Giáo án môn Ngữ văn 6 (chuẩn kiến thức)

Giáo án môn Ngữ văn 6 (chuẩn kiến thức)

A- PHẦN CHUẨN BỊ.

 I- Mục tiêu.

- Giúp học sinh hiểu được truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước, khát vọng can người Việt Cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống can mình.

- Kể lại được truyện.

 II- Chuẩn bị.

 1. Giáo viên: Soạn bài + Nghiên cứu tài liệu + tranh minh hoạ.

 2. Học sinh: Học bài cũ + Đọc và soạn bài mới.

B - PHẦN THỂ HIỆN.

 

doc 360 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 15/09/2006. Ngày dạy: 18/09/2006.
Tiết : 9. sơn tinh, thuỷ tinh.
 (Truyền thuyết)
A- Phần chuẩn bị.
	I- Mục tiêu.
 Giúp học sinh hiểu được truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước, khát vọng can người Việt Cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống can mình.
Kể lại được truyện.
	II- Chuẩn bị. 
	1. Giáo viên: Soạn bài + Nghiên cứu tài liệu + tranh minh hoạ.
	2. Học sinh: Học bài cũ + Đọc và soạn bài mới.
B - Phần thể hiện.
	I- Kiểm tra bài cũ.
( 4’) 
? Hình Tượng Thánh Gióng cho em những suy nghĩ gì về quan niệm và ước mơ can nhân dân.
* Y/C: Thánh Gióng là hình tượng lí tưởng can nhân dân về người anh hùng đánh giặc : Vừa vĩ đại, nhưng cũng vừa bình thường. Đồng thờiThánh Góng tượng trưng cho tình yêu nước can nhân dân at trong buổi đầu đánh giặc ngoại xâm.
	II- Nội dung bài mới.
	* Vào bài: (1’) Nếu như hình tượng Thánh Gióng vừa vĩ đại vừa bình thường, là quan niệm mơ ước can nhân dân về sức mạnh để đánh giặc, thì hình tượng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh tượng trưng cho sức mạnh can nhân dân. Song qua đó nhân dân at muốn gửi gắm mơ ước gì ? Tiết học này sẽ giúp các em sẽ hiểu được điều đó
I. Đọc và tìm hiểu chung. ( 10’)
 1. Đọc, Kể. 
?
Cần thể hiện giọng đọc như thế nào cho phù hợp với văn bản này ?
- Đọc to, rõ ràng, phát âm chuẩn, phân biệt giọng đọc và giọng can nhân vật.
G
Đọc một đoạn, gọi học sinh đọc tiếp và nhận xét.
?
Em hãy kể tóm tắt lại truyện ?
(H) kể theo trình tự diễn biến.
G
Nhận xét, kể tóm tắt.
G
Chú ý các chú thích.
* Chú thích:1,3,4,5,7
 2. Bố cục.
?
Theo em văn bản có thể chia ra là mầy đoạn ? nêu giới hạn và nội dung từng đoạn ?
- Chia là 2 đoạn:
 + Đ1: Đầu -> “mỗi thứ một đôi” (Vua hùng kén rể)
 + Đ2: (còn lại) - Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
?
Trong truyện nhân vật nào là nhân vật chính ? vì sao em xác định như vậy ?
- Nhân vật chính là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, vì cả hai nhân vật đều xuất hiện ở mọi sự việc và ở nhan đề văn bản.
G
Vậy qua hai nhân vật nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì chúng ta cùng phân tích
II. Phân Tích. ( 28’)
 1. Vua Hùng kén rể.
?
Tại sao vua hùng lại băn khoăn khi kén rể ?
- Mị Nương xinh đẹptính nết hiền dịu vua cha rất mực yêu thươngmuốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
?
Ai đã đến cầu hôn Mị Nương ? hoàn cảnh như thế nào ?
- Sơn Tinh và Thuỷ Tinh->hia chàng cung đến một lúc.
?
Sơn Tinh và Thuỷ Tinh được miêu tả như thế nào ?
+ Sơn Tinh: ở vùng núi Tản Viên “vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên tường dãy núi đồi”
+ Thuỷ Tinh: Miền biển “Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về”
- > Hai chàng có tài năng như nhau.
?
Vậy vua hùng yêu cầu món “sính lễ” ra sao?
- “ 100 ván cơm nếp, 100 nệp bánh chưng, voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”
?
Em có nhận xét gì về hai người tới cầu hôn và những món sính lễ ?
- Là hai vị thần có tài cao phép lạ. đó là những nhân vật tưởng tượng, hoang đường, các món sính lễ cũng rất khác thường, kì lạ, khó kiếm.
?
Giải pháp đó có lợi cho Sơn Tinh hay Thuỷ Tinh ? Vì sao ?
- Có lợi cho Sơn Tinh vì đó là các sản vật, sản phẩm thuộc rừng núi đất đai của Sơn Tinh.
G
Như vậy qua món sính lễ chúng ta đã nhận thấy Vua Hùng đã có ý ngầm chọn Sơn Tinh. 
?
Vì sao Vua Hùng lại có ý chọn Sơn Tinh, giành thiện cảm cho Sơn Tinh ?
* Chọn Sơn Tinh và tin vào sức mạnh của Sơn Tinh.-> Nghĩa rằng: Sơn tinh có thể đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân là người có thể bảo vệ được cuộc sống của nhân dân.
?
Theo em qua sự việc này người xưa muốn bày tỏ tình cảm nào với cha ông ta thời kì dựng nước ?
Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng và cha ông ta thuớ xưa.
=> Chính vì vậy vua Hùng đã giành thiện cảm cho Sơn Tinh, chon Sơn Tinh do đó, Sơn Tinh mới lấy được Mị Nương.
G
Vậy cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh diễn ra ntn chúng ta cùng tìm hiểu
 2. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
?
Em hãy kể lại trận đánh diễn ra giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh ?
Thuỷ Tinh
-Thần hô mưa gọi gió làm thành dông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn, đánh Sơn Tinh, nước ngập ruộng đồng nhà cửa thành Phong Châu lềnh bềnh biển nước. 
Sơn Tinh
Dùng phépbốc từng qua đồi rời từng dãy núi làm thành luỹ đấtngăn chặn dòng nước lũ, nước dâng lên bao nhiêunúi cao lên bấy nhiêu.
G
Trí tưởng tượng cực kì độc đáo và phong phú, nhưng những hình tượng này lại có ý nghĩa cực kì quan trọng và rất thực.
?
Theo em Thuỷ Tinh đem quân đánh Sơn Tinh vì lí do gì ?
- Do Thuỷ Tinh không lấy được Mị Nương ->tự ái -> chứng tỏ quyền lực của mình.
?
Em thử hình dung cuộc sống sẽ ntn nếu Sơn Tinh không thắng Thuỷ Tinh nhưng trong thực tế Thuỷ Tinh đã thua Sơn Tinh ntn ?
-> Cuộc sống sẽ không tồn tại. Thuỷ Tinh thua Sơn Tinh hai lần và năm nào cũng thau.
* Sơn Tinh luôn thắng Thuỷ Tinh.
?
Nhân dân ta mượn hình ảnh Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và cuộc giao tranh giữa hai vị thần để nói lên điều gì ?
* Thuỷ Tinh tượng trưng cho thiên tai bão lũ, là sự đe doạ thường xuyên của con người.
* Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh của nhân dân trong việc chế ngự thiên tai.
?
Tại sao nhân dân lại để Sơn Tinh luôn thắng Thuỷ Tinh ?
-> Tự bảo vệ hạnh phúc gia đình đaats đai và cuộc sống muôn loài trên trái đất.
G
Bức tranh vừa hoành tráng, vừa hiện thực giàu chất thơ khẳng định sức mạnh của con người trước thiên nhiên hoang dã-> Đắp đê ngăn lũ -> Một kì công vĩ đại của nhân dân trong lịch sử
* Thể hiện ước mơ luôn chiến thắng thiên tai.
?
Theo dõi cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh em thích nhất chi tiết nào ? vì sao?
-> Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu -> miêu tả tính chất ác liệt của cuộc giao tranh chống lũ lụt của nhân dân ta và việc đắp đê trị thuỷ.
III. Tổng kết, ghi nhớ.( 4’)
?
Nhân vật Sơn Tịnh, Thuỷ Tinh đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc, điều đó có được là do đâu ?
-> Hình tượng kì vĩmang ý nghĩa tượng trưng, những chi tiết tưởng tượng kì ảo, hấp dẫn.
?
Nêu ý nghĩa của truyện ? (người xưa mượn truyện nhằm giải thích hiện tượng gì ở nước ta, qua đó thể hiện ước mơ gì ?
-> Giải thích hiện tượng mưa gió bão lụthàng năm, phản ánh sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên tai lũ lụt của nhân dân ta-> Ca ngợi công lao trị thuỷ của cha ông ta.
G
Gọi học sinh đọc ghi nhớ .
* Ghi Nhớ: (sách giáo khoa)
IV. Luyên Tập.(4’)
?
Bức tranh trong sách giáo khoa minh hoạ cho nội dung nào trong văn bản ?
=- Minh hoạ cho cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
?
Em hãy đặt tên cho bức tranh này ?
-> Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
III- Hướng dẫn về nhà.
Học thuộc lòng ghi nhớ trong sách giáo khoa ( nắm được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện)
Tương tựập kể diễn cảm lại truyện ( đóng vai Sơn Tinh kể lại truyện )
đọc thêm bài thơ: “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” của Nguyễn Nhược Pháp.
Soạn bài : “ Sự Tích Hồ Gươm”
==================================================================
Ngày soạn: 17/09/2006 Ngày giảng: 19/09/2006
Tiết : 10 +11 nghĩa của từ
A- Phần chuẩn bị.
	I- Mục tiêu.
- HS nắm được: + thế nào là nghĩa của từ
 + Một số cách giải thích nghĩa của từ 
	II- Chuẩn bị. 
	1. Giáo viên: Soạn bài + nghiên cứa tài liệu
	2. Học sinh: Học bài cũ + đọc và nghiên cứu bài mới
B - Phần thể hiện.
	I- Kiểm tra bài cũ. (4’)
? Hãy cho biết thế nào là từ mượn ? Kể tên một số từ mượn là tên một số đồ vật?
* YC: - từ mượn là những từ ta vay mượn của nước ngoài
 - vd: Ra- đi-ô; xa-lông; ghi đông
	II- Nội dung bài mới.
 *Vào bài : (1’) ở nhà khi em thấy mẹ sai? Con đi lấy cho mẹ cái bát thì em sẽ đi lấy cái bát chứ o phải là thứ khác. vì sao vậy, bởi vì em đã hiểu nghĩa cảu tờ bát. vậy nghĩa của từ là gì? tiết học hôm nay.
I . Nghĩa của từ là gì ?(18’)
G
Gọi hs đọc vd
*VD:
a) Tập quán: thói quen của một cộng đồng
b) Lẫm liệt: hùng dũng,oai nghiêm
c) Nao núng: lung lay o vững lòng tin ở mình
?
Nếu lấy dấu (:) làm chuẩn thì các vd trên gồm có mấy phần?
2 phần
- bên trái : từ cần giải nghĩa
- bên phải: là nội dung gải nghĩa của từ.
?
Qua đó ta thấy mỗi chú thích gốm có mấy bộ phận?
*2 bộ phận : +Từ
 + Nghĩa của từ
? 
Bộ phận nào trong chú thích nêu nên ý nghĩa của từ?
Bộ phận đúng sau dấu :
 Nội dung.
 Hình thức.
?
Vậy nghĩa của từ ưng với phần nào trong mô hình sau?
G
Nội dung là cái chứa đựng trong hình thức của từ , là cái vốn có của từ.
=> ứng với phần nội dung.
?
Qua phân tích vd em hiểu nghĩa của từ là gì?
*nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hđ) mà từ biểu thị.
?
Em hãy lấy vd 1 từ sau đó chỉ ra nội dung và hình thức của từ đó
VD: Từ “ cây”
Nội dung: chỉ 1 loài vật.
Hình thức: là từ đơn gồm có 1 tiếng .
G
đưa bài tập nhanh
*bài tập nhanh
?
Em hãy giải thích nghĩa từ: thuyền, đánh?
thuyền: sự vật phương tiện giao thông đương thuỷ.
đánh: tác động của chủ thể tác động đến 1đối tượng nào đó.
G
 Như vậy các em đã biết thế nào là nghĩa của từ. Vậy có mấy cách để giải nghĩa của từ
II. Cách giải nghĩa của từ ( 21’)
G
Gọi hs đọc chú thích từ tập quán đưa vd
Vd: a) người việt có tập quán ăn trầu.
 b) bạn nam có thói quen ăn vặt.
?
Trong 2 câu đó từ tập quán 1 thói quen có thay thế cho nhau được không?
=> câu a có thể dùng cả 2từ. Câu b chỉ dùng được 1 từ ‘thói quen”
?
Vậy từ tập quán được giải thích ý nghĩa như thế nào?
* bằng cách diễn tả kn mà từ biểu thị
?
Các từ “lẫm liệt ,nao núng” cách giải nghĩa có gì chú ý?
=> không giải thích bằng kn mà từ biểu thị mà giải thích = những từ đồn g nghĩa ,gần nghĩa với nó.
?
Em hãy giải thích nghĩa của từ “sống”
- sống:trái với chết, với hi sinh
?
Từ đó em rút ra nhận xét gì về cách giải nghĩa của từ?
=> giải thích nghĩa = cách dùng các từ trái nghĩa với nó.
?
Như vậy ta có cách giải thích nghĩa t2 .theo em đó là cách nào?
*đưa ra những từ đồng nghĩa hoạc trái nghĩa với từ cần giải thích.
?
Qua tìm hiểu em thấy có mấy cách giải thích của từ ? đó là những cách nào
* có 2 cách chính:
 - trình bày kn mà từ biểu thị
 - đưa ra những từ đồng nghĩa hoạc trái nghĩavới từ cần giải thích.
G
đưa bt nhanh
* bt nhanh
?
Em hãy giải thích nghĩa của các từ sau: ?
 trung thực, dũng cảm, sáng sủa,nhẫn nhục
- trung thực: thật thà, thẳng thắn( đưa ra những từ đồng nghĩa)
- dũng cảm : can đảm( đưa ra những từ đồng nghĩa)
- sáng sủa: trái với tói tăm,u ám (đưa ra những từ trái nghĩa
- nhẫn nhục : trái với xù xì , nham nhở (đưa ra những từ trái nghĩa)
G
Như vậy chúng ta thấy có 2 cách giải thích nghĩa của từ. nd bai học=>
Ghi nhớ (sách giáo khoa /35)
G
Gọi hs đọc ghi nhớ.
Củng cố: qua  ... .
?
Vậy theo em để viết được bài văn miêu tả hay cần phải có những thao tác cơ bản nào ?
Muốn miêu tả được , trước hết người ta phải biết quan sát , rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng ví von so sánh để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêubiểu của sự vật.
c- Củng cố (2’)
Nhắc lại nội dung bài học
d- Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
 - Học thuộc lòng mục ghi nhớ trong sách giáo khoa .
Hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập.
Tập viết các đoạn văn miêu tả ( Vận dụng kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi viết bài.)
 ================================================================
Ngày soạn: 12/5/2009 Thực hiện: 15/5/2009
rèn luyện kĩ năng nhận diện và phân tích
Tiết :8
nhận diện về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. (tiếp)
1- Mục tiêu cần đạt.
a- Kiến thức: Giúp học sinh thấy được vai trò và tác dụng can quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
 	b- Kĩ năng: Bước đầu hình thành cho học sinh kĩ năng : quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
c- Thái độ: Vận dụng và nhận diện được những thao tác cơ bản trên trong đọc và viết bài văn miêu tả. 
2- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
	a. Thầy: Soạn bài + Nghiên cứu tài liệu tham khảo
 	b. Trò: Học bài cũ + Đọc và soạn bài mới.
3- Tiến trình lên lớp
	a- Kiểm tra bài cũ. (4’)
 ? Theo em để viết được bài văn miêu tả hay cần phải có những thao tác cơ bản nào ?
 * Y/C: - Muốn miêu tả được , trước hết người ta phải biết quan sát , rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng ví von so sánh để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêubiểu của sự vật.
	b- Bài mới. 
II. Luyện tập.
?
Gọi học sinh đọc bài tập 1
1. Bài tập1. (8’)
?
G
đoạn văn miêu tả cảnh Hồ Gươm, tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu nào ?
- Đó là những đặc điểm nổi bật mà những hồ khác không có
-Miêu tả cảnh Hồ Gươm, tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh rất tiêu biểu và đặc sắc. Những hình ảnh đó là:
+ Mặt Hồ  sáng long lanh.
+ Cầu Thê Húc màu son
+ Đền Ngọc Sơn.
+ Gốc đa già lá xum xuê
+ Tháp rùa xây trên gò đất giữa hồ. 
?
G
Hãy lựa chọn 5 từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống từ 1-5 trong ngoặc ?
- Những từ ngữ khác thay vào đều không thích hơp.
-Những từ ngữ trong ngoặc đều là những từ ngữ chỉ tính chất và đặc điểm can Hồ Gươm.
-Đó là:
: gương bầu dục
: cong cong
lấp ló
cổ kính
xanh um
2. Bài tập 2. ( 8’)
?
Bài tập 2 yêu cầu chúng ta điều gì ?
-Y/C: Tìm những hình ảnh tiêu biểu đặc sắc đã làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng những rất ương bướng, kiêu căng của Dế Mèn.
?
Muốn giải quyết được yêu cầu dó chúng ta phải lưu ý điểm nào?
- Đọc kĩ đoạn văn, tìm những từ ngữ miêu tả Dế Mèn.
?
Từ gợi ý em hay làm bài tập 2 ?
*cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương đượcĐầutonổi từng tảng rất bướng. Hai răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp râu dàiuấn cong hùng dũngđưa hai chân lên vuốt râu.
3. Bài tập 3. ( 10’)
?
Bài tập 3 có mấy yêu cầu, đó là những yêu cầu nào?
-Hai yêu cầu:
+ Ghi chép đặc điểm can ngôi nhà hoặc căn phòng em ở.
+ Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào nổi bật nhất.
?
Muốn giải quyết được yêu cầu thứ nhất chung ta cần lưu ý điểm nào ?
-> Quan sát thật kĩ, tỉ mỉ đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn phòng em ở.
G
Cho học sinh thảo luận theo nhóm (5’) 
?
G
Em hãy ghi lại những đặc điểm nổi bật can ngôi nhà ( căn phòng ) em ở ?
_ Nhận xét bổ sung
* Đặc điểm:
 + Ngôi nhà 2 tầng sơn màu vàng rất đẹp và lộng lẫy ( ngôi nhà sàn nhỏ xinh xinh nằm cạnh đường cái )
+ Ngôi nhà giản dị nhưng rất ấm cúng.
+ Trước cửa có vườn hoa nhỏ 4 màu vơi đủ các sắc màu
G
Gọi học sinh đọc bài tập 4.
4. Bài tập 4. ( 7’)
?
Nếu tả lại quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em thì em sẽ liên tưởng , so sánh những hình ảnh và sự vật sau với những gì ?
-Mặt trời: Như một chiếc mâm lửa.
-Bầu trời: Sáng trong và mát mẻ như khuân mặt của bé sau một giấc ngủ ngon.
-Những hàng cây: như những bức trường thành cao vút.
-Núi đồi: như được thoa một lớp phấn mịn màng.
-Những ngôi nhà : .
G
Đọc yêu cầu bài tập 5.
5. Bài tập 5. ( 10’)
?
Từ bài sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi, hãy viết một đoạn văn tả lại quang cảnh một dòng sông hay khu rừng mà em có dịp quan sát ?
-Gợi ý: Nêu lên những đặc điểm nổi bật can khu rừng hay dòng sông mà em có dịp quan sát - > Miêu tả.
-Đoạn văn: Buổi sáng đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió những không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước, sông ngòi, kênh rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. Tất cả như ngập tràn nhựa sống.
c- Củng cố (2’)
Nhắc lại nội dung bài học
d- Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
 - Học thuộc lòng mục ghi nhớ trong sách giáo khoa .
Hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập.
Tập viết các đoạn văn miêu tả ( Vận dụng kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi viết bài.)
Tìm các đoạn văn miêu tả ở các văn bản đã học và chỉ ra những đặc điểm tiêu biểu của những sự vật được miêu tả.
 - Chuẩn bị bài 1,2 -sách giáo khoa /T35-36 .
Ngày soạn: 04/5/2007. Thực hiện: 08/5/2007.
rèn luyện kĩ năng nhận diện và phân tích 
Tiết : 9.
phân tích nghệ thuật tả cảnh.
A- Phần chuẩn bị.
	I- Mục tiêu.
Giúp học sinh nắm được phương pháp tả cảnh, hình thức và bố cục của một bài văn tả cảnh.
Ren kĩ năng quan sát, lựa chọn chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để miêu tả , trình bày bố cục 1 bài văn.
Có ý thức viết một bài văn miêu tả đúng phương pháp đặc trưng. 
	II- Chuẩn bị. 
	1. Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
	2. Học sinh: Học bài cũ và nghiên cứu bài mới.
B - Phần thể hiện.
	I- Kiểm tra bài cũ. (4’)
Giáo viên gọi học sinh lên bảng nói trước lớp dàn ý đã chuẩn bị bài tập số 5.
* Y/C: - Nói tự nhiên, to rõ ràng (không phải đọc thuộc lòng)
 - Khi nói mắt nhìn thẳng xuống lớp, có cử chỉ điệu bộ minh hoạ
 - Lời văn rõ ràng, trí tưởng tượng phong phú.
	II- Nội dung bài mới.
	* Vào bài (1’): Chúng ta cùng sống với thiên nhiên , sống giữa thiên nhiên, nhưng làm thế nào để cảnh thiên nhiên đó hiện hình sống động trên trang giấy qua một bài văn miêu tả. Vậy bài học hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này
I. Phương pháp viết văn tả cảnh. (18’)
G
Đọc ví dụ trong sách giáo khoa .
Gọi học sinh đọc lại ví dụ.
* Ví Dụ:
?
Theo dõi hai văn bản b,c em thấy hai văn bản này miêu tả cảnh gì ?
Văn bản b: Tả dòng sông và rừng đước Năm Căn.
Văn bản c: Tả luỹ tre làng.
?
Văn bản a có phải tả cảnh giống văn bản b, c hay không ?
- Văn bản a: Tả DHT trong một chặng đường vượt thác, để nói rằng thác nước dữ dội thì người vượt thác mới có hành động, ý chí quyết tâm như thế. Dây không phải là tả trực tiếp mà tả gián tiếp. Dùng con người để tả cảnh vật, chính vì vậy qua hình ảnh DHT ta có thể hình dung được cảnh ở khúc sông có nhiều thác dữ.
?
Vậy đối tượng miêu tả của 3 văn bản trên là gì ?
- Đối tượng miêu tả là cảnh.
?
Trong văn bản b,c tác giả đã chon những hình ảnh tiêu biểu nào để miêu tả ?
VB b: Hình ảnh dòng sông và rừng đước.
VB c: Hình ảnh luỹ tre làng với 3 vòng đai.
=> Đó là hình ảnh tiêu biểu.
?
Theo em trong văn bản b, c người viết đã tả cảnh ấy theo thứ tự nào ?
VB b: Theo thứ tự từ dưới nước lên trên bờ, từ gần tới xa vì người tả ngồi trên thuyền.
VB c: Miêu tả từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể.
?
Em thấy thứ tự này có thể đảo được hay không ? vì sao ?
Không thể đảo được vì nó phù hợp với vị trí người miêu tả 
=> Cảnh vật sẽ cụ thể và sinh động hơn với thứ tự này .
?
Từ tìm hiểu ví dụ trên em thấy khi miêu tả cảnh vật chúng ta cần lưu ý vấn đề gì ?
* Muốn tả cảnh cần:
 - Xác định được đối tượng miêu tả.
 - Quan sát , lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.
 - Trình bày những điều quan sát theo một thứ tự.
?
Có ý kiến cho rằng : “ Thấy cảnh nào tiêu biểu thì miêu tả, không cần theo thứ tự nào” ý kiến của em ra sao ?
-> Tả theo thứ tự rất quan trọng, dù có chọn được những hình ảnh độc đáo mà không sắp xếp theo một trình tự hợp lý, thì sẽ không có bài văn hay. Nói cánh khác một bài văn hay không phải là bài văn có cách sắp xếp các hình ảnh lộn xộn.
G
Trở lại văn bản c.
?
đây là một văn bản có 3 phần trọn vẹn, em hãy chỉ ra 3 phần đó ?
MB: Từ đầu-> màu xanh của luỹ.
TB: Tiếp theo -> lúc nào không rõ.
KB: (còn lại)
?
Em hãy tóm tắt ý chính của mỗi phần đó ?
MB: Giới thiệu chung về luỹ làng.
TB: Tả cụ thể 3 vòng tre.
Kb: Cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.
?
Qua phân tích em thấy bố cục của một bài văn tả cảnh gồm có mấy phần ? Nhiệm vụ của từng phần như thế nào ?
* Bố cục của bài văn tả cảnh gồm có 3 phần:
 + MB: Giới thiệu cảnh được tả.
 + TB: Tập trung tả cảnh vật chi tiết.
 + KB: Phát biểu cảm tưởng về cảnh.
G
Gọi học sinh đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa .
* Ghi nhớ (sách giáo khoa)
II. Luyện tập. (20’)
G
Yêu cầu học soinh đọc bài tập 1 trong sách giáo khoa 
1. Bài tập 1.
?
Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết văn, em quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu cụ thể nào ?
- Hình ảnh tiêu biểu: Cô giáo, không khí lớp, quang cảnh chung của phòng học ( bảng đen, bốn bức tường, bàn ghế) tư thế, thái độ công việc chuẩn bị viết bài, cảnh viết bài, cảnh ngoài sân trường, tiếng trống
?
Em định miêu tả quang cảnh ấy theo thứ tự nào ?
- Theo trình tự thời gian hoặc không gian
?
Em hãy viết phần mở bài và kết bài cho bài văn ấy ?
* MB: Thứ Tư vừa qua, lớp em được cô giáo cho viết một bài tập làm văn. Đó là một tiết học đầy sự căng thẳng, hồi hộp và đầy ý nghĩa đối với chúng em.
* KB: Thật là một tiết viết bài đầy ý nghĩa vì qua đó chúng em hiểu thêm được những kiến thức của bản thân học tập được trong thời gian vừa qua
G
đọc bài tập 2.
2. Bài tập 2.
G
Cho học sinh thảo luận theo nhóm throng thời gian (5’)
?
Nếu phải tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì phần thân bài em sẽ miêu tả theo thứ tự nào ?
- Có thể miêu tả theo thứ tự thời gian hoặc miêu tả từ xa tới gần ( theo thứ tự không gian)
?
Em hãy lựa chon một số hình ảnh tiêu biểu của sân trường để viết thành một đoạn văn ?
- (H) viết
G
Gọi một số em đọc đoạn văn của minh - nhận xét
G
Gọi học sinh đọc văn bản.
3 Bài tập 3. 
?
Hãy đọc kĩ đoạn vắn và rút lại thành một dàn ý.
a) MB: Giới thiệu cảnh biển đẹp.
b) TB: Cảnh đẹp của biển trong những thời điểm khác nhau:
 + Buổi sớm nắng sáng.
 + Buổi chiều gió mùa Đông Bắc.
 + Nàn mưa rào.
 + Buổ sớm nắng mờ.
 + Buổi chiều lạnh, nắng tàn, mát dịu.
 + Buổi trưa xế.
 + Biển trời đổi màu
c) KB: Nhận xét vì sao biển đẹp. 
III- Hướng dẫn về nhà. (4’)
Học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa ( Nắm vững phương pháp một bài văn tả cảnh)
Hoàn thiện các bài tập vào vở.
Viết một đoạn văn miêu tả cảnh quê hương em.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 6 chuan KTKN 2012.doc