Giáo án Hình học khối 7 - Tiết 44 đến tiết 53

Giáo án Hình học khối 7 - Tiết 44 đến tiết 53

a. mục tiêu

ã HS biết cách xác định khoảng cách giữa hai địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được.

ã Rèn kỹ năng dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng, rèn luyện ý thức làm việc có tổ chức.

B. Chuẩn bị của GV và HS

ã GV: - Địa điểm thực hành cho các tổ HS

- Các giác kế và cọc tiêu để các tổ chức thực hành (liên hệ với phòng đồ dùng dạy học)

- Huấn luyện trước một nhóm cốt cán thực hành (mỗi tổ từ 1 đến 2 HS )

 

doc 57 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học khối 7 - Tiết 44 đến tiết 53", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 43 - 44
Đ9. Thực hành ngoài trời
a. mục tiêu
HS biết cách xác định khoảng cách giữa hai địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được.
Rèn kỹ năng dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng, rèn luyện ý thức làm việc có tổ chức.
B. Chuẩn bị của GV và HS 
GV: - Địa điểm thực hành cho các tổ HS
- Các giác kế và cọc tiêu để các tổ chức thực hành (liên hệ với phòng đồ dùng dạy học)
- Huấn luyện trước một nhóm cốt cán thực hành (mỗi tổ từ 1 đến 2 HS )
- Mẫu báo cáo thực hành của các tổ HS 
HS: - Mỗi tổ là một nhóm thực hành, cùng với GV chuẩn bị đủ dụng cụ thực hành của tổ gồm:
+ 4 cọc tiêu, mỗi cọc dài 1,2 m
+ 1 giác kế
+ 1sợi dây dài khoảng 10m
+ 1 thước đo độ dài
- Các em cốt cán của tổ tham gia huấn luyện trước (do GV hướng dẫn)
C. Tiến trình dạy- học (thực hiện 2 tiết liền)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 (Tiến hành trong lớp học)
Thông báo nhiệm vụ và hướng dẫn cách làm (20 phút)
GV đưa hình 149 lên bảng phụ hoặc tranh vẽ và giới thiệu nhiệm vụ thực hành
HS nghe giảng và ghi bài.
1) Nhiệm vụ
Cho trước hai cọc A và B, trong đó ta nhìn thấy cọc B nhưng không đi được đến B. Hãy xác định khoảng cách AB giữa hai chân cọc.
HS đọc lại nhiệm vụ tr.138 SGK 
2) Hướng dẫn cách làm
GV vừa nêu các bước làm vừa vẽ dần để được hình 150 SGK
Cho trước hai điểm A và B, giả sử hai điểm đó bị ngăn cách bởi một con sông nhỏ, ta đang ở bờ sông có điểm A, nhìn thấy điểm B nhưng không tới được.
Đặt giác kế tại điểm A vạch đường thẳng xy vuông góc với AB tại A.
GV sử dụng giác kế thế nào để vạch được đường thẳng vuông góc với AB
(Nếu HS không nhớ cách làm GV cần nhắc lại cách sử dụng giác kế)
HS đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của giác kế nằm trên đường thẳng đứng đi qua A
- Đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa sao cho cọc ở B và hai khe hở ở thanh quay thẳng hàng.
- Cố định mặt đĩa, quay thanh quay 900 điều chỉnh cọc sao cho thẳng hàng với khe hở ở thanh quay.
GV cùng hai HS làm mẫu trước lớp cách vẽ đường thẳng xy vuông góc với AB
- Sau đó lấy một điểm E nằm trên xy
- Xác định điểm D sao cho E là trung điểm của AD.
Đường thẳng đi qua A và cọc chính là đường thẳng xy.
GV: Làm thế nào để xác định được điểm D?
HS: có thể dùng dây đo đoạn thẳng AE rồi lấy trên tia đối của tia EA điểm D sao cho ED = EA.
HS khác: Có thể dùng thước đo để được ED = EA
- Dùng giác kế đặt tại D vạch tia Dm vuông góc với AD
GV: cách làm như thế nào?
- Dùng cọc tiêu, xác định trên tia Dm điểm C sao cho B,E ,C thẳng hàng.
- Đo độ dài đoạn CD
HS: Cách làm tương tự như vạch đường thẳng xy vuông góc với AB
GV: Vì sao khi làm như vậy ta lại có CD = AB
HS: rABE và rDCE có
AE = DE (gt)
ị rABE = rDCE (g.c.g)
ị AB = DC (cạnh tương ứng)
GV yêu cầu HS đọc lại phần hướng dẫn cách làm tr. 138 SGK
Một HS đọc lại “Hướng dẫn làm” SGK.
Hoạt động 2
Chuẩn bị thực hành (10phút)
GV yêu cầu các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị thực hành của tổ về phân công nhiệm vụ và dụng cụ
GV kiểm tra cụ thể
GV giao cho các tổ mẫu báo cáo thực hành. 
Các tổ trưởng báo cáo
Đại diện tổ nhận mẫu báo cáo của tổ.
Báo cáo thực hành tiết 43 - 44 hình học
Của tổ .... lớp....
Kết quả : AB = .......Điểm thực hành của tổ (GV cho)
Stt
Tên HS
Điểm chuẩn bị dụng cụ (3điểm)
ý thức kỉ luật
(3 điểm)
Kĩ năng thực hành
(4 điểm)
Tổng số điểm
(10 điểm)
Nhận xét chung (tổ tự đánh giá) Tổ trưởng ký tên
Hoạt động 3
HS thực hành (45 phút)
(Tiến hành ngoài trời nơi có bãi đất rộng)
GV cho HS tới địa điểm thực hành. Phân công vị trí từng tổ, với mỗi cặp điểm AB nên bố trí hai tổ cùng làm để đối chiếu kết quả, hai tổ lấy điểm e1, e2 nên lấy trên hai tia đối nhau gốc A để không vướng nhau khi thực hành
Sơ đồ bố trí hai tổ thực hành.
GV kiểm tra kĩ năng thực hành của các tổ, nhắc nhở, hướng dẫn thêm HS 
Các tổ thực hành như GV đã hướng dẫn, mỗi tổ có thể chia thành hai hoặc ba nhóm lần lượt thực hành để tất cả HS nắm được cách làm. Trong khi thực hành, mỗi tổ cần có thư kí ghi lại tình hình và kết quả thực hành.
Hoạt động 4
Nhận xét đánh giá (10 phút)
GV thu báo cáo thực hành của các tổ, thông qua báo cáo và thực tế quan sát, kiểm tra tại chỗ nêu nhận xét, đánh giá và cho điểm thực hành của từng tổ.
Điểm thực hành của từng HS có thể thông báo sau.
Các tổ họp bình điểm và ghi biên bản thực hành của tổ rồi nộp cho GV 
Hoạt động 5
Hướng dẫn về nhà - vệ sinh, cất dụng cụ (5 phút)
Bài tập thực hành Bài 10 tr.110 SBT
GV yêu cầu HS chuẩn bị tiết sau Ôn tập chương 
Làm câu hỏi 1,2,3 ôn tập chương II và bài tập 67,58,69 tr.140,141 SGK
Sau đó HS cất dụng cụ, rửa tay chân, chuẩn bị vào giờ học tiếp theo.
Tiết 45 
Ôn tập chương II (tiết1)
a. mục tiêu
Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tổng ba góc của một tam giác, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán vẽ hình, tính toán, chứng minh, ứng dụng trong thực tế.
Chuẩn bị của GV và HS 
GV:-Đèn chiếu và các phim giấy trong ghi bài tập, bảng Tổng kết các trường hợp bằng nhau của hai tam giác bài giải bài 108 tr.111 SBT
 - Thước thẳng, com pa, êke, thước đo dộ, phấn màu, bút dạ
HS: - Làm câu hỏi ôn tập chương II (câu 1,2,3) bài 67, 68, 69 tr.40, 141 SGK.
- Thước thẳng, com pa, thước đo độ, bút dạ, bảng phụ nhóm.
C.Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
Ôn tập về tổng kết ba góc của một tam giác (20 phút)
GV vẽ hình lên bảng và nêu câu hỏi
HS ghi bài, vẽ hình vào vở.
 - Phát biểu định lí về tổng ba góc của một tam giác
Nêu công thức minh hoạ theo hình vẽ
- Phát biểu tính chất góc ngoài của tam giác. Nêu công thức minh hoạ.
HS phát biểu : Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
- HS: Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với nó.
GV yêu cầu HS trả lời bài tập 68 (a,b) tr.141SGK
Các tính chất sau đây được suy ra trực tiếp từ định lý nào?
a) Góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
b) Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.
Giải thích?
HS: Hai tính chất đó đều được suy ra trực tiếp từ định lý. Tổng 3 góc của một tam giác.
a) Có 
b) Trong tam giác vuông có một góc bằng 900 mà tổng ba góc của tam giác bằng 1800 nên hai góc nhọn có tổng bằng 900, hay hai góc nhọn phụ nhau.
Bài tập 67 tr.140 SGK 
(Đề bài đưa lên màn hình)
GV gọi 3 HS lần lượt lên điền dấu "x" vào chỗ trống (...) một cách thích hợp
Mỗi HS làm 2 câu.
Ba HS lần lượt lên điền dấu “X” ở giấy trong hoặc bảng phụ.
Câu
Đúng
Sai
1) Trong một tam giác, góc nhỏ nhất là góc nhọn.
2) Trong một tam giác, có ít nhất là hai góc nhọn.
3) Trong một tam giác, góc lớn nhất là góc từ.
4) Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn bù nhau.
5) Nếu là góc đáy của một tam giác cân thì <900
6) Nếu là góc ở đỉnh của một tam giác cân thì <900
X
X
X
X
X
X
Với các câu sai, yêu cầu HS giải thích
HS giải thích:
3) Trong một tam giác, góc lớn nhất có thể là góc nhọn hoặc góc vuông hoặc góc tù.
4) Trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.
6) Nếu là góc ở đỉnh một tam giác cân thì có thể là góc nhọn hoặc góc vuông hoặc góc tù.
Bài 107 tr.111 SBT 
Tìm các tam giác cân trên hình
HS phát biểu:
rABC cân vì có AB = AC
rABD cân vì
- Tương tự rCAE cân vì 
- rDAC cân, rEAB cân vì có các góc ở đáy bằng 720
- rADE cân vì có 
Hoạt động 2
Ôn tập về các trường hợp bằng nhau của một tam giác (23 phút)
GV yêu cầu HS phát biểu ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
Trong khi HS trả lời. GV đưa bảng các trường hợp bằng nhau của tam giác tr.139 SGK lên.
- Phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.
GV đưa tiếp các trường hợp bằng nhau của ta giác vuông lên và chỉ vào hình tương ứng.
GV có thể hỏi thêm HS :
Tại sao xếp trường hợp bằng nhau cạnh huyền, cạnh góc vuông của tam giác vuông cùng hàng với trường hợp bằng nhau c.c.c xếp trường hợp bằng nhau cạnh huyền - góc nhọn của tam giác vuông cùng hàng với trường hợp bằng nhau g.c.g.
HS lần lượt phát biểu các trường hợp bằng nhau c.c.c, c.g.c, g.c.g
(HS cần phát biểu chính xác “hai cạnh và góc xen giữa: “một cạnh và hai góc kề”).
- HS tiếp tục phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.
HS giải thích:
- Nếu hai tam giác vuông đã có cạnh huyền và một cạnh góc vuông bằng nhau thì cạnh góc vuông còn lại cũng bằng nhau (theo định lý Pytago)
Nếu hai tam giác vuông đã có một góc nhọn bằng nhau thì góc nhọn còn lại cũng bằng nhau (theo định lí tổng ba góc của tam giác).
Bài tập 69 tr.141 SGK 
(Đề bài đưa lên màn hình)
GV vẽ hình theo đề bài, yêu cầu HS vẽ hình vào vở.
HS vẽ hình vào vở.
Cho biết GT,KL của bài toán
HS nêu 
GT
Aẽ a
AB=AC
BD=CD
KL
AD^a
GV gợi ý HS phân tích bài:
Cần thêm 
rABD =rACD (c.c.c)
sau đó yêu cầu HS lên bảng trình bày bài
HS trình bày bài làm
rABD =rACD có:
AB = AC (gt)
BD = CD (gt)
AD chung
ịrABD =rACD (c.c.c)
ị (góc tương ứng)
rAHB =rAHC có:
AB = AC (gt)
 (cm trên)
AH chung
ị rAHB =rAHC (c.g.c)
ị (góc tương ứng)
mà 
ị
GV cho biết bài tập này giải thích cách dùng thước và compa vẽ đường thẳng đi qua A và vuông góc với đường thẳng a
GV vẽ hình bài 103 tr. 110 SBT giới thiệu cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB
HS vẽ hình vào vở theo GV 
Phần chứng minh giao về nhà (gợi ý chứng minh tương tự như bài 69 SGK)
Bài 108 tr.111SBT 
(Đề bài và hình vẽ đưa lên màn hình)
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm
GV nhận xét, góp ý bài làm của một vài nhóm
HS hoạt động theo nhóm
(tóm tắt cách làm)
+ Chứng minh
 và 
+ Chứng minh
+ Chứng minh
Do đó OK là phân giác 
Đại diện một nhóm trình bày bài giải. HS lớp nhận xét, bổ sung bài làm của bạn.
Hoạt động 3
Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Tiếp tục ôn tập chương II
Làm các câu hỏi ôn tập 4, 5, 6 tr. 139 SGK 
Bài tập số 70, 71,72, 73 tr.141 SGK ,
Bài 105, 110 tr.111 , 112 SBT 
Tiết 46 
Ôn tập chương II (tiết2)
a. mục tiêu
Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông, tam giác vuông cân.
Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập vẽ hình, chứng minh, ứng dụng trong thực tế.
Chuẩn bị của GV và HS 
GV:-Đèn chiếu và các phim giấy trong ghi bài tập, bảng ôn tập một số dạng tam giác đặc biệt, bài giải một số bài tập.
- 12 que sắt bằng nhau (mỗi que dài khoảng 10 cm) và bảng từ để làm bài 72 tr.141 SGK 
 - Thước thẳng, com pa, êke, phấn màu, bút dạ
HS: - Làm câu hỏi ôn tập 4, 5, 6 tr.1139 SGK và các bài tập 70, 71, 72, 73 tr.141 SGK, bài 105, 110 tr.111.112 SBT 
 - Thước thẳng, com pa, bút dạ, bảng phụ.
C.Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
Ôn tập về một số dạng tam giác đặc biệt (18 phút)
GV hỏi: Trong chương II chúng ta được học một số dạng tam ... ước chia khoảng, 1 miếng gỗ (hoặc miếng nhựa miếng bìa) có hai cạnh song song.
Bảng nhóm:
- Cho a//b, đoạn thẳng AB vuông góc với 2 đường thẳng a, b, độ dài đoạn thẳng AB là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song đó.
- Chiều rộng của tấm gỗ là khoảng cách giữa hai cạnh song song.
Muốn đo chiều rộng của miếng gỗ ta phải đặt thước vuông góc với hai cạnh song song của nó.
- Chiều rộng của miếng gỗ của nhóm là......... 
(viết số liệu cụ thể và kèm theo hiện vật)
GV nghe đại diện nhóm trình bày, nhận xét góp ý kiểm tra kết quả đo của vài nhóm khác.
Đại diện một nhóm lên trình bày và minh hoạ thực tế
HS các nhóm khác nhận xét, một HS kiểm tra lại kết quả đo.
Hoạt động 4
Hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Ôn lại các định lí trong Đ1 và Đ2
- Bài tập về nhà số 14 tr.60 SGK 
Số 15, 17 tr.25 SBT 
- Bài tập bổ sung: Vẽ tam giác ABC có:
AB = 4cm; AC = 5 cm; BC = 6 cm
a) So sánh các góc của tam giác ABC
b) Kẻ AH ^ BC (H ẻ BC) So sánh AB và BH, AC và HC
- Ôn quy tắc chuyển vế trong bất đẳng thức 
(bài tập 101, 102 tr. 66 SBT toán 6 tập 1)
Tiết 52
Quan hệ giữa ba cạnh 
của một tam giác
Bất đẳng thức tamgiác
a. mục tiêu
HS nắm vững quan hệ giữa độ dài của một tam giác; từ đó biết được ba đoạn thẳng có độ dài như thế nào thì không thể là ba cạnh của một tam giác.
HS hiểu cách chứng minh định lý bất đẳng thức tam giác dựa trên quan hệ giữa cạnh và góc trong một tam giác.
Luyện cách chuyển từ một định lý thành một bài toán và ngược lại.
Bước đầu biết vận dụng bất đẳng thức tam giác để giải toán.
B. Chuẩn bị của GV và HS 
GV: - Đèn chiếu và các phim giấy trong (hoặc bảng phụ) ghi định lý, nhận xét, bất đẳng thức về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác và bài tập. 
 - Thước thẳng có chia khoảng, êke, phấn màu, com pa.
HS: - Ôn tập về quan hệ giữa cạnh và góc trong một tam giác, quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, quy tắc chuyển vế trong bất đẳng thức (bài 101, 102 tr.66 SBT toán 6 tập 1). 
- Thước thẳng có chia khoảng, ê ke, com pa, bảng nhóm. 
C.Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
Kiểm tra (8 phút)
GV yêu cầu một HS chữa bài tập cho về nhà
Vẽ tam giác ABC có
BC = 6 cm; AB = 4 cm;AC = 5 cm
(GV cho thước tỉ lệ trên bảng)
Một HS lên bảng kiểm tra
a) So sánh các góc của rABC
b) Kẻ AH ^BC (HẻBC)
So sánh AB và BH, AC và HC
a) rABC có 
BC = 6 cm; AB = 4 cm;AC = 5 cm
ị AB < AC < BC
ị (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác)
b) Xét rABH có 
AB >HB (cạnh huyền lớn hơn cạnh góc vuông)
Tương tự rAHC có
 ị AC >HC
Gv nhận xét và cho điểm HS sau đó GV hỏi: Em có nhận xét gì về tổng độ dài hai cạnh bất lỳ của tam giác ABC so với độ dài cạnh còn lại?
Ta hãy xét xem nhận xét này có đúng với mọi tam giác hay không? Đó chính là nội dung bài học hôm nay ị ghi đề.
HS nhận xét bài làm của bạn
HS : Em nhận thấy tổng độ dài hai cạnh bất kì lớn hơn độ dài cạnh còn lại của tam giác ABC
(4+5 >6; 4 +6 >5; 6+5 >4)
Hoạt động 2
1) Bất đẳng thức tam giác (18 phút)
GV yêu cầu HS thực hiện ?1
Hãy thử về tam giác với các cạnh có độ dài:
a) 1 cm, 2cm, 4 cm
b) 1 cm, 3 cm, 4 cm.
Em có nhận xét gì?
HS toàn lớp thực hiện ?1 vào vở
Một HS lên bảng thực hiện
Nhận xét: không vẽ được tam giác có độ dài các cạnh như vậy
Trong mỗi trường hợp, tổng độ dài hai đoạn nhỏ so với đoạn lớn nhất như thế nào?
HS : Có 1 + 2 <4 ; 1 +3 = 4
Vậy tổng độ dài hai đoạn nhỏ, nhỏ hơn hoặc bằng độ dài đoạn lớn nhất.
Như vậy, không phải ba độ dài nào cũng là độ dài ba cạnh của một 
tam giác. Ta có định lí sau:
GV đọc định lí tr. 61 SGK 
GV vẽ hình 
Hãy cho biết GT, KL của định lý?
Một HS đọc lại định lý
HS vẽ hình vào vở.
GT
rABC
KL
AB +AC >BC
AB +BC >AC
AC +BC >AB
Ta sẽ chứng minh bất đẳng thức đầu tiên.
Làm thế nào để tạo ra một tam giác có cạnh là BC, một cạnh bằng 
AB +AC để so sánh chúng?
HS: Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AC. Nối CD
Có BD = BA +AC
GV hướng dẫn HS phân tích
- Làm thế nào để chứng minh
DB >BC?
- Tại sao 
- Góc bằng góc nào?
Muốn chứng minh DB >BC ta cần có 
- Có A nằm giữa B và D nên tia CA nằm giữa hai tia CB và CD nên
Mà rACD cân do AD = AC
ị
- Sau khi phân tích bài toán, GV yêu cầu một HS trình bày miệng bài toán và ghi: Chứng minh (SGK )
Một HS trình bày bài toán, HS cần nêu rõ căn cứ của các khẳng định như SGK 
Các HS khác nghe và bổ sung.
GV : Từ A kẻ AH ^BC, Hãy nêu cách chứng minh khác (giả sử BC là cạnh lớn nhất của tam giác)
GV lưu ý cách chứng minh đó chính là nội dung bài 20 trang 64 SGK 
GV giới thiệu các bất đẳng thức ở phần KL của định lý được gọi là bất đẳng thức tam giác.
HS: AH ^BC, ta đã giả sử BC là cạnh lớn nhất của tam giác nên H nằm giữa B và C ị BH + HC = BC
Mà AB > BH và AC > HC (đường xiên lớn hơn đường vuông góc)
ịAB +AC > BH +HC
ị AB +AC >BC
Tương tự: 
AB +BC >AC
AC +BC >AB
Hoạt động 3
2. Hệ quả của Bất đẳng thức tam giác. (7 phút)
GV : hãy nêu lại các ví dụ các bất đẳng thức tam giác
HS : Trong tam giác ABC
AB +AC >BC ;AB +BC >AC; 
AC +BC >AB
Gv : Phát biểu quy tắc chuyển vế của bất đẳng thức (bài tập số 101 tr.66 SBT toán 6 tập 1)
HS : Khi chuyển một số hạng tử từ vế này sang vế kia của một bất đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu “+” đổi thành dấu “-“ và dấu “-“ đổi thành dấu “+”
Hãy áp dụng quy tắc chuyển vế để biến đổi các bất đẳng thức trên
GV : các Bất đẳng thức này gọi là hệ quả của bất đẳng thức tam giác
Hãy phát biểu hệ quả này bằng lời
GV : Kết hợp với các bất đẳng thức tam giác ta có
AC- AB <BC <AC +AB
HS : 
AB +BC >AC ị BC > AC- AB
AC +BC >AB ị BC > AB - AC
HS phát biểu hệ quả (tr. 62 SGK )
Hãy phát biểu nhận xét trên bằng lời
GV hãy điền vào dấu .... trong các bất đẳng thức
.....<AB<......
.....<AC<......
GV yêu cầu HS làm ?3 tr.63 sgk
HS phát biểu nhận xét (tr. 62 SGK )
HS lên bảng điền :
BC - AC < AB < BC + AC
BC - AB < AC < BC + AB
HS: không có tam giác với ba cạnh dài 
1 cm, 2 cm, 4 cm , vì 1cm + 2cm < 4cm
Hoạt động 4
Luyện tập củng cố (10 phút)
GV : Hãy phát biểu nhận xét quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
- Làm bài tập số 16 (tr.63 SGK )
HS phát biểu nhận xét tr.62 SGK 
HS làm bài tập 16 SGK 
Có : AC - BC < AB < AC +BC
7 -1 < AB <7 +1
6<AB <8
mà độ dài AB là một số nguyên
ịAB = 7 cm
rABC là tam giác cân đỉnh A
Gv yêu cầu HS làm bài tập 15 tr.63 SGK theo các nhóm học tập
HS hoạt động theo nhóm
Bảng nhóm:
a) 2cm + 3cm < 6cm ị không thể là ba cạnh của một tam giác
b) 2cm + 4cm = 6cm ị không thể là ba cạnh của một tam giác
c) 3cm + 4cm > 6cm ị 3 độ dài này có thể là ba cạnh của một tam giác
GV nhận xét bài làm của một vài nhóm
Đại diện một nhóm lên bảng trình bày
HS lớp nhận xét, góp ý.
Hoạt động 5
Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Nắm vững bất đẳng thức tam giác, học cách chứng minh định lí bất đẳng thức tam giác
Bài tập về nhà số 17, 18, 19 tr 63 SGK 
Số 24, 25 tr. 26, 27 SBT 
Tiết 53
Luyện tập
a. mục tiêu
Củng cố quan hệ giữa độ dài các cạnh của một tam giác. Biết rằng vận dụng quan hệ này để xem xét ba đoạn thẳng cho trước có thể là 3 cạnh của một tam giác hay không.
Rèn luyện kỹ năng vẽ hình theo đề bài, phân biệt giải thiết, kết luận và vận dụng quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác để chứng minh bài toán.
Vận dụng quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác vào thực tế đời sống.
B. Chuẩn bị của GV và HS 
GV: - Đèn chiếu và các phim giấy trong (hoặc bảng phụ) ghi câu hỏi, đề bài tập, nhận xét về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác. 
 - Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, com pa.
HS: - Ôn tập về quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác
- Thước thẳng có chia khoảng, ê ke, com pa, bảng phụ nhóm. 
C.Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
Kiểm tra - chữa bài tập (12 phút)
GV nêu yêu cầu kiểm tra:
HS 1: Phát biểu nhận xét quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác. minh hoạ bằng hình vẽ.
Chữa bài tập 18 tr.63 SGK 
(GV đưa đề bài lên màn hình)
Hai HS lên bảng kiểm tra:
- HS 1: Phát biểu nhận xét tr.62 SGK 
AC - AB < BC < AC + AB 
Chữa bài tập 18 SGK 
a) 2 cm; 3 cm; 4 cm
Có 4 cm < 2cm + 3 cm ị vẽ được tam giác
b) 1cm; 2cm; 3,5 cm
Có 3,5 > 1+2 ị không vẽ được tam giác
c) 2,2cm; 2cm; 4,2 cm
Có 4,2 = 2,2 +2 ị không vẽ được tam giác
- HS 2: Chữa bài tập 24 tr.26 SBT 
cho hai điểm A và B nằm về hai phía của đường thẳng d. Tìm điểm C thuộc đường thẳng d sao cho tổng AC +CB là nhỏ nhất.
HS 2: Vẽ hình bài 24 SBT 
C là giao điểm của đường thẳng d và đoạn thẳng AB vì nếu lấy C’ là một điểm bất kỳ thuộc đường thẳng d (C’≠C) nối C’A, C’B
Xét rAC’B có : AC’ + C’B > AB (bất đẳng thức tam giác)
Hay AC’ + C’B > AC + CB (vì C nằm giữa A và B)
ịCA + CB là nhỏ nhất
GV nhận xét và cho điểm HS 
HS nhận xét bài làm của bạn
Hoạt động 2
Luyện tập (22 phút)
Bài 21 tr.64 SGK 
(GV đưa đề bài và hình vẽ lên màn hình)
GV giới thiệu trên hình vẽ
- Trạm biến áp A
- Khu dân cư B
- Cột điện C 
và hổi: Cột điện C ở vị trí nào để độ dài AB ngắn nhất?
Bài 17 tr.63 SGK 
(Đưa đề bài lên màn hình)
GV vẽ hình lên bảng, yêu cầu HS vẽ hình vào vở.
Cho biết GT, KL của bài toán.
Một HS đọc đề bài
HS cả lớp suy nghĩ, áp dụng kết quả bài 24 SBT trả lời bài toán: vị trí cột điện C phải là giao của bờ sông với đường thẳng AB.
Một HS đọc đề bài
Toàn lớp vẽ hình vào vở
Một HS nêu GT, KL của bài toán
GT
rABC
M nằm trong rABC
BM ầAC ={i}
KL
a) so sánh MA với MI + IA
ịMA +MB < IB +IA
b) So sánh IB với IC +CB
ịIB +IA <CA +CB
c) C/m: MA +MB<CA +CB
GV yêu câu HS chứng minh miệng câu a
Sau đó GV ghi lại trên bảng
Chứng minh
a) Xét rMAI có:
MA <MI +IA (bất đẳng thức tam giác)
ịMA +MB<MB +MI + IA
ịMA +MB<IB + IA (1)
Gv : Tương tự hãy chứng minh câu b
Gọi một HS lên bảng trình bày
b) Xét rIBC có: 
IB <IC +CB (bất đẳng thức tam giác)
ị IB + IA < IA + IC + CB
ị IB + IA < CA + CB (2)
Gv: Chứng minh bất đẳng thức
MA + MB < CA + CB 
c) từ (1) và (2) suy ra:
MA + MB < CA + CB
Bài 19 tr. 63 SGK 
Tìm chu vi một tam giác cân biết độ dài hai cạnh của nó là 3,9 cm và 7,9 cm
GV hỏi: Chu vi của tam giác cân là gì?
- Vậy trong 2 cạnh dài 3,9 cm và 7,9 cm cạnh nào sẽ là cạnh thứ ba? Hay cạnh nào sẽ là cạnh bên của tam giác cân?
Hãy tính chu vi tam giác cân
Chu vi của tam giác cân là tổng ba cạnh của tam giác cân đó.
HS : gọi độ dài cạnh thứ ba của tam giác cân là x (cm). Theo bất đẳng thức tam giác.
7,9 - 3,9 < x < 7,9 +3,9
4< x< 11,8
ị x= 7,9 (cm)
7,9 + 7,9 + 3,9 = 19,7 (cm)
HS vẽ hình vào vở, một HS lên bảng vẽ hình, ghi GT; KL của bài toán.
GT
rABC
D nằm giữa B và C
KL

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh 7 tu 44-53.doc