Giáo án Lớp 1 Tuần 8 – Trường Tiểu học Vĩnh Khê

Giáo án Lớp 1 Tuần 8 – Trường Tiểu học Vĩnh Khê

TIẾNG VIỆT

Bài 30: VẦN UA, ƯA (3 tiết )

A- MĐYC:

- HS đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ; từ và câu ứng dụng

- Viết được : ua ,ưa ,cua bể ,ngựa gỗ .

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Giữa trưa

- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.

B- ĐDDH:

Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.

C- HĐDH: Tiết 1

I/KTBC: 2 HS viết và đọc: chìa ra, lia lịa, kia kìa.

 2 HS đọc câu ứng dụng.

 

doc 29 trang Người đăng vultt Lượt xem 1076Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 Tuần 8 – Trường Tiểu học Vĩnh Khê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
	tuÇn 8
Bµi thø hai
D¹y ngµy 22 /10/2012
TIẾNG VIỆT
Bài 30: VẦN UA, ƯA (3 tiết )
A- MĐYC:
- HS đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ; từ và câu ứng dụng 
- Viết được : ua ,ưa ,cua bể ,ngựa gỗ .
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Giữa trưa
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
B- ĐDDH:
Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C- HĐDH: 	Tiết 1
I/KTBC: 2 HS viết và đọc: chìa ra, lia lịa, kia kìa.
	2 HS đọc câu ứng dụng.
II/BÀI MỚI:
1.GTB: - HS quan sát tranh, TLCH.
	- GV gt và ghi bảng: ua, ưa. HS đọc theo: ua, ưa.
2. Dạy vần:
a) Dạy vần ua:
- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần ua có âm u ghép với âm a. Âm u đứng trước, âm a đứng sau.
So sánh ua với ia: Giống: kết thúc bằng âm a.
	 Khác: ua bắt đầu bằng u; ia bắt đầu bằng i.
- Đánh vần và đọc trơn:
+ GV đánh vần mẫu ua: u - a - ua. HS nhìn bảng đánh vần, đọc trơn: ua. GV sửa lỗi.
+ GV viết bảng: cua, và đọc: cua. 
+ HS ptích: Trong tiếng cua, có âm c ghép với vần ua. Âm c đứng trước, vần ua đứng sau.
- GV đánh vần: cờ - ua - cua. HS đánh vần: Cá nhân, đồng thanh. GV sửa lỗi.
Đọc trơn: cua bể. Cá nhân, ĐT. GV sửa nhịp đọc cho HS.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
- Ghép: HS ghép được: ua, cua, cua bể.
* Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu ở bảng và hdẫn HS: Vần ua được viết bắt dầu từ âm u nối liền với âm a, cao 2 li. 
Tiết 2
b) Vần ưa: Tiến hành tương tự.
So sánh ưa với ua: Giống: kết thúc bằng a.
	 Khác: ưa bắt đầu bằng ư; ua bắt đầu bằng u.
Tương tự: ưa, cua bể, ngựa gỗ.
* Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu ở bảng và hdẫn HS: Vần ưa được viết bắt dầu từ âm ư nối liền với âm a, cao 2 li. 
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?.
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai, nhận xét.
c) Đọc TN ứng dụng:
- GV chép bảng các TN ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 1 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, TN ứng dụng. Lớp đọc ĐT.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
Tiết 3
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung.
+ HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích câu.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: Giữa trưa.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh vẽ gì? Giữa trưa là lúc mấy giờ? Buổi trưa, mọi người thường ở đâu vTại à làm gì?
? Buổi trưa, em thường làm gì? Buổi trưa, các bạn em làm gì?
? Tại sao trẻ em ko nên chơi đùa vào buổi trưa? (ngủ trưa cho khỏe và cho mọi người nghỉ ngơi).
Trò chơi: Thi chỉ nhanh các tiếng, từ ứng dụng.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.VN học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 31.
TOÁN
Bài 29: LUYỆN TẬP.(Trang 48)
A- MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Biết làm tính cộng trong phạm vi 3,trong phạm vi 4.
- Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng thích hợp.
- Giáo dục HS chịu khó làm bài đúng, đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh ở SGK.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I/ KTBC: 2 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 4.
HS làm bảng: 1 + 3	2 + 2	3 + 1. GV nhận xét.
II/ BÀI MỚI: GV gtb và gb đề bài.
1. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hdẫn HS làm bài (Chú ý viết thẳng cột). GV theo dõi, giúp đỡ.
Chữa bài: HS đọc từng phép tính. Lớp nhận xét.
Bài 2: (Dòng 1) Số?
- HS nêu yêu cầu của bài và cách làm bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
Chữa bài: HS đổi chéo vở để chữa bài cho nhau.
Bài 3: Tính.
- GV nêu và hdẫn HS làm từng bài. 
VD: 1 + 1 + 1 = ? "Ta phải lấy 1 + 1 = 2; lấy 2 + 1 = 3 rồi viết 3 vào sau dấu bằng."
- HS làm bài. GV theo dõi, sửa sai.
Chữa bài: HS đọc bài làm của mình.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chấm, chữa bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.	
ĐẠO ĐỨC
Bài 4: GIA ĐÌNH EM (T2)
A- MỤC TIÊU: 1. Giúp HS hiểu: Mỗi gia đình nên dừng lại ở 2 con.
	- Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
- Trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị.
	2. HS biết: - Yêu quý gia đình của mình. Mỗi gia đình chỉ nên dừng lại ở 2 con.
	- Yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ.
	- Quý trọng những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
B- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Vở bt. Tranh các bt. Các đd để hóa trang. Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Luật BVCS&GDTEVN. Tranh, bài hát.
C- HĐDH: KĐ: HS chơi TC "Đổi nhà".
	- HS đứng thành vòng tròn lớn điểm danh 1, 2, 3 cho đến hết. Sau đó người số 1 và 3 nắm tay nhau tạo thành mái nhà, người số 2 đứng giữa. Khi quản trò hô "Đổi nhà" những người mang số 2 sẽ đổi chỗ cho nhau. Quản trò nhân lúc đó sẽ chạy vào 1 nhà nào đó. Ai chậm chân ko tìm được nhà sẽ mất nhà và đứng ra làm quản trò. Trò chơi cứ thế tiếp tục.
	- Thảo luận: Em cảm thấy thế nào khi luôn có 1 mái nhà? (Hỏi HS nào ko bị mất nhà lần nào) Em sẽ ra sao khi ko có 1 mái nhà? (HS bị mất nhà)
	- KL: GĐ em là nơi em được cha mẹ và những người trong gđ che chở, yêu thương, csóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
	HĐ1: Tiểu phẩm "Chuyện của bạn Long" (HS trong lớp đóng).
	* Các vai: Long. Mẹ Long. Các bạn Long.
* ND: (SGV).
* Thảo luận sau khi xem tiểu phẩm:
1. Em có nx gì về việc làm của bạn Long? (Bạn Long đã vâng lời mẹ chưa?)
2. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn Long ko vâng lời mẹ?
(- Ko dành thười gian học bài nên chưa làm đủ bt cô giáo giao cho.
- Đá bóng xong có thể bị ốm, có thể phải nghỉ học, v.v...)
	HĐ2: HS tự liên hệ. 1. GV nêu yêu cầu tự liên hệ:
- Sống trong gđ, em được cha mẹ quan tâm như thế nào?
- Em đã làm những gì để cha mẹ vui lòng?
2. HS từng đôi một tự liên hệ. 3. Một số HS trình bày trước lớp.
4. GV khen những HS biết lễ phép, vâng lời cha mẹ và nhắc nhở cả lớp học tập các bạn. GV liên hệ: GĐ chỉ có 2 con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng cộng đồng bảo vệ môi trường.
KL chung: - TE có quyền có gđ, được sống cùng cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, che chở, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
- Cần cảm thông, chia sẻ với những bạn thiệt thòi ko được sống cùng gđ.
- TE có bổn phận phải y/quý gđ, kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Gđ chỉ có 2 con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng cộng đồng BVMT.
	- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- VN học bài, thực hiện theo những gì đã học và chuẩn bị bài sau.
 Bµi thø ba
	D¹y ngµy 23/10/2012
mÜ thuËt
vÏ h×nh vu«ng vµ h×nh ch÷ nhËt
	§/c : Thanh HËu d¹y.
	_____________________________
TIẾNG VIỆT
Bài 31: ÔN TẬP (3tiết) 
A- MĐYC:
- HS đọc được: ia, ua, ưa.ác từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 28-31 
- Viết được : ia ,ua,ưa; các từ ngữ ứng dụng.
- Nghe, hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Khỉ và Rùa.
- GD HS yêu quý con vật.
B- ĐDDH:
Bảng ôn. Tranh minh họa câu ứng dụng, truyện kể.
C- HĐDH:	Tiết 1
I/ KTBC: - 2 HS viết: mùa dưa, ngựa tía, xưa kia. Lớp viết bảng con.
	- Đọc từ ứng dụng.
	- 2 HS đọc bài ở sgk.
II/ BÀI MỚI:
1. GTB:
GV hỏi, HS trả lời. GV gb các vần đã học lên bảng.
2. Ôn tập:
a) Các vần vừa học:
HS lên bảng chỉ các vần vừa học trong tuần.
- GV đọc vần, HS chỉ chữ ở bảng ôn.
- HS chỉ chữ và đọc vần.
- GV đọc vần bất kì cho HS chỉ.
b) Ghép chữ và vần thành tiếng:
- HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn.(b1)
- GV theo dõi, chỉnh sửa phát âm cho HS, giải thích nhanh các từ đơn ở bảng.
c) Đọc từ ngữ ứng dụng:
- HS đọc các từ ngữ ứng dụng: Nhóm, cá nhân, lớp.
- GV sửa phát âm cho HS và giải thích thêm về các từ. GV đọc lại.
d) Tập viết từ ngữ ứng dụng:
- HS viết vào bảng con: mùa dưa.
- GV theo dõi, sửa sai: tre già, quả nho.
- Chú ý các chỗ nối và dấu thanh.
 Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1: nhóm, bàn, cá nhân (sgk). 
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
- HS đọc đoạn thơ ứng dụng:
+ HS quan sát tranh, nhận xét tranh minh hoạ và đọc nhẩm.
+ GV gthiệu câu ứng dụng.
+ HS thảo luận và nêu các nhận xét về cảnh em bé đang ngủ trưa trong tranh. GV giải thích thêm.
+ HS đọc câu ứng dụng: Nhóm, lớp, cá nhân.
+ GV sửa phát âm.
+ GV đọc mẫu, 3 HS đọc. Lớp nhận xét bạn đọc.
b) Luyện viết: mùa dưa.
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết lại ở bảng lớp cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở. GV theo dõi, sửa sai.
TiÕt3
c) Kể chuyện: Khỉ và Rùa.
- GV kể diễn cảm có tranh minh hoạ kèm theo (sgk).
Các nhóm thảo luận, cử đại diện lên kể lại chuyện. Lớp nhận xét.
T1: Rùa và Khỉ là đôi bạn thân. Một hôm, Khỉ báo cho Rùa biết là nhà Khỉ vừa mới có tin mừng. Vợ Khỉ vừa sinh con. Rùa liền vội vàng theo Khỉ đến thăm nhà Khỉ.
T2: Đến nơi, Rùa băn khoăn ko biết làm cách nào lên thăm vợ con Khỉ được vì nhà Khỉ ở trên 1 chạc cao. Khỉ bảo Rùa ngậm chặt đuôi Khỉ để Khỉ đưa Rùa lên nhà mình.
T3: Vừa tới cổng, vợ Khỉ chạy ra chào. Rùa quên cả việc đang ngậm đuôi Khỉ, liền mở miệng đáp lễ. Thế là bịch 1 cái, Rùa rơi xuống đất.
T4: Chú và ngựa đi đến đâu, giặc chết như rạ, chạy trốn tan tác.
T5: Rùa rơi xuống đát, nên mai bị rạn nứt. Thế là từ đó trên mai của loài rùa đều có vết rạn
Ý nghĩa: Ba hoa và cẩu thả là tính xấu, rất có hại. (Khỉ cẩu thả vì đã bảo bạn ngậm đuôi mình. Rùa ba hoa nên đã chuốc họa vào thân). Truyện còn giải thích sự tích cái mai rùa.
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - HS đọc lại bài ôn.
- GV nhận xét tiết học và tuyên dương HS.
- VN ôn lại các âm đã học và xem trước bài sau.
***********************
TOÁN
Bài 29: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5.
A- MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5.
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 5.
-Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
- Giáo dục HS chịu khó làm bài đúng, đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh ở SGK. Bộ ĐD Toán 1.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I/ KTBC: 2 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 3.
HS làm bảng: 3 + 1	2 + 2	1 + 3. GV nhận xét.
II/ BÀI MỚI: GV gtb và gb đề bài.
1. Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5.
a) Giới thiệu lần lượt các phép cộng 4 + 1 = 5; 1 + 4 = 5; 3 + 2 = 5; 2 + 3 = 5.
Mỗi phép cộng đều theo 3 bước, tương tự như phép cộng trong phạm vi 3. HS tự nêu vấn đề, tự giải bằng phép cộng thích hợp.
b) HS đọc các phép cộng trên bảng. GV xóa dần từng phần cho HS đọc để ghi nhớ các công thức vừa học, rồi toàn bộ cho HS thi đua lập lạ ...  HỌC: Bút, vở chính tả.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI MỚI:
1.Hướng dẫn HS viết bảng:
- GV nhắc lại cho HS viết bảng con các vần đã học: ia, ua, ưa. 
- HS tìm từ mới ghi vào bảng con. GV chữa và ghi ở bảng lớp cho HS quan sát. 
VD: mua dưa, khua mõ, khế chua, mưa to, gió lùa, ca múa, ...
- HS đọc lại các từ trên bảng.
2.Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV nhắc cho HS viết các âm, từ GV ghi ở bảng cho HS viết vào vở.
- GV đọc cho HS viết câu ứng dụng của bài: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé. Giữa trưa.
- GV đọc cho HS dò lại bài. HS tự dò lại bài.
3. LuyÖn nãi:
- HS đọc yêu cầu của bài: Giữa trưa.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh vẽ gì? Giữa trưa là lúc mấy giờ? Buổi trưa, mọi người thường ở đâu vTại à làm gì?
? Buổi trưa, em thường làm gì? Buổi trưa, các bạn em làm gì?
? Tại sao trẻ em ko nên chơi đùa vào buổi trưa? (ngủ trưa cho khỏe và cho mọi người nghỉ ngơi).
4. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét, tuyên dương HS.
- VN viết lại bài vào vở ở nhà. Xem bài sau.
TOÁN
BÀI TẬP (L. T)
A- MĐYC:
- Củng cố để HS nắm chắc các bài tập về cộng trong phạm vi 4.
- Làm tốt các bài tập ở vở bt.
- HS có ý thức và chịu khó làm bài tốt.
B- ĐDDH: Vở bt. Tranh ở vở bt.
C- HĐDH:
I/ KTBC: HS làm bảng: 2 + 2; 3 + 1; 1 + 3.
II/ BÀI TẬP: GVHDHS làm bài tập.
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GVHDHS làm vào vbt. GV theo dõi, nhắc nhở, nhận xét.
Chú ý: Ở phần b làm thẳng cột dọc.
- Chữa bài: HS đọc bài. Lớp theo dõi, nhận xét.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS nêu yêu cầu.
- GVHD mẫu: Lấy số ở trong vòng tròn cộng với số ở trên mũi tên được bao nhiêu viết vào ô trống. 
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS đọc bài. Lớp nhận xét.
 Bài 3: Tính.
- HS nêu yêu cầu.
- GVHDHS làm bài: Lấy 1 + 1 = 2, rồi lấy 2 + 2 = 4. Viết 4 vào sau dấu =.
- HS làm vào vbt.
- Chữa bài: 3 HS làm bảng. Lớp và GV nhận xét.
1 + 1 + 2 = 4	2 + 1 + 1 = 4	1 + 2 + 1 = 4
 CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chấm bài.
- GV nhận xét tiết học. VN làm lại các bt, học thuộc bảng cộng 4.
Chiều thứ tư
TIẾNG VIỆT
BÀI TẬP (oi, ai)
A- MĐYC:
- Giúp HS làm đúng các dạng bài tập (Nối, điền, viết)
- Luyện HS đọc thành thạo các bài tập.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Sử dụng tranh ở vở bài tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC:
- Đọc, viết: oi, ai, gói quà, gà mái.
- Đọc bài ở SGK: 2 em.
II/ BÀI MỚI: 
GV giới thiệu bài và gb đề bài.
1.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Nối.
- HS nêu yêu cầu của bài: Nối.
- HS đọc thầm từ, tìm tranh nối đúng từ thích hợp.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
Cái cói, hái chè, lái xe, bói cá.
Bài 2: Nối.
- HS nêu yêu cầu của bài: Nối.
- HS đọc thầm và tìm từ nối đúng câu.
- Mẫu: Bé hái lá cho thỏ. HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài của mình: Nhà bé ngói đỏ. Chú voi có cái vòi dài.
Bài 3: Viết.
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
- HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở: ngà voi, bài vở. GV theo dõi, nhắc nhở.
2.Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học bài và xem bài sau. 
TIẾNG VIỆT
LUYỆN viÕt – luyÖn nãi.
A- MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS nắm chắc các vần: oi, ai. Viết đúng lỗi chính tả của bài.
- Luyện cho HS viết đều, viết thành thạo.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bút, vở chính tả.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI MỚI:
1.Hướng dẫn HS viết bảng:
- GV nhắc lại cho HS viết bảng con các vần: oi, ai. 
- HS tìm từ mới ghi vào bảng con. GV chữa và ghi ở bảng lớp cho HS quan sát. VD: hái khế, cái còi, ngà voi, lái xe, cai sữa, cái vòi, ngói đỏ, cái chai, ...
- HS đọc lại các từ trên bảng.
2.Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV nhắc cho HS viết các vần và từ GV ghi ở bảng.
- GV đọc cho HS viết câu ứng dụng của bài: Chú Bói Cá nghĩ gì thế? Chú nghĩ về bữa trưa. Sẻ, ri, bói cá, le le.
- GV đọc cho HS dò lại bài. HS tự dò lại bài.
3. LuyÖn nãi:
- HS đọc yêu cầu của bài: Sẻ, ri, bói cá, le le.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh vẽ những con gì? 
? Em biết con chim nào trong số các con vật này?
? Chim bói cá và le le sống ở đâu? Chim sẻ và chim ri thích ăn gì? Chúng sống ở đâu?
? Trong số này có con chim nào hót hay ko? 
4.Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét, tuyên dương HS.
- VN viết lại bài vào vở ở nhà. Xem bài sau.
TOÁN
BÀI TẬP (L. T)
A- MĐYC:
- Củng cố để HS nắm chắc các bài tập về cộng trong phạm vi 4.
- Làm tốt các bài tập ở vở bt.
- HS có ý thức và chịu khó làm bài tốt.
B- ĐDDH: Vở bt. Tranh ở vở bt.
C- HĐDH:
I/ KTBC: HS làm bảng: 2 + 3; 3 + 2; 1 + 4; 4 + 1.
II/ BÀI TẬP: GVHDHS làm bài tập.
Bài 1: Số.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GVHDHS làm vào vbt. GV theo dõi, nhắc nhở, nhận xét.
- Chữa bài: HS đọc bài. Lớp theo dõi, nhận xét.
Bài 2: Tính.
- HS nêu yêu cầu.
- GVHDHS làm vào vbt. Chú ý viết thẳng cột.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS đọc bài. Lớp nhận xét.
 Bài 3: Tính.
- HS nêu yêu cầu.
- GVHDHS làm bài: Lấy 3 + 1 = 4, rồi lấy 4 + 1 = 5. Viết 5 vào sau dấu =.
- HS làm vào vbt.
- Chữa bài: 3 HS làm bảng. Lớp và GV nhận xét.
3 + 1 + 1 = 5	1 + 2 + 2 = 5	2 + 1 + 1 = 4
1 + 3 + 1 = 5	2 + 2 + 1 = 5	2 + 1 + 2 = 5
Bài 5: Viết phép tính thích hợp.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu bài toán, viết phép tính.
- 2 HS làm bảng lớp. Lớp và GV nhận xét. a) 3 + 1 = 4	b) 3 + 2 = 5
 CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV chấm bài.
- GV nhận xét tiết học. VN làm lại các bt, học thuộc bảng cộng 5.
ATGT
Bài 4: ĐI BỘ AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG
A- MĐYC:
HS biết những quy định về AT khi đi bộ trên đường phố. 
- Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường (nơi ko có vỉa hè).
- Ko chơi đùa dưới lòng đg. – Khi đi bộ trên đg phố phải nắm tay người lớn.
Xác định đc những nơi AT để chơi và đi bộ (trên đường phố gần nhà, gần đg)
Biết chọn cách đi AT khi gặp cản trở đơn giản trên đường đi.
Chấp hành quy định về AT khi đi bộ trên đường phố.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Sa bàn về nút GT có hình các ptiện.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HĐ1:Trò chơi đi trên sa bàn.
*Mtiêu:- HS biết khi đi bộ trên đg phố, đi trên vỉa hè, nắm tay ng lớn là AT. 
- HS nhận biết vạch đi bộ qua đường.
* Tiến hành: - HS qsát trên sa bàn (hình vẽ) thể hiện 1ngã tư đường phố.
- GV y/cầu 1 nhóm (3-4 HS) đến bên sa bàn, giao cho mỗi em 1 PTGT.
- GV gợi ý = các CH để HS đặt hình vào đúng vị trí.
+ Ô tô, xe máy, xe đạp... đi ở đâu? (Dưới lòng đường).
+ Khi đi bộ trên đường phố mọi người phải đi ở đâu? (Đi trên vỉa hè bên phải, nếu đg ko có vỉa hè đi sát mép đường).
+ Trẻ em có đc chơi, đùa, đi bộ dưới lòng đường ko?
+ Người lớn và trẻ em cần phải qua đg chỗ nào? (Nơi có vạch đi bộ qua đg).
+ Trẻ em khi đi qua đg cần phải làm gì? (Nắm tay người lớn).
Mỗi nhóm đặt hình vào vị trí theo nd 1 CH, 1 nhóm qsát nhóm đặt hình, GV theo dõi, sửa chữa. Nhóm khác lên thực hành.
HĐ2: Trò chơi đóng vai.
* Mục tiêu: Biết chọn cách đi AT khi gặp vật cản trên vỉa hè.
Cách đi bộ AT khi đi trên đường ko có vỉa hè.
* Tiến hành: - GV chọn vị trí, kẻ vạch chia thành đường đi và hai vỉa hè, y/c HS đứng làm ng bán hàng, hay dựng xe trên vỉa hè để gây cản trở cho việc đi lại, hai HS (1 HS đóng làm ng lớn) nắm tay nhau và đi trên vỉa hè bị lấn chiếm.
Kl: Nếu vỉa hè có vật cản ko đi qua đc thì ng đi bộ có thể đi xuống lòng đường, nhưng cần đi sát vỉa hè hoặc nhờ ng lớn dắt qua khu vực đó.
HĐ3: Tổng kết.
* Mục tiêu: Củng cố những kiến thức về ATGT ở HĐ 1 và 2.
* Tiến hành: - Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và TL 1 CH.
+ Khi đi bộ trên đường phố, cần đi ở đâu để đảm bảo an toàn?
+ Trẻ em đi bộ, chơi đùa dưới lòng đường thì sẽ nguy hiểm ntn?
+ Khi qua đg, trẻ em cần phải làm gì để đảm bảo AT cho mình?
+ Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em cần phải chọn cách đi ntn? 
- GV bổ sung và nhấn mạnh để HS ghi nhớ.
D- CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- GV nhận xét tiết học. Thực hiện và nhắc nhở em nhỏ để đảm bảo AT.
Chiều thứ sáu
TIẾNG VIỆT
BÀI TẬP (ui, ưi)
A- MĐYC:
- Giúp HS làm đúng các dạng bài tập (Nối, điền, viết)
- Luyện HS đọc thành thạo các bài tập.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Sử dụng tranh ở vở bài tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC:
- Đọc, viết: ui, ưi, cái túi, ngửi mùi.
- Đọc bài ở SGK: 2 em.
II/ BÀI MỚI: 
GV giới thiệu bài và gb đề bài.
1.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Nối.
- HS nêu yêu cầu của bài: Nối.
- HS đọc thầm các từ ngữ có trong bài, suy nghĩ để nối đúng với tranh.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét: mũi ngửi, bó củi, vui chơi, múi khế.
Bài 2: Nối.
- HS nêu yêu cầu của bài: Nối.
- HS đọc thầm từ, suy nghĩ nối đúng từ.
- Mẫu: bụi tre. HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài của mình: bụi tre, cái mũi, gửi quà.
Bài 3: Viết.
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
- HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở: cái túi, gửi quà. GV theo dõi, nhắc nhở.
2.Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- VN học bài và xem bài sau. 
TIẾNG VIỆT
LUYỆN CHÍNH TẢ
A- MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS nắm chắc các vần: ui, ưi, ôi, ơi. Viết đúng lỗi ctả của bài.
- Luyện cho HS viết đều, viết thành thạo.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bút, vở chính tả.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI MỚI:
1.Hướng dẫn HS viết bảng:
- GV nhắc lại cho HS viết bảng con các vần: ui, ưi, ôi, ơi. 
- HS tìm tiếng mới ghi vào bảng con. GV chữa và ghi ở bảng lớp cho HS quan sát. VD: vui chơi, gửi thư, vôi tôi, cơi trầu, trái ổi, thổi còi, ... 
- HS đọc lại các từ trên bảng.
2.Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV nhắc cho HS viết các vần và từ GV ghi ở bảng.
- GV đọc cho HS viết câu: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá. 
- GV đọc cho HS dò lại bài. HS tự dò lại bài.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét, tuyên dương HS.
- VN viết lại bài vào vở ở nhà. Xem bài sau.
TNXH
BÀI TẬP (Ăn uống hằng ngày)
A- MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết những thức ăn cần thiết cho cơ thể.
- Giáo dục HS biết giữ gìn vệ sinh cá nhân.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Sử dụng tranh ở SGK.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I/ KTBC: Lồng vào bài mới.
II/ BÀI MỚI:
- HS nêu y/cầu: Đánh dấu x vào ứng với hình vẽ th/ăn mà bạn đã được ăn.
- HS qsát tranh và làm bài. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV chấm và chữa bài: tuỳ theo những thức ăn mà HS đã ăn. 
- HS nêu ích lợi của các thức ăn đó. Lớp nhận xét.
II/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. VN xem bài sau.
&
Ký duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc