Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 66: Ôn tập chương III (tiết 2)

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 66: Ôn tập chương III (tiết 2)

I- Mục tiêu

1. Kiến thức

 - Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức của chủ đề, các loại đường đồng quy trong một tam giác

2. Kỹ năng

 - Vận dụng các kiến thức đã học để giải toán

3. Thái độ

 - Cẩn thận, chính xác, có ý thức ôn tập

II- Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, eke, phấn mầu

2. Học sinh: Thước thẳng, compa, eke, làm các câu hỏi ôn tập

 

docx 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 66: Ôn tập chương III (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/04/2010
Ngày giảng: 21/04/2010, Lớp 7A
	22/04/2010, Lớp 7B
Tiết 66: ÔN TẬP CHƯƠNG III (Tiết 2)
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức của chủ đề, các loại đường đồng quy trong một tam giác
2. Kỹ năng
	- Vận dụng các kiến thức đã học để giải toán
3. Thái độ
	- Cẩn thận, chính xác, có ý thức ôn tập
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, eke, phấn mầu
2. Học sinh: Thước thẳng, compa, eke, làm các câu hỏi ôn tập
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Thảo luận nhóm
	- Trực quan
IV- Tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức (1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ 
	- Kết hợp với giờ ôn tập
3. Bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết (15')
Mục tiêu: HS hệ thống hoá lại được kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác
Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi câu hỏi 4, câu hỏi 5
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV đưa câu hỏi ôn tập 4 (SGK-Tr86) lên bảng phụ Y/C HS dùng phấn hoặc bút dạ ghép nói hai ý ở hai cột để được khẳng định đúng
- Sau đó GV Y/C HS đọc nối hai ý ở hai cột để được câu hoàn chỉnh
- GV đưa câu 5 (SGK-Tr86) lên bảng phụ Y/C HS làm tương tự như câu 4
- GV nêu tiếp câu 6 (SGK-Tr86) Y/C HS trả lời miệng
- GV hãy vẽ tam giác ABC và xác định trọng tâm G của tam giác đó
- GV Y/C HS trả lời tiếp câu 7 (SGK-Tr87)
1. Ôn tập lý thuyết
Câu 4 (SGK-Tr86)
a-d'
b-a'
c-b'
d-c'
Câu 5 (SGK-Tr86)
a-b'
b-a'
c-d'
d-c'
Câu 6 (SGK-Tr86)
a, Trọng tâm tam giác là điểm chung của ba đường trung tuyến, cách mỗi đỉnh 23 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh đó
b, Bạn Nam nói sai vì ba đường trung tuyến của tam giác đều nằm trong tam giác
Câu 7 (SGK-Tr87)
Tam giác cân (không đều) chỉ có một đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh đồng thời là đường phân giác, trung trực, đường cao
- Tam giác đều cả ba trung tuyến đồng thời là đường phân giác, trung trực, đường cao
Hoạt động 2: Bài tập (24')
	Mục tiêu: HS giải được các bài tập liên quan đến các đường đồng quy trong tam giác
- GV cho HS làm bài 67 (SGK-Tr87)
- Đưa đề bài lên bảng phụ và hướng dẫn HS vẽ hình 
- GV Y/C HS ghi GT, KL
- GV gợi ý: Có nhận xét gì về tam giác MPQ và RPQ
- GV vẽ đường cao PH
b, Tương tự tỉ số SMNQ so với SRNQ như thế nào? Vì sao?
c, So sánh SRPQ và SRNQ
- Vậy tại sao SQMN=SQNP=SQPM
- GV cho HS làm bài 69 (SGK-Tr88)
GV đưa đề bài lên bảng và vẽ hình lên bảng phụ, Y/C HS chứng minh bài toán
- GV hai đường thẳng phân biệt a và b không song song thì chúng như thế nào?
Bài 67 (SGK-Tr87)
GT
∆MNP trung tuyến MR
Q: Trọng tâm
KL
a. Tính SMNQ:SRPQ
b. Tính SMNQ:SRNQ
c. So sánh SRPQ và SRNQ
⇒SQMN=SQNP=SQPM
CM:
a, ∆MPQ và ∆RPQ có chung đỉnh P, hai cạnh MQ và QR cùng nằm trên một đường thẳng nên chung đường cao hạ từ P tới đường thẳng MR (đường cao PH)
Có MQ=2QR (tính chất trọng tâm tam giác)
⇒SMNQSRPQ=2
b, Tương tự: SMNQSRNQ=2
Vì hai tam giác trên có chung đường cao NK và MQ=2QR
c, SRPQ=SRNQ vì hai tam giác trên có chung đường cao QI và cạnh NR=RP gt
⇒SQMN=SQNP=SQPM(=2SRPQ=2SRNQ
Bài 69 (SGK-Tr88)
Hai đường thẳng phân biệt a và b không song song thì chúng phải cắt nhau, gọi giao điểm của a và b là E
∆ESQ có SR⊥EQ gt
QP⊥ES Gt
⇒SR và QP là hai đường cao của tam giác
SR∩QP=M⇒M là trực tâm tam giác
Vì ba đường cao của tam giác cùng đi qua trực tâm nên đường thẳng qua M vuông góc với SQ là đường cao thứ 3 của tam giác⇒ MH đi qua giao điểm E của a và b
4. Củng cố (2')
	- Phát biểu tínhc hất ba đường trung tuyết của tam giác
	- Trong tam giác vuông, cạnh nào lớn nhất? Vì sao?
5. Hướng dẫn về nhà (3')
	- Ôn tập lý thuyết của chương
	- Học thuộc các khái niệm, định lý, tính chất của từng bài
	- Trình bày lại các câu hỏi ôn tập chương III
	- Chuẩn bị giờ sau ôn tập cuối năm

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 66.docx