	Đọc diễn cảm có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như : Đọc to , đọc thầm , đọc theo vai  Đọc có thể thực hiện ở tất cả các bước tiến trình của giờ học , với những yêu cầu không giống nhau như : Đọc để khởi động tâm lý tiếp nhận văn bản , gợi tưởng tượng , gây ấn tượng cảm nhận làm nền cho phân tích , minh học diễn giải ., nhưng nội dung quan trọng nhất và cũng khó nhất trong đọc diễn cảm là tái hiện giọng điệu , tình cảm của tác phẩm hay người kể chuyện , âm điệu bình luận của tác giả .
	Tuy nhiên mật mạnh của phương pháp này là khả năng khêu gợi những rung động thẩm mỹ , trí tưởng tượng và nhiều năng lực cần thiết của tư duy nghệ thuật làm cho việc dạy và học bài văn phù hợp với đặc trưng của bộ môn và tâm lý nhận thức của học sinh về môn Ngữ Văn .
	2. Lý do chọn đề tài
	- Bằng sức mạnh của phương pháp đọc diễn cảm , người giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào thế giới của tác phẩm một cách dễ dàng , phù hợp với quy luật cảm thụ văn học . Đọc diễn cảm phải là một hoạt động phối hợp chặt chẽ với các phương pháp khác để giúp học sinh hiểu và cảm thụ tác phẩm một cách đúng đắn .
	- Giáo viên có thể cho học si nh đọc với nhiều hình thức và những mức độ khác nhau như : Đọc cả bài , đọc từng đoạn , đọc để gây không khí , đọc để làm sáng tỏ lời bình , đọc để chứng minh cho lời giảng , đọc ở đầu giờ , đọc xen với lúc phân tích , đọc khi kết thúc bài giảng . Đọc để gây ấn tượng hoàn cảnh về tác phẩm sau khi đã phân tích , đọc để gợi cảm xúc , đọc cũng có thể để củng cố một nhận định . Đọc cũng có thể là bước tiến hành song song với quá trình bình giảng . Đọc để kích thích trí tưởng tượng , để tái hiện hình ảnh hay duy trì cảm xúc tươi mát trong khi phân tích . 
- Tuy nhiên đối với học sinh con đường đi vào tác phẩm nhất thiết phải tự học , gắn liền với việc đọc , học sinh đọc sẽ làm vang lên những tín hiệu của cuộc sống mà nhà văn đã gởi gắm trong tác phẩm . Aâm vang của lời đọc kích thích quá trìng tri giác , tưởng tượng và tái hiện hình ảnh , nhưng thực tế việc đọc của học sinh chúng ta dễ hiểu được tiếng nói của nhà văn đã gởi gắm trong tác phẩm , thì trước mắt học sinh vẫn là những ký hiệu chết .
	- Theo tôi diễn cảm là phải gắn liền với việc dạy và học , làm cho tiếng nói của nhà văn phải gắn bó gần gũi với học sinh . Vì vậy để giờ giảng văn thật sự trở thành một việc tâm tình , một cuộc trao đổi về nghệ thuật , hay một cuộc đàm thoại cho cuộc sống  không còn là một giờ bàn luận chính trị , luân lý , nặng nề tính xã hội học .cho học sinh . Do đó mà tôi chọn đề tài “ Tầm quan trọng của phương pháp đọc diễn cảm trong giờ giảng dạy Ngữ Văn ở trường Trung học cơ sở” để làm đối tượng nghiên cứu 
	3. Mục đích nghiên cứu
	- Nêu ra tầm quan trọng của phương pháp đọc diễn cảm trong việc dạy và học Phần Văn học trong bộ mơn Ngữ Văn ở trường THCS .
	- Giúp học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đọc diễn cảm trước khi học một tác phẩm văn học .
	- Gĩp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân mơn Văn học nĩi riêng và bộ mơn Ngữ Văn học trong trường THCS Hiệp Thạnh nĩi chung .
	- Làm tư liệu tham khảo cho đồng nghiệp trong tổ bộ mơn .
	4. Phạm vi giới hạn
	- Tầm quan trọng của phương pháp đọc diễn cảm trong giảng dạy Ngữ Văn ở trường THCS .
	5. Nhiệm vụ nghiên cứu
	- Tìm ra tầm quan trọng của phương pháp đọc diễn cảm trong việc dạy và học Phần Văn học trong bộ mơn Ngữ Văn ở trường THCS .
	- Hướng dẫn học sinh phương pháp đọc diễn cảm một tác phẩm văn học như : truyện , thơ , ca dao 
	6. Những kinh nghiệm dự kiến đĩng gĩp của chuyên đề
	a) Đối với học sinh
	- Biết cách đọc diễn cảm một tác phẩm văn học như : Truyện , thơ , ca dao
	- Cĩ hứng thú khi học tập hoặc nghiên cứu văn học .
	- Thâm nhập đời sống tác phẩm một cách dễ dàng để cảm nhận về cái hay , cái đẹp của tác phẩm .
	- Nâng cao chất lượng học tập mơn Ngữ Văn .
	b) Đối với giáo viên
	- Nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ .
	- Nắm vững phương pháp dạy học Ngữ Văn .
	c) Đối với tổ chuyên mơn
	- Cĩ thêm tư liệu tham khảo về bộ mơn Ngữ văn trong sinh hoạt chuyên mơn .
	II . PHẦN NỘI DUNG
	1. Tìm hiểu nguyên nhân từ học sinh
	a) Nguyên nhân khách quan 
	Do đặt thù của địa phương chúng ta là vùng sâu , ít tiếp xúc với các loại sách báo , điều kiện học tập còn nhiều khó khăn , thiếu thốn  đồng thời là việc phát âm chưa chuẩn , còn ngọng ngịu như : “ Từ rồi – phát âm thành gồi hoặc dồi ” , chưa phân biệt được giọng điệu của các dấu câu , thanh điệu như : “ Chưa phân biệt được giọng điệu của các câu có dấu chấm , dấu chấm hỏi , dấu chấm than , hay thanh hỏi và thanh ngã” dẫn tới việc đọc các từ ngữ trong tác phẩm không suông , giọng không chuẩn làm cho việc phát hiện ra tình huống , tình cảm , tư tưởng  trong tác phẩm không được toàn diện .
	b) Nguyên nhân chủ quan
	Do các em còn có quan niệm phần đọc văn bản chỉ là phần mở đầu cho giờ học Ngữ Văn , nó giống như phần tập đọc tác phẩm nên các em không phát huy sức mạnh của nghệ thuật đọc diễn cảm .
	Bên cạnh đó giáo viên đứng lớp cũng không quan tâm sửa sai , và hướng dẫn giọng đọc cho các em mà chỉ lướt qua để đi vào bài học 
	Vì vậy dẫn đến sự thất bại trong giờ học Ngữ Văn của các em .
	2. Biện pháp khắc phục
	Theo tôi để thấy được tầm quan trong của phương pháp đọc diễn cảm trong giờ giảng dạy Ngữ Văn thì cần chú trọng đến các vấn đề sau :
	a) Đối với giáo viên 
	Giải thích rõ cho học sinh hiểu tầm quan trọng của phương pháp đọc diễn cảm trong quá trình tiếp nhận văn bản .
	Hướng dẫn học sinh một cách cụ thể về phương pháp đọc diễn cảm cho học sinh nắm như :
	* Ở tác phẩm văn vần .
	- Trong quá trình đọc , học sinh phải luôn tìm cách xác lập được không khí giao hòa , giao cảm giữa người tiếp nhận với nhân vật , với tác giả Có nghĩa là là đọc để cảm nhận hết những gì mà tác giả đã gởi gắm trong tác phẩm hay qua nhân vật .
	- Đọc phải đúng giọng của mình , ngữ điệu trong đọc diễn cảm thay đổi một cách linh hoạt , tùy theo giọng điệu của nhân vật hay ngữ cảnh  mà học sinh phải thể hiện một cách chính sát . 
	Bằng ngữ điệu của mình , học sinh phải làm nổi bật tiếng nói của tác phẩm và nhất là ngụ ý của nhà văn trong từng câu , từng đoạn , từng cảnh , từng tình tiết qua việc đọc đúng giọng điệu , âm điệu , ngữ pháp , đúng tâm lý nhân vật .
	Ví dụ : Đọc câu thơ sau , nếu nắm được dụng ý của tác giả , chắc chắn học sinh phải vận dụng một ngữ điệu thích hợp để thấy được cái độ dài dằng dặc của thời gian và không gian , sự chờ đợi , ước mong dai dẳng của bao nhiêu năm tháng kiên trì đấu tranh đi đến thắng lợi quyết định của Cách mạng Việt Nam .
. “ Ba mươi năm ấy ; chân không mỏi ,
Mà đến bây giờ , mới tới nơi .”
	- Đọc phải tái hiện được giọng điệu , cảm xúc của nhân vật , giọng điệu của ngôn ngữ nhân vật , như vậy ta phải có sự hòa phối âm thanh , hòa giọng điệu tình cảm của mình vào cùng với tác giả , với nhân vật theo từng tình tiết , từng ngữ cảnh và ngược lại , như nàng Kiều kêu lên :
 “ Trời làm chi cực bấy trời 
Nào ai ru thác cho người hợp tan .”
	Học sinh đọc với giọng chua xót , kêu oan ức , có nước mắt và lời than cùng tiếng nấc , có lệ của người tiếp nhận , lệ của Cụ Tố Như , lệ của nàng Kiều . Có như thế mới giúp học sinh tái hiện một cách sinh động tâm tư tình cảm , tâm trạng nhân vật và cả nội dung tác phẩm một cách thấu đáo .
	Đọc diễn cảm là phải có nhịp , điệu , có vần để tái hiện giai điệu tình cảm của tác qua thông qua tác phẩn hay nhân vật .
	Ví dụ : Trong bài : “ Con cò” bên cạnh đọc đúng giọng , nhịp , có vần  học sinh phải đọc với giọng thủ thỉ , tâm tình như lời ru , chú ý các nghệ thuật điệp từ , điệp ngữ , câu cảm , câu hỏi như là đối thoại , nhiều câu thơ trong dấu ngoặc kép dựa ý của ca dao .
	* Ở tác văn xuôi 
	Đọc cũng phải đúng giọng điệu của tác phẩm , của tình tiết , của ngữ cảnh. Khi đọc phải biết ngừng nghĩ có các dấu phẩy , phải biết lên giọng đối với các câu hỏi , câu đối thoại. Và phải biết hạ giọng đối với các câu cảm , câu cầu khiến .Chú ý giọng điệu của các câu với hàm ý mỉa mai , chê trách .
	Ví dụ : Trong tác phẩm “ Làng” học sinh chú ý những câu mỉa mai của người tản cư dưới xuôi lên :
“ Sao bảo : Làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà !” Giọng phải kéo dài ra .
	Khi đọc học sinh cũng cần chú ý đến các tác phẩm có vai , chúng ta phải đọc đúng giọng điệu của các nhân vật mà ta vào vai để làm vang lên tín hiệu của cuộc sống trong tác phẩm .
	b) Đối với học sinh 
	Biết lắng nghe sự hướng dẫn của giáo viên Ngữ Văn về cách đọc diễn cảm tác phẩm văn học .
	Ở trên lớp khi đọc diễn cảm cố gắng đọc đúng những gì giáo viên yêu cầu , đọc phải phát huy tất cả các năng lực về cách cảm thụ tác phẩm của mình .
	Ở nhà phải rèn luyện thường xuyên việc đọc diễn cảm tác phẩm , phải tìm hiểu thêm tư liệu có liên quan đến văn học sử để đọc nhằm nâng cao kiến thức , rèn luyện kỹ năng đọc . Nghe những chương trình đọc truyện , bình văn , bình thơ , diễn đàn văn học  trên báo , đài để rèn kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn học .
	c) Đối với tổ chuyên môn 
	Tổ chức mở , viết các chuyên đề về cách cảm thụ tác phẩm văn học , đọc diễn cảm tác phẩm thơ , văn xuôi , tác phẩm kịch , các vở chèo cổ ( thuộc văn học dân gian )  để giáo viên bộ môn Ngữ Văn trong tổ có cơ hội nâng cao kiến thức về văn học , cách phân tích tác phẩm hay phương pháp đọc diễn cảm , giúp nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên Ngữ Văn 
	Thường xuyên lên lịch dự giờ , kiểm tra chuyên đề bộ môn Ngữ Văn , nhằm để kịp thời uốn nắn giáo viên trong việc tổ chức và hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm , cảm thụ tác phẩm , nghiên cứu khoa học về văn chương .
	Mở các cuộc thảo luận bàn về văn chương trong các lần họp tổ chuyên môn . 
	* Có thể nói rằng , tất cả các bước trên là nhằm giúp học sinh thâm nhập vào tác phẩm , đời sống trong tác phẩm , hòa mình vào nhân vật  nhằm thấu hiểu các tâm tư tình cảm , tâm trạng , cuộc sống của nhân vật , lắng nghe tiếng nói của nhân vật  và cũng là cách giúp người tiếp nhận văn bản một cách hữu hiệu nhất .
	III. KẾT LUẬN 
	Đọc diễn cảm để cảm thụ văn chương chúng ta cần phối kết hợp với các phương pháp khác để giúp học sinh nắm bắt được tác phẩm một cách sâu sắc hơn , toàn diện hơn , có lý lẽ khoa học hơn . Có như vậy thì phương pháp đọc diễn cảm càng thể hiện tầm quan trong của mình và khêu gởi được những rung động thẩm mỹ hay trí tưởng tượng phong phú và nhiều năng lực cần thiết cho tư duy nghệ thuật , đồng thời làm cho việc dạy và học Ngữ Văn phù hợp với đặc trưng bộ môn và tâm lý nhận thức của học sinh nói chung và học sinh vùng sâu ,vùng dân tộc nói ruêng .
	Trên đây là những quan niệm của tôi về phương pháp đọc diễn cảm trong dạy và học Ngữ Văn , và chắc rằng còn nhiều thiếu xót và hạn chế về nội dung cũng như hình thức . Cho nên tối rất cần sự đóng góp của Ban giám hiệu , các bạn đồng nghiệp , để sau này tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc mở chuyên đề và nghiên cứu khoa học .
	IV. KIẾN NGHỊ
	1. Đối với giáo viên
	- Giáo viên giảng dạy bộ mơn phải nắm vững phương pháp dạy và học Ngữ Văn .
	- Giáo viên giảng dạy Ngữ Văn phải hướng dẫn và cho học sinh đọc diễn cảm trước khi phân tích một tác phẩm văn học .
	2. Đối với tổ chuyên mơn
	- Thảo luận chuyên mơn thật kỹ để chia sẽ kinh nghiệm về phương pháp đọc diễn cảm trong việc dạy và học Văn trong các buổi họp chuyên mơn .
	3. Đối với nhà trường
- Ban giám hiệu tham mưu với lãnh đạo Phịng Giáo dục và Đào tạo trang bị thêm đồ dùng dạy học phục vụ cho giảng dạy mơn Ngữ Văn như : Tranh , ảnh , tư liệu tham khảo , các loại từ điển 
 Hiệp Thạnh , ngày 01 tháng 03 năm 2010
 GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
 Nguyễn Quang Nghiệp 
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU 
 HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docDOC DIEN CAM.doc