Giáo án Công nghệ 7 tiết 40 đến 42

Giáo án Công nghệ 7 tiết 40 đến 42

Chương II : QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ

 MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

 Bài 44: CHUỒNG NUÔI VÀ VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : Nêu được tầm quan trọng của chuồng nuôi trong việc bảo vệ sức khỏe và góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi

 - Giải thích được nội dung 5 tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh

2/ Kỹ năng : - Rèn kỹ năng vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi

3/ Thái độ : - Giữ vệ sinh cho vật nuôi và môi trường sống của con người

II. CHUẨN BỊ :

 -GV: Giáo án, phóng to sơ đồ 10, 11 hình 69, 70, 71, có mô hình chuồng nuôi.

 -HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà.

 

doc 9 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tiết 40 đến 42", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương II : QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ 
Ngày soạn 21/2/2010
Tuần : 26 - Tiết : 40
 MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
 Bài 44: CHUỒNG NUÔI VÀ VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI
I. MỤC TIÊU : 
1/ Kiến thức : Nêu được tầm quan trọng của chuồng nuôi trong việc bảo vệ sức khỏe và góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi
 - Giải thích được nội dung 5 tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh
2/ Kỹ năng : - Rèn kỹ năng vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi
3/ Thái độ : - Giữ vệ sinh cho vật nuôi và môi trường sống của con người
II. CHUẨN BỊ :
 -GV: Giáo án, phóng to sơ đồ 10, 11 hình 69, 70, 71, có mô hình chuồng nuôi.
 -HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
 3. Giảng bài mới :
 *Giới thiệu bài : (1’)
 - Trong chương II chúng ta sẽ nghiên cứu về quy trình nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi đúng kỹ thuật và bảo vệ được vệ sinh môi trường.
 - Bài đầu tiên nghiên cứu về các xây dựng chuồng nuôi và giữ vệ sinh cho vật nuôi như thế nào để con vật sinh trưởng và phát dục tốt nhất.
 -Tiến trình bài dạy :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
22’
HĐ 1 Tìm hiểu về chuồng nuôi 
- Vai trò chuồng nuôi :
- Chuồng nuôi giúp con vật tránh các yếu tố thời tiết tác động vào như thế nào ?
- Mức độ tiếp xúc với vi trùng, ký sinh trùng gây bệnh ở con vật nhốt và con vật nuôi thả tự do khác nhau như thế nào ?
- Muốn chăn nuôi số lượng gà nhiều theo kiểu công nghiệp, chuồng nuôi có vai trò như thế nào ?
- Nuôi con vật trong chuồng góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường sống như thế nào ?
- Thông qua bốn nội dung trong SGK em thấy câu trả lời nào đúng nhất ?
- Vai trò chuồng nuôi
HS : Nghiên cứu mục 1
- Tránh mưa nắng, gió rét
- Nhốt hạn chế tiếp xúc
- Có thể sử dụng máy móc để cho ăn uống, làm vệ sinh đồng loạt, đúng quy trình chăn nuôi
- Hạn chế con vật thải phân ra làm ô nhiễm môi trường tránh bị con vật nuôi phá hoại, sản xuất hoa màu, ruộng vườn, quản lý không bị mất mát
I. Chuồng nuôi 
1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi :
- Chuồng nuôi giúp cho vật nuôi tránh được thay đổi của thời tiết đồng thời tạo ra tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi
- Chuồng nuôi giúp cho vật nuôi hạn chế tiếp xúc mầm bệnh
- Chuồng nuôi giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.
- Chuồng nuôi giúp quản lý tốt vật nuôi thu được phân bón và tránh ô nhiễm môi trường.
- Tiêu chuẩn chuồng nuôi 
- GV yêu cầu :
- Làm thế nào nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với yêu cầu sinh lý con vật ?
- Làm thế nào để giữ được độ ẩm chuồng nuôi hợp vệ sinh ?
- Chuồng làm thế nào để đảm bảo được độ chiếu sáng ít khí độc ?
-Tiêu chuẩn chuồng nuôi
-HS đọc sơ đồ 10 tr 117 SGK
- Che mát lúc trời nắng, giữ ấm khi trời lạnh, tránh gió lùa mạnh vào mùa lạnh
- Chuồng luôn khô ráo có nơi chứa phân riêng, con vật không sống trong khu vực có nhiều phân và rác thải
- Phải có cửa hướng về phía nam hoặc đông nam. Tận dụng ánh sáng ban mai và gió hướng nam mát mẻ, cửa chuồng có thể mở đóng theo yêu cầu chăn nuôi và điều kiện khí hậu thời tiết dễ làm vệ sinh quét dọn phân và nước tiểu
2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh :
- Nhiệt độ thích hợp
-Độ ẩm trong chuồng 60 ® 75 %
-Độ thoáng tốt
-Độ chiếu sáng thích hợp từng loại vật nuôi
- Không khí ít chất độc
GV yêu cầu HS làm bài tập
a) tr. 117 Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có ... trong chuồng thích hợp ... tốt nhưng phải không có gió lùa.
GV yêu cầu :
- Vì sao bố trí hướng chuồng theo cách (a) là không phù hợp ?
GV yêu cầu HS
Chuồng nuôi một dãy có đặc điểm gì ?
- GV yêu cầu kiểu chuồng có hai dãy có đặc điểm gì ?
-HS quan sát sơ đồ 10, trao đổi, trả lời từ cần điền:
- Nhiệt độ 
- Độ thông thoáng
- HS quan sát hình 69a / 117 SGK
- Vì không tận dụng được ánh sáng mặt trời chiếu vào hợp lý, mùa đông gió lạnh, đông bắc lùa mạnh, rất nguy hiểm cho sức khỏe vật nuôi
- Quan sát hình 70 / 117 SGK
- 1 dãy. Chuồng nhiều ngăn có đường vận chuyển thức ăn và quét dọn, có máng ăn bố trí trong ô chuồng sân chơi và máng uống ngoài trời
HS : quan sát hình 71 / 117 SGK
- 2 dãy chuồng hai bên là hành lang, ở giữa làm đường đi, máng ăn bố trí ở bên hành lang, sân chơi và máng uống ngoài trời bên ngoài 2 dãy chuồng
15’
HĐ 2 Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi :
GV yêu cầu : 
- Em hiểu thế nào là phòng bệnh >
- Tại sao phòng bệnh hơn chữa bệnh
-Vệ sinh môi trường sống vật nuôi phải làm những nội dung kỹ thuật nào ?
- Vệ sinh thân thể vật nuôi phải làm những việc gì ?
HĐ 2: HS tìm hiểu tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi và các biện pháp vệ sinh phòng chống bệnh trong chăn nuôi
HS : đọc mục II tr 118 SGK
- Phòng bệnh là làm các biện pháp nuôi dưỡng chăm sóc tốt để vật nuôi khỏe mạnh khả năng đề kháng chống bệnh tốt 
- Vệ sinh cắt đứt các nguồn bệnh và các đường lây bệnh
- Nếu bị bệnh ® sẽ tốn tiền thuốc chữa, vật nuôi sút cân, giảm sức khỏe ® chết nếu chữa không khỏi. Nếu phòng tốt ® vật không ốm không tốn tiền thuốc.
-4 khâu : Vệ sinh vật dụng, chuồng trại, thức ăn + nước
- Tắm chải hàng ngày, tắm nắng đều đặn vận động hợp lý, vệ sinh chân móng (trâu, bò, lợn)
- HS đọc phần ghi nhớ
II. Vệ sinh phòng bệnh :
1. Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi :
- Phòng ngừa bệnh dịch xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi
2. Biện pháp vệ sinh :
a) Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi :
- Khí hậu trong chuồng : nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, không khí.
-Xây dựng chuồng trại
- Thức ăn, nước uống.
b) Vệ sinh thân thể vật nuôi : 
- Tắm chải
- vận động hợp lý
5’
HĐ3: Củng cố
- Phải làm gì để chuồng nuôi hợp vệ sinh?
- Vệ sinh trong chăn nuôi phải đạt những yêu cầu nào?
- HS: thảo luận nhanh và cử đại diện trả lời câu hỏi.
 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
- Đọc trước bài 45
- Học bài, trả lời câu hỏi
IV Rút kinh nghiệm, bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn 21/2/2010
Tuần : 26 - Tiết : 41
 Bài 45: NUÔI DƯỠNG & CHĂM SÓC CÁC LOẠI VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU : 
1/ Kiến thức : Kể được những đặc điểm thể hiện sự sinh trưởng phát triển chưa hoàn thiện của vật nuôi con. Nêu biện pháp nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi non hợp lý để vật nuôi khỏe mạnh chóng lớn.
2/ Kỹ năng : Xác định được mục đích kỹ thuật chăn nuôi đực giống và nuôi cái sinh sản để đạt hiệu quả chăn nuôi tốt.
3/ Thái độ : Có thái độ tình cảm và kỹ thuật tốt đối với việc nuôi dưỡng chăm sóc các loại vật nuôi
II. CHUẨN BỊ :
 -GV: Giáo án, sơ đồ 12 tr 130 SGK Sưu tầm tranh ảnh về nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi non.
 -HS: Vở ghi bài học cũ, SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
Nêu những tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh ? (nhiệt độ thích hợp, độ ẩm chuồng 60 - 75 % độ thông thoáng tốt, độ chiếu sáng thích hợp, không khí ít độc hại)
Nội dung phòng bệnh chăn nuôi ? (vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể)
 3. Giảng bài mới : 1’
 * Giới thiệu bài :Trên cơ sở đặc điểm sinh trưởng phát triển cơ thể vật nuôi kết hợp với mục đích chăn nuôi, các nhà chăn nuôi đề ra biện pháp nuôi dưỡng chăm sóc các loại vật nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao (1’)
 -Tiến trình bài dạy :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
14’
HĐ 1 : Đặc điểm sinh lý và kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi con
GV yêu cầu :
- Vì sao nói vật nuôi con khả năng thích nghi với môi trường sống còn rất yếu kém.
- Vật nuôi điều tiết thân nhiệt nhằm mục đích gì ?
- Với vật nuôi non nhiệt độ chuồng nuôi phải như thế nào ?
GV ví dụ : Lợn con 28 - 300C. Gia cầm con 25 - 270C.
- Khả năng chống lại vi trùng của vật nuôi non như thế nào ?
- Thức ăn của gia súc non mới sinh là gì ?
- Phải cho gia súc non bú sữa đầu nhằm mục đích gì ?
- Muốn vật nuôi con đủ sữa bú người chăn nuôi phải làm gì ?
- Vì sao phải tập cho gia súc ăn thức ăn thêm ?
- Vật nuôi con tiếp xúc ánh sáng buổi sáng có tác dụng gì ?
HĐ 1 : Đặc điểm sinh lý và kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi con
-HS đọc mục I tr119 SGK
- Vì vật nuôi con điều tiết thân nhiệt kém, khả năng miễn dịch yếu, khả năng ăn uống kém, sức khỏe yếu
- Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định
- Không lạnh, không nóng phải phù hợp với từng loại vật nuôi
- Kém vì chức năng miễn dịch chưa tốt.
- Sữa mẹ
- Có kháng thể globulin, chất dinh dưỡng MgS04 tẩy ruột.
- Chăm sóc con mẹ tốt để đủ sữa nuôi con
- Bổ sung thiếu hụt sữa mẹ vì vật nuôi con lớn, sữa mẹ cạn không đủ cung cấp
- Biến tiền VTM ® VTMD diệt khuẩn kích thích thần kinh làm con vật nhanh nhẹn, khỏe mạnh
I. Chăn nuôi vật nuôi non :
1. Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non 
- Điều tiết thân nhiệt kém
- Hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh
- Chức năng miễn dịch chưa tốt
2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi con :
a) Nuôi dưỡng :
- Cho con bú sữa đầu
- Nuôi con mẹ tốt để đủ sữa cho con non bú
- Tập cho con non ăn sớm
b) Chăm sóc :
- Vật nuôi m ...  nội đen
- Con sinh ra giống bộ lông trắng
- Phối giống, bảo đảm đời con sinh ra có được giống tốt.
HS : quan sát sơ đồ 12 tr 120 SGK
- Vận động tắm chải, kiểm tra sức khỏe và tinh dịch
-Thức ăn đầy đủ protein, khoáng, vitamin và nước 
II. Chăn nuôi vật nuôi đực giống :
Mục đích: 
- Nhằm đạt được khả năng phối giống và phẩm chất tinh dịch cao.
- Con sinh ra chất lượng cao (giống tốt)
2. Kỹ thuật chăn nuôi đực giống :
- Chăm sóc, vận động, tắm chải.
- Kiểm tra sức khỏe và tinh dịch
- Nuôi dưỡng thức ăn đủ protein,khoáng, Vitamin
9’
HĐ 3 : Mục đích và kỹ thuật chăn nuôi vật nuôi cái ? :
GV yêu cầu : 
- Nuôi vật nuôi cái sinh sản nhằm mục đích gì ?
- Khi gia súc mẹ đang mang thai phải cho ăn đủ dinh dưỡng nhằm mục đích gì ?
- Khi gia súc mẹ mới đẻ đang cho con bú cho ăn đủ chất dinh dưỡng, nhằm mục đích gì ?
- Nuôi gia cầm đẻ nhiều trứng và đều phải nuôi dưỡng như thế nào ?
- Nguyên nhân làm gà mẹ kém đẻ trứng
HĐ 3 : HS biết được mục đích kỹ thuật chăn nuôi và nuôi.
HS : đọc mục III tr 120 SGK
-Đẻ nhiều con, nhiều trứng, con khỏe mạnh
- Nuôi thai, nuôi ủ thử
- Chuẩn bị sữa
- Tạo sữa nuôi con, nuôi cơ thể mẹ, phục hồi có thể phục hồi cơ thể sau khi đẻ
- Ăn đủ khoáng protein, lipit.
- Do giống thực phẩm - chăm sóc
HS : đọc phần ghi nhớ
III. Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản :
1. Mục đích :
Đẻ nhiều con, nhiều trứng, con khỏe mạnh
2. Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc :
- Ăn đủ chất : protein,lipit, khoáng ...
5’
HĐ 4: Củng cố
-Chuẩn bị vật nuôi con cần chú ý những vấn đề gì ?
- Mục đích, biện pháp chăn nuôi đực giống ?
- Nuôi dưỡng vật nuôi cái, phải chú ý vấn đề gì ?
-Nuôi dưỡng, chăm sóc. 
-Dựa vào mục II trả lời.
-Dựa vào mục III.
 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	(1’)
- Đọc trước bài 46
- Học bài, trả lời câu hỏi
- Phân tích câu tục ngữ : “Nuôi đực tốt được cả đàn, nuôi cái tốt được cả ổ”
IV Rút kinh nghiệm, bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 Bài 46,47:
 PHÒNG, TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG CHO VẬT NUÔI
Ngày soạn 1/3/2010
Tuần : 27 - Tiết : 42
 VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU : 
1/ Kiến thức :
 - HS nêu được khái niệm về bệnh và tác hại của bệnh đối với vật nuôi, chỉ ra nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi. Nêu được khái niệm vắc xin, tác dụng của vắc xin
2/ Kỹ năng :
 -Trình bày được một số biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi để phòng và trị bệnh
 - Bảo quản và sử dụng một số loại vắc xin thông thường phòng bệnh cho vật nuôi
3/ Thái độ : 
 - Phát hiện và phân biệt 1 số bệnh của vật nuôi ở gia đình và địa phương
 - Nêu cách dùng vắc xin cho vật nuôi trong gia đình
II. CHUẨN BỊ :
 - GV: : Sơ đồ 14 tr 122 vẽ to : - Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh thông thường
- Một số hình ảnh con vật bị bệnh, sơ đồ thể hiện hình 74 SGK
- Mẫu : 1 vài loại vắc xin, kim tiêm để HS xem
 -HS: SGK, tìm hiểu bài trước ở nhà. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp: 	(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 -HS ghi nội dung vào sơ đồ 13 tr 120 SGK (sơ đồ câm nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi cái sinh sản)
 3. Giảng bài mới :
 *Giới thiệu bài : Bệnh tật có thể làm cho vật nuôi chết hàng loạt hoặc làm giảm khả năng sản xuất. Giảm giá trị kinh tế, giảm giá trị hàng hóa của vật nuôi. Vậy làm thế nào để hạn chế thiệt hại về mọi mặt do bệnh gây ra cho vật nuôi. Đó là nội dung bài học hôm nay. (1’)
 -Tiến trình bài dạy :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
9’
HĐ 1 : Khái niệm bệnh và nguyên nhân sinh bệnh :
- GV yêu cầu : Nhìn 1 đàn gà, 1 đàn lợn em có thể phát hiện một con vật bị bệnh không ? con vật bị bệnh có đặc điểm như thế nào ?
- Nếu không kịp thời chữa thì hậu quả ra sao ?
HĐ 1 : Hs hiểu khái niệm bệnh và nguyên nhân sinh bệnh :
HS : đọc nội dung mục I và II trang 121 ; 122 SGK
- Kém ăn, thường nằm im, mệt nhọc, có thể bị sốt, bài tiết phân không bình thường
- Con vật gầy yếu, tăng trọng kém, có thể chết, lây sang con khác.
I Khái niệm bệnh và nguyên nhân sinh ra bệnh :
1. Khái niệm về bệnh :
-Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lý trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh.
- Quan sát sơ đồ 14, cho biết nguyên nhân nào sinh ra bệnh ở vật nuôi ?
-Ví dụ yếu tố bên trong (Di truyền) gây bệnh
- Tìm ví dụ yếu tố cơ học làm con vật bị bệnh ?
- Tìm ví dụ yếu tố hóa học làm con vật bị bệnh
- Tìm yếu tố sinh học gây bệnh
-Bên trong cơ thể vật nuôi và do thức ăn từ môi trường
- Bệnh bạch tạng, dị tật, quái thai như lợn 2 đầu, khoèo chân.
- Dẫm phải đinh, ngã gãy xương, húc nhau chảy máu
- Ngộ độc thức ăn, nước uống.
- giun sán ký sinh gây tắt ruột, chấy rận làm con vật ghẻ lở, vi rút gây bệnh hiểm nghèo 
2. Nguyên nhân sinh ra bệnh:
- Do yếu tố bên trong con vật (di truyền)
- Do yếu tố bên ngoài môi trường (cơ học, lý học, hóa học, sinh học)
7’
HĐ 2 : Phòng trị bệnh cho vật nuôi :
GV Y/c đọc và đánh dấu (x) những biện pháp đúng, cần làm nhằm phòng trị bệnh cho vật nuôi:
- Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin.
- Bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm.
-Cho vật nuôi ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ
- Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.
HĐ 2 : Phòng trị bệnh cho vật nuôi :
-HS : đọc mục II tr 122
- Tiêm vắc xin
- Vật nuôi ốm không mổ bán đề phòng lây bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo đủ dinh dưỡng
-Vệ sinh môi trường thức ăn, nước uống
- Phải mời cán bộ thú y đến khám và điều trị kịp thời
- Phòng bệnh là chính, phòng bệnh hơn chữa bệnh
- Đọc phần ghi nhớ SGK
II.Phòng trị bệnh cho vật nuôi :
- Tiêm vắc xin
- Chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo đủ dinh dưỡng.
- Vệ sinh môi trường, thức ăn, nước uống
- Vật nuôi ốm không được mổ bán, đề phòng lây bệnh.
7’
HĐ 3 : Khái niệm và tác dụng phòng bệnh của vắc xin :
- GV yêu cầu 
- Vắc xin là gì ?
- Có mấy loại vắcxin ?
- Xử lý mầm bệnh để chế tạo vắcxin nhược độc như thế nào ?
GV nêu ví dụ : vắc xin dịch tả lợn được chế từ vi rút gây bệnh dịch tả lợn
GV yêu cầu : 
- Kháng thể là gì ?
GV ví dụ : Tiêm vắc xin phòng dại (virút dại đã làm yếu) cho chó, cơ thể con chó được tiêm vắcxin sinh ra kháng thể chống lại virút bệnh dại
- Miễn dịch là gì ?
- Vậy em hãy nêu tác dụng của vắcxin
GV tổng kế lại bằng sơ đồ. 
GV yêu cầu.
HĐ 3 : HS hiểu khái niệm và tác dụng phòng bệnh của vắc xin :
HS : đọc mục I tr 123 SGK
- Chế phẩm sinh học để phòng bệnh truyền nhiễm
- 2 loại chủ yếu :
Vắc xin nhược độc và vắc xin chết
- Chính mầm bệnh bị làm yếu đi kết hợp với phụ gia rồi tiêm cho vật nuôi
HS : đọc khái niệm vắccin mục I tr 123
- Khi có mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn) còn gọi là kháng nguyên xâm nhâp vào cơ thể, có thể tổng hợp các chất đặc hiệu chống lại mầm bệnh gọi là kháng thể
- Là khả năng chống lại các loại vi trùng gây bệnh khi nó xâm nhập vào cơ thể
HS : làm bài tập tr 124 SGK
III. Khái niệm và tác dụng phòng bệnh của vắc xin :
1 Văcxin là gì?
Vắc xin là chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm
2. Tác dụng của vắc xin :
Khi tiêm vắcxin cơ thể vật nuôi sinh kháng thể ® cơ thể vật nuôi có khả năng miễn dịch
7’
HĐ 4 : Một số điều chú ý khi sử dụng văc xin :
GV yêu cầu :
Bảo quản vắc xin thế nào cho tốt ?
- Khi con vật đang ủ bệnh có cần tiêm văc xin không ? 
- Khi vật nuôi mới khỏi bệnh sức khỏe chưa hồi phục có nên tiêm vắc xin không ?
- Vắc xin đã pha rồi, sử dụng như thế nào ?
- Nếu vật nuôi bị dị dứng do cơ thể kháng thuốc thì phải làm gì
- Vậy phải bảo quản vắc xin như thế nào là tốt ?
Tổng kết bài
HS : đọc mục II tr 124 SGK
- Chỗ tối nhiệt độ thấp 150C. Không để lâu, chỗ nóng, ánh sáng mặt trời 
- Không nên tiêm vì hiệu quả thấp
- Không nên tiêm vì hiệu quả thấp
- Phải dùng ngay, dùng không hết phải để vào nơi quy định. Xử lý bằng các phương pháp diệt trùng.
HS Trả lời : Báo cáo cán bộ thú ý can thiệp kịp thời để giải độc
-HS đọc ghi nhớ SGK tr 123
IV. Một số điều chú ý khi sử dụng văc xin :
1. Bảo quản :
Bảo quản vắcxin nơi nhiệt độ thấp 150C. Không để chỗ nóng, có ánh sáng mặt trời chiếu vào
2. Sử dụng :
Dùng theo sự chỉ dẫn của cán bộ, cơ quan thú y
5’
HĐ 5: Củng cố
-Thế nào là vật nuôi bị bệnh?
- Vắc xin là gì ?
- Tiêm vắcxin cho cơ thể vật nuôi chưa nhiễm bệnh nhằm mục đích gì ?
-HS dựa vào mục I.
-HS dựa vào mục III
-Mục tác dung vật nuôi. 
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
- Trả lời câu hỏi SGK
- Về hỏi ông bà cha mẹ để tìm hiểu về các loại vắc xin. Đọc trước bài thực hành 48
IV Rút kinh nghiệm, bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2627.doc