Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 29, 30

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 29, 30

A. Mục tiêu:

 Học sinh nắm được sơ lược về thể loại truyện ngắn hiện đại, vị trí của tác phẩm trong nền văn học hiện đại.

 Bước đầu tìm hiểu nguy cơ đê vỡ và sự chống cự tuyệt vọng của dân phu để thấy được đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của truyện: dùng phép tương phản, đối lập rất thành công.

 Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu bố cục, tóm tắt truyện và phân tích chi tiết nghệ thuật của văn tự sự.

Hs hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của “Sống chết mặc bay”.

 Rèn kĩ năng đọc, phân tích chi tiết nghệ thuật của tr/ngắn.

 Giáo dục t/c, thái độ cảm thương và căm ghét, bất bình trước tình cảnh của người dân khốn khổ và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại trong XHPK.

 

doc 14 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 29, 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Ngày soạn : / /2012
Ngày dạy: / /2012
Tiết 105 - 106 : Sống chết mặc bay
 (Phạm Duy Tốn)
A. Mục tiêu:
	Học sinh nắm được sơ lược về thể loại truyện ngắn hiện đại, vị trí của tác phẩm trong nền văn học hiện đại.
	Bước đầu tìm hiểu nguy cơ đê vỡ và sự chống cự tuyệt vọng của dân phu để thấy được đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của truyện: dùng phép tương phản, đối lập rất thành công.
	 Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu bố cục, tóm tắt truyện và phân tích chi tiết nghệ thuật của văn tự sự.
Hs hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của “Sống chết mặc bay”.
	 Rèn kĩ năng đọc, phân tích chi tiết nghệ thuật của tr/ngắn.
 Giáo dục t/c, thái độ cảm thương và căm ghét, bất bình trước tình cảnh của người dân khốn khổ và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại trong XHPK.
B - Phương pháp:
 	- Đọc, tìm hiểu văn bàn, nêu –gqvđ. Phân tích.
C - Chuẩn bị:
- Gv: G/án. 
- Hs: Học và chuẩn bị bài.
D - Tiến trình lên lớp: 
1. ổn định tổ chức: 
2 . Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
- H. Dựa vào phần * sgk (79)
? Giới thiệu vài nét về t/g Phạm Duy Tốn ?
- G. Khắc sâu kiến thức về t/g, vị trí của tp.
- H. Trả lời. 
- G. Chốt đặc điểm của tr/ng hiện đại.
- G. Hướng dẫn cách đọc.
 Lưu ý phân biệt các giọng.
- H. Đọc vb. Giải nghĩa 1 số từ khó.
? Em hiểu thế nào về tr/ngắn hiện đại ?
? Theo em, truyện kể về sự kiện gì ? Nhân vật chính là ai ?
? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn? 
- H. Thảo luận.
? Trọng tâm của tp nằm ở đoạn nào? Vì sao em xác định như vậy ?
- H. Dài nhất, tập trung làm nổi bật n.v chính.
? Tóm tắt nội dung truyện ?
Kể theo trình tự, lược đối thoại, kể theo ngôi thứ 3.
* Hoạt động 2.
? Theo em, 2 bức tranh trong sgk vẽ với dụng ý gì?
- H. Minh hoạ nd chính; tạo cảnh trái ngược, làm nổi bật tư tưởng phê phán...
? Phần 1 gồm mấy đoạn nhỏ, ý mỗi đoạn nói gì?
- Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian, địa điểm, thế nước, nguy cơ vỡ đê.
- Cảnh dân phu cứu đê.
- So sánh sức người sức nước để thấy nguy cơ đê vỡ càng cao.
? Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng các chi tiết (t), ko gian, địa điểm ntn? Các chi tiết đó gợi cảnh tượng ntn?
? Cách nêu tên sông, tên phủ, huyện có dụng ý gì?
- H. Phát hiện, suy luận.
? T/g đã sử dụng nghệ thuật gì trong đv này? Qua đó nhằm mđ gì ? Tìm những câu văn thể hiện thái độ của t/g trước sự việc?
* Hoạt động 3 
- H. Đọc “Thưa rằng ... hầu bài”.
? Cảnh trong đình được miêu tả ntn?
H. Suy nghĩ, trả lời.
G. Nhận xét, chốt.
? T/g đã dùng những chi tiết nào về chân dung, đồ vật để dựng h/a quan phủ?
? Các chi tiết đó tạo h/a viên quan phụ mẫu ntn?
- H. Phát hiện, suy luận.
? Chỉ rõ NT tương phản giữa phần (1) và đoạn đầu phần (2)? Tác dụng?
- G. Sự đối lập trong đình và trên đê càng làm nổi rõ t/cách của quan phủ và thảm cảnh của người dân -. góp phần thể hiện ý nghĩa phê phán của truyện.
? Đoạn tiếp theo kể về chuyện gì ?
? Những h/a tương phản nào xuất hiện trong đoạn truyện này ?
- G. Bình về thái độ của quan phủ, nha lại, đặc biệt là khi đê vỡ.
? Trong khi miêu tả và kể chuyện, t/g đã xen những lời bình luận nào ?
- H. Phát hiện.
? Sự kết hợp các yếu tố NT trên có t/d gì ?
- G. Chốt.
* Hoạt động 4.
? Nêu cảm nhận của em về giá trị của truyện trên các phương diện :
Phản ánh hiện thực.
Nội dung nhân đạo.
Đặc sắc nghệ thuật.
- H. Nhận xét.
- G. Chốt kiến thức.
 T/g đưa ra 1 lời lí giải : C/s lầm than của nd ko phải chỉ do thiên tai gây ra mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do bọn quan lại đương thời. -> Vb được xếp vào dòng hiện thực phê phán.
H: đọc ghi nhớ (Sgk)
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, tác phẩm.
 (Sgk)
2. Đọc, giải thích từ khó.
3. Thể loại: Truyện ngắn.
4. Bố cục: (3 đoạn)
- Từ đầu ... “hỏng mất”: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
- Tiếp ... “Điếu, mày!”: Cảnh quan phủ và nha lại “hộ đê” ở trong đình.
- Phần còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào cảnh thảm sầu.
5. Tóm tắt.
II. Phân tích.
1. Cảnh nhân dân hộ đê.
- Thiên nhiên: Mưa tầm tã. Mưa vẫn tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên, nhiều khúc đê bị thẩm lậu.
 -> Tình thế khẩn cấp, nguy hiểm.
- Cảnh dân phu: Hộ đê từ chiều, đói khát, mệt mỏi, ướt lướt thướt. Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi...
 -> Không khí căng thẳng, nhốn nháo, lộn xộn, nhếch nhác.
* Nghệ thuật:
- Tương phản: thiên nhiên - con người.
- Tăng cấp: Nước ngày 1 to.
 Sức người mỗi lúc 1 cạn.
2. Cảnh quan lại hộ đê ở trong đình.
* Cảnh trong đình: được miêu tả khá tỉ mỉ bằng nhiều chi tiết:
 - Địa điểm: cao ráo, vững chãi, đê vỡ cũng không sao. 
 - Đèn thắp sáng trưng, kể hầu người hạ tấp nập, không khí trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ.
* Quan phụ mẫu: 
 - Chân dung: ngồi uy nghi chễm chệ; cử chỉ, lời nói hách dịch.
 - Đồ dùng quý hiếm, sang trọng.
-> Một viên quan béo tốt, nhàn nhã, thích hưởng lạc, hách dịch.
* Cảnh đánh bài: ung dung, khi cười, khi nói vui vẻ.
Nha lại
Quan phụ mẫu
- xúm xít, nịnh bợ, khẽ khàng.
- lo sợ, giật mình.
- run cầm cập.
- điềm nhiên, say sưa, mải trông đĩa nọc.
- quát tháo, nạt nộ, đuổi người báo tin, đổ vấy trách nhiệm, tiếp tục ván bài.
- vỗ đùi, cười nói vui vẻ, gọi điếu.
* Nghệ thuật: Tương phản, tăng cấp.
- Tiếng kêu dậy trời đất ngoài đê >< thái độ điềm nhiên của quan.
- Lời nói khẽ khàng, thái độ lo sợ của người hầu>< lời quát, sự gắt gỏng của quan.
* Tác dụng :
 - Vạch trần bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của viên quan phụ mẫu.
 - Gián tiếp phản ánh tình cảnh thê thảm của người dân.
 - Bộc lộ thái độ mỉa mai, phê phán của t/g.
3. Cảnh đê vỡ.
 - Tương phản: Quan vui sướng tột độ>< dân thê thảm tột cùng.
 - Miêu tả + b/cảm : vừa gợi cảnh tượng lũ lụt vừa tỏ lòng ai oán cảm thương của t/g. 
III. Tổng kết.
1. Giá trị hiện thực: 
 - C/sống lầm than, thê thảm của người dân.
 - Bộ mặt thối nát, vô trách nhiệm của quan lại phong kiến.
2. Giá trị nhân đạo: 
 - Xót thương cho người dân lành bị rẻ rúng. 
 - Phê phán tố cáo bọn quan lại cầm quyền.
3. Giá trị nghệ thuật: 
 - Kết hợp thành công nghệ thuật tương phản và tăng cấp.
 - Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
 - Câu văn ngắn gọn, ngôn ngữ sinh động thể hiện được cá tính nhân vật.
* Ghi nhớ: sgk (83)
4. Củng cố: 	- Thế nào là phép tương phản, tăng cấp? 
- Nêu những chi tiết tương phản, tăng cấp trong vb?
5. Dặn dò : 	- Hoàn thiện bài tập, học thuộc ghi nhớ, thuộc câu văn quan trọng.
	- Chuẩn bị: Cách làm bài văn lập luận giải thích.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
*************************
Ngày soạn : / /2012
Ngày dạy: / /2012
Tiết 107. Cách làm bài văn lập luận giải thích
A. Mục tiêu:
	Giúp học sinh nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích. Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
	Rèn một số kĩ năng tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập dàn ý, phát triển dàn ý thành đoạn và bài văn.
 Thái độ tích hợp, nghiêm túc.
B - Phương pháp:
 - Tìm hiểu đề, nêu –gqvđ. Luyện tập.
C - Chuẩn bị:
- Gv: G/án. Một số đề bài.
- Hs: Học và chuẩn bị bài.
D - Tiến trình lên lớp:
 	1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: Thế nào là văn giải thích? Có thể giải thích vđ trong văn nghị luận bằng cách nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
- G. Các bước làm bài giống kiểu bài CM nhưng vẫn có nét đặc thù riêng.
? Hãy gạch chân những từ ngữ quạn trọng trong đề bài (tr 84)? Tìm hiểu đề cho bài g/th là làm những gì?
? Để người đọc hiểu rõ về câu tục ngữ em cần giải thích những từ ngữ nào? ý nghĩa của câu tục ngữ? 
- H. Rút ra yêu cầu của việc tìm ý.
- G. Chốt ý.
-H. Đọc tham khảo. Rút ra nội dung từng phần của bố cục.
- G. Chốt dàn ý. Hướng dẫn vận dụng đặt câu hỏi tìm lí lẽ.
- H. Đọc tham khảo.
- G. Nhấn một số điều cần lưu ý: Liên kết, chuyển đoạn.
* Hoạt động 2.
- H. Thực hành phân tích đề, nhận xét hệ thống ý trong dàn bài.
- H. Thực hành tập viết phần KB.
- G. Chốt: Trình tự g/th: Cần đi từ nội dung - ý nghĩa - cách vận dụng vào thực tế.
I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích.
Đề bài: (sgk 84)
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
+ Tìm hiểu đề: Xác định đúng vấn đề cần giải thích, hướng giải thích.
 - Thể loại: Giải thích. 
 - Nội dung cần g/th: “...”
+ Tìm ý:
 - Nghĩa đen, nghĩa bóng của đề, ý nghĩa sâu xa của đề.
 - Có thể liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ tương tự.
2. Lập dàn ý.
 (Sgk)
3. Viết bài.
 - Cần tạo sự hô ứng giữa mở bài, kết bài.
 - Chú ý liên kết, chuyển đoạn.
4. Đọc, sửa chữa.	
* Ghi nhớ: sgk (86)
II. Luyện tập.
Viết kết bài cho đề bài “ Đi một ngày đàng...”.
4. Củng cố .
 	G khái quát lại nội dung cơ bản.
5. Dặn dò
- Đọc tham khảo bài viết, học tập cách lập luận.
- Lập dàn ý đề 1, đề 5 (tr 88). 
Giải thích lời dạy của Bác: “Học tập tốt, ...”.
- Chuẩn bị: Luyện tập lập luận giải thích.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
*****************************
Ngày soạn : / /2012
Ngày dạy: / /2012
Tiết 108. luyện tập lập luận giải thích
A. Mục tiêu:
	Củng cố những hiểu biết về kiểu bài lập luận g/th. Vận dụng những hiểu biết để giải quyết đề văn g/th một nhận định, một ý kiến về vđ XH gần gũi.
	Rèn các kĩ năng tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập dàn ý, nhận xét, phát triển đoạn. 
 Tích cực, nghiêm túc, tích hợp kiến thức với các phần môn: Văn, TViệt.
B - Phương pháp:
 	 Luyện tập.
C - Chuẩn bị:
- Gv: G/án. Đề bài luyện tập.
- Hs: Ôn tập và nắm vững cách thức làm bài văn LLGT.
D - Tiến trình lên lớp:
 	1. ổn định tổ chức:
2 Kiểm tra:	- Nêu các bước làm bài g/th? Cách tìm lí lẽ cho bài văn g/th?
 	- Bố cục và yêu cầu từng phần của bài giải thích?
3 Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
- G. Dẫn dắt hs thực hiện tìm hiểu đề theo dàn bài chi tiết.
 Câu hỏi sgk (87).
- H. Trình bày phần dàn bài đã chuẩn bị. Nhận xét.
- G. Dẫn dắt, gợi mở để hs hoàn thi ...  xứ của vb ?
- Cách đọc : Chú ý câu cảm thán, phân biệt giọng.
- H. Đọc, giải nghĩa từ khó.
? Văn bản được viết theo thể loại gì?
? Vb có thể chia làm mấy phần ? Nội dung mỗi phần ? Phần nào là chính ?
H. Trao đổi, trả lời.
G. Nhận xét, chốt.
- H. Tóm tắt truyện. G. Nhận xét.
* Hoạt động 2. 
? Truyện có những BPNT rất gần gũi với truyện “Sống chết mặc bay”. Đó là biện pháp gì ?
- H. Nhận xét.
- G. Cách thể hiện của NAQ mới mẻ, hiện đại hơn...
? Truyện được kể theo trình tự nào?
? Em hiểu “những trò lố” là những trò ntn? Nhan đề của truyện nhằm mđ gì?
H. Suy nghĩ, trả lời.
? Đây là tác phẩm ghi chép sự thật hay chỉ là tác giả hư cấu?
- H. Chỉ rõ chuyện gì có thật.
 Chuyện gì do tưởng tượng mà có.
? Trong phần đầu, 2 n.v được giới thiệu ntn?
? Va - ren đã hứa gì về vụ PBC? Vì sao lại hứa như vậy? Thực chất của lời hứa đó là gì?
? T/g đã bình luận việc này ntn? Qua đó, t/g muốn tỏ thái độ gì?
- H. Suy nghĩ, thảo luận.
? Theo em, trong đoạn này Va - ren đã tự gây ra trò lố gì? Tại sao lại gọi là trò lố?
- G. Đv thông báo về việc sang VN và lời hứa của Va - ren; đồng thời gieo thái độ ngờ vực về lời hứa đó.
- G. Gợi mở, g/thiệu nội dung đoạn 2.
- H. Kể tóm lược cuộc gặp gỡ.
- G.Chốt. 
? Trong đoạn 2 có 2 hình thức ngôn ngữ là ngôn ngữ gì? Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ? 
- H. Ng/ngữ bình luận - người kể.
 Ng/ngữ độc thoại - Va-ren.
? Phân tích lời nói và cử chỉ đầu tiên của Va-ren khi gặp PBC?
? Theo dõi lời độc thoại của Va ren cho biết:
+ Va-ren khuyên PBC điều gì?
+ Qua đó hắn tự bộc lộ bản chất ntn?
- H. Thảo luận.
? Trò lố mà Va-ren đã diễn trong đoạn này là gì?
- G. Chốt.
? Tại sao suốt buổi gặp gỡ PBC chỉ im lặng? Có phải cụ ko hiểu Va-ren ko?
? Theo em, vì sao Va-ren sửng sốt cả người? 
 (Va-ren sửng sốt cả người vì hắn ko hiểu được người CM vĩ đại. Mà 1 kẻ phản bội, ích kỉ như hắn làm sao hiểu được họ, những con người sẵn sàng từ bỏ danh lợi, phú quý vì lý tưởng, vì dân tộc)
? Em cảm nhận về nhân cách của PBC ntn?
? Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của tr/ng? Tác dụng?
- H. Thảo luận.
* Hoạt động 3.
? Qua vb này, em cảm nhận được điều gì?
- H. Nêu khái quát: Nội dung.
 Nghệ thuật.
 ý nghĩa.
 Thái độ của t/g.
- H. Đọc ghi nhớ sgk (95)
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, tác phẩm.
 (Sgk)
2. Đọc, giải thích từ khó.
3. Thể loại: 
Truyện ngắn.
4. Bố cục: (2 phần)
 - Từ đầu ... “trong tù”: Va-ren chuẩn bị sang nhậm chức ở Đông Dương với lời hứa nửa chính thức sẽ chăm sóc vụ PBC.
 - Phần còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và PBC trong nhà tù Hoả Lò.
 +Tóm tắt.
II. Phân tích.
1. Va-ren trước khi gặp Phan Bội Châu.
- “Những trò lố”: những trò hề, nhảm nhí, kệch cỡm, đáng cười.
- Nhan đề phụ “Va - ren và PBC” ~ hé mở trước tấn trò hấp dẫn nhất là trò cuối cùng.
* Nhân vật:
- Va - ren là Toàn quyền Đông Dương. 
- PBC là lãnh tụ phong trào yêu nước VN đầu TK XX.
 -> Địa vị XH đối lập.
* Va-ren “nửa chính thức hứa” sẽ chăm sóc vụ PBC.
- Nguyên nhân: vì sức ép công luận ở Pháp và Đông Dương.
- Mđích: để trấn an, xoa dịu cuộc đt đòi thả PBC, tạo uy tín cho bản thân.
-> Lời hứa ỡm ờ, rất chung chung, ko đáng tin cậy, cùng với câu hỏi mang tính nghi ngờ -> thể hiện thủ đoạn xảo trá, lừa bịp của viên toàn quyền.
* Trò lố đầu tiên của kẻ đầu cơ chính trị là hứa để xoa dịu, vỗ về dân chúng. Lời hứa ỡm ờ, rất chung, chỉ thực hiện “khi nào yên vị thật xong xuôi”. Va - ren cố tạo ra cho mình cái vỏ bọc để gây t/c, nhưng ngay từ đầu lớp vỏ ấy đã bị bóc trần.
2. Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
- Đây là cuộc gặp gỡ đầy kịch tính, t/g đã dùng NT đối lập để khắc hoạ tính cách 2 n.v.
a, Những trò lố của Va-ren.
+ Lời nói (Tôi đem tự do đến cho ông đây), hành động (bắt tay, nâng gông) tỏ vẻ hiền từ, nhân ái. Nhưng đó chỉ là thái độ giả dối. Bởi lẽ kèm ngay sau đó là đk PBC phải cộng tác với hắn...
+ Ca ngợi, phỉnh nịnh PBC nhưng là để thuyết phục, dụ dỗ ông hợp tác.
+ Nêu ra 1 số “tấm gương” phản bội lí tưởng của VN, Pháp và của bản thân y để khuyên PBC từ bỏ ý nghĩ đấu tranh, thuyết phục đồng bào làm nô lệ cho Pháp.
* Va-ren lố bịch, trơ tráo, đê tiện, vô liêm sỉ.
 Một tên phản bội lí tưởng, ruồng bỏ lòng tin và quá khứ, 1 kẻ bất lương chỉ vì lợi ích của bản thân.
b, Thái độ của PBC.
- “Im lặng dửng dưng” - nhếch “đôi ngọn ria mép” - “mỉm cười 1 cách kín đáo” - “nhổ vào mặt Va-ren”.
 -> Thái độ coi thường, khinh bỉ, bất hợp tác ngày càng quyết liệt hơn.
 (Thủ pháp tăng cấp).
* Một con người kiên cường, bất khuất, kiêu hãnh trước kẻ thù.
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
 Khắc hoạ 2 nhân vật với hai t/c đối lập...
2. Nghệ thuật.
 - Đối lập - tăng cấp.
 - Kết truyện hiện đại.
 - Giọng văn hóm hỉnh.
 - Tưởng tượng độc đáo.
* Ghi nhớ: sgk (95)
4. Củng cố .
? Trong truyện, thái độ của PBC như thế nào?
? Căn cứ vào đâu để biết điều đó?
5. Dặn dò .
- Tóm tắt. Làm bài luyện tập.
- Tìm những câu có sử dụng phép liệt kê. Xđ kiểu liệt kê.
- Chuẩn bị: Dùng cụm C - V để mở rộng câu.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
*************************************
Ngày soạn : / /2012
Ngày dạy: / /2012
Tiết 110: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu, luyện tập
(tiếp)
A. Mục tiêu:
Củng cố kiến thức về việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
 	Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích các cụm chủ - vị trong câu; Biết cách mở rộng câu bằng cụm C - V.
 	Giáo dục ý thức nắm bắt các thành phần của câu.
B - Phương pháp:
 	Luyện tập.
C - Chuẩn bị:
- Gv: G/án, bảng phụ.
- Hs: Học và chuẩn bị bài.
D - Tiến trình lên lớp:
 	1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: - Thế nào là dùng cum C- V để mở rộng câu? Cho ví dụ?
 	 - Nêu những trường hợp có thể dùng cụm C -V để mở rộng? Cho ví dụ
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
- G. Chia 3 nhóm 3 câu.
 H. Thảo luận, trình bày.
- H. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- G. Chốt đáp án.
* Lưu ý : Khi ghép câu cần giữ nguyên nội dung. Thêm từ phù hợp. Bỏ các dấu giữa 2 câu.
* Hoạt động 2.
* Hoạt động 3.
* Hoạt động 4.
- H. Thi làm nhanh bài 4, 5.
- H. Thảo luận, bổ sung.
- G. Chữa bài.
* Hoạt động 5.
Yêu cầu : có sử dụng câu mở rộng thành phần. (Gạch chân câu văn đó).
1. Bài 1. Xđ và gọi tên cụm C- V làm thành phần.
Câu a : + Khí hậu nước ta / ấm áp.
-> Cụm C - V làm CN.
 + ta / trồng trọt, thu hoạch ...
 -> Cụm C - V làm BN.
Câu b : + Các thi sĩ / ca tụng. 
 -> làm ĐN cho từ “khi”.
 + tiếng chim / kêu, tiếng suối / chảy
 -> Cụm C - V làm BN - “lấy”.
Câu c : + những tục lệ tốt đẹp ấy / mất dần
 -> Cụm C - V làm BN - “thấy”.
 + những thức bóng bẩy, hào nhoáng ... ngoài.
 -> Cụm C - V làm BN - “thay dần”.
2. Bài 2. Ghép 2 câu đơn thành câu có cụm chủ - vị làm thành phần.
 a, Thêm từ “khiến”.
 b, Thêm từ “rằng”.
 c, Bỏ từ “Điều đó”, dùng “khiến cho”.
 d, Bỏ từ “Từ đó”, dùng “đã khiến cho”.
3. Bài 3. Ghép các câu ... :
 a, Anh em hoà thuận khiến hai thân vui vầy.
 b, Đây là cảnh một rừng thông nơi (mà) ngày ngày biết bao người qua lại.
 c, Hàng loạt vở kịch ra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.
4.Bài 4. Thêm cụm chủ - vị vào chỗ trống làm phụ ngữ cho danh từ, động từ.
 a, Chúng tôi bàn nhau rào lại mảnh vườn ...
 b, Tôi chép lại bài thơ ...
 c, Mọi người đều lắng nghe...
 d, Tôi nhìn thấy ...
5. Bài 5. Viết đoạn văn.
4. Củng cố.
- Các cách mở rộng câu.
5. Dặn dò 
	- Bài tập : Hoàn thiện đoạn văn.
	- Chuẩn bị: Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề.
	 (Gv chia mỗi nhóm chuẩn bị một đề. H. lập dàn ý, tập nói)
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
*************************************
Ngày soạn : / /2012
Ngày dạy: / /2012
Tiết 111, 112: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề
A. Mục tiêu:
Học sinh nắm vững và vận dụng thành thạo hơn các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích.
Củng cố những kiến thức xã hội và văn học có liên quan đến bài luyện tập.
Biết trình bày miệng một vấn đề, tạo sự mạnh dạn, tự tin cho hs.
Rèn kĩ năng nói, nghe, nhận xét đánh giá.
Giáo dụ lòng tự tin, mạnh dạn.
B - Phương pháp:
 	Luyện nói.
C - Chuẩn bị:
- Gv: G/án, dàn bài của một số đề.
- Hs: Học và chuẩn bị bài nói theo đề cụ thể.
D - Tiến trình lên lớp:
 	1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: Không.
3. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
Gv nêu yêu cầu của bài nói.
 + Cách trình bày:
- Nói to, rõ ràng, không lắp, ngọng.
- Tư thế đứng nói tự nhiên, thoải mái.
- Cố gắng truyền cảm, thuyết phục người nghe.
- Thời gian 4 - 5 phút.
 + Nội dung:
 Mở bài: Phải giới thiệu được điều cần giải thích.
 Gợi ra phương hướng giải thích.
 Thân bài: (Có 3 ý cơ bản)
 Vấn đề ấy nghĩa là gì?
 Tại sao lại có vấn đề ấy?
 Làm thế nào để vận dụng( thực hiện) vấn đề ấy.
 Kết bài: Nêu được ý nghĩa của vđ đối với mọi người.
* Hoạt động 2.
+ H.- Chuẩn bị: góp ý, thảo luận trong nhóm .
 - Cử đại diện trình bày vđ.
 (Hs TB, yếu trình bày từng phần. 
 Hs khá, giỏi trình bày tổng hợp cả bài)
- Các hs cùng nhóm nhận xét, bổ sung.
 - Nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
+ G.- Đánh giá bài nói của hs.
 - Cho điểm các cá nhân tiêu biểu đã thực hành.- Đánh giá giờ học: Ưu, khuyết điểm của hs về cách diễn đạt, nội dung, tư thế.
I. Nêu yêu cầu.
II. Thực hành.
4. Củng cố.
G nhận xét thái độ học tập của H.
5. Dặn dò .
- Tập nói, tập viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị: Ca Huế trên sông Hương.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 - Tuan 29-30 - Nam hoc 2011-2012.doc