Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 6: Hai đường thẳng song song

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 6: Hai đường thẳng song song

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - HS nhắc lại được thế nào là hai đường thẳng song song

 - Phát biểu được dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: " Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng a và b sao cho có một cặp góc sole trong bằng nhau thì "

2. Kỹ năng:

 - Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy.

 - Sử dụng được eke và thước thẳng hoặc chỉ dùng eke để vẽ hia đường thẳng song song

 

docx 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 6: Hai đường thẳng song song", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/09/09
Ngày giảng: 04/09/09, Lớp 7A,B
Tiết 6: Hai đường thẳng song song
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- HS nhắc lại được thế nào là hai đường thẳng song song
	- Phát biểu được dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: " Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng a và b sao cho có một cặp góc sole trong bằng nhau thì a∥b"
2. Kỹ năng: 	
	- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy.
	- Sử dụng được eke và thước thẳng hoặc chỉ dùng eke để vẽ hia đường thẳng song song
3. Thái độ:
	- Nghiêm túc trong học tập
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, thước kẻ, êke, bảng phụ
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, eke, bảng phụ, bút viết bẳng
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
	- Hoạt động nhóm
IV- Tổ chức giờ dạy
1. ổn định tổ chức (1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5')
	CH: Nêu tính chất các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng.
	Đáp án: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc sole trong bằng nhau thì:
	- Hai góc sole trong còn lại bằng nhau; Hai góc đồng vị bằng nhau
3. Bài mới
ĐVĐ (2'): ở lớp 6 ta đã biết thế nào là hai đường thẳng song song. Để nhận biết được hai đường thẳng có song song hay không? Các vẽ hai đường thăng song song như thế nào? Chúng ta sẽ học bài hôm nay.
Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức lớp 6 ( 5')
	Mục tiêu: 	- HS nhắc lại được thế nào là hai đường thẳng song song
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV Y/C HS nhắc lại nội dung kiến thức lớp 6 trong SGK-Tr90
+ Hai đường thăng song song là hai đường thẳng không có điểm chung
+ Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song
- GV: Cho đường thẳng a và đường thẳng b muốn biết đường thẳng a có song song với đường thẳng b không ta làm thế nào?
+ HS: Em có thể ước lượng bằng mắt nếu a không cắt b thì a song song với b
+ Dùng thước kéo dài mãi 2 đường thẳng nếu chúng không cắt nhau thì a song song với b
- GV: các cách làm trên mới cho ta nhận xét trực quan và dùng thước không thể kéo dài vô tận đường thẳng được. Muốn chứng minh hai đường thẳng song song ta cần phải dựa trên dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
1. Nhắc lại kiến thức lớp 6
(SGK-Tr90)
Hoạt động 2: Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song ( 14')
	Mục tiêu: 	- Phát biểu được dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: " Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng a và b sao cho có một cặp góc sole trong bằng nhau thì a∥b" 
- GV cho HS làm ?1 (SGK-Tr90) Đoán xem các đường thẳng nào song song với nhau.
- GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình.
+ HS ước lượng bằng mắt và trả lời
- Đường thẳng a song song với b
- Đường thẳng m song song với n
- Đường thẳng d không song song với đường thẳng e
+ HS2 dùng thước thẳng lên bẳng kéo dài các đường thẳng và nêu nhận xét.
GV: Em có nhận xét gì về vị trí và số đo của các góc cho trước ở hình a, b, c.
+ HS: ở hình a: Cặp góc sole trong, số đo mỗi góc đều bằng 450
+ ở hình b: Cặp góc cho trước là cặp góc sole trong, số đo hai góc đó không bằng nhau.
+ ở hình c: Cặp góc cho trước là cặp góc đồng vị, số đo hai góc đó bằng nhau và đều bằng 600
- GV: Quan bài toán trên ta thấy rằng nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng khác tạo thành một cặp góc sole trong bằng nhau hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song với nhau.
- GV đó chính là dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
Chúng ta thừa nhận tính chất đó.
+ 2 HS nhắc lại nội dung tính chất
- GV trong tính chất này cần có điều gì và suy ra được điều gì?
+ HS: Trong T/C này cần có đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b, có một góc sole tỏng hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau. Từ đó suy ra: a và b song song với nhau.
- GV: EM hãy diễn đạt cách khác để nói lên a và b là hai đường thẳng song song?
+ HS nói các khác:
- Đường thẳng a song song với đường thẳng b
- Đường thẳng b song song với đường thẳng a
- a và b là hai đường thẳng song song
- a và b là hai đường thẳng không có điểm chung.
- GV trở lại với 2 đường thẳng song song: Dựa trên dấu hiệu nhận biết hai đường thăng song song em hãy kiểm tra lại bằng dụng cụ xem a có song song với b không?
- GV gợi ý: vẽ thêm đường thẳng c cắt a và b. Đo cặp góc đồng vị hoặc sole trong để đưa ra kết luận
2. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
?1
* Tính chất: (SGK-Tr90)
Hai đường thẳng a và b song song với nhau ký hiệu: 
a∥b
Hoạt động 3: Vẽ hai đường thẳng song song ( 12')
	Mục tiêu: 	- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy.
	- Sử dụng được eke và thước thẳng hoặc chỉ dùng eke để vẽ hia đường thẳng song song
	Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, eke, thước đo độ
- GV đưa ?2 (SGK-Tr90), Y/C HS trao đổi nhóm trình bày trình tự vào bảng nhóm
+ HS hoạt động nhóm
- Cho điểm A nằm ngoài đường thẳng a vẽ đường thẳng b đi qua a và song song với b
Trình tự vẽ:
- Dùng góc nhọn 600 của eke, vẽ đường thẳng c tạo với đường thẳng a góc 600
- Dùng góc nhọn 600 vẽ đường thẳng b tạo với đường thẳng c góc 600 ở vị trí sole trong với goc thứ nhất.
Ta được đường thẳng a∥b
- GV gọi 1 đại diện lên bảng vẽ lại hình như trình tự của nhóm mình.
+ HS lên bảng vẽ hình bằng eke và thước thẳng như thao tác trong SGK
- GV giới thiệu: Hai đoạn thẳng song song, hai tia song song.
* Nếu biết hai đường thẳng song song thì ta nói mỗi đoạn thẳng của đường thẳng này song song với mọi đoạn thẳng của đường thẳng kia.
3. Vẽ hai đường thẳng song song
(SGK-Tr91)
4. Củng cố ( 2')
	- GV Y/C HS nhắc lại dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, các vẽ hai đường thẳng song song
- Y/C HS làm bài tập 24 (SGK-Tr91)
	a, Hai đường thẳng a, b song song với nhau được ký hiệu là a∥b
	b, Đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b và trong các góc tạo thành có một cặp góc sole trong bằng nhau thì a∥b
5. Hướng dẫn về nhà: (3')
	- Học thuộc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
	- BTVN: 25, 26 (SGK-Tr91)
	- Chuẩn bị bài tập giờ sau luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 6.docx