Giáo án Mĩ thuật lớp 6 cả năm

Giáo án Mĩ thuật lớp 6 cả năm

Tiết 1. Thường thức mỹ thuật

SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT VIỆT NAM CỔ ĐẠI

I.Mục tiêu.

*Kiến thức: - HS được củng cố thêm về lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ đại.

*Kỹ năng: - HS hiểu thêm giá trị thẩm mỹ của người Việt cổ thông qua các tác phẩm mỹ thuật.

*Thái độ: - HS trân trọng nghệ thuật đặc sắc của cha ông để lại.

II.Chuẩn bị.

1.Đồ dùng dạy học

Giáo viên: - Tranh ảnh, hình vẽ về mỹ thuật thời cổ đại

 - Bộ ĐDDH lớp 6

Học sinh: - Bài viết về mỹ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại trên bào chí

III.Phương pháp dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, minh họa bằng tranh ảnh và thảo luận.

 

doc 69 trang Người đăng vultt Lượt xem 3250Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật lớp 6 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1. Thường thức mỹ thuật
Giảng:.../...../2008 sơ lược về mỹ thuật việt nam cổ đại 
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: - HS được củng cố thêm về lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ đại.
*Kỹ năng: - HS hiểu thêm giá trị thẩm mỹ của người Việt cổ thông qua các tác phẩm mỹ thuật.
*Thái độ: - HS trân trọng nghệ thuật đặc sắc của cha ông để lại.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học
Giáo viên: - Tranh ảnh, hình vẽ về mỹ thuật thời cổ đại
 - Bộ ĐDDH lớp 6
Học sinh: - Bài viết về mỹ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại trên bào chí
III.Phương pháp dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, minh họa bằng tranh ảnh và thảo luận.
IV. Tiến trình dạy học
1.Tổ chức: 6A.........................6B ....................... 
 2.Kiểm tra đồ dùng	
3.Bài mới
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị tài liệu
Hoạt động 1. Tìm hiểu một vài nét về lịch sử.
GV đặt câu hỏi:
? Em biết gì về thời kỳ đồ đá ở Việt Nam.
? Thời kỳ đồ đồng trong lịch sử Việt Nam.
GV gợi ý để HS nhận thấy:
+Thời kỳ đồ đá chia thành: đồ đá cũ và đồ đá mới.
+Thời kỳ đồ đồng chia làm 4 giai đoạn kế tiếp là: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn.
GV kết luận: các hiện vật do các nhà khảo cổ học phát hiện được cho thấy Việt nam là một trong cái nôi phát triển của loài người, Nghệ thuật cổ đại Việt Nam có sự phát triển liên tục, trải dài qua nhiều thế kỷ và đã đạt được nhiều đỉnh cao trong sáng tạo. 
Hoạt động 2. Tìm hiểu về mỹ thuật cổ đại Việt Nam. 
* Thời kỳ đồ đá.
GV hướng dẫn HS quan sát các hình vẽ trong SGK chú ý các nội dung:
+ Hình vẽ.
+ Vị trí các hình vẽ.
+ Nghệ thuật.
Sau khi HS nhận xét GV kết luận:
- Các hình vẽ cách đây khoảng 1 vạn năm là dấu ấn đầu tiên của nghệ thuật nguyên thủy được phát hiện ở Việt Nam
- Trong nhóm hình vẽ mặt người có nam và nữ, được phân biệt của nét mặt và kích thước. Các mặt người đều có sừng cong ra 2 bên.
- Các hình vẽ khắc sâu 2cm. Hình mặt người được diễn tả ở góc đọ chính diện, đường nét dứt khoát rõ ràng, bố cục cân xứng, tỷ lệ hợp lí tạo được cảm giác hài hòa
* Thời kỳ đồ đồng.
GV lưu ý các đIểm sau:
- Sự xuất hiện của kim loại đã cơ bản thay đổi xã hội Việt Nam, từ hình tháI nguyên thủy sang xã hội Văn minh.
- Thời kì văn hóa Tiền Đông sơn có 3 giai đoạn văn hóa kế tiếp nhau: Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Gò Mun.
GV cho HS quan sát tranh ảnh và đặt câu hỏi.
? Có những đồ vật nào làm bằng đồng.
? Đặc đIểm chung của đồ vật bằng đồng.
GV kết luận: đồ đồng thời kỳ này được trang trí đẹp và tinh tế, phối kết hợp nhiều hoa văn, phổ biến là sóng nước, thừng bện và hình chữ S.như rìu, thạp, dao găm.
GV cho HS quan sát hình mặt trống đồng Đông Sơn.
? Bố cục Mặt trống.
? Nghệ thuật trang trí.
? Hoa văn diễn tả.
GV kết luận: Đặc điểm quan trọng của nghệ thuật là hình ảnh con người chiếm vị trí chủ đạo trong thế giới của muôn loài ( các hình trang trí trên trống đồng; giã gạo, chèo thuyền, các chiến binh và vũ nữ.)
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
GV đặt những câu hỏi ngắn để HS nhận xét và đánh giá.
? Thời kỳ đồ đá để lại những dấu ấn lịch sử nào.
? Tại sao nói Trống đồng Đông sơn là mỹ thuật tuyệt đẹp của Việt Nam thời kỳ cổ đại.
GV kết luận chung: MT Việt Nam thời kì cổ đại có sự phát triển liên tục suốt hàng chục nghìn năm. Mỹ thuật Việt nam thời kỳ cổ đại là nền mỹ thuật mở, giao lưu cung với các nền mỹ thuật khác cùng thời như Hoa Nam, Đông Nam á lục địa và hải đảo
HDVN:- 
Học bài và xem kĩ các tranh minh học trong SGK.
Chuẩn bị bài học sau
I. Vài nét về bối cảnh lịch sử.
HS trả lời câu hỏi theo sự nhận biết của mình.
 HS nghe và ghi chép.
HS quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi.
 HS nghe và ghi chép.
 HS nghe thuyết trình
HS trả lời câu hỏi.
 HS nghe và ghi chép.
HS trả lời câu hỏi.
 HS nghe và ghi nhớ.
HS chuẩn bị tranh ảnh, hình trụ, quả bóng..
Hình mình họa và tài liệu.
Hình mình họa và tài liệu
Hình mình họa và tài liệu
Hình mình họa và tài liệu
Tổ trưởng duyệt: Ngày.tháng năm 2008
Tiết 2. Vẽ trang trí
Giảng:../...../2008 chép họa tiết trang trí dân tộc
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: - HS nhận ra vẻ đẹp của các họa tiết dân tộc miền núi và miền xuôi.
*Kỹ năng: - HS vẽ được một số họa tiết gần đúng mẫu và tô màu theo ý thích. 
*Thái độ: - HS biết yêu quý giá trị nghệ thuật dân tộc và bảo vệ di tích lịch sử văn hóa.
II.Chuẩn bị
1.Đồ dùng dạy học
Giáo viên:- Hình minh họa hướng dẫn cách chép họa tiết dân tộc.
 - Các họa tiết dân tộc ở quần áo, khăn, túi, váy
Học sinh: - Sưu tầm các họa tiết dân tộc ở sách báo.
III.Phương pháp dạy học: Quan sát, vấn đáp, luyện tập.
IV. Tiến trình dạy học
1.Tổ chức: 6A.........................6B ....................... 
 2.Kiểm tra đồ dùng vẽ.
3.Bài mới
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị tài liệu
Hoạt động 1.Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
GV. Giới thiệu một số họa tiết trang trí ở kiến trúc, trang phục để HS thấy sự phong phú của nền văn hóa Việt Nam.
GV. Cho HS xem vài học tiết khác nhau và đặt câu hỏi
? Tên họa tiết, họa tiết này trang trí ở đâu.
? Hình dáng chung của họa tiết.
? Bố cục sắp xếp như thế nào.
? Hình vẽ là gì.
? Đường nét giữa các họa tiết có gì khác nhau.
Sau khi HS trả lời GV kết luận
1. Nội dung: hoa lá, chim muông
2. Đường nét: mềm mại, khỏe khoắn.
3. Bố cục: đối xứng, xen kẽ
4. Màu sắc: rực rỡ, tương phản..
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS cách chép họa tiết.
GV giới thiệu cách vẽ ở ĐDDH lớp6.
+ Quan sát nhận xét họa tiết để tìm ra đặc điểm.
+ Phác hình dáng, kẻ đường trục.
+ Vẽ phác hình bằng các đường thẳng.
+ Hoàn thiện hình và tô màu .
ababab
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh làm bài.
GV - Nhắc HS sinh làm bài theo từng bước như đã hướng dẫn ở trên, tự chọn họa tiết và bố cục sao cho vừa với trang giấy
 - Góp ý, động viên HS làm bài 
Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập.
GV hướng dẫn HS nhận xét về bô cục, đường nét, màu sắc.
GV động viên , khích lệ HS và cho điểm một số bài đã hoàn thiện.
HDVN.
Sưu tầm họa tiết trang trí và cắt dán vào giấy.
Chuẩn bị bài học sau.
I. Quan sát, nhận xét họa tiết trang trí dân tộc.
HS nghe và quan sát họa tiết của GV đưa ra.
HS trả lời câu hỏi
- ở đình chùa, trang phục.
- Hình tròn, tam giác, vuông...
- Đối xứng, không đối xứng...
- Mềm mại, uyển chuyển, giản dị, chắc khỏe ( miền núi)
II. Cách chép họa tiết dân tộc.
HS theo dõi GV hướng dẫn cách chép họa tiết trên bảng
HS làm bài thực hành
HS tự nhận xétđánh giá bài vẽ của mình.
HS về nhà đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK
Tranh, ảnh về họa tiết.
Hình minh họa cách vẽ họa tiết
Bài vẽ của học sinh
Tổ trưởng duyệt: Ngày.tháng năm 2008
Tiết3. Vẽ theo mẫu
Giảng:../..../2008 	 Sơ Lược về luật xa gần
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: - Học sinh hiểu được những điểm cơ bản của luật xa gần
*Kỹ năng: - Học sinh biết vận dụng luật xa gần để áp dụng quan sát, nhận xét trong bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học
Giáo viên: - ảnh có lớp cảnh xa, cảnh gần. Một vài đồ vật hình trụ, hình cầu
- Hình minh họa về luật xa gần ở ĐDDH 6
Học sinh: - Tranh và các bài vẽ theo luật xa gần.
III.Phương pháp dạy học: - Minh họa, vấn đáp.
IV. Tiến trình dạy học
1.Tổ chức: 6A.........................6B ....................... 
 2.Kiểm tra đồ dùng vẽ
3.Bài mới
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị tài liệu
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về khái niệm “xa-gần’’
GV cho HS quan sát tranh và đặt câu hỏi:
? Hai hình cùng loại vì sao hình này lại to và rõ hơn hình kia.
? Vì sao con đường chỗ này to, chỗ kia lại nhỏ dần.
GV đưa ra một số đồ vật, để ở vị trí khác nhau và đặt câu hỏi.
? Vì sao hình mặt hộp lúc là hình vuông, lúc là hình bình hành.
? Vì sao miệng cốc là hình tròn , bầu dục, đường cong, hay thẳng.
GV hướng dẫn HS quan sát hình minh họa trong SGK.
? Có nhận xét gì về hình cả hàng cột và hình đường ray của tàu hỏa.
? Hình các bức tượng ở gần, ở xa khác nhau chỗ nào.
GV kết luận:
- Vật cùng loại, cùng kích thước khi nhìn theo xa-gần ta thấy:
+ Gần: to, cao, rộng và rõ hơn.
+ Xa: nhỏ, thấp, hẹp và mờ hơn.
+ Vật ở trước che vật ở phía sau.
- Mọi vật thay đổi hình dáng khi tab thay đổi vị trí nhìn, trừ hình cầu.
Hoạt động 2. tìm hiểu những điểm cơ bản của luật xa gần.
GV giới thiệu hình minh họa và đặt câu hỏi:
? Các hình này có đường nằm ngang không, vị trí như thế nào.
GV kết luận: đường tầm mắt còn gọi là đường chân trời, nằm ngăn cách giữa trời và đất, đường tầm mắt thay đổi khi người vẽ thay đổi vị trí.
 GV giới thiệu hình minh họa để HS nhận ra:
- Các đường song song với mặt đất như: các cạnh hình hộp, tường nhàhướng về chiều sâu càng xa, càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại một đIểm tại đường tầm mắt.
- Các đường song song ở dưới chạy hướng lên đường tầm mắt; ở trên thì chạy hướng xuống.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập.
GV. Giao bài tập cho HS theo nhóm và nêu các yêu cầu:
+ HS phát hiện ở các hình ảnh những kiến thức đã ghi nhớ.
+ Tìm đường TM và ĐT ở các hình minh họa.
GV nhận xét và đông viên HS.
HDVN:
Làm bài tập trong SGK
Chuẩn bị bài học sau.
I. Quan sát, nhận xét.
HS quan sát và trả lời.
HS quan sát và trả lời.
HS nghe và ghi nhớ 
HS quan sát và trả lời.
HS nghe và ghi nhớ 
HS quan sát, nhận xét hình minh họa.
ĐTM
 Đ.tụ Đ.tụ
HS làm bài tập theo nhóm.
Tổ trưởng duyệt: Ngày.tháng năm 2008
Tiết 4. Vẽ theo mẫu
Giảng:../..../2008 	 	 cách vẽ theo mẫu
I.Mục tiêu.
*Kiến thức:- Học sinh hiểu được khái niệm Vẽ theo mẫu và cách tiến hành bài vẽ theo mẫu. 
*Kỹ năng: - Học sinh vận dụng những hiểu biết về phương pháp chung vào bài vẽ theo mẫu.
*Thái độ: - Hình thành ở học sinh cách nhìn, cách làm việc khoa học.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học
Giáo viên: - ĐDDH mỹ thuật 6. Tranh hướng dẫn cách vẽ mẫu khác nhau.
- Một số đồ vật; chai, cốc, hộp
Học sinh:- Giấy vẽ, chì, tẩy
III. Phương pháp dạy học: Minh họa, Vấn đáp, Luyện tập.
IV. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức: 6A.........................6B ....................... 2.Kiểm tra đồ dùng
3.Bài mới
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị tài liệu
Hoạt động1. Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm “vẽ theo mẫu’’
GV đặt mẫu lên bàn; một cái ca, moọt cái cốc yêu cầu học sinh theo dõi GV vẽ trên bảng.
? Thầy vẽ cái gì trước.
? Vẽ từng đồ vật, từng bộ phận như vậy có đúng không.
GV kết luận: Vẽ theo mẫu là vẽ mẫu có ở trước mặt, thông qua suy nghĩ và cảm xúc của mỗi người để diễn tả được đặc điểm, cấu tạo, hình dáng đậm nhạt và màu sắc của vật mẫu 
GV hướng dẫn HS quan sát hình (SGK)
? Đây là hình vẽ cái gì.
? Vì sao các hình lại không giống nhau.
GV kết luận: ở mỗi vị trí ta nhìn, mỗi đồ vật có hình dáng khác nhau.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách vẽ.
GV hướng dẫn HS tìm đượ ... nh phụ 
Tô màu theo không gian, thời gian, màu tươi sáng.
Thiếu nhi múa hát
Học sinh tự đánh giá bài vẽ theo sự cảm nhận của mình.
Tranh vẽ của các hoạ sỹ và học sinh
Hình minh họa cách vẽ
Bài vẽ của học sinh
Băng dán bảng
Tiết 31. Vẽ trang trí
Giảng:.../..../........ Trang trí khăn để đặt lọ hoa
I.Mục tiêu.
*Kiến thức:- Học sinh hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa của trang trí ứng dụng.
*Kỹ năng:- Học sinh biết cách trang trí một chiếc khăn để đặt lọ hoa.
*Thái độ:- Học sinh hoàn thành bài vẽ bằng hai cách; vẽ hoặc cắt giấy màu.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; - Một số lọ hoa có hình dáng, trang trí khác nhau.
- Một số khăn trải bàn có hình trang trí.
- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
- Dụng cụ; kéo, giấy màu, màu vẽ.
Học sinh; - Giấy màu, giấy vẽ, keo dán, kéo, màu vẽ
2.Phương pháp dạy học: - Trực quan, thực hành, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức: 6......................................
 2.Kiểm tra đồ dùng vẽ.
3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị tài liệu
Hoạt động 1.Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
GV đặt lọ hoa trên bàn không phủ khăn, một lọ hoa đặt trên bàn có phủ khăn để học sinh quan sát nhận xét
? Lọ hoa nào để trông đẹp hơn.
? Vì sao cần có khăn trải bàn đặt lọ hoa.
GV kết luận: Lọ hoa ở bàn có phủ khăn và đặt trên hình trang trí sẽ thu hút sự chú ý của mọi người, vì vừa đẹp, vừa sang trọng.
GV cho HS quan sát một vài lọ hoa khác nhau nhằm giúp học sinh thấy hình dáng khăn đặt lọ hoa thế nào là đẹp (không to quá, không nhỏ quá)
Hoạt động 2.Hướng dẫn học sinh vẽ và cắt dán giấy.
GV hướng dẫn bằng hình minh hoạ
Hoạt động 3.Hướng dẫn làm bài
GV cho học sinh làm bài theo SGK.
Hình chữ nhật; 20x12cm
Hình vuông; cạnh 16cm
Hình tròn; đường kính 16cm
GV nhắc nhở học sinh kẻ trục, tìm bố cục, mảng hình để vẽ hoạ tiết, sau đó cắt hoặc vẽ màu.
Hoạt động 4.Đánh giá kết quả học tập.
GV hướng dẫn HS nhận xét chiếc khăn về hình dáng chung, về hình vẽ, màu sắc và tự đánh giá cho điểm.
HDVN.
Hoàn thành bài tập ở lớp.
Chuẩn bị bài sau( Đọc trước bài 32)
I. Quan sát nhận xét.
Học sinh quan sát và trả lời
 câu hỏi
Học sinh nghe và ghi nhớ
II. Cách vẽ.
1.Vẽ:
Chọn giấy để làm hình trang trí cho vừa với đáy lọ, không to, nhỏ quá.
Chọn hình của chiếc khăn; hình vuông, tròn, chữ nhật..
Vẽ hình học tiết.
Tìm và vẽ màu.
2. Cắt:
Chọn giấy màu phù hợp với lọ.
Gấp giấy, vẽ hình.
Cắt dán
Học sinh làm bài
Học sinh tự nhận xét bài vẽ theo cảm nhận riêng
Mẫu hình hộp và quả tròn
Hình minh họa cách vẽ
Bài vẽ của học sinh
Băng dán bảng
Tổ trưởng duyệt: Ngày.tháng năm 200
Tiết 32. Thường thức mỹ thuật
Giảng:.../...../....... 	 một số tác phẩm tiêu biểu
Của mỹ thuật ai cập, hi lạp, la mã
Thời kỳ cổ đại
I.Mục tiêu.
*Kiến thức:- Học sinh nhận thức rõ hơn về các giá trị mỹ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại.
*Kỹ năng:- Học sinh hiểu thêm về nét riêng biệt của mỗi nền mỹ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại.
*Thái độ:- Biết tôn trọng nền văn hoá nghệ thuật cổ của nhân loại.
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên; - Hình minh hoạ ở Đồ dùng DH MT6
Học sinh; - Sưu tầm tranh ảnh của mỹ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã cổ đại.
2.Phương pháp dạy học: - Thuyết trình, vấn đáp kết hợp với minh hoạ.
III. Tiến trình dạy học.
1.Tổ chức: 6......................................
 2.Kiểm tra đồ dùng vẽ.
3.Bài mới.( GV giới thiệu bài)
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị tài liệu
Hoạt động 1. Tìm hiểu vài nét về Kim tự tháp Kê-ốp(Ai Cập)
GV treo tranh minh hoạ và đặt câu hỏi gợi ý học sinh theo các nội dung sau:
? Vì sao Ai Cập gọi là đất nước những Kim tự tháp khổng lồ.
? Em biết gì về Kim tự tháp Kê-ốp
GV bổ sung: Ngày nay ở Cai-rô(Thủ đô của Ai Cập ngày nay) vẫn còn 3 Kim tự tháp sừng sững giữa đất trời là; Kê-ốp, Kê-phơ-ren, Mi-kê-ri-nốt.
GV nhận xét, kết luận: Kim tự tháp Kê-ốp được xếp là một trong bảy kỳ quan thế giới và là một di sản văn hoá vĩ đại không những của Ai Cập mà của cả thế giới.
Hoạt động 2. Tìm hiểu vài nét về tượng Nhân sư.
GV treo tranh minh hoạ và đặt câu hỏi gợi ý học sinh theo các nội dung sau:
? Vì sao gọi là Nhân sư.
? Tương cao bao nhiêu mét, được đặt ở đâu.
GV kết luận: Tượng Nhân sư là một kiệt tác của đIêu khắc cổ đại còn tồn tại đến ngày nay. Các nghệ sỹ đang nghiên cứu xây dựng tượng và cách tạo hình của người Ai Cập cổ đại để đưa vào đIêu khắc tượng hiện đại.
Hoạt động 3.Tìm hiểu về tượng Vệ nữ Mi-lô( Hi Lạp).
GV đặt câu hỏi và gợi ý học sinh tượng Vệ nữ Mi-lô.
? Em biết gì về tượng Mi-lô
GV tóm tắt: Pho tượng diễn tả theo cách tả thực hoàn hảo và có vẻ đẹp lý tưởng. Nét mặt tượng được khắc nghị kiên nghị nhưnglại có vẻ đẹp lạnh lùng, kín đáo. Nửa trên của bức tượng tả chất da thịt mịn màng của người phị nữ được tôn lên với cách diễn tả các nếp vải nhẹ nhàng, mềm mại ở phía dưới. Đáng tiếc là người ta không tìm thấy hai cách tay bị gãy. Tuy nhiên, vẻ đẹp của bức tượng không vì thế mà bị giảm đi.
Hoạt động 4.Tìm hiểu tượng Ô-guýt(La Mã).
GV đặt câu hỏi và gợi ý học sinh tượng Ô-guýt
GV bổ sung: Ô-guýt là người thiết lập nền đế chế La Mã, trị vị từ năm 30 đến năm 14 trước CN. Điêu khắc La Mã tôn trọng hiện thực, cố gắng tạo ra các chân dung như thật, sống động.
Hoạt động 2. Đánh giá kết quả học tập.
GV đặt câu hỏi để củng cố kiến thức cho học sinh:
 ? Em biết gì về tượng Nhân sư
? Nêu vài nét về Kim tự tháp.
GV nhận xét, tóm tắt ngắn gọn một vài ý chính để các em ghi nhớ và đánh giá chung về ý thức học tập của hoc sinh.
HDVN.
Học sinh đọc bà trong SGK và vở ghi chép.
Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu về mỹ thuật cổ đại.
Chuẩn bị bài học sau.
I.Kim tự tháp Kê-ốp(Ai Cập).
Kim tự tháp Kê-ốp xây dựng vào khoảng năm 2900 TCN và kéo dài trong 20 năm.
Kim tự tháp Kê-ốp có hình chóp, cao 138m, đáy là hình vuông có cạnh dài 225m, bốn mặt là bốn tam gíac cân chung một đỉnh
Đường vào Kim tự tháp ở hướng Bắc, chỉ có một cửa vào..
Kim tự tháp Kê-ốp xây bằng đá vôi, người ta dùng tới 2 triệu phiến đá, có phiến đá nặng 3 tấn
II. Tượng Nhân sư.
Tượng được làm từ đá hoa cương rất lớn vào khoảng năm 2700 TCN. Là tượng đầu người mình sư tử (Đầu người tượng trưng cho trí tuệ và tinh thần, mình sư tử tượng trưng cho quyền lực và sức mạnh).
Tượng cao khoảng 20m, dài 60m, đầu cao 5m, tai dài1,4m và miệng rộng 2,3m. Mặt nhìn về phía mặt trời mọc trông rất oai nghiêm, hùng vĩ..
III.Tượng Vệ nữ Mi-lô( Hi Lạp).
-Mi lô là tên mộ hòn đảo ở biển Ê-giê(Hi Lạp). Năm 1820, người ta tìm thấy pho tượng phụ nữ cao 2,04m, tuyệt đẹp, với thân hình cân đối, tràn đầy sức sống tuổi thanh xuân. Người ta đặt bức tượng là Vệ nữ Mi-lô.
IV. Tượng Ô-guýt(La Mã).
- Đây là pho tượng toàn thân đầy vẻ kiêu hãnh của vị hoàng đế, tạc theo phong cách hiệ thực. Tuy nhiên, pho tượng được diễn tả theo hướng lý tưởng hoá Ô-guýt với vẻ mặt cương nghị, bình tĩnh, tự tin và cơ thể cường tráng của một vị tướng hùng dũng..
Học sinh trả lời theo hiểu
cá nhân
Hình minh họa 
Hình minh họa 
Hình minh họa 
Tổ trưởng duyệt: Ngày.tháng năm 200
Tiết 33. Vẽ tranh
Giảng:.../..../........ 	 đề tàI quê hương em (tiết 1)
(bài kiểm thi cuối năm)
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: - Học sinh phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo qua cách tìm nội dung, bố cục hình mảng, cách xây dựng thể hiện màu...
*Kỹ năng: - Học sinh vẽ được tranh theo ý thích.
*Thái độ: - Làm bài nghiêm túc, hoàn thành phần vẽ hình. (tiết 1; vẽ hình)
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên;- Tranh ảnh về các đề tài khác nhau.
- Bộ tranh về đề tài tự do(ĐDDH lớp 6)
Học sinh;- Giấy, bút chì, tẩy, màu vẽ.
2.Phương pháp dạy học: - Gợi mở, thực hành.
III. Tiến trình dạy học.
1.Giáo viên: gợi mở để học sinh có thể bộc lộ khả năng, sở trường của mình với từng thể loại như: tranh sinh hoạt, phong cảnh, chân dung, tĩnh vật
2.Học sinh làm bài: học sinh tự vẽ, không gò ép. Giáo viên tôn trọng sáng tạo cá nhân của mỗi em.
Tiết 1: Học sinh vẽ phác bố cục, hình ảnh chính, phụ có liên quan đến đề tài mình chọn.
3.Hướng dẫn về nhà: Tập vẽ màu theo ý thích, chuẩn bị hoàn thành bài thi cuối sau.
Tổ trưởng duyệt: Ngày.tháng năm 200
Tiết 34. Vẽ tranh
Giảng:../..../......... 	 đề tàI quê hương em (tiết 2)
(bài kiểm thi cuối năm)
I.Mục tiêu.
*Kiến thức: - Học sinh phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo qua cách tìm nội dung, bố cục hình mảng, cách xây dựng thể hiện màu...
*Kỹ năng: - Học sinh vẽ được tranh theo ý thích.
*Thái độ: - Làm bài nghiêm túc, hoàn thành bài thi cuối năm. (tiết 2 vẽ màu)
II.Chuẩn bị.
1.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên;- Tranh ảnh về các đề tài khác nhau.
- Bộ tranh về đề tài tự do(ĐDDH lớp 6)
Học sinh;- Giấy, bút chì, tẩy, màu vẽ.
2.Phương pháp dạy học: - Gợi mở, thực hành.
III. Tiến trình dạy học.
1.Giáo viên: gợi mở để học sinh có thê bộc lộ khả năng, sở trường của mình với từng thể loại như: tranh sinh hoạt, phong cảnh, chân dung, tĩnh vật
2.Học sinh làm bài: học sinh tự vẽ, không gò ép. Giáo viên tôn trọng sáng tạo cá nhân của mỗi em.
Tiết 2: Học sinh vẽ màu và hoàn thành bài vẽ cuối năm.
3.Đánh giá kết quả học tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét về cách dùng màu, tương quan màu sắc, độ đạm nhạt của màu và tự xếp loại.
Giáo viên nhận xét chung, sau đó kết luận và cho điểm bài cuối năm, động viên học sinh, cùng học sinh chọn các bài vẽ đẹp, chuẩn bị trưng bày cuối năm .
4.Hướng dẫn về nhà: - Chọn các bài vẽ đẹp, chuẩn bị trưng bày cuối năm .
Tổ trưởng duyệt: Ngày.tháng năm 2007
Giảng:............... 
Tiết 35. trưng bày kết quả học tập trong năm
I.Mục đích: - Trưng bày các bài vẽ trong năm học nhằm đánh giá kết quả giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh đồng thời thấy được công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn của nhà trường.
-Yêu cầu tổ chức nghiêm túc từ chuẩn bị trưng bày cho đến hướng dẫn học sinh xem, nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rút ra bài học cho năm học tới.
II.Hình thức tổ chức.
1.Giáo viên:
Trong năm học đã lưu giữ các bài vẽ đẹp của học sinh, kể các bài vẽ thêm.
Lựa chọn các bài vẽ tiêu biểu nhất của các phân môn.
2.Học sinh:
Tham gia lựa chọn các bài vẽ đẹp cùng thầy giáo và góp thêm các bài vẽ tự do ngoài bài học.
3.Nội dung trưng bày:
Dán các bài vẽ lên bảng cho ngay ngắn.
Dưới các bài vẽ ghi tên người vẽ.
Tổ chức cho học sinh nhận xét và đánh giá.
Yêu cầu tổ chức xem trưng bày tranh nghiêm túc để học sinh rút ra những bài học bổ ích cho bản thân.
Dùng kiến thức đã học phân tích, đánh giá, tranh luận để tìm ra những yêu điểm và những thiếu sót ở các bài tập.
Giáo viên phân tích để học sinh hiểu rõ hơn
------------------------------------------------
Tổ trưởng duyệt: Ngày.tháng năm 200

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an mi thuat.doc