Giáo án Công nghệ 7 tuần 23 - Trường THCS Hồng Phong

Giáo án Công nghệ 7 tuần 23 - Trường THCS Hồng Phong

Bài 27 : CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG

A – Mục tiêu.

+ Trình bày được thời gian chăm sóc cây rừng sau khi trồng.

- Nêu những công việc và yêu cầu, nội dung của từng việc phải đạt sau khi trồng.

+ Từ hiện tượng nhiều cây dại mọc nhanh, mạnh vượt lên cây rừng trồng, làm cây rừng trồng cằn cỗi mà nhận ra được vai trò, và có ý thức bảo vệ cây rừng trồng.

B – ĐDDH.

Tranh hình 44 SGK – Các công việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tuần 23 - Trường THCS Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 16 tháng 2 năm 2010 
Tuần 23
Tiết 27
Bài 27 : CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG
A – Mục tiêu. 
+ Trình bày được thời gian chăm sóc cây rừng sau khi trồng. 
- Nêu những công việc và yêu cầu, nội dung của từng việc phải đạt sau khi trồng.
+ Từ hiện tượng nhiều cây dại mọc nhanh, mạnh vượt lên cây rừng trồng, làm cây rừng trồng cằn cỗi mà nhận ra được vai trò, và có ý thức bảo vệ cây rừng trồng. 
B – ĐDDH. 
Tranh hình 44 SGK – Các công việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng. 
C - Hoạt động dạy học. 
 1+ Ổn định tổ chức. 
 2 + Kiểm tra bài cũ
+ Qui trình trồng rừng bằng cây con có bầu ? Trồng cây con rễ trần như thế nào để có tỉ lệ sống cao ? 
+ Vì sao khi đào hố phải vạt hết cỏ ?
 3 + Bài mới 
ĐVĐ : Sau khi cây con bén rễ, giai đoạn này cây con còn non yếu, sức chống chịu kém, mặt khácdo chưa khép tán, cây dại phát triển nhanh, có thể trùm lên cây con. Do đó trước khi rừng khép tán cần phải chăm sóc thường xuyên.
 HĐ 1- Tìm hiểu về thời gian và số lần chăm sóc.
GV thông báo : phải chăm sóc cây rừng sau khi trồng 1 – 3 tháng, chăm sóc liên tục khoảng 3-4 năm. Năm thứ 1 và 2 mỗi năm từ 2 – 3 lần. Năm thứ 3 và 4 mỗi năm từ 1 đến 2 lần. 
+ Vì sao sau 1 đễn 3 tháng phải chăm sóc rừng ? 
+ Vì sao phải chăm sóc rừng liên tục tới bốn năm ? 
+ Vì sao những năm đầu phải chăm sóc nhiều hơn những năm sau ? Chăm sóc rừng có ý nghĩa gì với môi trường ?
- HS nghiên cứu thông tin và thảo luận để thống nhất câu trả lời. 
- Đại diện nhóm HS trả lời. 
+ Khi đó cây con đã phục hồi sau trồng và rất cần dinh dưỡng dể sinh trưởng và phát triển.
+ Trong thời gian bốn năm, đầu thì cây rừng chưa khép tán nên cỏ dại dễ ăn lấn. 
+ Khi đó cây con sinh trưởng mạnh nhất.
 KL1: Chăm sóc cây sau trồng từ 1-3 tháng và 
 chăm sóc liên tục trong vòng 4 năm.
 HĐ 2- Tìm hiểu những công việc phải làm trong chăm sóc rừng.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và hình vẽ.
+ Trong quá trình gieo trồng thì thường gặp những trường hợp phá hại, ảnh hưởng nào ? 
+ Những việc chính trong chăm sóc rừng là gì ? 
+ Mô tả cách thực hiện trong mỗi việc và vì sao phải làm như vậy ?
- HS nghiên cứu SGK để trả lời.
+ Gặp sự phá hại của động vật và con người, thiên tai, sự phát triển nhanh chóng của cỏ dại, đất trở lên bí chặt.
+ Làm rào chắn bảo vệ, phát quang cỏ dại, làm cỏ, xới đất, vun gốc, bón phân, tỉa dặm cây
+ HS mô tả cách thực hiện
 KL2 : Công việc chăm sóc cây rừng : 
 - Làm rào bảo vệ, phát quang, xới đất, vun gốc,
 bón phân, tỉa và dặm cây. 
 Đọc ghi nhớ SGK
 4 + Củng cố - KTĐG 
+ Khi trồng và chăm sóc cần chú ý điều gì ? 
+ Lựa chọn những loại phân bón nào để bón lót cho cây trồng ? 
 5 + HDVN
Học bài, trả lời câu hỏi SGK. 
Giờ sau thực hành : Gieo hạt và cấy cây vào bầu đất.
--------------------------------------------------------------
Ngày 16 tháng 2 năm 2010
Tiết 28
Bài 25 : THỰC HÀNH 
GIEO HẠT VÀ CẤY CÂY VÀO BẦU ĐẤT
A – Mục tiêu. 
+ HS làm được kĩ thuật gieo hạt và cấy cây vào bầu.
+ Rèn luyện đức tính cẩn thận cho HS.
+ Giáo dục HS yêu thích lao động. 
B – ĐDDH. 
GV : Túi bầu nilông, đất, phân bón, hạt giống xử lí hoặc cây khoẻ mạnh.
- Cuốc, xẻng, dao cấy.
HS : Rơm khô, cành làm giàn che.
- Hạt giống.
C - Hoạt động dạy học. 
 1+ Ổn định tổ chức. 
 2 + Kiểm tra bài cũ (không)
 3 + Bài mới 
 HĐ 1 - Hướng dẫn kĩ thuật thực hành.
 a. Gieo hạt bằng bầu đất.
Bước 1 : Tạo ruột bầu đất.
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
+ Có 45 kg đất bột, cần trộn thêm khoảng bao nhiêu kg phân chuồng hoai mục ? và bao nhiêu gam supe lân ? 
+ Làm thế nào để đất và lân trộn đều với nhau ?
GV hướng dẫn : 88 -89 % đất mặt, 10 % phân hữu cơ, 1-2 % supe lân. 
Bước 2 : Trộn hỗn hợp đất phân và cho vào túi bầu, vỗ và nén chặt đất trong bầu, đất thấp hơn miệng túi từ 1-2 cm. xếp bầu thành hàng.
Bước 3 : Gieo hạt vào giữa bầu đất. Mỗi bầu 2-3 hạt, lấp kín hạt bằng đất mịn dày 2-3cm.
Bước 4 : Che phủ luống bầu bằng rơm rạ hoặc cành lá tươi, tưới ẩm bầu bằng bình sen. Phun thuốc trừ sâu. 
HS nghiên cứu SGK. 
- 45 kg đất bột, trộn 5 kg phân chuồng hoai mục và 1 kg supe lân
- HS theo dõi.
 b. Cấy cây con vào bầu đất.
GV Hướng dẫn HS. 
- Bước 1, bước 2 thực hiện giống như bước 1, bước 2 trong qui trình gieo hạt. 
- Bước 3 : Dùng dao tạo hốc giữa bầu đất, đặt cây con vào bầu (rễ thẳng đứng), lấp đất kín rễ. 
- Bước 4 : Che phủ luống bầu sau khi trồng bằng giàn che.
- HS quan sát tranh hình 40 SGK. 
 HĐ 2 - Học sinh thực hành. 
- GV yêu cầu HS thực hành như đã hướng dẫn. 
- GV quan sát các thao tác thực hành của HS. 
- HS thực hành. 
 4 + Củng cố - KTĐG 
- GV nhận xét, đánh giá kĩ năng thực hành của HS.
 5 + HDVN
- Học bài, tự làm bầu gieo ươm cây tại gia đinh. 
- Tìm hiểu trước bài 28 : Khai thác rừng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23 lop 7.doc