Giáo án Công nghệ 7 tuần 29 - Trường THCS Hồng Phong

Giáo án Công nghệ 7 tuần 29 - Trường THCS Hồng Phong

Tuần 29

Tiết 39

Bài 36 : THỰC HÀNH

NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG LỢN (HEO) QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU

A – Mục tiêu.

+ HS nhận biết một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.

+ Rèn kĩ năng đo, nhận xét hình dạng từ đó có kiến thức chọn giống lợn.

+ Giúp HS có ý thức hơn trong việc phát triển chăn nuôi ở gia đình và địa phương.

B – ĐDDH.

Giáo trình chăn nuôi, SGK, SGV và một số tranh ảnh về các giống lợn phổ biến.

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1370Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tuần 29 - Trường THCS Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 30 tháng 3 năm 2010
Tuần 29
Tiết 39
Bài 36 : THỰC HÀNH 
NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG LỢN (HEO) QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU
A – Mục tiêu. 
+ HS nhận biết một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều. 
+ Rèn kĩ năng đo, nhận xét hình dạng từ đó có kiến thức chọn giống lợn.
+ Giúp HS có ý thức hơn trong việc phát triển chăn nuôi ở gia đình và địa phương. 
B – ĐDDH. 
Giáo trình chăn nuôi, SGK, SGV và một số tranh ảnh về các giống lợn phổ biến. 
C - Hoạt động dạy học. 
 1+ Ổn định tổ chức. 
 2 + Kiểm tra bài cũ
+ Cách chọn gà đẻ qua ngoại hình ? 
 3 + Bài mới 
 HĐ I- Vật liệu và dụng cụ cần thiết. 
- Mô hình lợn.
- Tranh về một số giống lợn. 
- Thước đo.
 HĐ II – Quy trình thực hành. 
Bước 1. Quan sát đặc điểm ngoại hình. 
+ Hình dạng chung.
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK.
+ Nhận xét các đặc điểm về mõm, đầu, lưng, chân,..
+ Màu sắc lông và da ? 
Bước 2 : Đo kích thước một số chiều.
+ Mục đích của việc đo ? 
+ Đo chiều dài thân.
Đo từ hốc tai theo sống lưng tới khấu đuôi.
+ Đo vòng ngực.
Đo xung quanh vòng ngực. 
- GV cho HS thực hành.
Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, GV quan sát, nhắc nhở HS thực hành.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thực hành. GV cho các nhóm đối chiếu vói nhau để đánh giá mỗi nhóm.
- HS nghiên cứu về lợn qua tranh.
Thấy được : 
+ Lợn Lan đơ rát tai to rủ xuống phía trước. 
+ Lợn Đại Bạch mặt gãy, tai to hướng về phía trước.
+ Lợn Móng Cái lưng gãy, mõm ngắn.
- HS mô tả da, lông.
+ Lợn Lan đơ rát lông cứng, da trắng.
+ Lợn Đại Bạch lông, da trắng tuyền. 
+ Lợn Móng cái da lông khoang đen, trắng, ..
+ Đánh giá được tầm vóc của giống về khả năng cho thịt và khả năng sinh sản. 
- HS thao tác đo trên mô hình lợn.
- HS báo cáo kết quả.
 4 + Củng cố - KTĐG 
Lợn mà có khả năng đẻ tốt là lợn có thân hình cân đối, lưng thẳng, vú phát triển cân đối, mắt hiền, chân đi móng. 
Lợn siêu thịt thân hình lớn, các bộ phận cho thịt như đùi, mông, thăn phát triển.
+ Làm thế nào để đánh giá được khả năng sinh trưởng của con lợn ? 
HS đánh giá tăng trọng trên một kg thức ăn.
 5 + HDVN
+ HS về làm thu hoạch theo mẫu trong SGK tr 98.
+ Áp dụng kiến thức đã học vào trong công tác chọn giống hộ gia đình. 
+ Chuẩn bị bài mới “Thức ăn chăn nuôi”
--------------------------------------------
Ngày 30 tháng 3 năm 2010
Tiết 40
Bài 37 : THỨC ĂN VẬT NUÔI
A – Mục tiêu. 
+ Biết đựơc nguồn gốc của thức ăn vật nuôi.
+ Hiểu được thàhh phần trong thức ăn vật nuôi. 
+ Giúp HS có kiến thức cơ bản để nhận thức được vai trò của thức ăn trong chăn nuôi. 
B – ĐDDH. 
GV : Giáo trình chăn nuôi, SGK, SGV.
C - Hoạt động dạy học. 
 1+ Ổn định tổ chức. 
 2 + Kiểm tra bài cũ
- Thu bài thu hoạch của HS.
 3 + Bài mới 
 HĐ 1 - Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
- Ta sử dụng thức ăn hàng ngày, chúng ta có thể kể đó là chất gì không ? 
+ Vậy chúng ta hiểu như thế nào là thức ăn ? 
- Ngoài việc thức ăn có thể ăn được mà còn phải tiêu hoá và hấp thu được. 
- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK.
+ Cho biết trâu, bò, lợn, gà ăn gì? 
+ Trong chăn nuôi gia đình chúng ta sử dụng những loại thức ăn gì cho vật nuôi ? 
- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK.
+ Nêu nguồn gốc của thức ăn ? Hãy kể một số loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, động vật, chất khoáng.
- Lưu ý : Vật nuôi sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp, sản phẩm thuỷ sản làm thức ăn, là một mát xích trong mô hình VAC hoặc RVAC.
- HS kể những thức ăn mà được sử dụng hàng ngày. 
+ Thức ăn là những chất có thể ăn được. 
- HS quan sát, kể..
+ Vật nuôi chỉ ăn những loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hoá. 
HS kể những thức ăn mà được sử dụng hàng ngày. 
- HS quan sát, kể ..: 
+ Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như : bột cá, bột tôm,Thứ ăn có nguồn gốc từ thức vật như: rơm, cỏ, khô dầu lạc,..
 KL1: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật,
 động vật và chất khoáng
 HĐ 2- Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
+ Theo em trong thức ăn vật nuôi có những thành phần có bản nào ? 
+ Trong vật chất khô có chứa những chất gì ? 
- GV đưa thêm thông tin về vai trò quan trọng của một số chất chính đối với sự phát triển, sinh sản của vật nuôi
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 4 SGK tr 100. 
+ Rút ra nhận xét về nguồn gốc của thức ăn nêu trong bảng 4.
- HS nghiên cứu SGK, trả lời;
+ Trong thức ăn vật nuôi có nước và vật chất khô là 2 thành phần cơ bản.
+ Có prôtêin, lipít, gluxít, vitamin và các chất khoáng. 
+ Nguồn gốc của các loại thức ăn trên có từ động vật, thực vật. 
 KL2 : Thức ăn có nước, chất khô. Phần chất khô của
 thức ăn có : prôtêin, gluxít, lipít, vitamin và chất 
 khoáng. Tuỳ loại thức mà thành phần và tỉ lệ 
 các chất dinh dưỡng khác nhau.
 4 + Củng cố - KTĐG 
- HS làm bài tập tr 101 hình 65.
- Đọc phần ghi nhớ SGK & Có thể em chưa biết. 
+ Dựa vào bảng 4 em hãy nhận xét khẩu phần ăn trong chăn nuôi của gia đình em ? 
 5 + HDVN
Học bài, trả lời câu hỏi SGK. 
Đọc trước bài mới ; Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
+ Tìm hiểu thức ăn quanh chúng ta về giá trị dinh dưỡng của nó.
--------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29 lop 7.doc