Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 2

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 2

1. Mục tiêu cần đạt:

a. Về kiến thức:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi lhoor đau của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ ly dị.

 - Thấy được cái hay của NT miêu tả tâm lý đặc sắc trong câu truyện ; cách kể rất chân thật và cảm động. với nhiều tình huống bất ngờ v à cảm động

 b. Về kỹ năng

 - Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu v/b truyện,đọc diễn cảm lời thoại phù hợp với tâm

 trạng n/v.

 - Kể và tóm tắt được truyện

 

doc 17 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 2- BÀI 2
Kết quả cần đạt
Hiểu được hoàn cảnh éo le, tình cảm và tâm trangjcuar các nhân vật trông câu chuyện.Nhận ra được cách kể chuyện rất chân thật và cảm động của tác giả.
Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản. Có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập VB và bước đầu xây dựng được một VB có bố cục rành mạch, hợp lí.
Hiểu rõ khái niệm mạch lạc trong VB, từ đó biết tạo lập những VB có tính mạch lạc.
Ngày soạn: 20/ 08 /2010 	 Ngày dạy: 23/ 08/ 2010 – Lớp 7B 
Bài 2. Tiết 5.
Văn bản: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ 	 (Khánh Hoài)
1. Mục tiêu cần đạt:
a. Về kiến thức:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi lhoor đau của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ ly dị.
 - Thấy được cái hay của NT miêu tả tâm lý đặc sắc trong câu truyện ; cách kể rất chân thật và cảm động. với nhiều tình huống bất ngờ v à cảm động 
 b. Về kỹ năng
 - Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu v/b truyện,đọc diễn cảm lời thoại phù hợp với tâm
 trạng n/v.
 - Kể và tóm tắt được truyện
c. Về thái độ: 
- Giáo dục tư tưởng, tình cảm: Học sinh biết quí trọng tình cảm gia đình, tình anh em ruột thịt.Biết thông cảm và sẻ chia với những người bạn ấy.
2. Chuẩn bị
 a.Thầy: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.
 b. Trò: Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy: 
 a. Kiểm tra bài cũ: 
 ( Kiểm tra 15’)
* Câu hỏi: Bài học mà em rút ra được sau khi học VB “Mẹ tôi” là gì?
* Đáp án: Cha mẹ là người sinh ra và dành t ất c ả t/y thương để nuôi dưỡng, ch ăm sóc Chúng ta. Vì vậy, tình thương yêu kính trong cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó.
*Giới thiệu bài (1’): Khánh Hoài có một truyện ngắn viết rất hay và cảm động về tình anh em ruột thịt. Đó là truyện: “Cuộc chia tay của những con búp bê” mà chúng ta sẽ được tìm hiểu hôm nay...
 b. Dạy nội dung bài mới
I. Đọc và tìm hiểu chung (8’) 
?
?
Em hãy nêu đôi nét về t/g và sự ra đời của t/p?
Nội dung chính màVB muốn biểu đạt là gì? 
1. Tác giả,tác phẩm:
- VB của Khánh Hoài-Đạt giải nhì trong cuộc thi thơ- văn viết về quyền trẻ em (1992 -tại Thuỵ Điển)
- Cuộc chia tay đau xót của hai anh em Thành và Thuỷ khi bố mẹ của hai em ly hôn
?
G
VB viết về sự kiện nào? Theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào? truyện kể theo ngôi thứ mấy?
HD: giọng chậm,buồn , thể hiện rõ lời thoại của từng n/v; ”
- Phương thức tự sự + biểu cảm.
2. Đọc:
H 
-Truyện kể theo ngôi thứ 3=> Diễn tả sâu sắc những đau khổ, những tình cảm trong sáng của hai anh em trước bi kịch của gia đình.
GV: Đọc mẫu: Từ đầu -> “vuốt tóc
Đọc đoạn : từ “gần trưa -> Tôi đi”
?
VB này nói về vấn đề gì trong cuộc sống? Có thể xếp vào kiểu VB nào?
- GV lưu ý học sinh phần chú thích (SGK t26
- Quyền trẻ em, hôn nhân gia đình. ->là VB nhật dụng.
* Chú thích: SGK –tr26
?
Dựa vào những sự việc chính trong VB theo lời kể của chú bé Thành, em hãy tìm bố cục của VB?
1. Tình cảm của anh em Thành và Thuỷ.
2. Cuộc chia tay của Thuỷ với cô giáo và lớp học.
3. Những giây phút cuối cùng trong cuộc chia tay giữa hai anh em.
3. Bố cục: 3phần
- P1:Từ đầu -> “hiếu thảo như vậy”.
- P2: Tiếp -> “tôi đi”
- P3: Phần còn lại.
II. Phân tích văn bản.
1. Tình cảm của hai anh em Thành và Thuỷ. (15’)
?
Mở đầu câu chuyên là lời mẹ ra lệnh chia đồ chơi thật đột ngột. Em có hiểu vì sao mẹ lại yêu cầu hai anh em chia đồ chơi ra không?
* Sự thật phũ phàng :
-> Tình huống có vấn đề: Bố mẹ Thàn va Thủy ly hôn- Các em phải chia ly, gia đình tan vỡ.
?
Cách vào chuyện như thế có ý nghĩa như thế nào?
-> Sự thật bất ngờ và hết sức phũ phàng
?
Nghe mẹ ra lệnh như vậy Thuỷ có thái độ ra sao?
+ Thuỷ run lên bần bật, kinh hoàng, tuyệt vọng ... Cặp mắt buồn thăm thẳm, hai bờ mi sưng mọng lên vì khóc nhiều.
?
Nhìn em, Thành nhớ lại điều gì diễn ra trong đêm?
+ Đêm qua, lúc nào tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cắn chặt môi, nước mắt tuôn ra như suối...
?
?
?
Sáng nay, hai anh em có những hành động, cử chỉ nào dành cho nhau?
Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ miêu tả tâm trạng của n/v ở đoạn văn này? Qua đó, chúng ta thấy 2 anh em Thành và Thuỷ đều đang trong tâm trạng như thế nào? 
+ Sáng nay, tôi đi ra vườn, em theo ra, lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt mái tóc. 
=> NT: Từ láy,Phép liệt kê }
->Cả hai anh em đều vô cùng đau khổ trước cuộc chia tay sắp diễn ra.
G
- Bố mẹ bỏ nhau, anh ở lại với bố, em phải đi theo mẹ. Tai hoạ đang giáng xuống đầu hai đứa trẻ. Đó là cuộc chia tay ngoài ý muốn. Hai anh em họ đã trở thành nạn nhân của bi kịch gia đình.
?
Từ nỗi đau thương ấy, Thành nhớ lại những kỉ niệm nào giữa hai anh em?
* Kỷ niệm của tình anh em
+ Thuỷ vá áo cho anh.
+ Chiều nào Thành cũng đón em. 
?
G
Ở đây t/g đã sử dụng biện pháp NT gì?
Em có nhận xét gì về kỉ niệm đó của hai anh em? 
- Mặc dù còn rất nhỏ tuổi nhưng hai anh em đã biết quan tâm, chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn. Kỉ niệm ấy như vẫn còn nguyên vẹn trong lòng Thành.
=> NT: Đối lập,tương phản
Quá khứ đẹp đẽ >< Hiện thực khổ đau
-> Kỉ niệm đẹp về tình anh em yêu thương thắm thiết.
?
Cắt ngang dòng hồi tưởng của Thành là lời của ai? Nội dung của lời nói ấy?
+ Đem chia đồ chơi ra đi!
* Thành và Thủy chia đồ chơi.
?
Cả Thành và Thuỷ có muốn chia đồ chơi ra không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
Thành
+Cho em tất
Thuỷ
+ Để lại hết cho anh
? 
G
Tại sao cả anh em đều không muốn chia đồ chơi?
- Vì họ đều muốn nhường cho nhau, muốn dành những gì tốt đẹp cho nhau. Hơn nữa, đó là những món đồ chơi trước đây ai anh em đều chơi chung, cùng vui chung những niềm vui nho nhỏ. Nay phải xẻ chia ra là điều mà cả hai anh em đều không muốn. 
?
Khi bắt buộc phải chia, Thành đã chia đồ chơi như thế nào? Thuỷ tỏ thái độ ra sao khi anh chia đồ chơi?
+ Dành hầu hết cho em
 +Chẳng quan tâm đến chuyện đó. 
?
Thái độ của Thuỷ thay đổi khi nào? Đó là thái độ như thế nào?
+ Lấy hai con búp bê đặt sang hai phía.
+ Tru tréo lên giận dữ...
? 
H
Lời nói và hành động của Thuỷ ở đoạn này có gì mâu thuẫn?
- Không muốn chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ nhưng lại sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ gác cho anh ngủ.
+Thương anh không có ai gác đêm cho.
?
G
Đoạn kể về chuyện Thuỷ bắt con Vệ Sĩ gác giấc ngủ cho anh có ý nghiã như thế nào?
.- Đó cũng là nguyên nhân khiến Thuỷ không muốn tách rời hai con búp bê ra. Thể hiện mong muốn anh em họ sẽ không bao giờ phải rời xa nhau.
-> Đó là hình ảnh tượng trưng cho tình thương yêu, gắn bó, quan tâm đến nhau trong lúc còn chung sống trong một mái ấm gia đình của hai anh em
?
Ở phần cuối truyện, Thuỷ đã chọn cách giải quyết như thế nào?
+: để lại cả hai con búp bê cho anh
?
G
Cách giải quyết đó gợi cho em những tình cảm, suy nghĩ gì?
Thuỷ đã để con Em Nhỏ ở cạnh con Vệ Sĩ để chúng không bao giờ phải rời xa nhau. Cách lựa chọn ấy đã gợi lên trong lòng người đọc sự thương cảm đối với Thuỷ. Thương cho một em gái giàu lòng vị tha, vừa thương anh lại vừa thương cả những co búp bê phải chia tay. Thà mình chịu thiệt thòi để anh luôn có con Vệ Sĩ gác cho giấc ngủ đêm đêm. Chi tiết này khiến cho người đọc thấy sự chia tay của anh em Thuỷ là rất vô lí, là không đáng có.
?
Thấy Thuỷ buồn vì không được gặp bố trước lúc chi tay, Thành tỏ thái độ ra sao? 
. + Tôi xót xa nhìn em
?
Chi tiết đó cho thấy Thành luôn có taam trạng, tình cảm như thế nào với em mình?
- Thành xót xa, thương cảm cho đứa em bé bỏng tội nghiệp của mình, đứa em luôn ngoan ngoãn, hiếu thảo ấy đang phải chịu nỗi đớn đau, mất mát, thiệt thòi quá lớn, quá sức chịu đựng.
?
 ?
Qua phân tích những chi tiết trên, em có nhận xét gì về tình cảm của hai anh em Thành và Thuỷ? 
Đoạn truyện vừa phân tích được kể thao trình tự nào?
* Tình thương yêu sâu nặng, xẻ chia và tấm lòng vị tha cao cả của hai anh em.
H
- Không theo thứ tự thời gian. Xen lẫn quá khứ với hiện tại. ( theo mạch cảm xúc )
? 
H
G
Theo em cách kể đó có tác dụng gì?
- Theo mạch cảm xúc của người kể. Bộc lộ rõ tình cảm, suy nghĩ của nhân vật. Gợi cảm xúc sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật được nói đến.
* Tích hợp : Liên kết trong v/b – TLV
 C. Củng cố ,luyện tập: (4’)
* Củng cố: Phần đầu của văn bản đã cho chúng ta thấy được tình anh em yêu thương nhau tha thiết của anh em Thành và Thuy trong mối liên hệ t/cảm gia đình;. Bước đầu cảm nhận 	được nỗi khổ đau bất hạnh của hai em trước bi kịch gia đình khi bố mẹ ly hôn ,gia 	đình tan nát.
* Luyện tập: Tình cảm của hai anh em Thành và Thuỷ gợi cho em nhớ đến những câu ca dao nào nói về tình cảm anh em của nhân dân ta?
- Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
- Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân,
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy
 (Ca dao về tình cảm gia đình)
 	d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của phần đã phân tích.
- Đọc diễn cảm và kể tóm tắt truyện
- Chuẩn bị phần còn lại.
 ------------------------------------------------------
Ngày soạn:20.08.2010 	 Ngày dạy : 25.08.2010 – Lớp 7B 
 Bài 2. Tiết 6.
Văn bản: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ 	 (Khánh Hoài ) 
 (Tiếp theo)
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
Tiếp tục giúp học sinh:
- Cảm nhận được tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. - - Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.. Biết thông cảm và sẻ chia với những người bạn ấy.
 - Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động. 
 b. Về kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích các tình huống,chi tiết biểu cảm trong văn biểu cảm 
c. Về thái độ:
- Giáo dục tư tưởng, tình cảm: Học sinh biết quí trọng tình cảm gia đình, tình anh em ruột thịt.
2. Chuẩn bị
 	a.Thầy: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.
 	b. Trò: Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy: 
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hỏi: Em có nhận xét gì về tình cảm của hai anh em Thành và Thuỷ?
- Đáp: Tình cảm của hai anh em trong gia đình là tình thương thật sâu sắc, sự gắn bó máu thịt không nên để tan vỡ,chia lìa.Cần trâ n trọng giữ gìn hạnh phúc mái ấm gia đình.
*Giới thiệu bài (1’): Tiết trước, chúng ta đã thấy được tình cảm của hai anh em Thành và Thuỷ rất sâu sắc. Cuộc chia tay của Thuỷ với cô giáo và lớp học và cuộc chia tay giữa hai anh em có điều gì khiến người đọc xúc động, xót xa..
b. Dạy nội dung bài mới
G
.Tóm tắt nội bài đã tìm hiểu ở tiết trước
II. Phân tích văn bản.
H
?
đọc đoạn 2 (Hay anh... -> tôi đi)
Đoạn văn kể về sự vi ...  thay đỏi ấy đã làm cho câu chuyện mất đi yếu tố bất ngờ, khiến cho tiếng cười không được bật mạnh ra
?
Vậy muốn VB có bố cục rành mạch, hợp lí thì việc sắp xếp các phần, các đoạn trong VB còn cần phải đảm bảo yêu cầu nào nữa?
* Các phần, các đoạn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí giúp người viết (nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đặt ra.
3. Các phần của bố cục: (6’)
?
?
Một VB tự sự hoặc VB miêu tả thường gồm mấy phần? Nêu nhiệm vụ từng phần?
- Bố cụ một văn bản: Thường gồm 3 phần: MB-TB-KB
Nêu n/vụ của mỗi phần trong v/b tự sự và v/b miêu tả?
.
* VB tự sự: 
+ MB: Giới thiệu chung nhân vật, sự kiện.
+ TB: Kể diễn biến sự việc.
+ KB: Kể kết cục sự việc.
* VB miêu tả: 
+ MB: Giới thiệu đối tượng miêu tả
+ TB: Miêu tả chi tiết về đối tượng.
+ KB: Nêu cảm nghĩ của mình về đối tượng được miêu tả.
?
Theo em có cần phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần một cách rõ ràng khôngT? Vì sao?
-> Cần. Vì có như vậy mới tạo sự hợp lí về nội dung và hình thức VB.
?
G
Có bạn nói rằng phần mở bài chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của phần thân bài, còn phần kết bài chẳng qua chỉ là sự lặp lại một lần nữa ở phần mở bài. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
(rất cần tránh mắc lỗi này trong các bài TLV)
-> Không đúng. Vì yêu cầu về sự rành mạch của VB không cho phép các phần trong VB lặp lại nhau. 
?
Một bạn khác lại cho rằng nội dung chính của việc miêu tả, tự sự được dồn cả vào phần TB nên MB và KB là những phần không cần thiết lắm. Em có đồng ý với ý kiến đó không?
- Không. MB không chỉ đơn thuần là sự thông báo đề tài của VB mà còn phải cố gắng để người đọc (nghe) tiếp cận đề tài đó một cách dễ dàng, tự nhiên, hứng thú ; kết bài không chỉ có nhiệm vụ nhắc lại đề mà còn nêu cảm nghĩ... làm cho VB để lại ấn tượng tốt đẹp cho người đọc (nghe)
?
Như vậy bố cục v/b có vai trò như thế nào trong việc tạo lập VB?
-> Có khả năng giúp cho VB trở nên rành mạch, hợp lí về cả hình thức và nội dung để v/b dễ dàng đạt được hiệu quả giao tiếp.
?
Một VB thường có bố cục mấy phần? Đó là những phần nào?
* VB thường được xây dựng theo một bố cục gồm 3 phần: MB,TB, KB.
?
H
Thực tế, có phải VB nào cũng bắt buộc phải có đủ ba phần không?
- Không.
HS đọc phần ghi nhớ 
* Ghi nhớ (SGK t30)
II. Luyện tập (14’)
G
?
G
Ghi lại bố cục của truyện: “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
Theo em, Bố cục ấy đã rành mạch hay chưa? Có thể kể lại câu chuyện ấy theo một bố cục khác không?
Có thể,tuy nhiên ,kể theo bố cục khác hiệu quả và tính hấp dân của v/b có thể không được như bản kể của t/g
Bài 2:
- VB có bố cục rành mạch, hợp lí:
+ P1: kể về sự việc chia đồ chơi của hai anh em.
+ P2: Kể về việc Thuỷ chia tay vớ lớp học.
+ P3: Những giây phút cuối cùng của cuộc chia tay giữa 2 anh em.
- Có thể kể câu chuyện ấy theo một bố cục khác. VD:
+ Kể lại những kỉ niệm trước đây của hai anh em.
+ Kể sự việc chia đồ chơi...
+ Cuộc chia tay với lớp học ...
+ Cuộc chia tay giữa hai anh em
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS thảo luận, phát biểu ...
- Nhận xét, góp ý bổ sung.
Bài 3
- Bố cục của bản báo cáo chưa thật rành mạch, hợp lí. Đặc biêt phần MB và phần KB chưa thực hiện đúng và đủ nhiệm vụ của mỗi phần. 
 c. củng cố, luyện tập: (3’)
 * Bài hôm nay ,chúng ta cần thấy được vai trò của bố cục trong việc tạo lập văn bản; cần rèn luyện để xây dựng một bố cục hợp lý khi tạo lập v/b
 * Hãy chỉ ra bố cục của văn bản: “ Cổng trường mở ra “- Lý Lan 
 d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (2’)
Nắm chắc nội dung bài học.
Làm bài tập.
Chuẩn bị: Mạch lạc trong văn bản.
Ngày soạn: 24.08.2010	 Ngày dạy : 08.08.2010 – Lớp 7B 
 Bài 2. Tiết 8.
 Tập làm văn: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
1. Mục tiêu:
a . V ề kiến thức:
 Giúp học sinh:
- Có những hiểu bíêt bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho VB có mạch lạc.
- Vận dụng kiến thức về mạch lạc văn bản vào việc nói ,viết,tạo lập văn bản
 b. Về kỹ năng
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản có tính mạch lạc.
 c. Về thái độ
- Giáo dục tư tưởng tình cảm: HS có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào tạo lập văn bản.
2. Chuẩn bị
 a.Thầy: Nghiên cứu nội dung, tham khảo SGV, soạn giáo án.
 b. Trò: Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
3. Tiến trình bài dạy: 
 a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	- Hỏi: Nêu các điều kiện để văn bản có bố cục rành mạch hợp lí?
	- Đáp: Điều kiện:
- Nội dung các phần, các đoạn trong VB phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi.
- Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn phải giúp cho người viết (nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đặt ra.
* Giới thiệu bài (1’):
Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, phân chia. Nhưng VB vẫn có thể không có sự liên kết. Vậy làm thế nào để các phần, các đoạn của một VB vẫn được phân cách rành mạch mà lại không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau? Điều đó đòi hỏi phải có sự mạch lạc. Vậy mạch lạc là gì? Có những yêu cầu nào về mạch lạc trong VB? Tiết học...
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mach lạc trong văn bản
?
Em hiểu mạch lạc là gì?
- Mạch máu thông suốt trong cơ thể.
1. Mạch lạc của văn bản. ( 8 ’) 
G
G
H
Để hiểu được mạch lạch trong v/b em hãy trả lời bằng cách lạ chọn đáp án đung trong các p/án sau:
Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng cho câu hỏi sau:
Tính chất mạch lạc của VB là:
Trôi chảy thành dòng thành mạch.
Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn 
Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
Cả ba tính chất trên.
-> (D)
?
Hãy nhắc lại bố cục của một VB tự sự? Nêu rõ nhiệm vụ của từng phần trong bố cục đó?
?
Sự mạch lạc trong VB tự sự có được là nhờ đâu?
Ví dụ:
-> VB tựsự: Giới thiệu sự việc -> Diễn biến sự việc -> Kết thúc sự việc.
?
Nêu nhiệm vụ của từng phần trong bố cục của VB miêu tả cảnh vật?
-> Nhân vật và sự việc kết nối các phần lại với nhau tạo nên tính mach lạc trong VB.
?
VB miêu tả có được tính mạch lạc nhờ đâu?
- VB miêu tả: Giới thiệu cảnh vật -> Miêu tả cảnh vật theo các diện quan sát.
?
VB “Cổng trường mở ra” có cốt truyện, có sự việc cụ thể không? Bố cục của VB này có chia thành 3 phần rõ rệt không?
-> Đối tượng quan sát liên kết tạo ra cái nhìn chỉnh thể, toàn cảnh về cảnh vật-> tạo nên tính mạch lạc của VB.
?
Theo em, ở VB này có tính mạc lạc không? Vì sao?
-> VB “Cổng trường mở ra”: Không có sự việc, cốt truyện, bố cục 3 phần không rõ rệt.
?
Bức thư trong VB “Mẹ tôi” có đầy đủ bố cục 3 phần không? sự mạch lạc của VB được thể hiện qua nội dung nào xuyên suốt VB?
-> VB vẫn có tính mạch lạc được thể hiện qua tâm trạng người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
?
Qua phân tích các VD trên, em thấy v/b cần có tính mạch lạc không? mạch lạc trong VB nghĩa là gì?
.
- VB “Mẹ tôi”: Có bố cục 3 phần.
-> Sự mạch lạc thể hiện ở thái độ, tình cảm ,cảm xúc mà người cha truyền lại cho En- Ri –Cô 
?
Như vậy, ngoài yêu cầu phải có bố cục rõ ràng, thì VB còn phải đạt yêu cầu nào nữa? Vì sao?
* Văn bản cần phải mạch lạc
*Trong VB, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các đoạn, các ý, theo một trình tự hợp lí
. -> VB nào cũng phải có chủ đề và người viết phải viết theo chủ đề ấy. Vì vậy, VB mạch lạc thì chủ đề chung ấy xuyên suốt tất cả các đoạn, các phần trong VB; các đoạn, các phần trong VB được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, nhằm làm cho chủ đề trôi chảy, liền mạch và gợi được sự hứng thú cho người đọc (nghe).
?
VB “Cuộc chia tay của những con búp bê” có nội dung chính (chủ đề) là gì?
2. Các điều kiện để một VB có tính mạch lạc. (9’)
?
Chủ đề có được thể hiện xuyên suốt qua các phần của VB không?
Ví dụ:
VB: “Cuộc chia tay của những con búp bê”
- Chủ đề: Do sự tan vỡ của gia đình, hai anh em Thành và thuỷ phải chia tay. Cuộc chia tay đầy đau xót. 
? 
Có khi mạch kể trong hiện tại lại quay về quá khứ, có khi mạch tự sự lại xen miêu tả, có khi lại cho xuất hiện một nhân vật không có mặt (người cha), có khi từ cuộc chia tay trong gia đình lại qua một cuộc chia tay ngoài gia đình.
Vậy tại sao mạch chủ đề của VB vẫn được giữ vững?
-> Thể hiện xuyên suốt qua các phần của VB.
 ->Từ cảnh chia đồ chơi ... cảnh Thuỷ chia tay với lớp học.... cảnh hai anh em phải chia tay nhau... 
->Không một bộ phận nào trong truyện lại không liên quan đến nỗi niềm xót xa và tình anh em khi gia đình họ phải chia tay.
?
Qua phân tích mạch lạc trong VB trên, em thấy một VB có tính mạch lạc phải là VB đảm bảo những điều kiện nào?
- HS đọc phần ghi nhớ
* Các phần, các đoạn trong VB đều tập trung vào một đề tai,chủ đề xuyên suốt của VB 
* Ghi nhớ (SGK t32)
?
G
H
H
H
G
Tìm hiểu tính mạch lạc của VB...?
Chia lớp = 2 nhóm tương ứng với 2 đề
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm (1) lên trả lời câu hỏi
Nhóm (2) nhận xét chéo
nhận xét kết quả của mỗi nhóm - bổ sung
II. Luyện tập (15’) 
Bài 1:
- VB1: “Lão nông và các con”:
-> Chủ đề của VB (Lao động là vàng) được thể hiện xuyên suốt toàn bài thơ của La Phông Ten:
+ Hai câu mở bài: nêu chủ đề.
+ Đoạn giữa: Lời dặn các con của lão nông (kho vàng chôn dưới đất... Sức lao động của con người làm nên lúa tốt – vàng)
+ Bốn câu kết: nhấn mạnh thêm chủ đề để khắc sâu.
- VB2: ý chủ đề của VB (Sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa) 
 + Câu đầu: Giới thiệu khái quát về sắc vàng trong thới gian (mùa đông, giữa ngày
G
H
H
G
nêu yêu cầu của bài tập (2).
N2: làm bài – trình bày kết quả.
Nhóm (1) nhận xét chéo
- Nhận xét, góp ý bổ sung.
mùa) và không gian (làng quê)
+ Các câu tiếp: Miêu tả những biểu hiện phong phú của sắc vàng.
+ Hai câu cuối: Nhận xét, cảm xúc về sắc vàng đó.
-> Một trình tự 3phần nhất quán và rõ ràng đã làm cho mạch văn thông suốt và bố cục trở nên mạch lạc.
?
V ì sao truy ện “ Cuộc chia tay của những con búp bê ” lại không nói rõ về lý do chia tay 
của bố mẹ Th ành v à Thuỷ ?
Bài 2
- Ý tứ chủ đạo của câu chuyện xoay quanh cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê. Vì vậy nếu thuật lại quá tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của hai người lớn có thể làm cho ý chủ đạo trên bị phân tán, không giữ được sự thống nhất. Do đó làm mất đi sự mạch lạc của câu chuyện.
 c. Củng cố ,luyện tập: (5’)
 *Củng cố: Qua bài hôm nay các em cần hiểu thế nào là mạch lạ và vai trò của mạch lạc trong v/b cũng như các đ/k cần có để tạo ra tính mạch lạc trong v/b.Từ đó cần rèn luyện kỹ năng viết ( nói) đảm bảo được yếu tố mạch lạc mới đạt hiệu quả cao trong giao tiếp
 *Luyện tập Chỉ ra các yếu tố mạch lạc trong văn bản : “ Thầy bói xem voi” -Ngữ văn 6-.
 d. . Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (2’)
Nắm chắc nội dung bài học.
Làm bài tập.
Chuẩn bị: Quá trình tạo lập v/b
	 ----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2.doc