Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 9: Luyện tập

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 9: Luyện tập

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Cho hai đường thẳng song song và một cát tuyến cho biết số đo của một góc, biết tính các góc còn lại

 - Vận dụng được tiên đề Ơclít và tính chất của hai đường thẳng song song để giải bài tập

2. Kỹ năng:

 - Bước đầu biết suy luận bài toán và biết cách trình bày bài toán

3. Thái độ:

 - Yêu thích môn học

 

docx 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 9: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/09/2009
Ngày giảng: 17/09/2009, lớp 7A,B
Tiết 9: Luyện tập
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Cho hai đường thẳng song song và một cát tuyến cho biết số đo của một góc, biết tính các góc còn lại
	- Vận dụng được tiên đề Ơclít và tính chất của hai đường thẳng song song để giải bài tập
2. Kỹ năng:
	- Bước đầu biết suy luận bài toán và biết cách trình bày bài toán
3. Thái độ:
	- Yêu thích môn học
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: - SGK, thước đo góc, bảng phụ
2. Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
	- Thảo luận nhóm
IV- Tổ chức giờ dạy
1. ổn định tổ chức ( 1')
	 - Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ ( 5')
	- Phát biểu nội dung tiên đề Ơclít, tính chất của hai đường thẳng song song
	Đáp án: - Tiên đề Ơclít: Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó
	- Tính chất: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
	+ Hai góc so le trong bằng nhau
	+ Hai góc đồng vị bằng nhau
	+ Hai góc trong cùng phía bù nhau
3. Bài mới
Hoạt động 1: Luyện tập (34')
Mục tiêu: 	- Cho hai đường thẳng song song và một cát tuyến cho biết số đo của một góc, biết tính các góc còn lại
- Vận dụng được tiên đề Ơclít và tính chất của hai đường thẳng song song để giải bài tập
- Bước đầu biết suy luận bài toán và biết cách trình bày bài toán
Đồ dùng dạy học: - Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV Y/C HS làm nhanh bài tập 35 (SGK-Tr94)
+ HS đứng tại chỗ trả lời
- Y/C HS đọc đề bài 36 (SGK-Tr94)
- GV treo bảng phụ ghi đề bài
+ HS cả lớp làm bài tập vào vở
+ HS 1 lên bảng điền vào chỗ trống câu a, b
+ HS 2 lên bảng điền câu c, d
Bài tập: Hình vẽ cho biết a∥b và c cắt a tại A, cắt b tại B. Hãy điền vào chỗ trống () trong các câu sau:
a, A1= ( Vì là cặp góc sole trong)
b, A2=( Vì là cặp góc đồng vị)
c, B3+A4= ( Vì)
d, B4=A2 ( Vì )
- GV Y/C HS làm bài tập 29( SBT-Tr79)
+ 1 HS đứng dậy đọc đề bài
+ 1 HS lên bảng vẽ hình làm câu a: c có cắt b không?
+ HS 2 lên làm câu b
- GV Y/C HS làm bài tập 38 (SGK-Tr95)
- GV Y/C HS hoạt động nhóm làm bài tập
- Nhóm 1, 2 làm phần khung bên trái
- Nhóm 3, 4 làm khung bên phải
- GV lưu ý HS: Trong bài tập của mỗi nhóm:
+ Phần đầu có hình vẽ và bài tập cụ thể
+ Phần sau là tính chất ở dạng tổng quát
- Sau khi các nhóm hoạt động sau
- GV Y/C các nhóm khác quan sát bài làm của nhóm và nhận xét
Bài tập 35 (SGK-Tr94)
Theo tiên đề ơclít về đường thẳng song song: Qua A ta chỉ vẽ được một đường thẳng a song song với mọt đường thẳng BC, qua B ta chỉ vẽ được một đường thẳng b song song với đường thẳng AC
Bài tập 36 (SGK-Tr94)
a, A1=B3 ( Vì là cặp góc sole trong)
b, A2= B2 Vì là cặp góc đồng vị)
c, B3+A4=1800( Vì là hai góc trong cùng phía)
d, B4=A2 ( Vì B4=B2 ( hai góc đối đỉnh) mà B2=A2 ( hai góc đồng vị) nên B4=A2 )
Bài tập 29( SBT-Tr79)
a, c có cắt b
b, Nếu đường thẳng c không cắt b thì c phải song song với b. Khi đó qua A, ta vừa có a∥b vừa có c∥b điều này trái với tiên đề Ơclít. Vậy nếu a∥b và c cắt a thì c cắt b.
Bài tập 38 (SGK-Tr95)
Nhóm 1, 2
Biết d∥d' thì suy ra
a, A1=B3 và b, A1=B1
c, A1+B2=1800
* Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
a, Hai góc sole trong bàng nhau
b, Hai góc đồng vị bằng nhau
c, Hai góc trong cùng phía bù nhau
Nhóm 3, 4
Biết:
a, A4=B2 và b, A1=B1
c, A1+B2=1800 thì suy ra d∥d'
* Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng mà
a, Trong các góc tạo thành có hai góc sole trong bằng nhau hoặc
b, Hai góc đồng vị bằng nhau hoặc
c, hai góc cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó song song với nhau
4. Củng cố ( 2')
- Nhắc lại nội dung của tiên đề Ơclít và dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- BTVN: 39(SGK-Tr35)
	- Bài tập bổ xung: Cho hai đường thẳng a và b biết đường thẳng c⊥a và c⊥b. Hỏi đường thẳng a có song song với đường thẳng b không? Vì sao?

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 9.docx