Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 7 cả năm

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 7 cả năm

CHỦ ĐIỂM THÁNG 9

TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Tiết 1

 “Thảo luận nội quy & nhiệm vụ năm học”

1. Yêu cầu giáo dục:

- Học sinh hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của chúng.

- Mỗi học sinh đều có ý thức tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

2. Nội dung và hình thức hoạt động:

a. Nội dung:

- Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy của nhà trường.

- Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó.

- Học sinh thảo luận và đưa ra biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

b. Hình thức hoạt động:

- Thảo luận bằng cách đưa ra câu hỏi và trả lời

- Liên hệ thực tế

 

doc 32 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1292Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 7 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Tiết 1
	 “Thảo luận nội quy & nhiệm vụ năm học”
Yêu cầu giáo dục:
Học sinh hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của chúng.
Mỗi học sinh đều có ý thức tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy của nhà trường.
Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó.
Học sinh thảo luận và đưa ra biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Hình thức hoạt động:
Thảo luận bằng cách đưa ra câu hỏi và trả lời
Liên hệ thực tế
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học
Các câu hỏi về nội quy, ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và việc chấp hành nội quy của trường, của lớp trong năm học qua để lớp thảo luận. (cán bộ lớp tham khảo ý kiến của GVCN để thực hiện phần câu hỏi và đáp án)
Một vài tiết mục văn nghệ. (Ban văn nghệ của lớp điều khiển)
Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cán bộ lớp cách tổ chức cuộc thảo luận, nêu mục đích, yêu cầu và nội dung hoạt động; giúp cán bộ lớp xây dựng câu hỏi thảo luận và đáp án.
Cán bộ lớp đưa ra nội dung: thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động.
Ban văn nghệ chuẩn bị 4 tiết mục văn nghệ.
Phân công người điều khiển chương trình: 
Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
- Nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp; giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu thư ký.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Vui bước tới trường” (Nhạc và lời: nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng)
Thảo luận về vị trí và nhiệm vụ của năm học:
Nêu lần lượt các câu hỏi cho các bạn trong lớp thảo luận
Lớp tổ chức thảo luận theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng sau đó tổ trưởng tập hợp các ý kiến của tổ.
Từng tổ trưởng trình bày ý kiến của tổ mình.
Lớp góp ý bổ sung, phân tích lựa chọn và thống nhất đưa ra các ý kiến chung về việc thực hiện nội quy và nhiệm vụ trong năm học này.
Cuối cùng bạn lớp trưởng tổng kết thảo luận.
Văn nghệ
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca giới thiệu các bài hát ca ngợi tình bạn trong sáng dưới mái trường.
Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nêu ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ của năm học và động viên học sinh cố gắng phấn đấu thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học.
________________________________________________________
	Tiết 2
 “Văn nghệ theo chủ đề”
Yêu cầu giáo dục:
Học sinh tham gia văn nghệ nhiệt tình, sôi nổi tham gia ca hát các bài hát ca ngợi tình bạn dưới mái trường, tình thầy trò thân thiết, tình yêu mái trường...
Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó với trường, lớp, quý trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè, phấn khởi tự hào về trường lớp mình và tự tin quyết tâm thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học mới để phát huy truyền thống của trường.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Ca ngợi trường lớp, thầy cô và bạn bè.
Hình thức hoạt động:
Thi hát và ngâm thơ giữa các tổ
Thi sáng tác thơ theo chủ đề trên
Tổ chức trò chơi “Đi tìm ẩn số” cho các bạn trong lớp tham gia
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Những bài hát, bài thơ về trường lớp, thầy cô và bạn bè. (Ban văn nghệ)
Hệ thống câu hỏi và đáp án cho trò chơi “Đi tìm ẩn số” (Ban văn nghệ và cán bộ lớp)
Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiện hoạt động.
Lớp thảo luận thống nhất yêu cầu, nội dung, hình thức và kế hoạch hoạt động. Phân công chuẩn bị các công việc cụ thể (lớp trưởng điều khiển) 
Ban văn nghệ chuẩn bị các câu hỏi và đáp án, thang điểm...
Phân công người điều khiển chương trình: bạn lớp trưởng
Ban giám khảo: GVCN & Ban văn nghệ
Các tổ có kế hoạch sưu tầm và sáng tác thơ ca cùng luyện tập theo tổ.
Phân công viết giấy mời, ban giám khảo
Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm cùng các cô giáo dạy nhạc tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: 
Thảo luận về truyền thống của trường, của lớp:
Bạn lớp trưởng giới thiệu các hình thức thi và cách tham gia cuộc thi:
Thi hát về trường lớp, thầy cô và bạn bè
Tham gia trò chơi
Thi sáng tác thơ ca ngợi trường lớp, thầy cô và bạn bè
Mỗi tổ cử ra 3 bạn đại diện cho tổ tham gia đội thi
Thí sinh từng tổ biểu diễn bài hát lần lượt theo thứ tự tổ 1, 2, 3, 4. Nếu tổ nào đến lượt mà không hát được thì chuyển sang tổ khác. Trong 10 phút tổ nào có được nhiều bài hát nhất thì thắng cuộc. (bài hát nào đã được tổ trước hát rồi thì tổ sau không được hát lại)
Trò chơi: trả lời nhanh và đúng (dành cho cả lớp): lần lượt đặt câu hỏi các bạn xung phong trả lời ai trả lời đúng sẽ có quà (nếu không ai trả lời được thì nhờ ban giám khảo)
Thi sáng tác thơ:
4 tổ lần lượt cử đại diện lên đọc bài thơ do các bạn tự sáng tác
Ban giám khảo nhận xét cho điểm
Tặng quà cho tổ nhất nhì ba 
Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét và đánh giá kết quả của cuộc thi.
_____________________________________________________
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10
CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Tiết 3
Trao đổi nội dung thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH.
I. Yªu cÇu gi¸o dôc
1. Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước VNDCCH.
2. Kĩ năng
- Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia nghe đọc thư của Bác và phản hồi các ý kiến .
- Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.
- Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ.
3. Thái độ
- Giúp học sinh có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu.
II. C¸c kü n¨ng sèng c¬ b¶n ®­îc gi¸o dôc trong ho¹t ®éng
- Kü n¨ng t×m kiÕm vµ xö lý th«ng tin vÒ lêi d¹y cña B¸c trong th­.
- Kü n¨ng suy nghÜ vÒ viÖc thùc hiÖn lêi d¹y cña B¸c g¾ng häc ch¨m.
III. C¸c ph­¬ng ph¸p d¹y häc tÝch cùc ®­îc sö dông
- Thảo luận.
- Tìm kiếm xử lí thông tin.
- Đặt câu hỏi tích cực.
- Trình bày trước tập thể.
IV. Tµi liÖu vµ ph­¬ng tiÖn
1. Tµi liÖu
- Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường 5/9/1945 (trích).
2. Ph­¬ng tiÖn 
- ¶nh B¸c, lä hoa, kh¨n tr¶i bµn, phÊn mµu.
V. TiÕn hµnh ho¹t ®éng 
1) Kh¸m ph¸
- Cả lớp hát bài: Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
- Nghe giới thiệu thư Bác.
- Trao đổi, thảo luận các nội dung chính và ý nghĩa của thư Bác.
- Giới thiệu chương trình hoạt động.
- Chuẩn bị câu hỏi thảo luận:
1. Bác khuyên học sinh phải làm gì ?
2. Những câu nào trong thư Bác theo em cần chú ý nhất ? Vì sao ?
3. Nêu suy nghĩ của em về nhiệm vụ học tập của bản thân ?
2) KÕt nèi
- Giáo viên chủ nhiệm đọc Thư Bác Hồ gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
3) Thùc hµnh - luyÖn tËp
 Thảo luận 
- Lớp trưởng hướng dẫn các bạn trao đổi nội dung, ý nghĩa của thư Bác.
- Trao đổi nội dung và ý nghĩa thư Bác với một số câu hỏi sau: 
	Câu 1. Lá thư của Bác viết vào dịp nào ?
	Câu 2. Bác khuyên học sinh phải làm gì ? 
	Câu 3. Những câu nào trong thư cần chú ý nhất ? Vì sao ?
	Câu 4. Em có suy nghĩ gì về nhiệm vụ học tập của mình 
 Trình bày ý tưởng
- Lớp trưởng hướng dẫn các bạn trình bày ý tưởng về việc thực hiện lời dạy của Bác.
- Học sinh cả lớp trao đổi về ý tưởng cá nhân
4) VËn dông
- Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở và tổng kết buổi thảo luận.
- Trình bày một số bài hát về Bác. (Người điều khiển chương trình)
V. T­ liÖu.
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
Các em học sinh, 
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em. 
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà. 
Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. 
Đối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều này: chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân, chúng ta đã giành được độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả quốc dân ta đoàn kết chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc. Phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước. 
Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn luôn ghi nhớ. 
Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. 
Chào các em thân yêu 
HỒ CHÍ MINH
Viết khoảng tháng 9 ... ng bố đội thắng cuộc.
Kết thúc hoạt động:
Cô giáo chủ nhiệm trao phần thưởng cho các bạn thắng cuộc.
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 4
HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
Hoạt động 1
“Thi tìm hiểu về các di sản văn hoá
 trong nước và trên thế giới”
Yêu cầu giáo dục:
Học sinh hiểu biết về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước; biết xác định trách nhiệm của người học sinh trong việc bảo vệ các di sản, di tích lịch sử đó
Học sinh biết tôn trọng và có thái độ tích cực trong việc góp phần bảo vệ di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Hiểu thế nào là di sản, di tích lịch sử.
Hiểu được vì sao phải bảo vệ và phát huy di sản, di tích lịch sử đó.
Biết làm thế nào để bảo vệ di sản, di tích lịch sử.
Hình thức hoạt động:
Thi trình bày kết quả sưu tầm các tài liệu viết về các di sản, di tích lịch sử.
Văn nghệ.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Các tư liệu, tranh ảnh, bài thơ, ca dao tục ngữ về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước.
Một số câu hỏi phục vụ cho cuộc thi
Phần thưởng
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu yêu cầu, nội dung hoạt động và định hướng cách tổ chức hoạt động.
Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm và sắp xếp các tài liệu trình bày thành cuốn album.
Kết hợp với giáo viên dạy lịch sử xây dựng các câu hỏi và đáp án.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Nhiệm vụ của học sinh:
Từng tổ phân công người tham gia cuộc thi.
Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Trâm.
Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Phân công thành viên ban giám khảo.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô An, cô Hương.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Tia nắng hạt mưa” nhạc sĩ: Khánh Vinh.
Giới thiệu kết quả sưu tầm của từng tổ:
Đại diện mỗi tổ thuyết trình kết quả sưu tầm của tổ mình trong vòng 5 phút theo trình tự:
+	Tên di sản, di tích lịch sử.
+	Vị trí
+	Ý nghĩa 
Ban giám khảo đánh giá cho điểm.
Thi tìm hiểu: 
4 tổ chia làm 2 đội tham gia cuộc thi.
Sau hiệu lệnh của người điều khiển đội trưởng của mối đội lên bốc thăm câu hỏi. Mỗi đội có 30 giây để chuẩn bị tham gia trả lời câu hỏi của đội mình. Nếu đội này trả lời chưa đúng hoặc thiếu sót thì đội kia có quyền trả lời lại, trong trường hợp cả hai đội cùng không trả lời được thì mời cổ động viên trả lời; nếu không ai trả lời được thì mời cố vấn ban giám khảo giải thích giúp.
Ban giám khảo công bố điểm của mỗi đội sau mỗi câu trả lời.
Thư ký viết điểm lên bảng.
Văn nghệ:
 Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Trang giới thiệu các bài hát theo chủ đề cuộc thi.
Kết thúc hoạt động:
Lớp trưởng công bố kết quả cả cuộc thi và mời cô chủ nhiệm lên trao quà cho các bạn.
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
Rút kinh nghiệm về khâu chuẩn bị và về cách điều khiển của cán bộ lớp trong hoạt động tập thể.
Hoạt động 3
“Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 30 – 4”
Yêu cầu giáo dục:
Học sinh nhận thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Học sinh có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hi sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
Học sinh được rèn luyện kỹ năng múa hát tập thể.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Những tấm gương hi sinh quên mình vì nước nhà của các anh hùng liệt sĩ.
Truyển thống chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta.
Ý nghĩa quan trọng của ngày 30 – 4, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 
Hình thức hoạt động:
Kể chuyện, đọc thơ
Văn nghệ
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh ... nói về giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam: 30 – 4 – 1975.
Lựa chọn các bài thơ, bài hát ca ngợi ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Tặng phẩm.
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu chủ đề, nội dung và hình thức tham gia hoạt động.
Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức.
Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp (Trang, Linh, Thuý).
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Nhiệm vụ của học sinh:
Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Trâm.
Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban văn nghệ tập hợp các tiết mục văn nghệ và lên kế hoạch biểu diễn.
Mời đại biểu: các cựu chiến binh trong phường Thịnh Quang.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm cùng các bác cựu chiến binh tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em bay trong đêm pháo hoa” của nhạc sĩ: Hàn Ngọc Bích.
Biểu diễn văn nghệ:
Bạn Quỳnh Anh giới thiệu cô giáo chủ nhiệm nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30 – 4.
Đại diện học sinh lên phát biểu cảm tưởng của mình về ngày này.
Bạn Quỳnh Anh lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm âm nhạc đã chuẩn bị của mình.
Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình.
Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa.
Kết thúc phần văn nghệ bạn Trang bắt nhịp bài hát : Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Kết thúc hoạt động:
Mời đại biểu phát biểu ý kiến
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Động viên học sinh cố gắng học thật tốt để mai sau góp sức mình trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước ngày một tươi đẹp hơn.
“Bác Hồ với thiếu nhi - thiếu nhi với Bác Hồ”
Yêu cầu giáo dục:
Học sinh có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi, và những quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc.
Học sinh tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Tình cảm tha thiết của Bác dành cho các cháu thiếu nhi.
Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Hình thức hoạt động:
Thảo luận.
Văn nghệ.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Các tư liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện về Bác Hồ kính yêu.
Các bài hát về Bác kính yêu.
Ảnh Bác
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu chủ đề của cuộc thi để mỗi học sinh có kế hoạch chuẩn bị, các em có thể lập thành từng nhóm nhỏ tham gia cuộc thi.
Xây dựng hệ thống các câu hỏi định hướng để học sinh chuẩn bị phát biểu trước lớp.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Nhiệm vụ của học sinh:
Học sinh suy nghĩ để thảo luận một vài vấn đề có liên quan đến chủ đề cuộc thảo luận.
Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Trâm.
Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô An, cô Hương.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Hoa thơm dâng Bác” nhạc sĩ: Hải Hà.
Thảo luận:
Bạn Quỳnh Anh lần lượt đưa ra các câu hỏi để các bạn cùng tham gia thảo luận:
+	Bạn hãy nêu ý kiến của bạn về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi như thế nào?
+	Bạn có suy nghĩ gì về Bác?
Học sinh xung phong trả lời hoặc chỉ định trình bày quan điểm và nhận thức của mình về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi. Các bạn khác bổ xung ý kiến của riêng mình. 
Bạn Quỳnh Anh tóm tắt ý chính của mỗi bản báo cáo và cuối cùng tổng kết lại thành một báo cáo chung của lớp.
Bạn Quỳnh Anh hướng dẫn các bạn cùng tham gia phần thi “Ai trả lời hay nhất”
Một bạn lên bốc thăm câu hỏi.
Bạn Quỳnh Anh đọc to câu hỏi, cả lớp cùng suy nghĩ và tham gia trả lời.
Ai có câu trả lời hay nhất sẽ có phần thưởng.
Văn nghệ:
 Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Trang giới thiệu các bài hát theo chủ đề cuộc thi.
Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập sao cho xứng đáng với tình yêu Bác dành cho lớp măng non.
Hoạt động 3
 “Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày 19 – 5”
Yêu cầu giáo dục:
Học sinh nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi.
Học sinh tỏ lòng kính yêu và tự hào về Bác Hồ.
Học sinh tích cực rèn luyện các kỹ năng hoạt động tập thể.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Ca ngợi công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc, đối với thiếu nhi.
Tình cảm của Bác đối với dân tộc, đối với thiếu nhi và tình cảm yêu thương, kính trọng của mỗi người dân Việt Nam đối với Bác. 
Hình thức hoạt động:
Nghe kể chuyện về Bác Hồ.
Văn nghệ
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Lựa chọn các bài thơ, bài hát ca ngợi Bác.
Tặng phẩm.
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Phát động cả lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho buổi hoạt động “Chúnh em hát về Bác Hồ”.
Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức.
Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp (Trang, Linh, Thuý).
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Nhiệm vụ của học sinh:
Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Trâm.
Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác” của nhạc sĩ: Hoàng Long – Hoàng Lân.
Biểu diễn văn nghệ:
Bạn Quỳnh Anh lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm âm nhạc đã chuẩn bị của mình.
Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình.
Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa.
Kết thúc phần văn nghệ bạn Trang bắt nhịp bài hát: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Động viên học sinh cố gắng học thật tốt để mai sau góp sức mình trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước ngày một tươi đẹp hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN.doc