Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 54: Điệp ngữ

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 54: Điệp ngữ

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp hs: Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.

*Kĩ năng cần rèn: Nhận biết và sử dụng thành thạo điệp ngữ

*Giáo dục tư tưởng: Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I và II

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 54: Điệp ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 14
Tiết : 54 Điệp Ngữ
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp hs: Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
*Kĩ năng cần rèn: Nhận biết và sử dụng thành thạo điệp ngữ
*Giáo dục tư tưởng: Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
II.Trọng tâm của bài: Mục I và II
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Thành ngữ là gì ? Cho ví dụ ? Giải nghĩa, đặt câu ?
- Thành ngữ là loại cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Thầy bói xem voi, ếch ngồi đáy giếng
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Trong giao tiếp và trong viết văn, đôi khi do sơ ý hoặc do vốn ngôn ngữ ít ỏi ta thường lặp lại một số từ ngữ khiến cho câu văn trở nên nặng nề, ý không thanh thoát. Đó là hiện tượng lặp lại vô ý thức, nó khác với hiện tượng lặp lại có ý thức, có chủ động, nhằm tạo nên những ấn tượng mới mẻ có tích chất tăng tiến. Đó là biện pháp tu từ điệp ngữ.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
10’
10’
05’
Hoạt động của Thầy và trò
Gv treo bảng phụ có ghi Vd
? Xác định và nhận xét các từ ngữ lặp lại trong bài “Tiếng gà trưa” có tác dụng gì ?
- Hs xác định, nhận xét.
? Từ ví dụ trên, em hiểu thế nào là điệp ngữ ?
- Hs vận dụng tìm nhanh điệp ngữ trong các ví dụ:
 (1) Đoàn kết... đại thành công.
 (2) Cảnh khuya... nước nhà.
 (3) Dưới bóng tre... khai hoang.
 (4) Tôi chỉ có một ham muốn,...
 ? Nhận xét về cấu tạo của các điệp ngữ?
- Gv nêu ví dụ bài “Lượm”.
? Các điệp ngữ trên có tác dụng gì?
- Hs thảo luận. 
(1) Tạo sự cân đối, nhịp nhàng, nổi bật mối quan hệ tất yếu.
(2) Nhấn mạnh nỗi lo lắng, thao thức vì dân vì nước của Bác.
(3) Tạo sự nhịp nhàng cho đoạn văn, gắn kết các câu văn chặt chẽ. 
(4) Nhấn mạnh sự mong muốn của Bác -> Bác thật vĩ đại, luôn lo lắng cho mọi người mà quên đi bản thân mình.
- Gv chốt.
 Ví dụ điệp ngữ lk đoạn: “Tiếng gà trưa”.
? Qua các ví dụ trên theo em có mấy loại điệp ngữ, đó là những loại nào ? Phân loại điệp ngữ trong ví dụ ?
? Đặc điểm của mỗi loại điệp ngữ ?
Nội dung kiến thức
I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
1. Điệp ngữ là gì ? 
+ Ví dụ.
- Điệp từ “Nghe” (3 lần) - Nhấn mạnh cảm giác, cảm xúc khi nghe tiếng gà.
- Điệp từ “Vì” (4 lần) - Nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ.
+ Nhận xét.
 - Điệp ngữ là lặp đi lặp lại một từ, ngữ, câu nhằm làm tăng giá trị biểu đạt.
 - Điệp ngữ có thể là một từ, ngữ, câu, một đoạn (những điệp khúc)
 * Ghi nhớ: sgk (152).
2. Tác dụng của điệp ngữ.
a, Ví dụ: 
b, Nhận xét.
 Điệp ngữ có nhiều tác dụng:
- Tạo sự cân đối, nhịp nhàng.
- Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Liên kết câu, đoạn.
II. Các dạng điệp ngữ.
 1. Điệp ngữ nối tiếp. 
 2. Điệp ngữ cách quãng.
 3. Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
C.Luyện tập(13’)
? Tìm điệp ngữ trong những đ.trích sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ?
?Vì sao em biết đó là điệp ngữ ?
? Tìm điệp ngữ trong đv sau và nói rõ đấy là những dạng điệp ngữ gì ?
? Điệp ngữ thường có những dạng nào ?
? Theo em, trong đv sau đây, việc lặp đi, lặp lại một số từ ngữ có td biểu cảm hay không ?
? Em hãy chữa lại đoạn văn trên cho lưu loát hơn ?
III. Luyện tập:
1. Bài 1 (153 ):
-Một DT đã gan góc (2), DT đó phải được(2) 
->Nhấn mạnh sự gan dạ, dũng cảm của DT VN trong cđ chống ngoại xâm và nhấn mạnh quyền được hưởng tự do, ĐL của DT ta.
-Đi cấy(2), trông(8) ->Nhấn mạnh nỗi lo âu, trông mong cho thời tiết thuận lợi của ng nông dân.
2. Bài 2 (153 ):
-Xa nhau... xa nhau ->ĐN cách quãng.
-Một giấc mơ. Một giấc mơ ->ch.tiếp.
3. Bài 3 (153 ):
a-Các từ ngữ được lặp lại trong đv không có td biểu cảm. Có thể lược bỏ các từ ngữ trùng lặp không cần thiết.
b. Phía sau nhà em có một mảnh vườn, trồng rất nhiều loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế PN, em hái hoa ở vườn nhà để tặng mẹ, tặng chị em.
D.Củng cố(1’) 
- Khái niệm, các dạng điệp ngữ, tác dụng.
- Điệp ngữ được sử dụng phổ biến trong thơ, văn. (Văn b/c, văn chính luận)
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học bài. Vận dụng sử dụng điệp ngữ trong văn.
- Hoàn thiện bài tập 4.
- Soạn bài : Luyện nói PBCN về TPVH (phần chuẩn bị ở nhà).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 54-Diep ngu.doc