Giáo án Đại số 7 tiết 1 đến 5 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giáo án Đại số 7 tiết 1 đến 5 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chương I: SỐ HỮU TỈ. SỐ THỰC Tuần 01

§1 TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ Tiết 01

I. MỤC TIÊU:

– Hiểu được khái niệm về số hữu tỉ, cách biểu diễn các số hữu tỉ trên trục số, so sánh các số hữu tỉ. Bước đầu nhận biết được mối quan hệ giữa các tập số: NZQ.

– Có kỹ năng ban đầu về biểu diễn các số hữu tỉ trên trục số, biết cách so sánh 2 số hữu tỉ.

– Rèn kỹ năng nhận biết số hữu tỉ, điều kiện có số hữu tỉ.

II. CHUẨN BỊ:

– GV: SGK, SGV, thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ.

– HS: Ôn kiến thức về số nguyên, phân số đã học ở lớp 6.

 

doc 10 trang Người đăng vultt Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 tiết 1 đến 5 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22 – 08 – 09 	Chương I: SỐ HỮU TỈ. SỐ THỰC	Tuần 01
Ngày giảng: 24 – 08 – 09 	§1 TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ	Tiết 01
I. MỤC TIÊU:
– Hiểu được khái niệm về số hữu tỉ, cách biểu diễn các số hữu tỉ trên trục số, so sánh các số hữu tỉ. Bước đầu nhận biết được mối quan hệ giữa các tập số: NÌZÌQ.
– Có kỹ năng ban đầu về biểu diễn các số hữu tỉ trên trục số, biết cách so sánh 2 số hữu tỉ.
– Rèn kỹ năng nhận biết số hữu tỉ, điều kiện có số hữu tỉ.
II. CHUẨN BỊ:
– GV: SGK, SGV, thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ.
– HS: Ôn kiến thức về số nguyên, phân số đã học ở lớp 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Giới thiệu qua phần đại số 7
– Sách được viết thành 2 tập:
– Tập 1 gồm chương I và chương II.
– Tập 2 gồm chương III và chương IV. 
Số hữu tỉ – số thực
Hàm số và đồ thị
Thống kê
Biểu thức đại số
Hoạt động 2: Số hữu tỉ
– GV: Hãy biểu diễn các số sau thành các phân số bằng nhau nhưng có mẫu và tử khác nhau.
– HS: Viết theo cách hiểu của mình như đã học ở lớp 6.
GV: Dẫn dắt để đi đến khái niệm số hữu tỉ.
Em có nhận xét gì về các tập hợp Q, Z, N?
GV: Cho HS thảo luận theo nhóm để trả lời ?1 và ?2
Gọi gọi đại diện các nhóm nhận xét.
GV nhận xét, bổ sung.
GV: Đặt vấn đề chuyển sang hoạt động 3
Là số viết được dạng:
 với a, bÎZ, b ¹ 0.
Ký hiệu Q.
Đều là số hữu tỉ vì nó viết được dưới dạng như: ; ; 
Số a cũng là số hữu tỉ vì a =.
Hoạt động 3: Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số
GV: Hãy biểu diễn các số nguyên –1; 1 và 2 trên trục số.
HS: Một em lên bảng, cả lớp làm vào giấy.
GV: Cho cả lớp nhận xét thống nhất.
GV: Vậy biểu diễn các số hữu tỉ và trên trục số ta làm thế nào? 
Gọi HS lên bảng biểu diễn.
Điểm biểu diễn số hữu tỉ x gọi là điểm x. 
– Chia đoạn thẳng từ 0 đến –1 thành 3 phần bằng nhau. Mỗi phần là đơn vị
– Tương tự.
– Điểm biểu diễn số hữu tỉ x gọi là điểm x.
Hoạt động 4: So sánh hai số hữu tỉ
– Để so sánh 2 số hữu tỉ ta đưa về so sánh 2 phân số cùng mẫu số. 
Yêu cầu HS làm ?5
Gọi HS nhận xét.
Ví dụ1: So sánh hai số hữu tỉ –0,6 và 
Ta có 
Vì –6 0 nên 
Ví dụ 2: So sánh hai số hữu tỉ và 0
Gọi HS so sánh
Chú ý: 
Nếu x<y thì điểm x nằm bên trái điểm y
Số hữu tỉ lớn hơn 0 gọi là số hữu tỉ dương.
Số hữu tỉ nhỏ hơn 0 gọi là số hữu tỉ âm
Số hữu tỉ 0 không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm.
Yêu cầm HS làm ?5
 Gọi HS nhận xét.
Ta có 
Ta có : và 
 Vậy < 0
HS ghi chú ý
Số hữu tỉ dương: 
Số hữu tỉ âm: 
Số hữu tỉ không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm.
Hoạt động 5:Luyện tập, củng cố 
– Thế nào là số hữu tỉ?
Bài tập 2a) trang 7 SGK:
Gọi HS làm bài
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3b) trang 8 SGK:
Gọi HS làm bài
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, bổ sung.
HS trả lời
Bài 2a): 
Bài 3b):
Ta có x = ; 
Vì – 71>– 72 nên 
Hoạt động 6:Hướng dẫn về nhà
– Nắm vững định nghĩa số hữu tỉ, cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số, so sánh hai số hữu tỉ. 
– Bài tập về nhà số 2b; 3a,c; 4; 5 (tr 7, 8 SGK) và số 1,3,4,8 (tr 3,4 SBT)
– Ôn tập quy tắc cộng, trừ phân số: quy tắc “dấu ngoặc”, “chuyển vế”
Ngày soạn : 22 – 08 – 09 	Tuần 01
Ngày giảng: 25 – 08 – 09 	§2 CỘNG, TRỪ SỐ HỮU TỈ	Tiết 02
I. MỤC TIÊU:
– HS nắm vững quy tắc cộng trừ số hữu tỉ. Hiểu được quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ.
– Có kỹ năng thực hiện phép cộng trừ các số hữu tỉ nhanh, đúng và có kĩ năng vận dụng quy tắc chuyển vế.
II. CHUẨN BỊ:
– GV: SGK, Sách giáo viên, giáo án. 
– HS: Ôn tập quy tắc cộng trừ phân số, quy tác “chuyển vế” và quy tắc “dấu ngoặc” (Toán 6), bảng phụ hoạt động nhóm. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Bài cũ
Thế nào là số hữu tỉ? Cho ví dụ?
Làm bài tập 4 SGK tr8: 
HS trả lời 
Ví dụ: –0,7; ; 5 .
Hoạt động 2: Cộng trừ hai số hữu tỉ
GV: Em thực hiện phép tính 
Vậy để làm tính cộng hai số hữu tỉ ta cần làm gì?
Ta làm ví dụ sau theo nhóm ra phiếu học tập
Ví dụ: Tính 
Qua ví dụ em có đưa ra kết luận gì?
Quy tắc: Với 
 thì 
HS: Thực hiện tính cộng có
HS: Đưa số hữu tỉ về phân số làm tính với các phân số 
Ta có 
HS: Đưa ra nhận xét qua bài làm của nhóm bạn
HS: đưa ra kết luân về quy tắc cộng trừ hai số hữu tỉ
Hoạt động 3: Quy tắc “chuyển vế” 
GV: Em nhắc lai quy tắc chuyển vế đã được học ở phần số nguyên
Tương tự ta có quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ 
Em hãy phát biểu quy tắc SGK 
GV: Nhắc lại
Với mọi x, y, z Î Q và x + y = z x=?, y=?
Ví dụ: Tìm x biết 
GV: Nêu chú ý
Phép tính cộng trừ trong tập Q có đủ các tính chất như trong tập số nguyên Z
Yêu cầu HS làm ?2
Gọi HS nhận xét, bổ sung
HS: Nhắc lại quy tắc chuyển vế đã được học ở phần số nguyên 
HS: Phát biểu quy tắc SGK 
Khi chuyển vế một số hạng từ vế này sang vế kia một đẳng thức ta phải đổi dấu cộng thành trừ và trừ thành cộng
x + y = z x=z – y; y=z – x
HS: làm ví dụ 
Hai HS lên bảng làm ?2
Hoạt động 4: Luyện tập , củng cố
GV: Chia học sinh trong lớp làm 6 nhóm phát các phiếu học tập và yêu cầu các em làm việc theo nhóm giải các bài tập
Bài tập 6 SGK trg 10
Gọi đại diện các nhóm trả lời?
Gọi đại diện các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bài tập 9c SGK trg 10:
Gọi HS nhắc lại quy tắc chuyển vế?
Yêu cầu HS chuyển vế tìm x của bài 9c?
GV nhận xét và hướng dẫn giải.
HS: làm việc theo nhóm giải bài tập 6 SGK
Bài 9: Tìm x biết 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
– Nắm vững hai quy tắc cộng trừ số hữu tỉ, quy tắc chuyển vế.
– Làm các bài tập 7, 8 9(a,b,d), 10 SGK trg 10; 14; 10; 18 SBT.
– Ôn quy tắc nhân, chia hai phân số đã học ở lớp 6.
Ngày soạn : 29 – 8 – 09 	§3 NHÂN CHIA SỐ HỮU TỈ	Tuần 02
Ngày giảng : 31 – 8 – 09 	Tiết 03	
I. MỤC TIÊU:
– HS nắm vững quy tắc nhân, chia các số hữu tỉ. Nắm vững tỉ số của hai số hữu tỉ.
– Có kỹ năng vận dụng quy tắc vào giải các bài tập một cách nhanh và đúng.
– Có tính cẩn thận khi nhân và chia, biết rút gọn để tính nhanh.
II. CHUẨN BỊ:
– GV: Chuẩn bị bảng phụ ghi sẵn công thức nhân, chia số hữu tỉ. Tính chất của phép nhân.
– HS: Ôn lại quy tắc nhân chia phân số.Tính chất cơ bản của phép nhân phân số.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Bài cũ
Nêu quy tắc nhân hai phân số ? Áp dụng tính:
Gọi HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét ghi điểm.
HS trả lời 
Hoạt động 2: Nhân hai số hữu tỉ
Phát biểu quy tắc nhân hai phân số?
GV: Để nhân hai số hữu tỉ ta làm thế nào?
Ta có thể viết số hữu tỉ dưới dạng phân số nhân 2 phân số: 
Công thức: 
Áp dụng công thức và như ví dụ SGK. Tính 
Gọi HS lên bảng làm còn cả lớp làm vào vở. Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét qua ví dụ.
Yêu cầu hai HS lên bảng làm bài 11a; 11b.
Gọi HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét ghi điểm.
HS trả lời 
HS trả lời 
Hoạt động 3: Chia hai số hữu tỉ
Phát biểu quy tắc chia hai phân số?
GV:Để chia hai số hữu tỉ ta làm thế nào?
Ta có thể viết chúng dưới dạng phân số rồi chia phân số.
Công thức: 
Áp dụng tính: 
Yêu cầu làm ? SGK trg 11:
Gọi HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét ghi điểm. 
GV: Nêu chú ý trong SGK.
Ví dụ: Tỉ số của hai số – 4,13 và 10,21 được viết là hay – 4,13 :10,21
HS trả lời 
Chú ý: x:y hay là tỉ số của x và y (y¹0).
Hoạt động 4: Luyện tập – Củng cố 
Bài tập 12a)SGK trg 12:
Bài tập 13(b,c, d) SGK trg 12:
Gọi 3 học lên bảng làm ba câu trên còn cả lớp làm vào vở.
Gọi HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 14SGK trg 12:
GV hướng dẫn thực hiện các phép tính theo hàng hoặc cột.
Bài 12a) 
Bài 13(b, c)
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
– Nắm được công thức cộng, trừ, nhân, chia hai số hữu tỉ.
– Xem các bài đã làm, làm các bài tập 11(c, d); 12b); 13a); 14; 16 SGK; 10, 14 SBT.
– Ôn lại giá trị tuyệt đối của số nguyên a đã học ở lớp 6.
– Xem trước bài “Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
Ngày soạn: 29–8–09 § 4. GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ 	 Tuần 2 
Ngày giảng:01–9–09 	CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA SỐ THẬP PHÂN	 Tiết 4 
I. MỤC TIÊU:
– HS hiểu khái niệm giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.
– Xác định được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Có kỹ năng cộng trừ, nhân chia các số thập phân.
– Có ý thức vận dụng các tính chất của phép toán về số hữu tỉ để tính toán một cách hợp lí nhất.
II. CHUẨN BỊ:
– GV: SGK , bảng phụ , phấn màu. MTBT
– HS: Bài cũ, chuẩn bị tốt bài mới, ô n lại khái niệm về trục số, giá trị tuyệt đối của số nguyên a
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Bài cũ
HS 1:
– Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì?
– Tìm =?; =?; =?
HS2: Vẽ tục số và biểu diễn các số 2; –2; 3; 5 và lên trục số.
Gọi HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét ghi điểm.
HS: trả lời 
 =15; =13; =0
Hoạt động 2: Giaù trò tuyeät ñoái cuûa moät soá höõu tæ
GV: Dùng phép tương tự để giới thiệu khái niệm và ký hiệu.
Yêu cầu HS làm ?1 
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời
Vậy giá trị tuyệt đối của x bằng ?
Ví dụ: x = thì 
x=3,35 thì 
Yêu cầu HS làm ?2
Gọi 2 HS lên bảng làm còn cả lớp làm vào vở.
Gọi HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét.
Bài tập 17 SGK trg 15:
Gọi HS làm câu 1)
GV hướng dẫn câu 2a) 
 2a). 
Gọi HS làm câu 2b)
Là khoảng cách từ điểm biểu diễn x đến 0 trên trục số.
?1: a) =3,5 và ; = 2
b) Nếu x>0 thì =x
	Nếu x = 0 thì ==0
	Nếu x<0 thì =– x 
Ký hiệu 
HS ghi ví dụ.
a) 
b) 
c) 
d) 
Bài tập 17
a,c đúng; b sai.
HS ghi bài
2b). 
Hoạt động 3: Công, trừ, nhân, chia số thập phân
GV: Để cộng, trừ, nhân, chia số thập phân tà làm thế nào?
Tùy bài toán ta có thể đổi các số thập phân thành phân số thập phân và cũng có thể để vậy và cộng trừ giống như số nguyên đã học ở lớp 6.
Ví dụ: (–1,13) + (–0,264)
=
có thể làm ví dụ như SGK 
 GV giới thiệu cả trừ bằng máy tính bỏ túi. (Sử dụng MTBT FX570 hoặc 570MS) Bấm các phím như bài toán còn phân số thì thêm cặp dấu ngoặc của tử và mẫu.
GV trừ, nhân, chia hai số thập phân tương tự.
HS tự sử dụng máy tính bỏ túi.
Yêu cầu HS làm ?3
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
HS trả lời 
HS nghe GV giảng
Bấm các phím của MTBT:
a) (–1,13) + (–0,264)=
b) 0,245 – 2,134 = – 1,889
c) (–5,2).3,14 = –16,382
d) (–0,408):(–0,34) 
= 0,408:0,34 = 1,2
?3a) – 3,116 + 0,263 = – 2,853
b) (– 3,7).(– 2,16)=7,992
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
Nêu công thức =
Bài tập 19 SGK trg 15:
Gọi HS trả lời 
Gọi HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét ghi điểm.
Bài tập 20 SGK trg 15:
Gọi HS trả lời 
Gọi HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét ghi điểm. 
HS trả lời 
Bài tập 19
Bạn Hùng làm nhóm các số thập phân âm lại rồi cộng còn bạn Liên nhóm theo cặp để tròn chục.
Theo em thì làm cách của bạn Liên.
a) = (6,3 + 2,4) + [(–3,7) + (–0,3)] 
= 8,7 + (–4) = 4,7.
b) = [(–4,9) + 4,9] + [5,5 + (–5,5)] = 0 + 0 = 0
c) = 3,7
d) = 2,8.[(–6,5) + (–3,5)] 
= 2,8.(–10) = –28.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà 
– Học thuộc định nghĩa và công thức xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, ôn so sánh số hữu tỉ.
– Bài tập về nhà : Bài 21, 22, 24 (SGK–Tr.15, 16) + Bài 24, 25, 27 (Tr.7, 8 – SBT).
– Ôn lại các định nghĩa, khái niệm đã học.
– Tiết sau luyện tập mang máy tính bỏ túi.
Ngày soạn : 04 – 09 – 09	LUYỆN TẬP 	Tuần 3
Ngày giảng : 06 – 09 – 09	Tiết 5
I. MỤC TIÊU:
– Củng cố quy tắc xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.
– Rèn luyện kỹ năng so sánh các số hữu tỉ, tính giá trị biểu thức, tìm giá trị x và cách sử dụng máy tính.
– Phát triển tư duy cho HS qua việc giải toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức.
II. CHUẨN BỊ:
– GV: SGK, giáo án, bảng phụ ghi bài tập 26 : Sử dụng máy tính bỏ túi.
– HS: Đầy đủ dụng cụ học tập : SGK, bảng con, bảng nhóm, máy tính bỏ túi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
3. Giảng bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Bài cũ
– Viết công thức tìm =?
– Tìm , biết: x =– 15; x= ; x =4,5
Gọi HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét ghi điểm. 
HS lên bảng trả lời 
; ; 
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 21 SGK trg 15 :
+ Làm thế nào để biết các phân số biểu diễn một số hữu tỉ?
+ Gọi một học sinh lên bảng làm bài.
Gọi HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét ghi điểm. 
Bài tập 23 SGK trg 16:
Để so sánh các số hữu tỉ ta làm thế nào?
Gọi HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét ghi điểm. 
Bập tập 24 SGK trg 16:
Áp dụng tính chất các phép tính để tính nhanh. Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
Gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả.
Gọi đại nhóm nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét.
Bập tập 25 SGK trg 16:
 + Những số nào có giá trị tuyệt đối bằng 2,3?
GV hướng dẫn giải câu a) 
Tương tự câu b ta chuyển sang về phải
Gọi HS lên giải còn cả lớp làm vào vở.
Gọi HS nhận xét, bổ sung.
Hai học sinh lần lượt lên bảng chữa bài tập.
a) Tìm các phân số bằng nhau.
b) 
Ba học sinh làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở. 
a) ; b) – 500 < 0 < 0,001.
Học sinh hoạt động nhóm.
a) (– 2,5. 0,38. 0,4). [0,125. 3,15. (– 8)]
= [(– 2,5. 0.4). 0,38]. [(– 8. 0,125). 3,15]
= – 0,38 – (– 3,15)
= – 0,38 + 3,15
= 2,77
b) [(–20,83).0,2+(–9,17).0,2]:[2,47.0,5–(– 3,53).0,5]
= [(–20,83–9,17).0,2]:[(2,47 + 3,53).0,5]
= [– 30. 0,2]: [6. 0,5]
= – 6 : 3.
= – 2.
Số có giá trị tuyệt đối bằng 2,3 là: 2,3 và – 2,3.
.
Hoạt động 3: Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi
Bài tập 26 SGK trg 16:
Hiện nay các em chỉ có loại máy tính 570MS, FX570 trở lên .. nên khi sử dụng máy tính ta bấm như công thức của bài toán.
Ví dụ: (– 1,7)+(– 2,9) ta bấm: 
 ( – 1 . 7 ) + ( – 2 . 9 ) = 
Tương tự các câu khác cũng như vậy.
Yêu cầu HS làm câu (a, b)
Gọi HS nhận xét.
HS nghe GV giảng.
HS ghi ví dụ.
a) = –5,5497
b) = – 0,42.
Hoạt động 4: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất
Ta có với mọi x với mọi x , khi đó có giá trị nhỏ nhất là a. với mọi x với mọi x, khi đó có giá trị lớn nhất là a.
Bài tập 32 SBT trg 8: 
Gọi HS trả lời 
Gọi HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét ghi điểm. 
HS ghi phần hướng dẫn của GV.
a) A=
Vậy giá trị lớn nhất của A =3,5 khi 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà 
– Ôn lại các phần đã học, xem lại các bài đã chữa.
– Bài tập về nhà 22; 26(c,d) SGK trg 16; Bài 34 SBT.
– Ôn lại lũy thừa của một số nguyên, nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số.
– Xem trước bài Lũy thừa của một số hữu tỉ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDAI SO 7 TIET 15 20092010.doc