Giáo án Công nghệ 7 tiết 28 đến 31

Giáo án Công nghệ 7 tiết 28 đến 31

Bài 33: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC

 VÀ QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUÔI

I. MỤC TIÊU :

 1/ Kiến thức : Giúp HS :

 - Hiểu được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi. Trình bày được ý nghĩa vai trò và các biện pháp quản lý tốt giống vật nuôi.

 2/ Kỹ năng : Biết được phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi. Vận dụng giống vật nuôi ở địa phương để nuôi trong gia đình.

 3/ Thái độ : Yêu lao động, tham gia chăm sóc, quản lý vật nuôi ở gia đình.

II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Một số biểu bảng về tiêu chuẩn giống tốt 1 số vật nuôi

 -HS : Tìm hiểu bài trước ở nhà.

 

doc 10 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2072Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tiết 28 đến 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 3/1/2010
Tuần : 20 - Tiết : 28
 Bài 33: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC
 VÀ QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU :	
 1/ Kiến thức : Giúp HS :
 - Hiểu được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi. Trình bày được ý nghĩa vai trò và các biện pháp quản lý tốt giống vật nuôi.
 2/ Kỹ năng : Biết được phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi. Vận dụng giống vật nuôi ở địa phương để nuôi trong gia đình.
 3/ Thái độ : Yêu lao động, tham gia chăm sóc, quản lý vật nuôi ở gia đình. 
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Một số biểu bảng về tiêu chuẩn giống tốt 1 số vật nuôi
 -HS : Tìm hiểu bài trước ở nhà. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: 
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’) GV nhận xét qua bài kiểm tra và kết quả kiểm tra HKI.
 3. Giảng bài mới :
 *Giới thiệu bài : Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi phải duy trì công tác chọn lọc để giữ lại những con tốt nhất đóng góp tối đa cho thế hệ sau và loại bỏ những con có nhược điểm - việc đó gọi là chọn giống. (1’)
 - Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
8’
HĐ 1 : Thế nào là chọn giống vật nuôi 
- GV Chọn giống là hình thức chọn lọc nhân tạo do con người tiến hành nhằm giữ lại những vật nuôi tốt nhất phù hợp với yêu cầu sản xuất để làm giống.
Hỏi :Mục đích của chọn giống vật nuôi để làm gì ?
- Muốn chọn lợn gà tốt phải làm chọn như thế nào ?
-GV Kết luận . . . 
HĐ 1 : HS tìm hiểu thế nào là giống vật nuôi 
-Theo dõi. 
- Chọn những con có ngoại hình thể chất khả năng sản xuất cao. Đáp ứng mục đích của người chăn nuôi.
- Tìm mục đích chăn nuôi 1 số con lợn, bò, gà vịt
- HS ghép các nội dung 1, 2, 3, 4, với nội dung a, b, c, d trong phiếu học tập đã chuẩn bị trước 
I Khái niệm về chọn giống vật nuôi.
- Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những con vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống ® gọi là chọn giống vật nuôi
10’
HĐ 2 : Phương pháp chọn giống vật nuôi 
GV : Căn cứ vào mục đích sản xuất, căn cứ vào chỉ tiêu kỹ thuật của con vật từng thời kỳ rồi chọn giống và nuôi đồng loạt.
- Phát phiếu học tập
Các em hãy đọc, suy nghĩ rồi phát phiếu nội dung cho các mục 1, 2, 3, 4, 5 với nội dung các mục a, b, c, d, e cho phù hợp
HĐ 2 Học sinh tìm hiểu 1 số phương pháp chọn giống vật nuôi 
a) khối lượng
1)mông nở, khấu đùi lớn, đùi to
b) đầu và cổ
2) Lưng dài bụng gọn, vú đều
c) Thân trước
3)vai bằng phẳng nở nang, ngực sâu, sườn tròn, khoảng cách 2 chân trước rộng
d) Thân giữa
4) Mặt thanh, sáng sủa, mõm bẹ
e) Thân sau
5) 10kg
II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi
1. Chọn lọc hàng loạt :
- Căn cứ tiêu chuẩn từng giống lợn trong đàn lợn những con nào đạt tiêu chuẩn thì chọn để nuôi đồng loạt
GV Kết luận
- Qua ví dụ trong phiếu học tập em vừa tham gia chọn giống những con giống được chọn sẽ nuôi trong 6 tháng với điều kiện như nhau
HS : tham khảo tiêu chuẩn lợn giống móng cái
Khối lượng 22kg trở lên
Dài thân 70cm trở lên
Vòng ngực 64cm trở lên
Sau đó HS kiểm tra năng suất 10 con lợn, chọn những con có đủ điều kiện tiếp tục giữ lại làm giống (khoảng 10 con)
2. Phương pháp kiểm tra năng suất (còn gọi là phương pháp kiểm tra cá thể)
- Sau khi chọn lọc hàng loạt đã chọn được một số con tốt làm giống tiếp tục nuôi trong 6 tháng với điều kiện “chuẩn” kết quả đạt được so với tiêu chuẩn đã định trước ® giữ lại con tốt nhất để làm giống
- Phương pháp kiểm tra năng suất có độ chính xác cao hơn phương pháp chọn lọc hàng loạt, nhưng khó thực hiện được
9’
HĐ 3 Chọn giống vật nuôi :
Quản lý giống vật nuôi nhằm mục đích gì ?
-Các biện pháp quản lý giống vật nuôi ?
GV Kết luận mục đích ?
- Qua 4 biện pháp quản lý giống vật nuôi ở sơ đồ 9/10 SGK hãy điền vào chỗ trống trong vở BT, cán biện pháp quản lý theo mức độ cần thiết từ cao đến thấp.
-Y/c HS nhắc lại các biện pháp
HĐ 3 HS biết được các biện pháp quản lý giống vật nuôi :
- Giữ cho giống vật nuôi không bị pha tạp về mặt di truyền tạo điều kiện cho việc chọn giống thuần chủng hoặc lai tạo để nâng cao chất lượng của giống vật nuôi
....
....
....
....
HS : Nhắc lại các biện pháp đó
HS : Đọc phần ghi nhớ SGK
III. Mục đích và biện pháp quản lý giống vật nuôi :
1) Mục đích :
Quản lý giống vật nuôi là để giữ vững và nâng cao chất lượng giống vật nuôi
2) Biện pháp quản lý :
- Đăng ký quốc gia các giống vật nuôi
- Chính sách chăn nuôi
- Phân vùng chăn nuôi
- Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình
7’
HĐ4: Củng cố
- Em cho biết phương pháp chọn giống vật nuôi đang được áp dụng ở nước ta? (Chọn hàng loạt, kiểm tra năng suất)
- Theo em muốn quản lý tốt giống vật nuôi cần phải làm gì ? (4 biện pháp)
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : 1’
- HS học bài trả lời câu hỏi SGK 90 - Đọc trước bài 35 - Về nhà hỏi ông bà cha mẹ chọn trâu tốt theo kinh nghiệm “sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít, đít lồng bàn” Những câu này có ý nghĩa gì ?
IV Rút kinh nghiệm, bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn : 3/1/2010
 Tuần : 20 - Tiết : 29
 Bài 34: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU :	
 1/ Kiến thức : HS nắm được giải thích được khái niệm chọn đôi giao phối, nêu được mục đích và các phương pháp chọn đôi giao phối trong chăn nuôi gia súc gia cầm
 2/ Kỹ năng : - Phương pháp nhân giống thuần chủng
 - Phân biệt một số phương pháp nhân giống trong thực tế chăn nuôi
 3/ Thái độ : Yêu thích nghề chăn nuôi, biết áp dụng phương pháp nhân giống chăn nuôi.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV: Tranh vẽ hoặc tranh ảnh một số giống gia cầm quen thuộc, phiếu học tập
 - HS : Tìm hiểu bài trước ở nhà. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: 
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 - Nêu các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi ? (Chọn lọc hàng loạt và kiểm tra năng suất)
 - Các biện pháp quản lý giống vật nuôi ?(Đăng ký quốc gia các giống vật nuôi, phân vùng chăn nuôi. Chính sách chăn nuôi - Quy định về sử dụng giống ở chăn nuôi gia đình)
 3. Giảng bài mới :
 *Giới thiệu bài : HS cần lĩnh hội hai vấn đề, sự chọn phối để phát huy tác dụng của chọn lọc. Tùy mục tiêu nhân giống mà chọn phối con đực, con cái cùng giống hay khác giống.
 - Nhân giống thuần chủng để tạo ra nhiều cá thể của giống đã có để giữ vững và hoàn chỉnh phẩm chất giống (1’)
 - Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
HĐ 1 : Chọn phối 
-GV trong chăn nuôi, muốn duy trì phát huy chăn nuôi đặc điểm tốt cũng như số lượng giống vật nuôi, người chăn nuôi phải chọn con đực tốt cho lai con cái tốt có thể cùng giống hoặc khác giống. Sử dụng con lai để chăn nuôi lấy sản phẩm hoặc tiếp tục tạo giống mới ® gọi là xuất giống vật nuôi. Một trong những việc làm đầu tiên của ngành chăn nuôi trong xuất giống là chọn phối GV yêu cầu
Hỏi : Muốn đàn vật nuôi con có những đặc điểm tốt của giống thì vật nuôi bố mẹ phải thế nào?
- Làm thế nào để phát hiện được con giống tốt
- Sau khi chọn được con đực, con cái tốt người chăn nuôi phải tiếp tục làm gì để tăng số
GV kết luận
- Yêu cầu HS tìm ví dụ chọn phối gà, lợn, vịt ngan, ngỗng ...
- Khi đã có giống vật nuôi tốt, làm thế nào để tăng số lượng cá thể của giống đó lên ?
HĐ 1 : Học sinh hiểu khái niệm chọn phối
HS : theo dõi. 
HS : đọc mục 1 / 91
Vật nuôi bố mẹ phải là giống tốt. 
- Phải chọn lọc
- Ghép đôi cho sinh sản
HS : đọc mục 2/92
HS : Làm bài tập trang 92
HS : Cho ví dụ
HS : Đọc mục 2 / 91 SGK
- Cho con đực và con cái giống vật nuôi đó giao phối để sinh con
I. Chọn phối :
- Người chăn nuôi chọn con đực tốt ghép đôi với con cái tốt cho sinh sản gọi là chọn phối
. Các phương pháp chọn phối :
- Chọn phối cùng giống là chọn ghép đôi con đực với con cái cùng giống đó sinh sản.
HS : Tìm thêm ví dụ minh họa ?
- Ở địa phương em có các giống vật nuôi tên là gì ?
- Để tạo giống mới, người chăn nuôi thường lai với vật nuôi nhập ngoại có năng suất cao, tìm ví dụ minh họa ?
-GV Kết luận : Trong chăn nuôi các các phương pháp chọn phối nào ?
- Chọn phối cùng giống nhằm mục đích gì ?
- Chọn phối khác giống nhằm mục đích gì?
- Yêu cầu HS làm bài tập 
Tìm đúng tên vật nuôi
HS : Cho ví dụ
- Gia súc : Lợn Landrat ...
- Gia cầm : gà lơgo, gà ri
- Chọn phối lợn ỉ với Landrat
- Gà ri với gà rốt
- Chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống
- Tăng số lượng cá thể của giống đó lên
- Tạo ra giống mới mang đặc điểm của cả hai giống khác nhau
HS : Làm bài tập điền đúng tên vật nuôi vào bảng phụ
- Chọn phối khác giống là ghép con đực với con cái khác giống nhau nhằm tạo ra giống mới mang đặc điểm của cả hai giống khác nhau
Con đực
Con cái 
Phương pháp chọn phối
Lợn Landrat
Bò sin Ấn Độ
Vịt Bắc Kinh
Lợn Móng Cái
Bò vàng Vân Nam
Vịt cỏ
Chọn phối cùng giống
Chọn phối khác giống
Chọn phối cùng giống
Chọn phối khác giống
Chọn phối cùng giống
Chọn phối khác giống
16’
HĐ 2 : Nhân giống thuần chủng 
- Y/c HS đọc mục II / 91
- Nhân giống thuần chủng là gì ?
-Mục đích của nhân giống thuần chủng là gì ?
- Phương pháp nhân giống thuần chủng
-Kết quả nhân giống thuần chủng
- Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả ? 
GV yêu cầu.
HĐ 2 : Tìm hiểu nhân giống thuần chủng.
- Là hình thức chọn phối cùng giống
- Tăng số lượng cá thể
- Củng cố đặc điểm tốt của giống
-Chọn cá thể đực, cái tốt của giống
- Cho giao phối để sinh con
- Chọn con tốt trong đàn nuôi lớn lại tiếp tục chọn
- Tăng số lượng cá thể
- Củng cố chất lượng giống
HS : Đọc mục 2/92 SGK
HS : Làm bài tập tr 92 SGK
-HS : đọc phần ghi nhớ tr 62 SGK
II Nhân giống thuần chủng :
1. Nhân giống thuần chủng là gì ?
- Là chọn phối giữa con đực với con cái của cùng một giống để cho sinh sản
- Nhằm tăng nhanh số lượng cá thể, giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đã có
2. Làm thế nào để sản xuất giống thuần chủng đạt kết quả :
- Xác định rõ mục đích chọn phối tốt.
- Không ngừng chọn lọc nuôi dưỡng đàn vật nuôi
5’
HĐ3: Củng cố
- Chọn phối là gì ? Em hãy lấy ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống ?
- Em hãy cho biết mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng
HS thảo luận và cử đại diện trả lời câu hỏi.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 1’)	
 - Đọc trước bài 35
 - Sưu tầm tranh ảnh các giống vật nuôi phục vụ 2 bài thực hành gà, ngan, vịt, ngỗng, lợn, trâu, bò
IV Rút kinh nghiệm, bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .	
Ngày soạn : 10/1/2010
Tuần : 21 - Tiết : 30
 Bài 35: Thực hành NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG GÀ
 QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU
I. MỤC TIÊU :	
 1/ Kiến thức : Phân biệt được một số giống gà qua quan sát ngoại hình của giống
 2/ Kỹ năng : Biết được phương pháp chọn gà đẻ trứng dựa vào các chiều đo.
 3/ Thái độ : Có ý thức học tập say sưa, quan sát tỉ mỉ trong công việc chọn giống gà
II. CHUẨN BỊ :
 -GV: Tranh một số giống gà hoặc mô hình 1 số giống gà theo các hướng sản xuất khác nhau. Hướng trứng : gà Lơgo, hướng trứng thịt: gà ri, gà tàu vàng, hướng thịt : gà đông cảo, gà hồ.
 -HS: Tranh ảnh các giống vật nuôi 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: 
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 - Chọn phối là gì ? Phân biệt chọn phối cùng giống và khác giống ? 
 (Chọn con đực và ghép đôi với con cái để cho sinh sản)
 Chọn phối cùng giống : là chọn ghép đôi con đực và con cái cùng giống để cho sinh sản
 Chọn phối khác giống : Là chọn ghép đôi con đực với con cái khác giống nhau
 - Thế nào là nhân giống thuần chủng ?
 (là ghép đôi con đực với con cái có nguồn gốc cùng một giống để cho sinh sản)
 3. Giảng bài mới : (38’)
 *Giới thiệu bài : (1’) Qua tiết thực hành HS biết phân biệt một số giống gà qua quan sát ngoại hình.
 Phân biệt phương pháp chọn gà mái đẻ trứng dựa vào 1 vài chiều đo đơn giản
 - Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
5’
HĐ 1 : Tổ chức thực hành 
- GV yêu cầu.
- GV phân công giao nhiệm vụ cho từng nhóm
HĐ 1 Tổ chức thực hành :
1. Quan sát ngoại hình :
- Hình dáng toàn thân 
- Màu sắc của lông
- Màu sắc của da
- Đặc điểm đặc thù của mỗi giống ở phần đầu, chân.
27’
HĐ 2 : Quy trình thực hành 
GV Hướng dẫn HS 
- GV dùng tranh vẽ ảnh, hoặc vật nuôi thật hướng dẫn
- GV Ví dụ gà lơ go lông trắng, gà ri lông pha tạp da vàng, gà đông cảo da đỏ
-GV dùng tranh vẽ hoặc gà mái thật hướng dẫn
GV hướng dẫn
- Theo dõi và uốn nắn
HĐ 2 : Quy trình thực hành :
- Quan sát ngoại hình để nhận biết các giống gà ?
HS : Quan sát theo thứ tự
HS : Quan sát theo thứ tự
HS : tìm vị trí và đặt ngón tay để đo khoảng cách giữa 2 xương háng như là hình 59 / 95 SGK
HS : đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà mái như hình 60 / 95 SGK
- HS thực hành theo nhóm
- Sau khi thực hành xong
HS : ghi kết quả thực hành
2. Cách đo một số chiều để chọn gà mái :
- Đo khoảng cách giữa 2 xương háng
- Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng
5’
HĐ 3 : Củng cố 
- GV nhận xét đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm.
- Việc thực hiện nội quy an toàn lao động
- GV chấm điểm
- Tự nhận xét đánh giá kết quả
- Thu dọn mẫu vật, dụng cụ, vệ sinh sạch sẽ
3. HS ghi kết quả thực hành :
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’)
 - Đọc trước bài 36 / 97 SGK
 - Chuẩn bị theo sự phân công của nhóm trước khi đến lớp
 - Bài thực hành : Nhận biết một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.
IV Rút kinh nghiệm, bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .	
Ngày soạn 10/1/2010
Tuần : 21 - Tiết : 31
 Bài 36: Thực hành : NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG 
 LỢN QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC
 CÁC CHIỀU
I. MỤC TIÊU :	
 1/ Kiến thức : Phân biệt được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình của giống
 2/ Kỹ năng : Biết được phương pháp đo một số chiều đo của lợn
 Quan sát tỉ mỉ trong việc nhận biết các giống lợn
 3/ Thái độ : Có ý thức học tập say sưa, quan sát tỉ mỉ trong công việc chọn giống lợn
II. CHUẨN BỊ :
 -GV: Tranh vẽ, mô hình 1 số giống lợn như : lợn ỉ, lợn móng cái, lợn Landrat
 -HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà, sưu tầm tranh ảnh một số giống lợn. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (3’) Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS. 
 3. Giảng bài mới : (40’)
 *Giới thiệu bài : (1’)
 - Qua bài thực hành, HS phân biệt được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình của giống. Biết được phương pháp đo một số chiều của lợn. Phải bảo đảm an toàn khi thực hành và giữ vệ sinh môi trường chung quanh.
Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
5’
HĐ 1 : Tổ chức thực hành :
- GV yêu cầu
GV gọi HS kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
HĐ 1 : Tổ chức thực hành :
HS : để dụng cụ chuẩn bị thực hành trên bàn trứơc mặt
29’
 HĐ 2 : Quy trình thực hành :
- GV hướng dẫn
- GV nêu một số ví dụ về màu lông.
- Lợn ỉ : lông đen
- Lợn Landrat : Lông da trắng ...
- Lợn ỉ : mỏm ngắn, lợn đại bạch tai to rũ xuống trước mặt .
- GV dùng thước dây hướng dẫn
- Chú ý tư thế đứng của lợn
- GV theo dõi các tổ thực hành và uốn nắn
HĐ 2 : Quy trình thực hành : 
-Theo dõi. 
HS : Quan sát ngoại hình 1 số giống lợn theo thứ tự.
HS : đo trên mô hình lợn hoặc con lợn thật
-Kết quả quan sát và đo kích thước các chiều HS ghi vào bảng theo dõi trong SGK
1. Quan sát ngoại hình của 1 số giống lợn :
- Hình dạng chung của lợn : Đầu, cổ, lưng, chân
- Màu sắc lông
- Đặc điểm nổi bật đặc thù của giống
2. Đo một số chiều đo :
- Đo chiều dài thân
- Đo vòng ngực
3. HS ghi kết quả thực hành
10’
HĐ 3 : Củng cố:
GV dựa vào kết quả đã theo dõi đánh giá buổi thực hành về thực hiện nội quy an toàn lao động. 
- Kết quảa HS học tập theo từng nhóm
- Cho điểm HS
HS : Thu dọn dụng cụ làm vệ sinh sạch sẽ nơi thực hành.
- Tự đánh giá kết quả
4 Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : 1’
 - Đọc trước bài 37 “Thức ăn vật nuôi”
IV Rút kinh nghiệm, bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .	

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2021.doc