Giáo án Địa lý 7 - Trường thcs Lê Quý Đôn

Giáo án Địa lý 7 - Trường thcs Lê Quý Đôn

PHẦN MỘT:

THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG.

 Tiết 1. Bài 1: DÂN SỐ

I- Mục tiêu bài học:

 1- Kiến thức: Sau khi học song, HS có những hiểu biết căn bản về:

 - Dân số và tháp tuổi

 - DS là nguồn lao động của địa phương

 - Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng DS

 - Hậu quả của việc bùng nổ DS đối với các nước đang phát triển.

 2- Kĩ năng:

 - Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số với BNDS qua bản đồ dân số.

 - Rèn kỹ năng đọc và khai thức thông tin từ các Bản đồ dân số và tháp tuổi

 3- Thái độ:

 - Có ý thức thực hiện và tuyên truyền chính sách DS KHHGĐ của Đảng và nhà nước ta.

 

doc 148 trang Người đăng vultt Lượt xem 1307Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Trường thcs Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ......./ ...... / 2008
Ngày giảng: ...... / ..... / 2008
Phần một:
Thành phần nhân văn của môi trường.
 Tiết 1. Bài 1: Dân số
I- Mục tiêu bài học:
 1- Kiến thức: Sau khi học song, HS có những hiểu biết căn bản về:
 - Dân số và tháp tuổi
 - DS là nguồn lao động của địa phương
 - Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng DS
 - Hậu quả của việc bùng nổ DS đối với các nước đang phát triển.
 2- Kĩ năng:
 - Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số với BNDS qua bản đồ dân số.
 - Rèn kỹ năng đọc và khai thức thông tin từ các Bản đồ dân số và tháp tuổi
 3- Thái độ:
 - Có ý thức thực hiện và tuyên truyền chính sách DS KHHGĐ của Đảng và nhà nước ta.
II- Phương tiện dạy học:
 H. 1.2 phóng to.
III- Các hoạt động trên lớp:
 1- ổn định tổ chức: 7A : 7B: 	 2- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 3- Bài mới:
 - Giới thiệu bài: DS là một vấn đề quan trọng hàng đầu hiên nay vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn lao động và sự phát triển kinh của các quốc gia trên thế giới. Vậy làm cách nào để biết được hiện nay trên TG có bao nhiêu người, trong đó có bào nhiêu nam, bao nhiêu nữ? Việc dân số tăng nhanh là do những nguyên nhân nào? Hậu quả của việc DS tăng nhanh đối với sự phát triển KT-XH các nước ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* HĐ1: Cá nhân
-GV: Gọi HS đọc mục 1 (SGK Tr3)
-CH:Làm thế nào để biết số dân của một địa phương?
-GV: Theo em, công tác điều tra DS cho ta biết điều gì?
( Tổng số dân, nguồn lao động, số người trong độ tuổi lao động, giới tính, nguồn lao động.....)
-CH: Vậy, em hiểu thế nào là DS?
 ( Dựa vào thuật ngữ SGK Tr186 để trả lời )
-CH: Dân số thường được biểu hiện bằng cách nào?
-GV: Hướng dẫn HS cách đọc và NX tháp tuổi qua việc QS H1.1(SGK)
-HS: Phân tích tháp tuổi.
-CH: Trong tổng số trẻ em mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi nước ước tính có bao nhiêu bé trai, bao nhiêu bé gái?
-HS: Tháp A: Trai : 5,5 triệu Gái: 5,6 triệu
 Tháp B: Trai: 4,5 triệu Gái: 4,8 triệu
-GV: Hình dạng của 2 tháp tuổi có sự khác nhau ntn? Tháp tuổi có hình dạng ntn thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao?
-HS: Tháp A: Đáy tháp mở rộng => Số người trong độ tuổi lao động thấp => Tháp DS trẻ
Tháp B: Đáy tháp thu hẹp => Người trong độ tuổi lao động cao => Tháp DS già
- CH: Qua QS và phân thích tháp tuổi cho ta biết đựơc những đặc điểm gì của DS?
-GV: Giới thiệu về qui định của nhà nước về độ tuổi lao động. ( theo qui định vủa pháp luật) là từ 16 tuổi trở lên.
* HĐ2: Nhóm và cá nhân
-HS: Quan sát và phân tích H1.2
-GV: Nhận xét về tình hình tăng DS thế giới từ đầu TK XIX đến cuối TKXX ? Nguyên nhân ?
-HS: Tính toán rút ra khoảng thời gian để DS tăng thêm một tỉ người..
-CH: Dân số TG bắt đầu tăng nhanh từ năm nào?(1804). Tăng vọt từ năm nào?(1900)
- HS: Từ đó rút ra nhận xét : DS tăng nhanh trong thời gian vừa qua, đặc biệt là vào khoảng 2 thế kỉ gần đây.
 -CH: Vì sao trong những năm đầu CNTK 16 DSTG tăng chậm? Và nguyên nhân nào làm cho DS tăng nhanh trong 2 thế kỷ gần đây?
H: Em hãy nêu hậu quả của sự gia tăng DS quá nhanh ? Lấy VD?
 ( Nghèo đói, bệnh tật, thất học....)
HS: Đọc thuật ngữ " Gia tăng DS" trang 187
* HĐ3: TL
 -GV: Đưa ra tiêu chuẩn về tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên là 2,1%/ năm => Bùng nổ DS
-HS: Đọc từ: "DS thế giới .......nền kinh tế phát triển chậm"
 -CH: Hậu quả của sự bùng nổ DS?
 ( Kinh tế phát triển chậm, các nhu cầu về XH không được đáp ứng, an ninh trật tự không được đảm bảo....)
-GV: Hướng dẫn HS phân tích H.1.3 và 1.4.
Cách tính:
 Tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên = Tỉ lệ sinh - Tỉ lệ tử.
 ( Đơn vị: % hoặc %0 )
-HS: TLN theo nội dung CH sau:
+Nhóm 1: Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử ở các nước phát triển là bao nhiêu?
+Nhóm 2: Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử ở các nước đang phát triển là bao nhiêu?
+ Nhóm 3: So sánh sự gia tăng DS ở 2 nhóm nước trên?
-GV: Tỉ lệ sinh của các nước đang phát triển vẫn ở mức cao 25%0 trong khi đó tỉ lệ tử giảm nhanh đã đẩy các nước này vào tình trạng BNDS?
- CH: BNDS xảy ra khi nào? Trong những năm gần đây ( từ năm 1950 đến 2000 ) nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên cao hơn? Vì sao?
-HS: ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân: Do tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên cao.
-GV: VN thuộc nhóm nước có nền kinh tế nào?có trong tình trạng BNDS không? Nước ta có chính sách gì để hạ tỉ lệ sinh?
 -HS: Nâng cao sự hiểu biết của người dân. Thực hiên chính sách KHH GĐ 
-CH: Nêu những biện pháp giải quyết tích cực để khắc phục việc BNDS?
-HS: BF( KHHGĐ, phát triển GD, Tiến hành CM nông nghiệp và CNH,HĐH đất nước...)
- GV: Kết luận
1- Dân số, nguồn lao động.
- Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động ... của một địa phương, một nước.
a- Dân số: Là tổng số dân sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ tại một thời điểm nào đó.
- Dân số thường được biểu hiện bằng tháp tuổi
 - Tháp tuổi cho ta biết các độ tuổi của dân số, số nam-nữ, số người trong, dưới và trên độ tuổi LĐ hiện tại và trong tương lai của địa phương.
b- Độ tuổi lao động: Là lứa tuổi có khả năng lao động do nhà nước qui định. (được thống 
kê để tính ra nguồn lao động )
2- Dân số thế giới tăng nhanh trong TK XIX và XX
 DS thế giới tăng nhanh nhờ tiến bộ trong kinh tế - XH và y tế.
3- Sự bùng nổ dân số.
- Bùng nổ DS xảy ra khi tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên là trên 2,1%/ năm.
- Hậu quả: Khó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện XH, thiếu ăn, an ninh trật tự không đảm bảo....
- Sự gia tăng dân số không đều trên TG. Dân số ở các nước phát triển đang giảm. BNDS ở các nước đang phát triển ( Châu á, Châu Phi, Mĩ La Tinh)
- Các chính sách dân số và phát triển KT-XH đã góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước.
4- Củng cố:
 - Trả lời CH cuối SGK
 - HS Đọc nôi dung ghi nhớ SGK
 5- H.D.V.N: - Bài cũ: - Học kỹ bài, Làm BT trong Sách VBTĐL 7
 - Làm bài tập 2 (trang 6) 
 - Bài mới: Đọc trước bài: “Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới.”
 Chuẩn bị máy tính.
 Ngày..... tháng...... năm 2008
 Duyệt giáo án tuần 1
 T.T: Nguyễn Thị Kim Tuyết
Ngày soạn: ......./ ...... / 2008
Ngày giảng: ...... / ..... / 2008
	Tiết 2. Bài 2	
sự phân bố dân cư và các chủng tộc trên thế giới
I- Mục tiêu bài học:
 1- Kiến thức: Sau khi học song HS cần:
 - Biết được sự phân bố dân cư không đều.
 - Các khu vực đông dân của thế giới.
 - Nhận biết được sự khác nhau và sự phân bố của 3 đại chủng chính trên thế giới.
 2- Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư.
 - Nhận biết qua ảnh và trên thực tế 3 chủng tộc chính trên TG.
 3- Thái độ: Đoàn kết dân tộc, không phân biệt chủng tộc.
II- PHương tiện dạy học:
 - Lược đồ phân bố dân cư trên thế giới.
 - Tranh, ảnh 3 chủng tộc chính.
III- Các hoạt động trên lớp:
 1- ổn định tổ chức: 7A : 7B: 
 2- Kiểm tra bài cũ:
 * Câu hỏi 1: Dân số là gì? Tháp tuổi cho biết những đặc điểm gì của dân số?
 * Câu hỏi 2: BNDS TG xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và cách giải quyết ?
 3- Bài mới:
 - Giới thiệu bài: Loài người xuất hiện trên Trái đất hàng triệu năm với các chủng tộc khác nhau. Ngày nay con người đã sinh sống hầu khắp mọi nơi trên Trái đất. Có nơi dân cư tập trung đông, có nơi lại thưa thớt. Vậy trên Thế giới người ta phân chia ra làm các chủng tộc nào? Họ phân bố ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* HĐ1:Cá nhân
- GV: Giới thiệu và phân biệt rõ 2 thuật ngữ “Dân số” và “Dân cư”
( Dân cư: Là tất cả những người sống trên 1 lãnh thổ, định lượng bằng MĐDS)
- HS: Đọc thuật ngữ " Mật độ DS " SGK trang 187.
- CH: Bằng những hiểu biết về MĐDS. Hãy khái quát công thức tính MĐDS ?
 (Mất độ DS = . Đơn vị: người/km2)
- GV: Cung cấp các số liệu về DS và DT của trái đất:
 DT: 149 000 000 km2
 DS: 6 300 000 000 người.
- HS: tính mật độ DS trung bình của thế giới
Mất độ DS trung bình của thế giới:
 = 46 ( người/ km2 )
- HS: QS BĐ H2.1(SGK Tr7) cho biết:
- CH:+ Một chấm đỏ bao nhiêu người? 
 + Số liệu MDDS cho biết điều gì?
 + Có khu vực chấm đỏ thưa, nơi không có chấm đỏ thể hiện điều gì?
 + Như vậy, mật độ chấm đỏ thể hiện điều gì?
- HS: Quan sát lược đồ phân bố dân cư thế giới.
 -CH: Em hãy xác định những khu vực tâp trung đông dân cư trên thế giới?
- HS:+ Xác định qua lược đồ những khu vực tập trung đông dân trên TG ?
(Đông Bắc Hoa Kì., Tây và Trung Âu, Đông Nam Braxin, Trung Đông, Đông á, Đông Nam á 
 + Xác định hai khu vực có mật độ DS cao nhất thế giới? ( Đông á, Nam á.)
 + Tại sao dân cư tập trung đông ở những khu vực đó?
- HS: Xác định qua lược đồ những khu vực tập trung thưa dân trên TG ? Tại sao dân cư tập trung thưa ở những khu vực đó?
- CH: Cho biết nguyên nhân của sự phân bố không đều? (Phụ thuộc vào điều kiện sinh sống và đi lại)
* HĐ2: Nhóm và cá nhân
-GV: Yêu cầu HS đọc thuật ngữ " Chủng tộc " SGK trang 186 và đọc SGK cho biết: 
- CH: + Căn cứ vào đâu để chia dân cư trên TG ra thành các chủng tộc?
 + Có mấy chủng tộc chính trên TG? Kể tên?
- GV: Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận 1 chủng tộc lớn về vấn đề:(thời gian 5 phút.)
- CH: Phân tích đặc điểm hình thái bên ngoài của các chủng tộc theo ảnh chụp?Địa bàn sinh sống chủ yếu của các chủng tộc đó?
 + Nhóm 1: Chủng tộc Môngôlôit.
 + Nhóm 2: Chủng tộc Nêgrôit.
 + Nhóm 3: Chủng tộc Ơrôpêôit.
- HS: Các nhóm trình bày nội dung thảo luận. Nhóm khác bổ xung.
-GV: Chuẩn kiến thức.
(+ Môngôlôit: Da vàng, mắt đen,tóc đen, tầm voc thấp, mũi không cao.
 + Nêgrôit: Da đen, tóc xoăn, mũi tẹt và to, môi dày, tầm voc trung bình.
 + Ơrôpêôit: Da trắng, mắt xanh, tầm vóc to cao, tóc lượn sóng, mũi cao, môi mỏng.)
- GV: Kết luận chung 
( Mọi người đều có cấu tạo cơ thể như nhau. Sự khác nhau bên ngoài do di truyền, không có chủng tộc nào thấp hơn hay cao quý hơn. Ngày nay 3 chủng tộc đã chung sống, làm việc, học tập ở các châu lục và các quốc gia trên TG)
1- Sự phân bố dân cư.
* Mật độ dân số: là số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị lãnh thổ.
- Mật độ DS trung bình thế giới: 46 người/km2 
- Số liệu MĐDS cho biết tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước...
- Dân cư phân bố không đều trên TG:
+ Tập trung đông ở những đồng bằng châu thổ ven biển, những đô thị là nơi có khí hậu tốt, điều kiện sinh sống và giao thông thuân tiện (Đông á, Nam á, Đông Nam á, Đông Nam Braxin....)
+ Phân bố thưa ở những vùng hoang mạc, vùng núi hiểm trở, địa cực, xa biển (Hoang mạc Xahara, Bắc á,....)
2- Các chủng tộc.
* Chủng tộc: Là tập hợp những người có đặc điểm hìmh thái bề ngoài giống nhau, di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như: màu da, tóc, tầm vóc, màu mắt....
*Căn cứ vào hình thái bên ngoài (màu da, tóc, mắt, mũi...) có thể chia dân cư trên TG ra thành 3 chủng tộc chính: 
 - ... lịch nổi tiếng ở các nước Nam Âu 
1. Khái quát tự nhiên 
a. Vị trí : 
- Gồm 3 bán đảo lớn : 
 + I bê rích 
 + Italia 
 + Ban căng 
b. Đại hình : 
- Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích 
c. Khí hậu 
 - Địa Trung Hải 
2. Kinh tế 
a. Nông nghiệp 
- Cây vùng cận nhiệt : Nho, cam, chanh, ô liu
- Công nghiệp : Cừu, lợn 
b. Công nghiệp 
- Phát triển không mạnh 
- Chủ yếu là ở Italia 
c. Dịch vụ 
- Du lịch là ngành đóng vai trò quan trọng 
4. Củng cố 
Tại sao nói : " Kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng Bắc, Tây và Trung Âu " ? 
Nêu những tiềm năng du lịch ở Nam Âu ? 
5. HDHB : 
- Bài cũ : Khu vực Nam Âu 
- Bài mới : Khu vực Đông Âu
Soạn : Tiết 66. Bài 59 
Dạy : Khu vực đông âu 
i. mục tiêu bài học 
1. Kiến thức : 
- Nắm được vị trí khu vực Đông Âu trên bản đồ 
- Biết đặc điểm khái quát tự nhiên và kinh tế của khu vực 
2. Kĩ năng 
- Phân tích lược đồ, sơ đồ thảm thức vật 
ii. chuẩn bị 
1. Bản đồ tự nhiên Châu Âu 
2. Bản đồ kinh tế Châu Âu 
iii. tiến trình bài dạy 
1. ổn định : 
	7A: 
	7B : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
Xác định vị trí, giới hạn và quốc gia khu vực Nam Âu ? 
Trình bày dặc điểm tự nhiên và kinh tế khu vực Nam Âu ? 
3. Bài mới : 
- GT bài : Nội dung sgk 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung 
HS : Q.sát H.59.1
 Xác định giới hạn của khu vực và tên các quốc gia trong khu vực ? 
? : Nhận xét về diện tích khu vực Đông Âu so với các khu vực khác ? ( Chiếm diện tích lớn ) 
? : Dựa vào lược đồ cho biết đặc điểm địa hình của khu vực ? ( Đồng bằng chiếm diện tích lớn ) 
HS : Q.sát H.51.2 
? : Trình bày đặc điểm khí hậu của khu vực ? 
 ( Ôn đới lục địa ) 
? : Vì sao Đông Âu lại có đặc điểm khí hậu như vậy
 ( Do vị trí địa lí, các khối khí ) 
HS : Xác định các con sông chảy qua khu vực : 
? : Vì sao các con sông lại đóng băng vào mùa đông 
( Do hạ lưu và vị trí nằm ở khí hậu ôn đới lục địa ) 
HS : Q.sát H.59.2; 59.3 và 59.4 
? : Giải thích về sự thay đổi TV từ B -> N ? 
 ( Dựa vào đặc điểm khí hậu và vị trí địa lí ) 
? : Khu vực Đông Âu có những tiềm năng gì để phát triển kinh tế công nghiệp ? 
 ( Dựa vào đktn : Khoán sản, sông ngòi, thực vật ) 
? Trong khu vực phát triển các loại cây trồng và vật nuôi nào? ( Q.sát và nhận biết qua H.55.1 ) 
1. Khái quát tự nhiên 
a. Vị trí - Giới hạn 
- Chiếm 1/2 diện tích Châu Âu 
b. Địa hình 
- Chủ yếu là địa hình đồng bằng 
c. Khí hậu : 
- Ôn đới lục địa 
d. Sông ngòi : 
- Thường đóng băng về mùa đông 
- Sông lớn : Von ga; Đniep 
=> Có giá trị thuỷ điện 
e. Thực vật 
- Rừng thảo nguyên phát triển và có sự thay đổi từ B - N 
2. Kinh tế 
a. Công nghiệp 
- Chủ yếu là ngành công nghiệp truyền thống ( Khai khoáng, sx ô tô) 
b. Nông nghiệp 
- Cây LT - TP : Lúa mì, ngô, khoai, củ cải đường 
- Chăn nuôi : Bò, lợn, gia cầm theo quy hoạch 
4. Củng cố 
 HS : Đọc nội dung phần cuối bài 
5. HDHB : 
- Bài cũ : Khu vực Đông Âu 
- Bài mới : 
Soạn : Tiết 67. Bài 
Dạy : Ôn tập 
i. mục tiêu bài học 
1. Kiến thức : 
- Hệ thống lại đặc điểm kinh tế của châu lục đã học ( Đặc biệt là Châu Âu ) 
2. Kĩ năng : 
- Hoàn thiện các kĩ năng tái hiện, tổng hợp, phân tích, liên hệ, giải thích
- Các kĩ năng làm việc với bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh 
3. Thái độ 
- Yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống 
- Tính doàn kết gắn bó các dân tộc 
ii. chuẩn bị 
1. Quả địa cầu 
2. Bản đồ tự nhiên các khu vực và các châu lục
iii. tiến trình bài dạy 
1. ổn định : 
	7A : 
	7B : 
2. Kiểm tra bài cũ : Trong qua trình giảng bài 
3. Bài mới : 
- GT bài : GV giới thiệu mục tiêu bài học 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung 
HS : 
- Xác định vị trí của các châu lục qua quả địa cầu 
- Nhắc lại các số liệu về diện tích của các châu lục này
? : Em hãy trình bày và phân tích các kiểu khí hậu của Châu Âu ? 
GV : Yêu cầu khi phân tích qua biểu đồ nêu rõ đặc điểm của từng kiểu khí hậu -> Tương ứng với nó là các kiểu môi trường
? : Cho biết các dạng địa hình chủ yếu của Châu Âu? Chúng được phân bó ở đâu? 
 ( HS : Quan sát lược đồ tự nhiên và xác định qua lược đồ ) 
? : Địa hình bờ biển Châu Âu có gì khác so với các dạng địa hình khác ? 
( Khúc khuỷu, cắt xẻ mạnh => Địa hình Phio ) 
HS : Phân tích mqh khí hậu và thảm thực vật tương ứng ? 
?:Trình bày đặc điểm chủ yếu của kinh tế Châu Âu?
HS : Xác định các khu vực của Châu Âu qua lược đồ . GV : Hướng dẫn h/s kẻ theo bảng sau 
I. Các châu lục trên Thế Giới 
- Châu Mĩ : 42 tr.km2 
- Châu Đại Dương : 8,5 tr.km2
- Châu Nam Cực : 14,1 tr.km2
- Châu Phi : 30 tr.km2 
- Châu Âu : 10 tr.km2 
II. Đặc điểm địa lí Châu Âu 
1. Đặc điểm tự nhiên 
a. Khí hậu 
- Đại Trung Hải 
- Ôn đới lục địa 
- Ôn đới hải dương
- Hàn đới 
b. Địa hình 
- Núi già : Phía Bắc ( X.căngđinavi) 
- Núi trẻ : Phía Nam ( Anpơ, Cácpac,
Ban căng , Pirênê ) 
- Đồng bằng : Phía Đông 
- Bờ biển : Dạng Phio 
 c. Thực vật 
- Đồng rêu-> Rừng lá kim->Rừng hốn giao ( Cây lá cứng ) -> Rừng lá rộng -> Thảo nguyên 
2. Đặc điểm kinh tế 
- CN và N2 tiên tiến
- Dịch vụ : Đóng vai trò quan trọng 
3. Các khu vực Châu Âu
 Khu vực 
Đ2TN
Bắc Âu 
Tây và Trung Âu 
Nam Âu 
Đông Âu 
Vị trí - Giới hạn 
Aixơlen; Nauy; Thuỵ Điển, Phần Lan
Anh; Pháp; Đức; Hà Lan; Bỉ; áo; Séc 
BĐN; TBN; Hi Lạp; ý; Bungari 
Nga; Ucraina; Mônđôva; Bêrarút
Khí hậu 
Hàn đới, ôn đới lục địa, ôn đới hải dương
Ôn đới hải dương 
Ôn đới lục địa
Địa Trung Hải 
Ôn đới lục địa 
Thực Vật 
Rừng lá kim
Rừng hỗn giao 
Đồng rêu 
Rừng lá rộng 
Rừng lá kim 
Rừng lá cứng 
Rừng lá kim 
Rừng hỗn giao 
Thảo nguyên 
Kinh Tế
Công nghiệp 
Phát triển các ngành Cn truyền thống và các ngành sx giấy
CN hiện đại và phát triển mạnh mẽ 
Kém phát triển so với các khu vực khác 
Khai thác khoáng sản và sản xuất nông nghiệp 
Nông nghiệp
Kém phát triển 
4. Củng cố 
 Hệ thống nội dung bài 
5. HDHB : 
- Trắc nghiệm : Toàn bộ nội dung Châu Âu 
- Tự luận : Môi trường tự nhiên Châu Âu ( Bài 52 ) 
 Châu Đại Dương : Bài thực hành 
- Thực hành : + Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa 
 + Đọc bản đồ 
Soạn : Tiết 68 
Dạy : kiểm tra học kì ii 
 Đáp án : Phô tô 
Tiết 69. Bài 60.
Liên minh châu âu
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức: Sau khi học song, HS cần:
	- Biết được sự ra đời và mở rộng của Liên minh Châu Âu
	- Hiểu rõ được các mục tiêu của Liên Minh Châu Âu.
	- Hiểu rõ Liên Minh Châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế, VH-XH với các nước trong khu vực và trên TG.
	- Nắm vững Liên minh Châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu và cũng là một trong những khu vực KT lớn nhất TG.
2- Kĩ năng:
	Nâng cao khĩ năng khai thác bản đồ
II- Chuẩn bị:
	Lược đồ các quốc gia Châu Âu
III- Tiến trình bài dạy:
 1- ổn định tổ chức:
	7A: 	7B:
 2- Kiểm tra bài cũ:
 * Không kiểm tra
3- Bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 EU: European Union
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Nhận biết về sự mở rộng của EU.
 HS: Q.sát H. 60
H: Hãy nêu sự mở rộng của EU?
 HS: Sựa vào nàu sắc và bảng chú giải để nhận biết sự ra nhập EU của các quốc gia.
HĐ: Phân tichd sự hợp tác các mặt của EU.
HS: Khai thác thông tin SGK.
 H: Cho biết vì sao có rhể nói: EU là hình thức liên minh toàn diện nhất TG?
 (Do liên minh trên tất cả các mặt: KT, VH, XH....)
 HS: Q.sát H. 60.2 
H: Nêu vị trí của EU trong hoạt động thương mại TG?
 ( Chiếm tỉ trọng lớn: 40%
 Bắc Mĩ: 16%, Châu á: 27%)
HS: Q.sát H. 60.3
 H: Em hãy nêu một vài hoạt động thương mại của EU?
HĐ 4: Làm bài tập 3
 GV: Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Mật độ DS: = = = 161 (người/km2 )
 GDP đầu người: = = = 20.859.000.000 (USD/ người)
1- Sự mở rộng của Liên minh Châu Âu.
- Năm 1958: Eu thành lập.
- Số thành viên: 6
Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Lúc xem bua, Italia.)
*Sự mở rộng của EU:
- 1973: Aixơlen, Anh, Đan Mạch.
- 1981: Hi Lạp.
- 1986: Bồ Đào Nha, Tay Ban Nha.
- 1995: áo, Thụy Điển, Phàn Lan.
Năm 2004: Extônia, Latvia, Litvia, Ba Lan, Séc, Xlôvakia, Hunggari, Xlôvêna, Manta, Síp.
2- Eu - Một mô hình Liên minh toàn diện nhất TG.
- Kinh tế: Có chính sách KT chung, đồng tiền chung, tự do giao thông và hàng hóa.
- Về chính trị: Có một hiến pháp chung cho toàn Châu Âu.
- Văn hóa: Bảo Vệ tính đa dạng về ngôn ngữ, tăng cường trao đổi ngôn ngữ.
3- EU - tổ chức thương mại hàng đầu TG.
- Không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và tổ chức KT trên TG.
- Là tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu: 40% hoạt động thương mại của TG.
 4- Củng cố:
	* Xác định ranh giới củ EU trên lược đồ?
	* Tại sao nói: "EU là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức KT khu vực hiện nay"?
 5- HDHB:
	- Bài cũ: Liêm minh Châu Âu.
 - Bài mới: Thước kẻ, com pa, bút chì.
Tiết 70. Bài 61.
đọc lược đồ, vẽ biể đồ cơ cấu kinh tế châu âu
I- Mục tiêu bài học:
Sau khi học song, HS cần:
	- Xác định vị trí các quốc gia của Châu Âu theo từng khu vực
	- Biết vẽ biểu đồ cơ cấu KT
II- Chuẩn bị:
	Lược đồ hành chính Châu Âu
	Com pa, thước...
III- Tiến trình bài dạy:
 1- ổn định tổ chức:
	7A: 	7B:
 2- Kiểm tra bài cũ:
 Không KT
3- Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Tưch hành vẽ biể đồ cơ cấu/
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Xác định các quốc gia Châu Âu.
HĐ nhóm. 4 nhóm. Thời gian 5 phút.
 Nhóm 1: Xác định các quốc gia thuộc khu vực bắc Âu
 Nhóm 2: Xác định các quốc gia Tây và Trung Âu
 Nhóm 3: Xác định các quốc gia Nam Âu
 Nhóm 4: Xác định các quốc gia Đông Âu.
Các nhóm cử đại diện lên xác định trên bản đồ treo tường
* Xác định các nước liên minh Châu Âu ( Cho đến 1995 )
HĐ 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu KT.
HS: Xác định Pháp và Ucraina thuộc khu vực nào của Châu Âu.
 ( Tây và Đông Âu)
 GV: Hướng dẫn HS vẽ dạng biểu đồ cơ cấu KT.
 Yêu cầu khi vẽ biểu đồ:
 - Vẽ đúng tỉ lệ
 - Trên biểu đồ phải thể hiện kí hiệu phân biệt các đại lượng.
 - Phải có chú giải để thể hiện trên biểu đồ.
 - Ghi tên biểu đồ.
1- Xác định vị trí của một số quốc gia trên lược đồ.
- Bắc Âu: Na uy, Thụy Điển, Phần Lan.
- Nam Âu: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia, Hi Lạp, Bungari, liên Bang Nam Tư.
- Đông Âu: liên Bang Nga, Extônia, Latva, Litvia, Bêrarút, Ucraina...
- Tây và Trung Âu: Anh, Ailen, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Đức, Thụy Sĩ, áo, Xlôkia.
2- Vẽ biểu đồ kinh tế.
	 Pháp	 	 Ucraina
 Biểu đồ cơ cấu kinh tế củ Pháp và Ucraina
 Nhận xét: 
	- Cơ cấu ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của cả hai nước. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ. 
	- Ngành dịch vụ của Pháp chiếm tỷ lệ lớn ( 70%).
	 Uraina thấp hơn ( 47,5%). 
	- Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp : 3%
	 Cao hơn : 14% 
IV. Củng cố : 
	- Khắc sâu kiến thức bài thực hành.
	- chú ý tới cách vẽ biểu đồ. 
V. HDHB. 
	- Tìm hiểu về địa lý thế giới và Việt Nam. 
4- Củng cố:
	* 
	* 
 5- HDHB:
	- Bài cũ: 
 - Bài mới: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dia li.doc