Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 87, 88: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 87, 88: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.

*Kĩ năng cần rèn: Nhận diện và phân tích một đề, một văn bản NLCM.

*Giáo dục tư tưởng: Tìm hiểu thêm về lập luận CM để vận dụng trong giao tiếp.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 87, 88: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 23
Tiết : 87 Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
*Kĩ năng cần rèn: Nhận diện và phân tích một đề, một văn bản NLCM.
*Giáo dục tư tưởng: Tìm hiểu thêm về lập luận CM để vận dụng trong giao tiếp.
II.Trọng tâm của bài: Mục I
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Nêu bố cục và nội dung từng phần của bố cục trong VBNL?
? Lập luận trong VBNL có đặc điểm gì ?
* Ghi nhớ: 
 (sgk 31)
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Trong văn NL chúng ta đã tìm hiểu về lập luận, nhưng lập luận trong bản NL có nhiều dạng. Một trong những dạng đó của NL là lập luận CM.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
15’
15’
Hoạt động của Thầy và trò
- Gv treo bảng phụ đưa tình huống.
- Hs Thảo luận câu hỏi 1 (sgk 41).
- Hs Rút ra mục đích, phương pháp của CM.
- Gv giới thiệu những yếu tố có thể làm bằng chứng.
? Em hiểu thế nào là chứng minh ?
- Hs suy luận, trả lời.
- Gv. Trong VNL, chúng ta chỉ sử dụng lời văn thì làm thế nào để chứng tỏ 1 ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?
- Hs đọc văn bản (sgk 41).
? Vb trên làm rõ luận điểm gì? Tìm những câu mang lao động đó?
? Bài văn đã lập luận ntn? Để làm rõ l.đ t/g đã đưa những dẫn chứng gì? Nhận xét về các dẫn chứng?
- Hs phát hiện, nhận xét.
? Nhận xét về cách lập luận và các dẫn chứng được nêu trong bài?
? Mục đích của việc nêu d/c như vậy là để làm gì?
- H. Thảo luận.
(Mọi người thấy 1 vấn đề: Vấp ngã là sự thường thấy. Những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã, nhưng sự vấp ngã ko gây trở ngại cho họ thành công. Điều đáng sợ hơn là bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì ko cố gắng hết mình).
? Qua vb em hiểu thế nào là phép lập luận chứng minh?
- H. Đọc ghi nhớ.
Nội dung kiến thức
I. Mục đích và phương pháp chứng minh.
1. Trong đời sống.
a, Mục đích c.m: để người khác tin lời mình là thật.
b, Phương pháp c.m: đưa ra những bằng chứng để thuyết phục.
- Bằng chứng gồm: nhân chứng, vật chứng, sự việc, số liệu.
-> Chứng minh là đưa ra những bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến nào đó là chân thực.
2. Trong văn bản nghị luận.
a, Phân tích vb: “Đừng sợ vấp ngã”.
+ Luận điểm chính: Đừng sợ vấp ngã.
(Câu mang luận điểm: 2 câu cuối).
Luận điểm phụ:
 - Đã nhiều lần bạn vấp ngã.
 - Chớ lo sợ thất bại.
+/ Phương pháp lập luận: lập luận theo 2 vấn đề.
 +Vấp ngã là thường: (3 d/c) 
- Lần đầu tiên chập chững.
- Lần đầu tiên tập bơi.
- Lần đầu tiên chơi bóng bàn.
 + Những người nổi tiếng từng vấp ngã: (5 d/c)
 - Oan Đi-nây từng bị sa thải, phá sản.
 - Lu-i Pa- xtơ chỉ là hs trung bình, hạng 15.
 - Lep Tôn-xtôi bị đình chỉ đại học...
 - Hen-ri Pho thất bại, cháy túi tới 5 lần.
 - En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy cho là thiếu chất giọng.
* Nhận xét:
 - Bài viết dùng lí lẽ, dẫn chứng (d/c là chủ yếu).
 - Dẫn chứng đều tiêu biểu, có thật, đã được thừa nhận.
 - Chứng minh từ gần đến xa, từ bản thân đến người khác.
-> Lập luận chặt chẽ.
b, Kết luận: 
 Phép lập luận chứng minh là dùng lí lẽ, bằng chứng chân thật đã được công nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đáng tin cậy.
* Ghi nhớ: (sgk 42)
C.Củng cố(1’)
- Phép lập luận chứng minh là gì? Mục đích CM?
- Đặc điểm của lí lẽ và d/c trong phép lập luận CM?
D.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học thuộc ghi nhớ.
- Vận dụng phân tích vb “Không sợ sai lầm”.
Ngày soạn:15 tháng 01 năm 2010
Ngày dạy: tháng 01 năm 2010
Tuần 23
Tiết : 88 Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh (tiếp)
I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp hs: Tiếp tục phân tích đề văn, vb để hs nắm được đặc điểm của bài NLCM và yêu cầu cơ bản của luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận CM.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng tìm hiểu luận điểm, luận cứ, lập ý.
*Giáo dục tư tưởng: Tìm hiểu thêm về lập luận CM để vận dụng trong giao tiếp.
II.Trọng tâm của bài: Mục II Luyện tập
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Thế nào là phép lập luận CM? Trong phép lập luận CM, dẫn chứng phải đảm bảo yêu cầu gì?
* Ghi nhớ: (sgk 42)
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Trong văn NL chúng ta đã tìm hiểu về lập luận, nhưng lập luận trong bản NL có nhiều dạng. Một trong những dạng đó của NL là lập luận CM.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
10’
10’
10’
05’
Hoạt động của GV và HS
Gv treo bảng phụ có ghi bài tập 1
- H s đọc vb (43).
- Hs thảo luận, trả lời câu hỏi trong sgk
- Gv: Chốt kiến thức cơ bản.
- Gv nêu đề bài.
? Đề văn trên thuộc kiểu bài NL nào? Phạm vi của d/c?
? Luận điểm chính cần làm sáng tỏ là gì?
? Các d/c nào phù hợp với đề bài trên?
? Lập một hệ thống luận điểm, luận cứ cho đề trên?
- Hs thảo luận.
- Gv nhấn cách làm bài CM. Cần phải chia nhỏ luận điểm để CM cho cụ thể.
Hs tìm các bằng chứng và lí lẽ cần có để chứng minh: Quê hương em hôm nay so với vài ba năm trước đổi mới hơn nhiều.
- GV gợi ý hs tìm lí lẽ và dẫn chứng.
Hs: Luận điểm sau đây có thể triển khai thành mấy luận điểm? Luận điểm nào là chủ yếu? Vì sao?
“Tiếng Việt không những là một thứ tiếng rất giàu mà còn rất đẹp và đầy sức sống”.
Nội dung bài học
II.Luyện tập
Bài 1: Văn bản “Không sợ sai lầm”.
+ Luận điểm: Không sợ sai lầm, cần biết rút kinh nghiệm trước những sai lầm để thành công.
+ Những câu mang luận điểm:
 - Không sợ sai lầm.
 - Thất bại là mẹ thành công.
 - Những người sáng suốt dám làm... số phận mình.
+ Phương pháp chứng minh: Đưa ra các lí lẽ:
- Lí lẽ 1: K/định con người ai cũng có lúc sai lầm.
- Lí lẽ 2: Người nào sợ sai lầm sẽ không tự lập được
( đưa dẫn chứng).
- Lí lẽ 3: Sai lầm khó tránh nhưng thất bại là mẹ của thành công.
- Lí lẽ 4: Khi phạm sai lầm cần suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm đường khác để tiến lên.
- Lí lẽ 5: (Kết luận) Người không sợ sai lầm mới làm chủ số phận của mình.
 -> Luận cứ hiển nhiên, thực tế, có sức thuyết phục.
+ So sánh cách lập luận:
 - Bài “Đừng sợ vấp ngã”: dẫn chứng là chủ yếu, lập luận theo cách quy nạp.
 - Bài “Không sợ sai lầm”: chủ yếu đưa lí lẽ và phân tích lí lẽ.
Bài 2: Cho đề bài: 
 Ca dao đã thể hiện rõ tình cảm g.đ sâu sắc của người VN. Bằng các bài ca dao dã học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
(1) Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.
 Phạm vi d/c: Ca dao đã học và đọc thêm.
(2) Luận điểm chính: Tình cảm gia đình.
(3) Luận cứ:
 a, Công cha ... đạo con.
 b, Ngó lên luộc lạt ... nhiêu.
 c, Anh em như ... đỡ đần.
 d, Râu tôm nấu ...ngon.
(4) Lập ý: 
 Tình cảm gia đình
 Cha mẹ Ông bà Anh em 
 Vợ chồng con cái con cháu 
Bài 3:
HS thảo luận nhóm tìm bằng chứng và lí lẽ theo yêu cầu.
+ Cảnh và người quê em vài ba năm trước.
+ .................................... hiện nay.
- Dẫn chứng:
Quê hương thay đổi về các mặt: điện, đường, trường, trạm, nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt.
- Vì sao có sự thay đổi đó?
+ Nhờ đường lối phát triển đúng đắn của đảng và chính sách PL của nhà nước.
+ Nhờ sự cần cù, sáng tạo trong lao động của người dân.
Bài 4:
- Triển khai thành 3 luận điểm:
+ Luận điểm 1: TV rất giàu.
+ Luận điểm 2: TV rất đẹp.
+ Luận điểm 3: TV đầy sức sống.
- Trong đó, luận điểm 2&3 là chủ yếu cần nhấn mạnh và chứng minh.
- Vì kết cấu câu “ Không những... mà còn...” thì vế “mà còn” quan trọng hơn ý “không những”.
C.Củng cố(1’)
Đọc bài đọc thêm “Có hiểu đời mới hiểu văn”.
Nhắc nhở hs hoàn thiện bài tập.
D.Hướng dẫn về nhà(1’)
Nắm chắc khái niệm phép lập luận CM.
Ghi nhớ 2 yếu tố quan trọng trong bài văn nghị luận CM.
Chuẩn bị bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 87-88-Tim hieu chung ve phep lap luan CM.doc