Giáo án Công nghệ 7 tuần 22 - Trường THCS Hồng Phong

Giáo án Công nghệ 7 tuần 22 - Trường THCS Hồng Phong

Bài 24 : GIEO HẠT VÀ CHĂM SÓC VƯỜN GIEO ƯƠM

CÂY RỪNG

A – Mục tiêu.

+ HS nêu được các biện pháp xử lí để hạt nảy mầm và giải thích được vì sao phải làm như vậy.

- Trình bày được thời vụ và qui trình gieo hạt cây rừng.

- Trình bày được các biện pháp chăm sóc vườn sau khi gieo ươm cây rừng.

+ Rèn kĩ năng tư duy, đúc kết thông tin.

+ Giáo dục HS tham gia cùng gia đình xử lí hạt giống và gieo hạt giống để có tỉ lệ nảy mầm và sống cao (như hạt xoan, keo lá tràm, gấc hay hạt rau mùi, trẩu, trám .)

 

doc 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tuần 22 - Trường THCS Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 2 tháng 2 năm 2010 
Tuần 22 
Tiết 25
Bài 24 : GIEO HẠT VÀ CHĂM SÓC VƯỜN GIEO ƯƠM 
CÂY RỪNG 
A – Mục tiêu. 
+ HS nêu được các biện pháp xử lí để hạt nảy mầm và giải thích được vì sao phải làm như vậy.
- Trình bày được thời vụ và qui trình gieo hạt cây rừng.
- Trình bày được các biện pháp chăm sóc vườn sau khi gieo ươm cây rừng.
+ Rèn kĩ năng tư duy, đúc kết thông tin.
+ Giáo dục HS tham gia cùng gia đình xử lí hạt giống và gieo hạt giống để có tỉ lệ nảy mầm và sống cao (như hạt xoan, keo lá tràm, gấc hay hạt rau mùi, trẩu, trám ...)
B – ĐDDH. 
- Hình 37,38 SGK.
- Tranh, ảnh vườm ươm có nhiều luống, có sử dụng các cách tưới nước khác nhau. 
C - Hoạt động dạy học. 
 1+ Ổn định tổ chức. 
 2 + Kiểm tra bài cũ
+ Cho biết biện pháp chọn lập vườn gieo ươm cây rừng ?
+ Kĩ thuật làm đất ươm cây rừng ?
 3 + Bài mới 
HĐ 1- Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm
- GV : có một số loại hạt khi để nguyên hạt bình thường gieo thì hạt không nảy mầm hoặc hạt khó nảy mầm. Vậy phải làm thế nào để hạt nhanh nảy mầm ? 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK trả lời các câu hỏi : 
+ Kể một số loại hạt khó nảy mầm ? Vì sao chúng khó nảy mầm ? 
+ Có những cách nào làm hạt nhanh nảy mầm ? 
+ Nêu từng cách xử lí giúp hạt nhanh nảy mầm ? Cách này phù hợp với những loại hạt như thế nào ? 
- GV gọi đại diện nhóm báo cáo. Cho nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
+ Mục đích cơ bản của các biện pháp kĩ thuật xử lí hạt giống trước khi gieo ? 
- Yêu cầu HS rút ra KL cho mục 1.
- HS nghiên cứu thông tin, kết hợp với những hiểu biết trong thực tế để cùng nhau thảo luận đưa ra câu trả lời. 
- Yêu cầu thấy được : 
+ VD: hạt xoan, lim, dẻ, trẩu, trám, .Chúng khó nảy mầm vì có vỏ dầy và cứng.
+ Có thể tác động làm cho hạt nhanh nảy mầm : đốt hạt, tác động bằng lực, kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.
+ Đốt hạt ( không làm cháy hạt, rồi ủ với tro ẩm). Tác động bằng lực (không làm phôi hạt bị vỡ, rồi ủ tro ẩm). Kích thích bằng nước ấm (ngâm nước ấm, rồi vớt lên ủ)
- HS các nhóm nhận xét nhau, bổ sung cho nhau. 
 KL1 : Hạt giống cây rừng trước khi gieo thường
 được kích thích bằng nước ám, đốt, hoặc 
 tác động bằng lực lên vỏ hạt. 
 HĐ 2- Gieo hạt.
a. Thời vụ gieo hạt. 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK :
+ Hãy cho biết thời vụ gieo hạt cây rừng ở nước ta. 
+ Vì sao cần phải gieo hạt đúng thời vụ ? 
b. Qui trình gieo hạt.
+ Có thể gieo hạt trên những hình thức nào ? 
+ Hãy nêu qui trình gieo hạt ? 
- HS tìm hiểu SGK để thấy được thời vụ gieo hạt ở từng miền. 
+ Miền Bắc từ tháng 11-2.
Miền Trung từ tháng 1-2.
Miền Nam từ tháng 2-3.
+ Để cây sinh trưởng phát triển thuận lợi, hạt dễ nảy mầm, tỷ lệ sống cao.
- HS tìm hiểu tiếp về qui trình gieo hạt. 
+ Có 2 hình thức : gieo trên đất và trên bầu đất. 
+ Qui trình : gieo hạt - lấp đất – che phủ - tưới nước – phun thuốc trừ sâu bệnh - vệ sinh luống gieo. 
 KL2 : + Mùa gieo hạt cây rừng các tỉnh miền Bắc từ 
 tháng 11 đến tháng 2 năm sau, các tỉnh miền Trung
 từ tháng 1 dến tháng 2 và các tỉnh miền Nam từ 
 tháng 2 đến tháng 3. 
 + Qui trình gieo hạt : gieo hạt, lấp đất, che phủ, 
 tưới nước và bảo vệ luống gieo. 
 HĐ 3- Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK và quan sát H 38 : 
+ Mục đích của việc chăm sóc ? 
+ Hãy cho biết các khâu chăm sóc cho vườn gieo ươm cây rừng ? 
+ Ngoài các biện pháp trên còn biện pháp nào khác nữa ? 
+ Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt ? 
+ Lưu ý gì việc chăm sóc vườn ươm ? - KL
- HS tìm hiểu thông tin SGK, kết hợp quan sát hình 38, trao đổi nhóm để thống nhất câu trả lời. 
- Yêu cầu HS thấy được : 
+ Tạo môi trường sống thuận lợi, cây sinh trưởng phát triển tốt. 
+ Che phủ, tưới nước, phun thuốc, dặm tỉa. 
+ Bảo vệ vườn ươm cây rừng, bón phân thúc. 
+ Do điều kiện môi trường (thời tiết khí hậu, côn trùng sâu bệnh. )
- HS rút ra KL cho mục. 
 KL3 : Công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng gồm : 
 Che mưa, nắng, tưới nước, bón phân, làm cỏ, xới đất, 
 phòng trừ sâu, bệnh, tỉa, dặm cây để điều chỉnh mật độ. 
 4 + Củng cố - KTĐG 
+ Ở nước ta thường gieo trồng hạt cây rừng vào giai đoạn nào ? 
+ Cách chăm sóc vườn gieo ươm ? 
 HS đọc KL chung SGK
 5 + HDVN
Học bài . Trả lời câu hỏi SGK. Đọc “Có thể em chưa biết”.
Giờ sau học Bài 26 : Trồng cây rừng. 
---------------------------------------------------
Ngày 2 tháng 2 năm 2010 
Tiết 26 
Bài 26 : TRỒNG CÂY RỪNG 
A – Mục tiêu. 
+ HS phải xác định được thời vụ trồng cây lâm nghiệp.
- Nêu được yêu cầu kĩ thuật của hố trồng cây.
- Trình bày được qui trình trồng cây con có bầu, cũng như trồng cây rễ trần. 
+ Qua qiu trình kĩ thuật đào hố, trồng cây có bầu và trồng cây rễ trần mà hình thành được kĩ thuật và kĩ năng trồng cây rừng có tỉ lệ sống cao. 
+ HS có ý thức tham gia trồng cây lấy gỗ hay ăn quả ở địa phương, gia đình có kết quả. 
B – ĐDDH. 
Tranh hình phóng to H 41, 42, 43 SGK.
C - Hoạt động dạy học. 
 1+ Ổn định tổ chức. 
 2 + Kiểm tra bài cũ
+ Em hãy cho biết cách kích thích hạt giống cây rừng bằng đốt và tác động bằng lực ? 
+ Hãy nêu những công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng ? 
 3 + Bài mới 
 HĐ 1- Xác định thời vụ trồng rừng.
+ Theo em cơ sở quan trọng để xác định thời vụ trồng rừng là gì ?
+ Hãy cho biết thời vụ trồng rừng ở các miền trong cả nước ? 
- HS tự vận dụng kĩ năng tư duy, suy luận để trả lời : 
+ Thời tiết, khí hậu..
+ Các tỉnh phía Bắc là mùa Xuân và mùa Thu, miền Nam và miền Trung vào mùa mưa. 
 KL1 : Thời vụ trông cây rừng :
 Các tỉnh phía Bắc là mùa Xuân và mùa Thu, 
 miền Nam và miền Trung vào mùa mưa.
 HĐ 2- Tìm hiểu kĩ thuật làm đất trồng cây rừng.
a. Kích thước hố.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin ở bảng SGK và H 41.
+ Cho biết hố trồng cây rừng thường có kích thước như thế nào ? 
b. Kĩ thuật đào hố.
+ Khi đào hố cần phải chú ý những gì ? 
+ Nêu kĩ thuật đào hố ? 
- Yêu cầu HS rút ra KL cho kĩ thuật đào hố trồng cây.
- HS nghiên cứu bảng SGK trả lời. 
+ Có 2 loại hố : 30 x 30 x 30
 40 x 40 x 40
+ Căn cứ loại cây trồng và đất mà có loại hố khác nhau.
+ Dãy cỏ, để riêng tầng đất mặt rồi trộn với phân bón, cho đất mặt đã trộn phân cho xuống dưới hố, lấy đất màu xung quanh lấp tiếp cho đầy hố. 
 KL2 : + Căn cứ loại cây trồng và đất có loaị hố khác nhau. 
 30 x 30 x 30 hoặc 40 x 40 x 40 
 + Dãy cỏ, để riêng tầng đất mặt rồi trộn với phân bón,
 cho đất mặt đã trộn phân cho xuống dưới hố, 
 lấy đất màu xung quanh lấp tiếp cho đầy hố.
 HĐ 3- Tìm hiểu kĩ thuật trồng rừng bằng cây con.
a. Trồng cây con có bầu. 
- GV yêu cầu HS quan sát H 42 SGK.
+ Trồng cây có bầu, người ta thực hiện theo qui trình như thế nào ? 
+ Vì sao cần rạch bỏ vỏ bầu ? 
b. Trồng cây con rễ trần. 
- GV yêu cầu HS quan sát H 43 SGK.
+ Qui trình trồng cây con rế trần giống và khác qui trình trồng cây con có bầu như thế nào ? 
+ Để cây con rễ trần có tỉ lệ sống cao là gì ? 
+ Theo em, ở vùng đồi núi trọc nên trồng rừng bằng loại cây con nào ? Tại sao ? 
- HS tìm hiểu thông tin qua tranh hình để đưa ra kiến thức : 
+ Tạo hố, rạch vỏ bầu, đặt bầu vào hố, lấp đất và lèn lần 1, lấp đất và lèn lần 2, vun gốc. 
+ Rễ cây phát triển thuận lợi.
- HS quan sát tranh hình H 43 và so sánh với qui trình trồng cây con bằng bầu để thấy được : 
+ Giống nhau : các bước như nhau.
+ Khác nhau : cây con rễ trần không phải rạch vỏ, nén đất phải chú ý không làm đứt rễ, khi vun đất, giữ cây sao cho đứng, rễ không bị cong ngược lên. 
+ đảm bảo bộ rễ ở trạng thái tự nhiên.
 KL3 : Trồng cây con có bầu và không bầu đều có các bước : 
 + Tạo hố trong lỗ.
 + Đặt bầu, cây vào hố.
 + Lấp đất kín gốc.
 + Nèn đất.
 + Vun gốc.
 HS đọc ghi nhớ cuối bài SGK. 
 4 + Củng cố - KTĐG 
+ Hãy giải thích các thao tác kĩ thuật trồng cây con có bầu và cây con rễ trần ? 
 5 + HDVN
Học bài, trả lời câu hỏi SGK cuối bài.
Tìm hiểu trước bài 27 : Chăm sóc rừng sau khi trồng. 
----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22 lop 7.doc