Giáo án Hóa học lớp 9

Giáo án Hóa học lớp 9

Tuần 1 Tiết 1 : ÔN TẬP

I/ MỤC TIÊU : Ôn tập kiến thức cơ bản về hóa 8 như :

 Các loại chất vô cơ.

 Phương trình hóa học .

 Tính theo PTHH.

II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động 1: Ôn tập các loại chất vô cơ

 

doc 117 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1 : ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU : Ôn tập kiến thức cơ bản về hóa 8 như :
Các loại chất vô cơ. 
Phương trình hóa học .
Tính theo PTHH.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: Ôn tập các loại chất vô cơ 
Hỏi :
Kể tên các loại chất vô cơ ?
 Cho biết thành phần hóa học của oxit ? 
Kể tên các loại oxit ? 
Cho VD về CTHH của oxit axit?
Lưu í : Cách ghi nhớ một số oxit axit :
Phòng 
P2O5
Sản 
SO2
Suất
SO3
Công
CO2
Nghiệp
N2O5
Cho VD về CTHH của oxit bazơ ?
Lưu í : Cách ghi nhớ một số oxit bazơ tan:
Khi
K2O
Nào
Na2O
Bạn
BaO
Cần
CaO
Lưu í : Cách ghi nhớ một số oxit bazơ không tan:
May
MgO
Áo
 Al2O3
Záp
 ZnO
Sắt
FeO , Fe2O3,Fe3O4.
Phải
PbO
Có
CuO
 Nêu thành phần hóa học của axit? Kể tên các loại axit ? Nêu CTHH mỗi loại ?
 Nêu thành phần hóa học của bazơ? Kể tên các loại bazơ? Nêu CTHH mỗi loại ?
8- Nêu thành phần hóa học của muối? Kể tên các loại muối? Nêu CTHH mỗi loại ?
Trả lời và ghi bài. 
I/ Các loại chất vô cơ :
NTHH - OXI
1- Oxit: 	
a- Oxit axit : Thành phần hóa học của đa số oxit axit : ( phi kim – oxi) 
Oxit axit tan: P2O5, SO2 , SO3, CO2 , N2O5... 
Oxit axit không tan : SiO2 
b- Oxit bazơ : ( kim loại – oxi )
Oxit bazơ tan : K2O, Na2O,BaO, CaO , .
Oxit bazơ không tan : MgO Al2O3 , ZnO
, FeO , Fe2O3, Fe3O4. , CuO, . 
HIĐRÔ – GỐC AXIT
2- Axit : 
a- Axit có oxi : H3PO4, H2SO3,H2SO4, ,H2CO3 ,HNO3 , 
 .
b- Axit không có oxi: HCl , H2S .
KIM LOẠI – NHÓM–OH
3- Bazơ : 
a- Bazơ tan : KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 .
b- Bazơ không tan : Cu(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2 .
KIM LOẠI – GỐC AXIT
4- Muối : 
a- Muối trung hòa : NaCl, CuSO4 ,CaCO3 
b- Muối axit : NaHCO3,Ca(HCO3)2,NaHSO4,NaHPO4 
Hoạt động 2 : Xác định hóa trị của nguyên tố , nhóm nguyên tử trong một hợp chất. 
Bài tập 1 : Xác định hóa trị của nguyên tố kim loại trong oxit sau: K2O, Na2O, CaO , BaO, MgO,Al2O3,ZnO,FeO, Fe2O3, CuO, Ag2O, CrO3 ,Cr2O3. 
Hướng dẫn: học sinh cách tính nhanh hóa trị của nguyên tố (áp dụng theo quy tắc hóa trị ).
Bài tập 2 : Xác định hóa trị của nguyên tố kim loại trong bazơ :KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)2, Cu(OH)2 . 
Hướng dẫn: Trong phân tử bazơ, hóa trị nguyên tố kim loại bằng chỉ số nhóm – OH 
Bài tập 3 : - Xác định hóa trị của các gốc axit trong phân tử axit : HCl, H2S , HI, HF,HNO3, H2SO3, H2CO3, H2SO4, H3PO4
Hướng dẫn: Trong phân tử axit, hóa trị gốc axit bằng chỉ số của hiđrô .
1- Xác định hóa trị của nguyên tố kim loại trong trong các oxit bazơ: 
 I I II II
 K2O , Na2O , CaO , BaO 
 II III II II
 MgO , Al2O3 , ZnO , FeO 
 III II I II III
 Fe2O3 , CuO , Ag2O , CrO3 , Cr2O3 
2- Xác định hóa trị của nguyên tố kim loại trong bazơ :
I I II II II
KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2, 
 III II II II
 Al(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)2, Cu(OH)2 . 
3- Xác định hóa trị của các gốc axit trong phân tử axit : 
 I II I I I II II 
 HCl, H2S , HI, HF, HNO3, H2SO3, H2CO3, 
 II II
H2SO4, H3PO4 .
Hoạt động 3 : Bài tập định lượng : Tính theo PTHH
Bài tập 4 : Cho 1,6 g CuO tác dụng với dung dịch axit sufuanic dư . 
Viết PTHH
Tính khối lượng axit sufuric (H2SO4) đã phản ứng 
Tính khối lượng muối đồng sunfat (CuSO4) tạo thành 
Bài tập 5 : Cho 3,2 g CuO tác dụng với dung dịch axit sunfuric có chứa 20 g H2SO4
Viết PTHH
Tính khối lượng các chất trong dung dịch sau phản ứng 
Chú ý : Học sinh về nhà học thật kĩ phần phân loại 4 loại hợp chất vô cơ ( Nhìn CTHH của chất phải nhận ra được chất đó thuộc loại hợp chất vô cơ nào )
Tuần 1,2 Tiết 2,3 : 
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT
KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT 
I/ MỤC TIÊU : 
 Kiến thức : Giúp học sinh: 
Biết được tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ. 
Hiểu được cơ sở phân loại oxit. 
 Kĩ năng : Vận dụng những tính chất hóa học của oxit để giải bài tập định tính và định lượng. 
 Thái độ tình cảm : học sinh yêu thích môn học – say mê thí nghiệm để tìm kiếm câu Trả lời.
II/ CHUẨN BỊ : 
Dụng cụ : ống nghiệm (10), kẹp gỗ (4), ống hút (5), giá ống nghiệm (1) giá thí nghiẹm (1), khay (1), ống dẫn khí L
Hóa chất : CuO, CaO, H2O, HCl, Ca(OH)2 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hoá học của oxit axit. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Biểu diễn thí nghiệm 1 
Rót nước cất (5ml) vào 2 cốc thủy tinh 1 và 2. 
Hòa tan một muỗng thủy tinh vôi sống vào cốc 1. 
Nhúng quỳ tím vào cả 2 cốc. 
Hỏi:
Nêu hiện tượng, giải thích hiện tượng?
Viết PTHH , kết luận về tính chất hóa học của oxit bazơ? 
Hỏi :
1/ Viết CTHH của sản phẩm tạo thành từ các phản ứng sau :
Na2O + H2O	
K2O + H2O
BaO + H2O
 2/ Cho biết trạng thái , màu sắc của đồng (II) oxit và clohiđric?
Hướng dẫn HS làm TN 2: 
Cho CuO vào 1 ống nghiệm .
Nhỏ vài giọt axitclohiđric vào ống nghiệm 1 
Hỏi
1- Nêu hiện tượng quan sát được ?
2- Sờ vào ống nghiệm cho biết nhiệt độ phản ứng thay đổi như thế nào ? 
3- Dung dịch màu xanh lục thu được là chất gì ?
4- Nêu kết luận về tính chất hóa học của oxit bazơ ?
Hỏi : Viết CTHH của sản phẩm tạo thành từ các phản ứng sau (Lấy điểm KT miệng )
CaO + HNO3
MgO + H2SO4
K2O + HCl
BaO + H3PO4
Al2O3 + HCl
Thông báo: CTHH một số oxit axit và axit tương ứng hóa trị gốc axit
Oxit
Axit
P2O5
H3PO4
SO2
H2SO3
SO3
H2SO4
CO2
H2CO3
N2O5
HNO3
Hướng dẫn HS ghi CTHH của sản phẩm tạo thành từ phản ứng của cặp chất sau: CaO + CO2 
Hỏi : Viết CTHH của sản phẩm tạo thành từ các phản ứng sau (Lấy điểm KT miệng )
K2O + CO2 , Na2O + CO2 , BaO + CO2
K2O + SO2 , K2O + SO2 , BaO + SO2 
K2O + SO3 , K2O + SO3 , BaO + SO3 
K2O + N2O5 , K2O + N2O5 , BaO + N2O5 
K2O + P2O5 , K2O + P2O5 , BaO + P2O5 
Theo dõi thí nghiệm. 
Trả lời và ghi bài:
I/ Tính chất hóa học của oxit
1- Oxit bazơ
a- Tác dụng với nước 
Oxit bazơ tan + nước 	 dung dịch bazơ
CaO + H2O 	 Ca(OH)2
Một HS lên bảng viết PTHH .
 Các HS khác viết vào vở 
Trả lời :
Các nhóm làm TN 2 
Trả lời và ghi bài
b- Tác dụng với oxit bazơ: 
Oxit bazơ + axit Muối + Nước 
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
Một HS lên bảng viết PTHH
 Các HS khác viết vào vở 
Lắng nghe và ghi bài 
Theo dõi- Ghi nhận :
c- Tác dụng với oxit axit :
Oxit bazơ + Oxit axit Muối
(Chủ yếu tan) 
CaO(r) + CO2(K) CaCO3
Ba HS lên bảng viết PTHH (Lấy điểm KT miệng ),các HS khác viết PTHH vào vở .
Hoạt động 2 :Tìm hiểu tính chất hóa hoc của oxit axit .
Thông báo: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit
 Viết PTHH phản ứng tạo bởi: SO3 +H2O
Hỏi : Viết CTHH của sản phẩm tạo thành từ các phản ứng sau: 
 N2O5 + H2O
 P2O5 + H2O
 	 SO2 + H2O
Hướng dẫn học sinh làm TN 3 : 
Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ 
Hỏi :
1- Nêu hiện tượng quan sát được (hiện tượng nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra)?
2- Giải thích hiệm tượng, viết PTHH phản ứng xảy ra ?
3- Kết luận về tính chất hóa học của oxit axit? 
Hỏi:Từ tính chất hóa họa thứ ba của oxit bazơ hãy nêu kết luận về tính chất hóa học của oxit axit ? Viết PTHH minh họa ? (Lấy điểm KT miệng ) 
 CO2 + Na2O , N2O5 + K2O 
 SO2 + BaO , SO3 + CaO 
Lắng nghe và ghi bài .
2- Oxit axit
a- Tác dụng với nước:
nhiều oxit axit + nước dung dịch axit 
 SO3(K) + H2O(l) H2SO4 (dd)
Viết PTHH vào vở.
Hai học sinh lên bảng làm TN 3. 
Cho 2 nước vôi trong vào hai ống nghiệm 1 và có cùng thể tích. 
Sử dụng ống hút L dài thổi nhẹ từ từ vào nước vôi trong( mỗi HS một ống nghiệm). 
Trả lời và ghi bài: 
b- Tác dụng dung dịch bazơ : 
Oxitaxit +dung dịch bazơ Muối + Nước 
CO2(K) + Ca(OH)2(dd) 	 CaCO3(r) + H2O(l)
Trả lời và ghi bài: 
c- Tác dụng axit bazơ : 
Nhiều oxit axit + một số axit bazơ Muối 
 CO2 + K2O K2CO3 
Hoạt động 3 :Tìm hiểu về sự phân loại oxit
Tổ chức trò chơi : “Ai nhanh hơn” 
Chia lớp thành hai đội 
Mỗi đội cử hai HS tham gia 
HS 1: Phân loại oxit 
HS 2: Viết công thức tương ứng với mỗi loại( Điền CTHH vào sơ đồ phân loại chất ).
- Tham gia trò chơi và ghi bài :
CO2, SO2, SO3, P2O5,N2O5
II/ Phân loại oxit: 
Oxit
Oxit bazơ
Oxit lưỡng tính
Oxit trung tính
Oxit axit
K2O, Na2O, BaO, CaO, CuO, FeO, FeO3
Al2O3, ZnO
CO, SO, NO, N2O
Hoạt động 4 : Bài tập về nhà
Bài 1: oxit nào dưới đây được làm chất hút ẩm trong PTN?
A. SO2 B. SO3 C. N2O5 D. P2O5
Bài 2: oxit nào sau đây là oxit trung tính?
A.N2O B.SO C. P2O5 D. NO 
Bài 3:khử hoàn toàn 6,4 g hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng H2 tạo ra 1,8 g H2O.Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là:
A. 4,5g B. 4,8g C.,9 g D. 5,2g 
Bài 4:Một oxit sắt trong đó oxi chiếm 30% về khối lượng công thức oxit đó là:
A. FeO B.Fe2O3 C. Fe3O4 D. không xác
 định được
Tuần 3 Tiết 3, 4 : 
Bài 2 : MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
 I/ MỤC TIÊU : 
1- Kiến thức :Học sinh biết được:
Tính chất hóa học, vật lí của canxi oxit, lưu huỳnh đioxit 
Ứng dụng trong đời sống và sản xuất 
Tác hại của chúng đối với sức khỏe, môi trường 
Những phương pháp điều chế CaO, SO2 trong công nghiệp, PGD 
2- Kĩ năng :
Làm thí nghiệm canxi oxit tác dụng với nước , axit, điều chế lưu huỳnh đioxit trong phòng TN .
Giải bài tập định tính về tính chất hóa học CaO, SO2
3- Thái độ tình cảm : Học sinh yêu thích môn học qua nghiên cứu thí nghiệm 
II/ CHUẨN BỊ : 
1- Dụng cụ : ống nghiệm (10),cốc thủy tinh, đèn cồn ,kẹp gỗ (3), ống dẫn khí(2) ,ống hút
2- Hóa chất : Vôi sống, vôi hóa rắn, nước cất, quì tím, dd axit clohiđric, axit sunfuric . 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
HS 1- Viết sơ đồ thể hiện tính chất hóa học của oxit axit , oxit bazơ ?
HS 2-Viết CTHH của sản phẩm tạo thành từ phản ứng giữa các cặp chất sau : 
 1. CaO + H2O	 4. Fe2O3 + HCl
 2. CuO + HNO3 5. BaO + H2O 
 3. Na2O + H2O 6. K2O + H2SO4
Cả lớp viết sơ đồ tính chất hóa học của oxit bazơ và oxit axit , PTHH vào vở bài tập 
Hoạt động 2 :Tìm hiểu về canxi oxit
Hỏi : 
1- Quan sát vôi sống để trong lọ, cho biết: trạng thái, màu sắt của canxi oxit ?
2- Ở nhiệt độ nào có thể chuyển vôi rắn sang vôi lỏng ?
3- Nêu tính chất vật lí của canxi oxit ?
Yêu cầu các nhóm làm TN 1.
Hỏi:
1- Nêu hiện tượng quan sát được ?
2- Giải thích hiện tượng ?
3- Viết PTHH ?
4-Kết luận về tính chất hóa học của canxioxit? 
5- Nêu những biện pháp an toàn khi tôi vôi? 
Yêu cầu các nhóm làm TN 2 
Hỏi :
Nêu trạng thái, màu sắc của CuO, CaO, HCl ? 
Nêu hiện tượng quan sát được ?
Giải thích hiện tượng và viết PTHH ?
Kết luận về tính chất hóa học của canxi oxit ?
Giải thích hiện tượng vôi hóa rắn ( vôi sống chuyển thành vôi chết)?
Viết PTHH ?
Nêu biện pháp bảo quản vôi sống ? 
Nêu ứng dụng của vôi sống ?
Dựa trên những tính chất nào mà vôi sống dùng để khử chua cho đất -Xử lí chất thải công nghiệp ?
Hỏi : 
1- Nêu nguyên liệu, nhiên liệu sản xuất vôi sống ?
2- Viết PTHH phản ứng nung vôi ? 
3- Kể tên một số loại lò nung vôi ?
Thu ...  và 30 ml axit sunfuric đặc ( hỗn hợp A). Thêm ít cát để làm giảm nhiệt độ khi nung nóng hỗn hợp.
Hai ống nghiệm 1 và 2: Ống 1 dùng để thu sản phẩm cháy, ống 2 dùng để đối chứng.
Bước 2: Nung nóng hỗn hợp A,khi hỗn hợp chuyển sang màu đen thì đốt cháy khí etilen sinh ra, thu sản phẩm cháy.
Hỏi:
Etilen có cháy không?
Sản phẩm thu được khi đốt etilen cháy là gì?
Bước 3: Xác định sản phẩm của phản ứng cháy(đổ nước vôi trong vào ống nghiệm 2, lắc đều) .
Hỏi : 
Sản phẩm nào được sinh ra khi đốt cháy etilen? Hiện tượng nào chứng tỏ điều đó?
Viết phương trình hóa học xảy ra khi đốt cháy etilen?
Chuyển ý: 
Về thành phần phân tử etilen có chứa hai nguyên tố cacbon và hiđro nên khi cháy sẽ tạo ra khí cacbonnic và hơi nước.
Về cấu tạo hóa học: etilen có chứa một liên kết đôi ,trong liên kết đôi có một liên kết kém bền , phản ứng hóa học đặc trưng của etilen là gì?
Biểu diễn thí nghiệm: Etilen tác dụng với dung dịch brom.
Bước 1: Xác dịnh màu của dung dịch brom?
Bước 2: Rót dung dịch brom vào hai ống nghiệm 3 và 4.
Bước 3: Nung nóng hỗn hợp A rồi dẫn khí etilen vào ống nghiệm 3, (ống nghiệm 4 dùng để đối chứng).
Hỏi : Hiện tượng nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra?
Thuyết trình: 
Trong phản ứng với dung dịch brom, liên kết kém bền trong phân tử etilen bị đứt ra,lúc này mỗi phân tử etilen có hai liên kết tự do nên đã kết hợp thêm với một phân tử brom.phản ứng trên được gọi là phản ứng cộng. 
Các chất có liên kết đôi tương tự etilen dễ tham gia phản ứng cộng.
Trong những điều kiện thích hợp etilen còn có thể có phản ứng cộng với một số chất khác( H2.HCl. Cl2). 
Chuyển ý: Cho HS quan sát túi nilon và nêu vấn đề: Vì sao túi nilon mỏng nhưng rất dai,rất khó phân hủy? Để giải thích vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu tính chất hóa học thứ ba của etilen.
Thuyết trình:
Ở điều kiện thích hợp (nhiệt độ, áp suất,xúc tác) ,liên kết kém bền trong phân tử etilen bị đứt ra. Khi đó ,các phân tử etilen kết hợp với nhau tạo thành phân tử có kích thước và khối lượng lớn, gọi là PoliEtilen.
Viết PTHH thể hiện phản ứng trùng hợp của etilen.
Giải thích: Các túi nilon rất dẻo dai là do nó được làm từ polieetilen , trong phân tử chỉ có các liên kết đơn bền vững.?
Chú ý: Không được thải những túi nilon bừa bãi ra môi trường, cần thu gom để tái chế.
Theo dõi thí nghiệm.
Trả lời.
Quan sát.
Trả lời và ghi bài
Etilen có cháy không?
Khi đốt etilen cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước.
C2H4 + 3O2 tO 2CO2 + 2H2O
Lắng nghe
Theo dõi thí nghiệm
Trả lời
Lắng nghe và ghi bài 
Etilen có làm mất màu dung dịch brom không?
CH2=CH2 +Br2 Br -CH2 –CH2-Br
 ( k) (dd) (l)
 Đibrometan.
Quan sát và lắng nghe
Lắng nghe và ghi bài.
Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không?
Phương trình hóa học:
+CH2 = CH2+ CH2 = CH2+ CH2 = CH2+ xúc tác,áp suất,
 nhiệt độ
-CH2 -CH2- CH2- CH2- CH2- CH2-
 PoliEtilen (PE)
Phản ứng trên là phản ứng trùng hợp.
Lắng nghe
Hoạt động 5: Tìm hiểu những ứng dụng của etilen.
Tổ chức trò chơi “AI TINH MẮT THẾ”.
Cho HS ghi bài
Trong thời gian 30 giây. Tất cả các học sinh theo dõi và ghi nhớ nhanh những hình ảnh thuộc ứng dụng của etilen. 
GV chỉ định mỗi đội một HS lên bảng liệt kê những ứng dụng của etilen.
Mỗi hình ảnh xác định đúng ghi 10 điểm.
IV.ỨNG DỤNG: (SGK TRANG 118)
Hoạt động 5: BÀI TẬPVẬN DỤNG – BT sgk tr 119
Bài 1: Cho các chất sau : CH3-CH3 ; CH2=CH2 ; CH3-CH=CH2 Chất nào tham gia :Phản ứng cháy?Phản ứng cộng?Phản ứng trùng hợp?
Tuần 24 tiết 48 BÀI 38 : AXETILEN 
I/ MỤC TIÊU: 
Kiến thức : HS nắm được : Công thức phân tử, Công thức hóa học, tính chất và ứng dụng của axetilen 
Kĩ năng: Viết công thức cấu tạo của axetilen – Viết PTHH 
Thái độ: HS có hứng thú học tập 
II/ CHUẨN BỊ: Đất đèn, nước vôi trong,nước cất, ống nghiệm, kẹp gỗ, quẹt ga,phễu thủy tinh, mô hình phân tử mêtan, tranh vẽ 4.6/ Tr114 , 4.3, 4.4
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
HS1: Viết CTPT,CTCT, PTHH thể hiện phản ứng cháy của metan và axetilen?
HS2: Viết PTHH thể hiện phản ứng hóa học đặc trưng của metan và axetilen?
Hoạt động 2: Tìm hiểu trạng thái thiên nhiên và tính chất vật lí của mêtan
Hỏi:
Đọc thông tin từ sgk tr 120 cho biết những tính chất vật lí của axetilen?
Quan sát hình 4.9 sgk tr 120 hãy nêu cách thu khí axetilen? 
Dựa trên tính chất vật lí nào có thể thu axetilen bằng cách đẩy nước?
Có nên thu axetilen bằng cách đẩy không khí được không? Vì sao?
Lưu ý: khí axetilen tinh khiết không mùi, trong thực tế khi điều chế axetilen tư đất đèn thì nó có mùi hắc(do đất đèn có lẫn các tạp chất của lưu huỳnh và amoniac).
Trả lời và ghi bài
Tính chất vật lí
Sgk tr 120
Lắng nghe
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo phân tử của axetilen
Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Yêu cầu các nhóm lắp ráp mô hình phân tử axetilen.
DẠNG RỖNG DẠNG ĐẶC
Hỏi:
Dựa vào mô hình phân tử axetilen hãy :
Viết công thức cấu tạo của axetilen?
Nêu đặc điểm cấu tạo của axetilen?
Cấu tạo phân tử axetilen có gì giống và khác so với etilen?
Tham gia trò chơi
Trong thời gian 1 phút 30 giây các nhóm sẽ lắp ráp mô hình phân tử axetilen dạng đặc và rỗng.
Mỗi mô hình xếp đúng ghi 10 điểm.
Trả lời và ghi bài
Cấu tạo phân tử
Công thức cấu tạo
 H-C≡C-H hay HC≡CH
Đặc điểm cấu tạo:
Trong phân tử axetilen có : 2 liên kết đơn C- H và một liên kết ba C≡C, trong liên kết ba có hai liên kết kém bền dễ đứt ra lần lượt trong các phản ứng hóa học.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất hóa học của axetilen
Biểu diển thí nghiêm: Đốt cháy etilen.
Giới thiệu:
Bước 1: Giới thiệu nguyên liệu và dụng cụ để điều chế axetilen: 
Bước 2: Rót nước vào đất đèn, đốt khí thoát ra.
Hỏi:
axetilen có cháy không?nhận xét ngọn lửa và so sánh với metan và etilen?
Sản phẩm thu được khi đốt axetilen cháy là gì?
Viết phương trình hóa học xảy ra khi đốt cháy axetilen?
Chuyển ý: 
Về thành phần phân tử axetilen có chứa hai nguyên tố cacbon và hiđro nên khi cháy sẽ tạo ra khí cacbonnic và hơi nước.
Về cấu tạo hóa học: axetilen có chứa một liên kết ba,trong liên kết ba có hai liên kết kém bền , phản ứng hóa học đặc trưng của etilen là gì?
Biểu diễn thí nghiệm: axetilen tác dụng với dung dịch brom.
Bước 1: Xác dịnh màu của dung dịch brom?
Bước 2: Rót dung dịch brom vào hai ống nghiệm 3 và 4.
Bước 3: Tiếp tục rót nước vào đất đèn, rồi sục khí axetilen vào nước brom.
Hỏi :
Hiện tượng nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra?
Viết PTHH?
Thuyết trình: 
Phản ứng trên được gọi là phản ứng cộng. 
Các chất có liên kết ba tương tự axetilen dễ tham gia phản ứng cộng.
Trong những điều kiện thích hợp etilen còn có thể có phản ứng cộng với một số chất khác H2.và một số chất khác.
Theo dõi thí nghiệm.
Trả lời và ghi bài.
Etilen có cháy không?
Khi đốt etilen cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước.
2C2H2 + 5O2 tO 4CO2 + 2H2O
Lắng nghe.
Theo dõi thí nghiệm
Trả lời và ghi bài
axetilen có làm mất màu dung dịch brom không?
CH≡CH2 +2Br2 Br2 -CH2 –CH2-Br2
 ( k) (dd) (l)
Lắng nghe
Hoạt động 5: Tìm hiểu ứng dụng và điều chế axetilen
Hỏi: Dựa vào thông tin sgk hãy nêu úng dụng của axetilen?
Thông báo phương pháp điều chế axetilen trong PTN và trong công nghiệp.
Trả lời và ghi bài
Ứng dụng 
Sgk tr121
Điều chế
Trong PTN: 
CaC2 + H2O C2H2 + Ca(OH)
Trong công nghiệp:
 2CH4 1500oC C2H2 + 3H2 
Tuần 25 tiết 49
BÀI 39 : BENZEN 
I/ MỤC TIÊU: 
Kiến thức : HS nắm được : Công thức phân tử, Công thức hóa học, tính chất và ứng dụng của benzen 
Kĩ năng: Viết công thức cấu tạo của benzen – Viết PTHH. 
Thái độ: HS có hứng thú học tập 
II/ CHUẨN BỊ: Mô hình phân tử benzen dạng đặc và dạng rỗng.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
HS1: Viết CTPT,CTCT, PTHH thể hiện phản ứng cháy của etilen và axetilen?
HS2: Viết PTHH thể hiện phản ứng hóa học đặc trưng của etilen và axetilen?
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của benzen
Hỏi: 
Hãy đọc thông tin từ sgk tr 123 và nêu những tính chất vật lí của benzen?
Nêu ứng dụng từ tính chất vật lí của benzen? 
Trả lời và ghi bài 
Tính chất vật lí :
Benzen là chất lỏng không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hòa tan được nhiều chất. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo phân tử của benzen
Yêu cầu học sinh dựa vào hình 4.14 sgk tr 123 để lắp ráp mô hình phân tử benzen dạng rỗng và dạng đặc. 
 DẠNG RỖNG DẠNG ĐẶC
Hỏi: Dựa vào mô hình phân tử , hãy:
Viết công thức cấu tạo của benzen?
Nêu đặc điểm cấu tạo của benzen?
Các nhóm lắp ráp mô hình phân tử benzen:
3 nhóm lắp ráp mô hình đặc 
3 nhóm lắp ráp mô hình rỗng
Thời gian lắp ráp: 90 giây
Trả lời và ghi bài
Cấu tạo phân tử
Công thức cấu tạo
 H
H
H
H
H
 |
 C 
 C C 
 | | |
 C C
 C
 |
 H
Đặc điểm cấu tạo : Trong phân tử benzen có 3 liên kết đơn C – C xen kẽ 3 liên kết đôi C = C tạo vòng 6 cạnh đều nhau 
Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất hóa học của benzen
Hỏi:
Dựa vào thành phân và đặc điểm liên kết trong phân tử hãy dự đoán tính chất hóa học của benzen ?
Benzen cháy tạo ra sản phẩm gì? 
Viết PHPH thể hiện phản ứng cháy của benzen ?
Dựa vào PTHH hãy giải thích vì sao benzen cháy sinh ra nhiều muội than?
Quan sát hình 4.15 sgk tr 124 cho biết:
Brom có màu gì? 
Điều kiện để phản ứng giữa benzen và brom xảy ra?
Sản phẩm tạo thành từ phản ứng giữa benzen với brom là gì?
Vì sao người ta lại sục khí HBr vào dung dịch NaOH?
Phản ứng giữa benzen với brom thuộc loại phản ứng hóa học gì?
Thông báo :
Benzen không tác dụng với brom trong dung dịch , chứng tỏ benzen khó tham gia phản ứng cộng hơn etilen và axetilen.
Trong đk thích hợp benzen có thể tham gia phản ứng cộng với một số chất.
Viết PTHH benzen tác dụng với H2,Cl2.
Benzen dể tham gia phản ứng thế và khó tham gia phản ứng cộng.
Trả lời và ghi bài 
Tính chất hóa học 
Benzen có cháy không? 
 2C6H6 + 12O2 to 12CO2 + 6H2O
Phản ứng thế 
C6H6 + Br2 to C6H6Br + HBr
 (l) (l) (l) (k) 
C6H6 + 3Cl2 to C6H5Cl + HCl
Lắng nghe và ghi bài 
Phản ứng cộng 
C6H6 + 3H2 Ni,to C6H12
C6H6 + 3Cl2 askt C6H6Cl6
Hoạt động 5: Tìm hiểu ứng dụng của benzen
Hỏi : Nêu những ứng dụng của benzen 
Trả lời và ghi bài 
Ứng dụng
Benzen là nguyên liệu trong công nghiệp, sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu .
Hoạt động 6: Vận dụng 
Bt 2 và 4 SGK/Tr 125 
uần 25 tiết 50
BÀI 40: DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
I/ MỤC TIÊU: 
Kiến thức : HS nắm được : dầu mỏ và khí thiên nhiên là hai nguồn tài nguyên quí giá của Việt Nam.Thành phần và phương pháp chế biến dầu mỏ.
Kĩ năng: 
Thái độ: HS có hứng thú học tập 
II/ CHUẨN BỊ: sơ đồ chưng cất dầu mỏ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
HS1: Viết CTPT,CTCT, PTHH thể hiện tính chất hóa học của benzen??
HS2: Viết CTCT của benzen? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dầu mỏ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hh_9.doc