Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 9 - Chủ điểm tháng 4 hòa bình hữu nghị

Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 9 - Chủ điểm tháng 4 hòa bình hữu nghị

CHỦ ĐIỂM THÁNG 4

HÒA BÌNH HỮU NGHỊ

 I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:

 Giúp học sinh:

-Nâng cao hiểu biết về vấn đề hoà bình, ý nghĩa của hoà bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc.Khắc sâu kiến thức về một số vấn đề mà nhân loại quan tâm như: môi trường, đói nghèo, chiến tranh.

 -Có kĩ năng phân tích các sự kiện, các tình huống có liên quan đến hoà bình; biết bày tỏ quan điểm của mình một cách tự nhiên về một vấn đề toàn cầu nào đó.

 -Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống tích cực, tôn trọng các giá trị của dân tộc mình và các dân tộc khác.

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 6118Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 9 - Chủ điểm tháng 4 hòa bình hữu nghị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 03 / 4 / 2011
Ngày dạy : ...
CHỦ ĐIỂM THÁNG 4
HÒA BÌNH HỮU NGHỊ 
 I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:
	Giúp học sinh:
-Nâng cao hiểu biết về vấn đề hoà bình, ý nghĩa của hoà bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc.Khắc sâu kiến thức về một số vấn đề mà nhân loại quan tâm như: môi trường, đói nghèo, chiến tranh...
	-Có kĩ năng phân tích các sự kiện, các tình huống có liên quan đến hoà bình; biết bày tỏ quan điểm của mình một cách tự nhiên về một vấn đề toàn cầu nào đó.
	-Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống tích cực, tôn trọng các giá trị của dân tộc mình và các dân tộc khác.
 II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 
	1-Nội dung:
	-Một số nội dung cơ bản trong Công ước liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
	-Hoà bình và sự cần thiết phải bảo vệ và giữ gìn hoà bình trong bối cảnh hiện nay. Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần giữ gìn hoà bình.
	-Những biện pháp để thực hiện hoà bình trong một quốc gia và giữa các dân tộc.
	-Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc thực hiện hoà bình bằng hành động cụ thể, thiết thực .
	2-Hình thức hoạt động:
-Diễn đàn: trình bày những suy nghĩ và quan điểm của cá nhân, của nhóm .
	-Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ .
	 III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
	1-Phương tiện hoạt động:
-Bản trình bày ý kiến của cá nhân, của nhóm về chủ đề hoà bình và hữu nghị, Công ước Liên hợp quốc vè Quyền trẻ em .
	-Một số điều trong 4 nhóm Quyền trẻ em .
	-Pa-nô, khẩu hiệu, tranh vẽ, tranh ảnh minh hoạ cho chủ đề hoạt động .
	-Giấy vẽ, bút màu, tiểu phẩm, trò chơi, một số tiết mục văn nghệ .
2-Về tổ chức:
- Phân công mỗi cá nhân chuẩn bị ý kiến của mình.
-Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ.
-Phân công người điều khiển chương trình, trang trí lớp, mời đại biểu.
 IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 
NỘI DUNG
HĐ CỦA GIÁOVIÊN
HĐ CỦA HS
Chủ đề 1: Tổ chức diễn đàn thanh niên về chủ đề “ hòa bình và hữu nghị” 
Hoạt động 1 
Mở đầu
- Hát một bài hát tập thể .
-Nêu lí do và giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu đại biểu.
Hoạt động 2
Trình bày ý kiến
-Trình bày phần ý kiến của tổ mình về:
+ Vấn đề "Hoà bình và hữu nghị"
+Giới thiệu Công ước về Quyền trẻ em
+Vấn đề bảo vệ môi trường
-Tóm tắt những nét cơ bản của các ý kiến trên.
Hoạt động 3
Phát biểu tự do
-Gợi ý cho các thành viên trong lớp trình bày ý kiến của mình.
-Xen kẽ một vài tiết mục văn nghệ
Hoạt động 4
Kết thúc
 -Nhận xét ý thức tham gia hoạt động của lớp.
-Nhắc nhở và nêu yêu cầu của hoạt động sau.
-Yêu cầu tập thể lớp văn nghệ .
-Yêu cầu tuyên bố lí do, giới thiệu đai biểu
-Yêu cầu thông qua chương trình hoạt động .
-Yêu cầu Hs thảo luận
- yêu cầu các tổ thực hiện
-Mời ban giám khảo làm việc.
Gợi ý 
- GV nhận xét và đưa ra kết luận .
Cả tập thể
Người điều khiển
Lớp trưởng
Người điều khiển nêu câu hỏi .
Học sinh
BGK làm việc .
Từng thành viên trình bày ý kiến 
Đội văn nghệ của lớp
Chủ đề 2: Tổ chức hội vui học tập 
Hoạt động 1 
Mở đầu
- Hát một bài hát tập thể .
-Nêu lí do và giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu đại biểu.
Hoạt động 2
Thi trả lời đúng
-Mời các nhóm vào vị trí và phát lệnh thi.
-Đọc câu hỏi, nhóm nào giơ tay trước thì trả lời trước, nếu trả lời không được thì nhóm khác sẽ trả lời. Phần điểm phụ thuộc vào việc trả lời được bao nhiêu phần câu hỏi.
-Công bố điểm vòng 1
-Văn nghệ
Hoạt động 3
Thi giải nhanh tình huống
-Tình huống được đưa ra bởi người dẫn chương trình. Nhóm nào có tín hiệu trước thì sẽ trình bày cách giải quyết của mình. Nếu nhóm không giải quyết được, hoặc có cách giải quyết chưa chính xác thì nhóm khác có quyền trả lời. Điểm số ghi cho nhóm có cách giải quyết hay nhất.
-Công bố điểm vòng 2
-Văn nghệ
Hoạt động 4
Kết thúc
-Công bố kết quả thi của các nhóm.Phát thưởng.
-Động viên học sinh học tập, nhắc nhở cho việc chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
-Yêu cầu tập thể lớp văn nghệ .
 Yêu cầu DCT tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu .
Yêu cầu chia lớp thành 4 nhóm .
GV phân công nhiệm vụ cho từng nhóm .
Yêu cầu đại diện tổ phát biểu .
Yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi nhanh .
Yêu cầu văn nghệ .
Nhận xét ưu khuyết điểm buổi sinh hoạt .
Cả tập thể
Người điều khiển
Lớp trưởng
Người điều khiển
Người điều khiển
Học sinh
Các nhóm 
Các tổ được phân công
DCT đưa ra câu hỏi .
Các nhóm 
BGK công bố điểm .
Đôi văn nghệ của lớp .
V.Kết thúc hoạt động : 
GV nhận xét sự chuẩn bị của những HS có trách nhiệm, sự điều khiển của cán bộ lớp ; ý thức thái độ của HS trong quá trình tham gia sinh hoạt.
GV chúc các em ra sức học tập rèn luyện tốt .
GV dặn HS chuẩn bị trước chủ diểm tháng 5 “ Bác Hồ kính yêu” .
+ Mỗi cá nhân chuẩn bị một tư liệu có liên quan tới chủ điểm tháng 5 .
	+ Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ liên quan đến chủ đề này . 
+ Hoa, khăn trải bàn để trang trí lớp học.
 ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM 
Phát phiếu đánh giá cho Hs :
1. Học sinh tự đánh giá ( Có câu hỏi kèm theo ) 
Câu 1: Qua chủ điểm tiến “ Hòa bình hữu nghị” em có nhận xét gì ?
...............................................................................................................................................
Câu 2: Qua buổi hoạt động hôm nay em có nhận xét gì?
Tốt Khá	Trung bình	Yếu
Câu 3: Tham gia hoạt động chủ điểm trong tháng, em tự xếp loại mình ở mức độ nào?
Tốt Khá	Trung bình	Yếu	
2. Tổ học sinh đánh giá, xếp loại 
Tốt Khá	Trung bình	Yếu
3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại 
Tốt Khá	Trung bình	Yếu
 * Mỗi HS tự hoàn thành theo phiếu và nộp lại Gv xếp loại dựa trên cơ sở này.
Duyệt của BGH 	Tổng phụ trách 
	 Trần Văn Yên 

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNGLL THANG 4 LOP 9.doc