Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 10 - Lê Xuân Hiện

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 10 - Lê Xuân Hiện

A - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Thấy được tình cảm sâu nặng của nhà thơ đối với quê hương.

- Thấy được 1 số đặc điểm NT của bài thơ: Hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cảm giao hoà.

- Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.

2. Về kỹ năng:

- Đọc - hiểu bài thơ cổ qua bản dịch Tiếng Việt

- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ

- bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.

 

doc 15 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 846Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 10 - Lê Xuân Hiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 10. Phần văn học
Tiết 37: cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
(Tĩnh Dạ Tứ)
 - Lý Bạch -
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Thấy được tình cảm sâu nặng của nhà thơ đối với quê hương.
- Thấy được 1 số đặc điểm NT của bài thơ: Hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cảm giao hoà.
- Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
2. Về kỹ năng:
- Đọc - hiểu bài thơ cổ qua bản dịch Tiếng Việt
- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ
- bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
3. Về thái độ:
- HS yêu thích nhà thơ Lý Bạch và hứng thú tìm hiểu các bài thơ của tác giả.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Đồ dùng: Bảng phụ chép bản phiên âm và giải nghĩa yếu tố HV
 - Những điều cần lưu ý: Trong 4 bài tuyệt cú ở sgk thì 3 bài thất ngôn đều là thơ Đường luật, còn bài này là ngũ ngôn cổ thể.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng các phần Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ bài “Xa ngắm thác núi Lư” - Lý Bạch.
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
“Vọng nguyệt hoài hương”- Trông trăng nhớ quê - Là 1 đề tài phổ biến trong thơ cổ TQ. Vầng trăng đã trở thành biểu tượng truyền thống quen thuộc. Xa quê trăng càng sáng, càng tròn, càng gợi nỗi nhớ quê. Bản thân hình ảnh vầng trăng 1 mình trên bầu trời cao thăm thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh đã đủ gợi lên nỗi sầu xa xứ. Trăng mùa thu, lại càng có sức gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê. Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh đã chọn đề tài ấy nhưng vẫn mang lại cho người đọc cả nghìn năm nay biết bao rung cảm sâu xa.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (30 phút)
- Gọi HS đọc phần chú thích (*) sgk.
H: Em hãy nhắc lại đôi nét về nhà thơ Lý Bạch ?
- Đề tài: chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu, tình bạn.
H: Cho biết đôi nét về xuất xứ bài thơ ?
- HD đọc: Giọng chậm, buồn để thể hiện được tình cảm nhớ quê của tác giả, nhịp 2/3.
- GV: Giải nghĩa yếu tố HV (bảng phụ).
- Giải thích từ khó: HS đọc chú thích.
H: Dựa vào số câu, số tiếng trong bản phiên âm và bản dịch thơ, em hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào ? Bài thơ có vần không ? Vần ở đâu ? 
- Câu 2, 4.
H: Ta đã gặp thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở bài thơ nào ? 
- Phò giá về kinh - Trần Quang Khải
- GV: Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải) là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, còn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể. Cổ thể là thể thơ xuất hiện trước đời Đường, không gò bó về niêm luật như thơ Đường, không cần có đối và không hạn định số câu.
 Bây giờ chúng ta đi tìm hiểu bài thơ theo bố cục 2/2.
- Hs đọc 2 câu đầu ở bản phiên âm và bản dịch thơ.
H: Hai câu đầu tả cảnh gì, ở đâu ? 
- Tả cảnh ánh trăng, ở đầu giường: sàng tiền, nguyệt
H: Cảnh ánh trăng được miêu tả qua những từ ngữ nào ? 
- Minh, quang, sương.
H: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả ?
H: Những từ đó đã gợi tả ánh trăng như thế nào ?
- GV: Chữ “sàng” cho thấy trăng sáng đầu giường, nghĩa là nhà thơ đang nằm trên giường thao thức không ngủ được. Chữ “nghi”: ngỡ là, tưởng là và chữ “sương” đã xuất hiện 1 cách tự nhiên, hợp lí. Vì trăng quá sáng trở thành màu trắng giống như sương là điều có thật. Nói về điều đó nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương (trăng đêm giống như sương). ở Tiêu Cương là so sánh, đối chiếu, còn với Lí Bạch thì đó lại là khoảnh khắc suy nghĩ của con người.
H: Như vậy, hai câu thơ đầu gợi cho ta thấy vẻ đẹp của trăng như thế nào ?
- GV: Đêm càng về khuya càng trở nên yên tĩnh, không gian bốn bề vắng lặng, nhà thơ chợt tỉnh giấc thấy mình nằm dưới ánh trăng. Hình như trăng đã đánh thức thi nhân dậy. Thật chủ động, trăng đến khơi gợi 1 nguồn thơ và trăng là chất liệu tạo nên nguồn thơ dào dạt.
H: Hai câu thơ đầu chỉ thuần tuý tả cảnh hay vừa tả cảnh, vừa tả tình ? Từ nào trong bài thơ cho ta thấy điều đó ?
- Từ “nghi” chỉ trạng thái của nhân vật trữ tình, ẩn chứa tình cảm của thi nhân, vừa tả trạng thái bâng khuâng, ngỡ ngàng, vừa tả cử chỉ của người đang nằm trên giường “cúi đầu” xuống nhìn mặt đất, nhìn vào mông lung, nhớ đất, nhớ người. Đó chính là tả tình.
H: Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ giữa bản dịch thơ và bản phiên âm ? 
- Bản dịch thơ đã đưa thêm 2 từ: “rọi” và “phủ” vào, làm cho người đọc có cảm giác 2 câu thơ chỉ tả cảnh và ý vị trữ tình của chủ thể có phần mờ nhạt đi.
- HS đọc 2 câu thơ cuối (Bản phiên âm và dịch thơ).
H: Hai câu cuối tả cảnh hay tả tình ?
H: Cảnh và tình được tả thông qua những từ ngữ nào ? 
- Cảnh: minh nguyệt, tình: tư cố hương
H: Cử đầu và đê đầu là chỉ hành động của ai ? 
- Chỉ hành động của nhân vật trữ tình
H: Hai hành động này như thế nào với nhau ? 
- Đối nhau 
H: Phép đối ở đây có tác dụng gì ? 
- Làm cho câu thơ cân đối, nhịp nhàng.
H: Em có nhận xét gì về cách sd từ ngữ của tác giả ? Qua đó đã thể hiện điều gì ?
H: Nếu ở hai câu thơ trên tác giả tả ngoại cảnh trước, tình sau thì ở hai câu thơ này cách thể hiện có gì khác ?
H: Vì sao tác giả nhìn trăng sáng lại gợi nỗi nhớ quê ? 
- Thuở nhỏ ông hay lên đỉnh núi Nga Mi ngắm trăng,...
H: Nhan đề của bài thơ là Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh), vậy cảm nghĩ mà tác giả muốn thể hiện trong bài thơ là cảm nghĩ gì ?
- GV: Trong cái đêm thanh tĩnh ấy, trăng rất sáng, rất đẹp nhưng lòng người không thể vui với trăng được mà trái lại dù ngẩng đầu nhìn trăng, hay cúi đầu nhìn đất thì nỗi nhớ quê vẫn khắc khoải trong lòng.
Đỗ Phủ đã từng viết:
 “Lộ tòng kim dạ bạch
 Nguyệt thị cố hương minh”
(Sương từ đêm nay trắng xoá
Trăng là ánh sáng của quê nhà)
*3 Hoạt động 3: Tổng kết (3 phút)
H: Em hãy nêu tóm tắt những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
I - Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
- Lý Bạch (701 - 762) là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của Trung Quốc đời Đường.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ do Tương Như dịch, in trong thơ Đường - Tập II (1987).
II - Tìm hiểu bài thơ.
* Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể
1. Hai câu thơ đầu:
- Sàng tiền minh nguyệt quang,
 Nghi thị địa thượng sương.
- Đầu giường ánh trăng rọi,
 Ngỡ mặt đất phủ sương
- Sử dụng 1 loạt các từ ngữ gợi tả 
ánh trăng rất sáng giống như sương trên mặt đất.
=> Gợi vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh.
2. Hai câu thơ cuối:
- Cử đầu vọng minh nguyệt,
 Đê đầu tư cố hương.
- Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
 Cúi đầu nhớ cố hương.
- Sử dụng 1 loạt ĐT chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật - Gợi tả tâm trạng buồn, nhớ quê hương.
- Hai câu thơ cho thấy cử chỉ và tâm trạng hài hoà đan xen không thể tách bạch. Nhìn cảnh “vầng trăng đơn côi, lạnh lẽo” - Thấy mình lẻ loi cô quạnh - nỗi nhớ quê hương.
=> Tình yêu và nỗi nhớ quê da diết.
III - Tổng kết.
 * Ghi nhớ.
 Sgk. T 124.
*4 Hoạt động 4: (7 phút )
4. Củng cố.
H: Qua 2 bài thơ xa ngắm thác núi Lư và Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, em hiểu thêm gì về tâm hồn và tài năng của Lí Bạch ?
- Yêu thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên.
- Nặng tình với quê hương và yêu quê hương tha thiết.
- Có tài làm thơ, thơ hay, ngắn gọn, cô đúc, lời ít, ý nhiều.
H: Em hãy chỉ ra các động từ có trong bài thơ ? Và chỉ ra vai trò liên kết ý thơ của nó ? Tìm CN cho các ĐT ấy ? Chúng bị lược bỏ nhằm mục đích gì ?
- Động từ: Nghi, cử, vọng, đê, tư (ngỡ, ngẩng, nhìn, cúi, nhớ)
- CN là nhân vật trữ tình (nhà thơ) bị tỉnh lược. Đó là điều tạo nên sự thống nhất, liền mạch của các câu thơ, bài thơ.
5. Dặn: HS về học bài, làm BT, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 10. Phần văn học
Tiết 37: ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
(Hồi hương ngẫu thư)
 - Hạ Tri Chương - 
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm được sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương
- Thấy được nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ
- Thấy được nét độc đáo về tứ của bài thhow
- Hiểu được tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suất cả cuộc đời
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc - hiểu bài thơ tứ tuyệt qua bản dịch tiếng Việt
- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.
- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chứ Hán, phân tích tác phẩm.
3. Về thái độ:
- Yêu và trân trọng tình cảm quê hương
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Đồ dùng: Bảng phụ chép bản phiên âm và giải nghĩa yếu tố Hán Việt.
- Những điều cần lưu ý: Khi giảng bài này cần so sánh với bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh để làm nổi bật chỗ giống nhau cũng như chỗ khác nhau giữa 2 bài.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bản phiên âm và bản dịch thơ bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Trình bày hiểu biết của em về thể thơ đó 
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Xa quê nhớ quê là chủ đề quen thuộc trong thơ cổ trung đại phương Đông. ở bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh thì nỗi nhớ quê được thể hiện qua nỗi sầu xa xứ. Còn ở bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê thì tình quê lại được thể hiện ngay lúc vừa mới đặt chân tới quê nhà. Đó chính là tình huống tạo nên tính độc đáo của bài thơ. 
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (30 phút)
- Gọi HS đọc phần chú thích (*) sgk.
H: Em hãy cho biết đôi nét về tác giả Hạ Tri Chương ?
H: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- GV: Hạ Tri Trương đỗ tiến sĩ năm 36 tuổi và làm quan 50 năm dưới triều vua Đường Huyền Tông. Đến năm 86 tuổi mới cáo quan nghỉ hưu, trở về quê hương. Vừa đặt chân tới làng thì gặp 1 sự việc bất ngờ khiến ông xúc động. Thế là ông ngẫu hứng viết bài thơ này.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc bài thơ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
giọng chậm, buồn, câu 3 đọc giọng hơi ngạc nhiên, câu 4 giọng hỏi, cao hơn và hơi nhấn mạnh thêm 1 chút ở các tiếng: nào, chơi.
- Gọi HS đọc phần chú thích.
H: Dựa vào số câu, số tiếng trong bài thơ, em hãy cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ?
H: Hai câu thơ đầu là tả hay kể ? Kể và ...  giả: Hạ Tri Chương (659-744).
- Là 1 trong những thi sĩ lớn của thời Đường.
- 965 ông đỗ tiến sĩ và là đại quan của triều Đường.
- Thơ của ông thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm. biểu lộ 1 trái tim nhân hậu đáng yêu.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ được viết khi ông cáo quan về quê nghỉ hưu.
II - Tìm hiểu tác phẩm.
*Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
1. Hai câu thơ đầu (Khai-Thừa):
- Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
- Khi đi trẻ, lúc về già,
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
- Sử dụng hình ảnh chi tiết vừa chân thực, vừa tượng trưng -> Làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương.
=> Khẳng định sự bền bỉ của tình cảm con người đối với quê hương.
2. Hai câu cuối (Chuyển - Hợp):
- Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
 Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai ?
- Trẻ con nhìn lạ không chào
 Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi ? 
- Kể chuyện khi về tới làng quê.
- Hình ảnh bọn trẻ gợi nhớ thời niên thiếu và gợi bản sắc tốt đẹp của quê hương - Gợi nỗi buồn vì xa quê quá lâu, thành ra xa lạ với quê.
=> Biểu hiện tình cảm quê hương thắm thiết, bền bỉ.
III - Tổng kết.
 * Ghi nhớ.
 Sgk. T 128.
*4 Hoạt động 4: (7 phút )
4. Củng cố.
- Gọi HS đọc lại bài thơ phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ
H: Qua bài thơ em có suy nghĩ gì về tình cảm của con người và bản thân mình với quê hương ?
5. Dặn: HS về học bài, làm BT, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 10. Phần tiếng việt
Tiết 39: từ trái nghĩa
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm từ trái nghĩa
- Thấy được tác dụng của từ trái nghĩa trong văn bản.
2. Về kỹ năng:
- Nhận biết được từ trái nghĩa trong văn bản
- Biết sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa trong khi nói và viết.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ chép ví dụ và bài tập.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ đồng nghĩa ? Từ đồng nghĩa có những loại nào ?
- Khi sử dụng từ đồng nghĩa ta cần phải chú ý những điều gì ? Cho ví dụ.
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Trong thực tế ta thường bắt gặp các cặp từ như rách - lành không phải là từ đồng nghĩa mà là từ trái nghĩa. Vậy thế nào là từ trái nghĩa và sử dụng từ trái nghĩa như thế nào? Chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm (20 phút)
- Gọi HS đọc yêu cầu trong sgk.
H: Em hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong 2 bản dịch thơ ? 
- Ngẩng - cúi
-> trái nghĩa về hoạt động của đầu.
- Trẻ - già
-> trái nghĩa về tuổi tác của người.
- Đi - trở lại
-> trái nghĩa về sự di chuyển.
H: Vì sao nói đây là những cặp từ trái nghĩa ?
H: Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già ?
- Già - non -> trái nghĩa về tính chất của thực vật.
H: Như vậy từ già là từ như thế nào ? (là từ có 1 nghĩa hay là từ có nhiều nghĩa)
H Qua đó em có thể rút ra kết luận gì về từ nhiều nghĩa ?
H: Qua hai VD trên em hiểu thế nào là từ trái nghĩa ?
H: Trong 2 bài thơ dịch trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì ? 
H: Tìm 1 số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa ấy ? 
- Lươn ngắn lại chê trạch dài,
Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm.
-> Tạo sự tương phản để lên án, phê phán những kẻ không biết mình mà còn hay chê bai người khác.
H: Từ trái nghĩa thường hay được sử dụng ở đâu, để làm gì ? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì ? 
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (15 phút)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS thảo luận theo bàn
- Gọi 2 HS lên bảng làm bt
- Cho lớp nhận xét
- GV nhận xét bổ sung
- HS suy nghĩ làm bài
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài tập
- Các bạn khác nhận xét
- Gv nhận xét, sửa chữa
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- Gọi HS trả lời
- GV hướng dẫn HS về nhà làm bt 4
I -Thế nào là từ trái nghĩa ?
1. Ví dụ 1:
- Đây là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
2. Ví dụ 2:
- Từ nhiều nghĩa, có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
 * Ghi nhớ.
 Sgk. T 128
II - Sử dụng từ trái nghĩa.
1. Ví dụ:
- Ngẩng - cúi -> Tạo phép đối, góp phần biểu hiện tâm tư trĩu nặng tình cảm quê hương của nhà thơ.
- Trẻ - già, đi - về -> Tạo phép đối, làm nổi bật sự thay đổi của chính nhà thơ ở 2 thời điểm khác nhau.
 * Ghi nhớ
 Sgk. T 128
III - Luyện tập.
1. Bài tập 1:
 Đáp án: 
- Lành – rách - Ngắn - dài
- Giàu – nghèo - Sáng – tối
2. Bài tập 2: 
 Đáp án:
 cá tươi – cá ươn
- Tươi
 hoa tươi – hoa héo
 ăn yếu - ăn khoẻ
- Yếu
 học lực yếu – học lực giỏi
 chữ xấu – chữ đẹp
- Xấu
 đất xấu - đất tốt
3. Bài tập 3:
 Đáp án:
- Chân cứng đá mềm.
- Có đi có lại.
- Gần nhà xa ngõ.
- Mắt nhắm mắt mở.
- Chạy sấp chạy ngửa.
- Vô thưởng vô phạt.
- Bên trọng bên khinh.
4. Bài tập 4: 
*4 Hoạt động 4: (5 phút )
4. Củng cố.
- Gọi HS đọc lại các phần ghi nhớ
5. Dặn: HS về học bài, làm BT, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 10. Phần tập làm văn
Tiết 40: luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người.
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm được các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.
- Nắm được những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm.
2. Về kỹ năng:
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật, con người
- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ.
3. Về thái độ:
- HS bình tĩnh, tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ở nhà. 
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
 Luyện nói là gì? (Luyện nói trước lớp là luyện văn nói). 
 Vậy văn nói khác văn viết ở chỗ nào ? (Văn nói khác văn viết ở chỗ câu văn không dài, nội dung không quá nhiều chi tiết. Bài hôm nay sẽ giúp các em rèn kĩ năng diễn đạt trước tập thể lớp).
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Tổ chức cho HS luyện nói (40 phút)
- Gọi HS đọc lại 4 đề bài trong sgk
H: Bốn đề bài trên thuộc thể loại nào ?
H: Văn biểu cảm về sự vật, con người đòi hỏi phải chú ý đến những v.đề gì ?
H: Khi viết văn biểu cảm cần vận dụng những hình thức biểu cảm nào ?
- HS chia tổ, nhóm, phát biểu theo dàn bài đã chuẩn bị, sau đó cử đại diện lên nói trước lớp.
- GV nêu các tiêu chí để HS có thể tự đánh giá được phần trình bày của nhóm mình.
- Khi bạn trình bày, các em lắng nghe để bổ sung, sửa chữa.
- Cho các nhóm nhận xét bài trình bày của nhóm bạn.
- Khi bạn trình bày, các em lắng nghe để bổ sung, sửa chữa.
H: Muốn người nghe hiểu được thì người nói khi trình bày phải chú ý điều gì ?
- Muốn người nghe hiểu thì người nói phải lập ý và trình bày theo thứ tự ý: ý 1, ý 2...Muốn truyền được cảm xúc cho người nghe thì: Tình cảm phải chân thành, từ ngữ phải chính xác trong sáng, bài nói phải mạch lạc và đảm bảo tính liên kết chặt chẽ.
I -Lý thuyết.
1. Đề bài:
- Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.
- Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn.
- Đề 3: Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngày.
- Đề 4: Cảm nghĩ về một món quà mà em đã được nhận thời thơ ấu.
2. Yêu cầu:
- Văn biểu cảm về sự vật, con người đòi hỏi phải chú ý tới sự vật và con người 1 cách đầy đủ. Phải có sự vật, con người làm nền cho những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ. Người làm phải chú ý tới yếu tố tự sự và miêu tả. Cần vận dụng yếu tố hồi tưởng, tưởng tượng, liên tưởng để biểu cảm.
- Tập vận dụng hình thức biểu cảm như: so sánh, lời trùng điệp, hình thức cảm thán.
II - Thực hành luyện nói.
1. Gợi ý: Mẫu chung của bài nói
a. Mở đầu:	
- Kính thưa cô giáo và các bạn!
Tất cả những ai đã từng cắp sách tới trường đều có những kỉ niệm sâu sắc về mái trường, về thầy cô, bè bạn. Một trong những kỉ niệm sâu sắc nhất để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm là hình ảnh về cô giáo Mai người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.
b. Nội dung của câu chuyện, kỉ niệm:
 - Một lần cô Mai trả bài TLV, em bị điểm kém. Nhận bài, em vò nhàu rồi bỏ vào trong cặpCuối giờ cô giáo yêu cầu tất cả những HS bị điểm kém làm lại bài, hôm sau phải nộp cả bài cũ lẫn bài mới cho cô. 
Tối hôm đó, vừa làm bài em vừa vuốt tờ giấy kiểm tra cho phẳng, nhưng vuốt mãi mà tờ giấy vẫn còn nhăn nhúm. Em nghĩ ra sáng kiến lấy bàn là là cho phẳng...Sáng hôm sau, em ung dung nộp cả bài cũ lẫn bài mới cho cô...
c. Kết thúc: Em xin được ngừng lời ở đây. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!
*3 Hoạt động 3: (5 phút )
4. Củng cố.
- Gv nhận xét giờ học, ý thức chuẩn bị và thực hiện của HS,...
5. Dặn: HS về học bài, có thể viết lại bài đã trình bày vào vở, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
 ===================== Hết tuần 10 =======================

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 Tuan 10 CKTKN.doc