Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 4

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 4

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: học sinh cảm nhận và thấm thĩa những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Thấy đư¬ợc ý nghĩa lớn lao của nhà trư¬ờng đối với cuộc đời mỗi con ng¬ời.

- Kĩ năng: Tìm hiểu cảm nhận thể loại văn biểu cảm

- Thái độ: Có lòng yêu thích say mê văn học.

* Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:

1. Kiến thức:

2. Kỹ năng:

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

1. Kỹ năng nhận thức: Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.

2. Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa.

 

doc 13 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/8/2011
Ngày giảng: 16/8/2011
Ngữ văn. Bài 1. Tiết 1.Văn bản
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
- Lí Lan - 
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: học sinh cảm nhận và thấm thĩa những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con ngời.
- Kĩ năng: Tìm hiểu cảm nhận thể loại văn biểu cảm
- Thái độ: Có lòng yêu thích say mê văn học.
* Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
1. Kỹ năng nhận thức: Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.
2. Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa...
III.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
2. Học sinh: soạn bài
IV. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:: 
Đàm thoại, phân tích, bình giảng. 
V.Các bước lên lớp:
A. Ổn định tổ chức: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (1’)
Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, tài liệu của HS.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HĐ 1: Khởi động. (1’)
*Mục tiêu: Qua nội dung và ý nghĩa của truyện Cổng trường mở ra hs có hứng thú cho bài học mới.
*Cách tiến hành:
Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng trải qua quãng đời tuổi thơ cắp sách đến trường và ngày khai trường đầu tiên sẽ để lại dấu ấn đậm nét nhất.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HĐ 2. Đọc và thảo luận chú thích. (14’)
*Mục tiêu: Hiểu được tác dụng của việc đọc kể có liên quan đến việc hiểu và phân tích truyện.
*Cách tiến hành:
Gv hd hs cách đọc
Giọng dịu dàng, chậm rãi, tình cảm, đôi lúc như thì thầm
Gv đọc mẫu.
Hs đọc, nhận xét
Gv nhận xét.
Gv đặt câu hỏi hd hs tìm hiểu một số từ khó
Hs tìm hiểu theo sgk
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc văn bản.
2. Thảo luận chú thích
1, 2, 8, 9,10.
HĐ 3. Tìm hiểu bố cục: (3’)
*Mục tiêu: Phân chia được các phần trong văn bản để thấy được nội dung và sự liên kết trong văn bản.
*Cách tiến hành:
? Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
H: + Đọan 1: ....đến "thế giới mà mẹ bước vào"
 + Đoạn 2: còn lại
Gv nhận xét, kết luận. Chốt.
II. Bố cục
2 phần
HĐ 4. Tìm hiểu văn bản. (20’)
*Mục tiêu: Hiểu được nội dung và ý nghĩa của văn bản
*Cách tiến hành:
? Người mẹ có tâm trạng gì trong đêm trước ngày khai trường?
H: Ngời mẹ không ngủ đợc 
? Nguyên nhân nào làm cho người mẹ không ngủ được?
H: Suốt đêm mẹ đã hồi hộp bồn chồn, trằn trọc không ngủ được vì mẹ vô cùng thương con, lo lắng cho con.
? Và trong tâm trạng ấy người mẹ đã nghĩ gì và làm gì?
H: Giúp con chuẩn bị quần áo giầy dép, đồ dùng học tập....
? Thể hiện tình cảm gì của mẹ dành cho con?
H: Thể hiện nỗi lòng yêu thương con cua rmẹ, lo lắng chăm chút cho con
? Tìm các chi tiết diễn tả tâm trạng của người mẹ?
+ Tâm trạng: 
- Có gì đó khác thường
- Không tạp trung được vào việc gì cả
- Không định làm những việc ấy tối nay
? Từ tâm trạng băn khoăn không ngủ được ấy, người mẹ đã nghĩ đến điều gì?
? ấn tượng nhất là gì?
H: Mẹ đạng phân tâm, xúc động, trước một sự kiện lớn trong đời con, bao nhiêu suy nghĩ của mẹ đều đang hướng về con
? Mẹ nhớ về tuổi thơ của mình như thế nào? Trong tâm trạng ra sao?
H: Những kỷ niệm của tuổi thơ, được bà ngoại đa đến trường, đến ngày đầu tiên bước vào cổng trường....
Hình ảnh: Hằng năm cứ vào cuối thu mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp....
? Em có suy nghĩ gì về tâm trạng và những ký ức tuổi thơ hiện về trong nỗi nhớ của người mẹ?
H: Hồi ức về tuổi thơ như một bài ca đẹp, dài và xao xuyến, rạo rực, cháy bỏng trong lòng mẹ. Mẹ muốn truyền ngọn lửa ấy cho con, san xẻ hạnh phúc ấy cho con. Ngày khai trường đã khắc sâu vào tân hồn và nỗi nhớ của mẹ
? Từ ấn tượng tuổi thơ người mẹ liên tưởng đến điều gì?
H: Mẹ nghĩ và liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật Bản - Ngày lễ trọng đại, tôn vinh ngành giáo dục của xã hội.
? Em hiểu gì về sự liên tưởng ấy của người mẹ?
H: Mẹ muốn gửi mong muốn của mình vào liên tưởng ấy, mẹ cũng mong sao ở nước mình cũng sẽ như vậy. Ngày khai trường sẽ là ngày hội của không chỉ lớp trẻ mà còn là ngày mọi người, mọi ngày thể hiện sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Mẹ tin yêu và kỳ vọng vào con.
? Trong suy nghĩ của ngời mẹ đã động viên con như thế nào? Thuộc kiểu câu gì?
H: Câu cầu khiến mạng tính động viên, khích lệ con: "Đi đi con, hãy can đảm.......thế giới kì diệu sẽ mở ra"
? Em có suy nghĩ gì về câu nói này?
H: Đó là mong muốn và mơ ước của người mẹ. Thể hiện vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người.
II. Tìm hiểu văn bản.
1.Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
Hồi ức về tuổi thơ như một bài ca đẹp, dài và xao xuyến, rạo rực, cháy bỏng trong lòng mẹ. Mẹ muốn truyền ngọn lửa ấy cho con, san xẻ hạnh phúc ấy cho con. Ngày khai trường đã khắc sâu vào tân hồn và nỗi nhớ của mẹ
2. Cảm xúc về khai trường và suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với cuộc đời mỗi con người.
Bằng lời văn trân thành tác giả đã cho ta thấy ước muốn và mơ ước của người mẹ. Thể hiện vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con ngời.
HĐ 5. Tổng kết rút ra ghi nhớ: (2’)
*Mục tiêu: Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện qua phần ghi nhớ.
*Cách tiến hành:
Hs đọc phần ghi nhớ sgk
Gv nhấn mạnh
Gv chốt lại nội dung chính.
III.Ghi nhớ
HĐ 6. Luyện tập: (5’)
*Mục tiêu: Qua bài học hs áp dụng được kiến thức để giải quyết được yêu cầu của bài tập.
*Cách tiến hành:
Hs đọc bài tập
Hs làm bài
Gv nhận xét
IV.Luyện tập
Ngày khai trường để vào học lớp 1 là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người đó là một ngày đáng nhớ
D.Củng cố: (2’)
Nêu nội dung và ý nghĩa của truyện 
E. Hướng dẫn học bài. (1’)
Học thuộc phần ghi nhớ
Chuẩn bị bài: Mẹ tôi.
Ngày soạn: 14/8/2011
Ngày giảng: 16/82011
Ngữ văn. Bài 1. Tiết 2. Văn bản
MẸ TÔI
-Ét-môn-đô-đơ. A-xi-mi-
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: học sinh cảm nhận Qua một bức thư tác giả muốn gửi gắm những lời nhắn nhủ: Rằng mẹ là ngời đáng kính, đáng yêu nhất. Phạm lỗi với mẹ là đáng trách, đáng lên án và ân hận
- Kĩ năng: Có kỹ năng đọc và cảm nhận văn xuôi biểu cảm, giáo dục tình cảm mẹ - con
- Thái độ: Hiểu cách giáo dục nghiêm khắc mà nhẹ nhàng của người cha nhưng rất hiệu quả.
* Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
1. Kỹ năng nhận thức: Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.
2.. Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa...
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh: soạn bài
IV. Phương pháp: Đàm thoại, Phân tích, bình giảng.
V. Các bước lên lớp:
A. Ổn định tổ chức: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (3’)
CH- Những cảm nhận của em qua văn bản Cổng trường mở ra? 
TL- Ngày khai trường để vào học lớp 1 là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người đó là một ngày đáng nhớ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HĐ 1. Khởi động: (1’)
*Mục tiêu: Qua nội dung và ý nghĩa của truyện Mẹ tôi HS có hứng thú cho bài học mới.
*Cách tiến hành:
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ngời mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. nhng không phải lúc nào chúng ta cũng ý thức được diều đó
HĐ 2. Đọc và thảo luận chú thích. (8’)
*Mục tiêu: Hiểu được tác dụng của việc đọc kể có liên quan đến việc hiểu và phân tích truyện.
*Cách tiến hành:
Gv hd hs cách đọc
Gv đọc mẫu.
Hs đọc, nhận xét
Gv nhận xét.
Gv đặt câu hỏi hd hs tìm hiểu một số từ khó
Hs tìm hiểu theo sgk
I. Đọc và thảo luận chú thích
1.Đọc văn bản.
2.Thảo luận chú thích
1, 4, 7, 9,10.
HĐ 3.Tìm hiểu văn bản: (20’)
*Mục tiêu: Hiểu được nội dung và ý nghĩa của văn bản.
*Cách tiến hành:
? Ngôi kể trong văn bản này là ngôi thứ mấy? Của nhân vật nào?
H: Ngôi thứ nhất số ít (tôi). đó là nhân vật cậu bé đã mắc lỗi với mẹ đọc lại lá th của ngời cha viết gửi cho mình.
? Nguyên nhân nào khiến ngời cha viết th gửi cho con?
H: Vì đã không phải với mẹ lúc cô giáo đến thăm
? Tại sao ngời cha không trực tiếp nói hoặc có ngay một hình phạt mà lại chọn cách viết thư?
H: Để cảnh cáo con, có thái độ nghiêm khắc đối với con, ngay sau khi cậu bé mắc lỗi ngời cha đã không sử dụng hình phạt nghiêm khắc mà chủ động viết thư để tác động đến nhận thức, tình cảm, cảm xúc của con nhưng cũng không thiếu sự nghiêm khắc. Đây là một cách giáo dục có hiệu quả
? Nếu là bố em, khi em phạm lỗi bố em sẽ có thái độ như thế nào?
HS bộc lộ
? Tâm trạng của người cha trước lỗi lầm của con?
H: Người cha đã vô cùng đau đớn và bực bội. Ông đã có thái đội phê bình nghiêm khắc và như một mệnh lệnh: Không được tái phạm nữa
? Tâm trạng ấy được so sánh bằng hình ảnh nào? 
H: Tác giả so sanh với hình ảnh: Một nhát dao đâm vào tim.
? Tác dụng của biện pháp so sánh ấy?
- Thể hiện tâm trạng đau xót, bất ngườ của người cha khi chứng kiến lỗi lầm của con. Đó thực sự là một sự xúc phạm ghê gớm
? Vì đâu mà ngời cha có tâm trạng đau đớn nh vậy?
H: Tình yêu thơng, sự hi sinh vô bờ bến của cha mẹ nhất là của mẹ đối với con nhưng đứa con đã phụ công lao cha mẹ, có những thái độ không phải với người sinh ra mình
? Những chi tiết nào thể hiện tình cảm yêu thương, sự hi sinh lớn lao của mẹ dành cho con?
H: + Hình ảnh ngời mẹ: - Thức cả đêm lo cho con ốm
- Khóc nức nở
- Lo sợ quằn quại
- Bỏ cả hạnh phúc của mình để đổi cho con khỏi đau đớn
- ăn xin, hi sinh tính mạng để nuôi con
? Từ đó ông đã nhắc nhở gì?
H: Sự hi sinh lớn lao cuả ngời mẹ không có gì đánh đổi được, là sự vô giá, là biểu hiện thật chân thành và cao cả của mẹ cho con. Đáng xấu hổ biết bao khi con đã phụ công lao của mẹ. Và thật đau lòng hơn nếu một ngày nào đó con mất mẹ - đó là ngày buồn thảm nhất cuộc đời con
? Tìm các câu ca dao, bài hát ca ngợi tình cảm , sự hi sinh của mẹ dành cho con?
HS tìm
? Ngời cha đã hình dung ra trong suốt cuộc đời con ngời mẹ đóng vai trò nh thế nào?
H: Thời thơ ấu, lúc ốm đau ngời mẹ có thể hi sinh tất cả, có thể chịu đựng để nuôi con, để cứu con. Khi khôn lớn trởng thành mẹ vẫn là ngời che chở, là chỗ dựa tinh thần, là nguồn an ủi của con
? Từ đó ông đã có yêu cầu gì?
H: Không được tái phạm
? Ông yêu cầu con phải nhận lỗi nh thế nào?
H: Thành khẩn xin lỗi mẹ, cầu xin mẹ tha lỗi (Cầu xin mẹ hôn con)
? Nhận xét về thái độ trong lời yêu cầu của người cha?
H: Ngời cha yêu cầu con dứt khoát và nghiêm khắc nh một mệnh lệnh
? Tất cả những lời nói của cha đã làm cho nhân vật "Tôi" - Chú bé có tâm trạng nh thế nào?
H: Xúc động vô cùng bởi đã nhận đợc một bài học thấm thía và kịp thời từ người cha thân yêu. Cậu bé đã nhận ra tình cảm yêu thương, sự hi sinh lớn lao của mẹ
II. Tìm hiểu văn bản.
Qua văn bản ta thấy đây là một bức thư nhưng trong đó là cả nỗi lòng cua người cha, đứa con và sự hi sinh của người mẹ
Giọng nhẹ nhàng, ôn tồn mà nghiêm khắc và cương quyết.
Thông qua hình thức một bức thư ta thấy được thái độ và cách dạy bảo nghiêm khắc cuả người cha nhưng nổi bật hơn cả là sự hi sinh cao cả, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con
HĐ 4. Tổng kết rút ra ghi nhớ: (3’)
*Mục tiêu: Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện qua phần ghi nhớ.
*Cách tiến hành:
Hs đọc phần ghi nhớ sgk
Gv nhấn mạnh
Gv chốt lại nội dung chính
III. Ghi nhớ
HĐ 5. Luyện tập: (7’)
*Mục tiêu: Qua bài học hs áp dụng được kiến thức để giải quyết đợc yêu cầu của bài tập.
*Cách tiến hành:
Hs đọc phần đọc thêm.
Hs đọc
Gv nhận xét
IV. Luyện tập
D. Củng cố: (4’)
Nêu nội dung và ý nghĩa của truyện 
Kể lại được truyện.
E. Hướng dẫn học bài. (1’)
Học thuộc phần ghi nhớ
Chuẩn bị bài: Cuộc chia tay của những con búp bê.
Ngày soạn: 17/8/2011
Ngày giảng: 19/82011
Tiết 3
TỪ GHÉP
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: hiểu được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Chính phụ và đẳng lập. Cơ chế tạo nghĩa, phân loại và đặc điểm của 2 loại từ ghép này.
- Kĩ năng: . Rèn kỹ năng tìm từ ghép trong các văn bản đã học. Sử dụng hợp lý và chính xác các loại từ ghép
- Thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
* Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
III. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bảng phụ, giáo án, sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng.
2.Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà
IV. Phương pháp: Đàm thoại, Quy nạp
V. Các bước lên lớp:
A. Ổn định tổ chức: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (1’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HĐ 1. Khởi động: (1’)
*Mục tiêu: Qua các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép hs có hứng thú cho học bài mới.
*Cách tiến hành
Các em đã được làm quen với từ ghép từ các lớp trước. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sâu thêm cấu tạo và nghĩa của các loại từ ghép.
HĐ 1. Hình thành kiến thức mới: (26’)
*Mục tiêu: Hiểu được khái niệm và các loại từ ghép.
 Hiểu được nghĩa của từ ghép.
GV treo bảng phụ
Cho các từ sau:
- Máy cày, máy xay lúa
- Quần áo, sách vở
? Xác định nghĩa của các yếu tố tạo nên từ?
H: - "Máy": vật chạy bằng động cơ, tự động
 - "Cày" : dùng vào việc cày đát
 - " Xay lúa": xát lúa, lật vỏ thóc
? Nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa hai từ ghép?
H: Cùng có yếu tố "Máy" chỉ loại động cơ tự hoạt động mà không có sự tác động của con người vào nó
Khác nhau: Hai chức năng dùng vào những công việc khác nhau
? Theo em vai trò của các yếu tố cấu tạo nên từ ghép như thế nào?
H: Có yếu tố chính và yếu tố phụ
? Trong các từ ghép "Quần áo", "Sách vở" thì có gì khác với những từ trên?
H: Mỗi yếu tố chỉ một sự vật, sự việc cụ thể. Trong từ ghép chúng có vai trò ngang nhau, không có tiếng chính hay phụ
? Từ đó hãy cho biết từ ghép có mấy loại? đó là những loại nào?
H: Từ ghép có hai loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
? Từ ghép chính phụ là gì?
* Từ ghép chính phụ là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
VD: Bà ngoại, bà nội
H: Thơm phức, thơm lừng...
? Từ ghép đẳng lập là gì?
H: Từ ghép đẳng lập: các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp
VD: Sách vở, nhà cửa, cây cỏ....
? So sánh nghĩa của các yếu tố trong các từ "máy cày" với từ ghép "máy cày"?
H: - Máy: chỉ chung
 - Cày: hoạt động lật đất
-> Máy cày: động cơ dùng vào việc cày đất
? So sánh nghĩa của các yếu tố trong từ "sách vở"?
H: - Sách: in dùng để học và đọc
 - Vở: ghi, viết
-> Sách vở: Chỉ sách vở nói chung
? Nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập?
H: + Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
 + Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó
? Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép?
Hs đọc phần ghi nhớ sgk
Gv nhận xét kết luận.
I. Các loại từ ghép
1. Bài tập
a. Phân tích:
b. Nhận xét:
-Từ ghép: Bà ngoại, thơm phức. -> tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
-Từ ghép: Quần áo, trầm bổng. -> bình đẳng về mặt ngữ pháp.
2. Ghi nhớ.
II. Nghĩa của từ ghép
1. Bài tập.
a. Phân tích.
b. Nhận xét.
+Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
+Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó
2. Ghi nhớ
HĐ 3.Luyện tập: (12’)
*Mục tiêu: Vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết được các yêu cầu của bài tập.
*Cách tiến hành:
Hs đọc bài tập
Hs làm bài, nhận xét.
Gv nhận xé kết luận.
Hs đọc bài tập
Hs làm bài, nhận xét.
Gv nhận xé kết luận.
Hs đọc bài tập
Hs làm bài, nhận xét.
Gv nhận xé kết luận.
III. Luyện tập 
1. Bài tập 1
+ Từ ghép chính phụ gồm: lâu đời, xanh ngắt, nhà ăn, cười nụ
+ Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi
2. Bài tập 2:
Điền thêm để tạo từ ghép:
- bút: bút bi, bút mực, bút chì
- thước: thước kẻ, thước gỗ
- mưa: mưa rào, mưa phùn
- làm: làm rẫy, làm ruộng
- ăn: ăn ý, ăn ảnh
- trắng: trắng phau, trắng xóa
3. Bài tập 3:
Núi non
 đồi
Mặt mũi
 mày
D. Củng cố: (3’)
Phân biệt từ ghép chính phụ với từ ngép đẳng lập? Cho VD?
E. Hướng dẫn học bài: (5’)
- Xem lại bài, học thuộc ghi nhớ
- Làm BT 4. 5 T15 trong sách .
 - Chuẩn bị bài: Từ láy
Ngày soạn: 18/8/2011
Ngày giảng: 20/82011
Ngữ văn. Bài 1. Tiết 4
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: hiểu khái niệm về tính liên kết, đặc điểm liên kết trong văn bản. Phân biệt được liên kết về hình thức và liên kết về nội dung
- Kĩ năng: Rèn kỹ năng tạo tình liên kết cho văn bản khi tạo lập văn bản
- Thái độ: Thấy được tầm quan trong của liên kết trong văn bản.
* Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tài lieeujtham khảo.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
IV. Phương pháp: Đàm thoại, Quy nạp
V. Các bước lên lớp:
A. Ổn định tổ chức: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (1’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HĐ 1. Khởi động: (1’)
*Mục tiêu: Qua liên kết trong văn bản hs có hứng thú học bài.
*Cách tiến hành:
Chúng ta được tìm hiểu về văn bản và thấy rằng 
Khó có thể tạo lập được những văn bản tốt nếu như văn bản đó không có sự liên kết.
Hoạt động 1. Hình thành kiến thức mới (13’)
HS đọc đoạn văn
? Trong đọan văn trên có câu nào sai ngữ pháp không?
H: Các câu văn đều có cấu tạo ngữ pháp hoàn chỉnh, không sai
? Câu nào chưa rõ nghĩa hay không?
H: Mỗi câu đều nêu lên một sự việc hoàn chỉnh, ý nghĩa đầy đủ
? Nếu em là nhân vật En-ri-cô thì em có hiểu điều người cha muốn nói gì không?
H: Gây khó hiểu cho người đọc, chưa rõ mục đích của người cha. Yêu cầu của người cha như thế nào, các câu văn trong đoạn văn trên không có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng không cùng một nội dung, câu này tách rời câu kia.
? Theo em đoạn văn trên thiếu điều gì?
H: Thiếu tính liên kết
? Muốn cho đoạn văn trên dễ hiểu và hiểu đầy đủ thì cần phải làm gì?
H: Làm cho đoạn văn có tính liên kết.
? Qua đó em hiểu liên kết có vai trò như thế nào và nó là gì?
H: Liên kết là một tính chất vô cùng quan trọng trong văn bản
+ Liên kết là tính chất mà nhờ nó những câu văn đúng ngữ pháp dặt cạnh nhau mới tạo thành văn bản. Giúp văn bản liền mạch, thống nhất và dễ hiểu
? Em hiểu tính liên kết trong văn bản là gì? 
Học sinh đọc mục ghi nhớ 
gv chốt lại nội dung chính
HS đọc đoạn văn ở phần 1
? Theo em ở đoạn văn trên còn thiếu ý gì khiến cho nó trở nên khó hiểu?
H: Các câu trong đoạn trích không có cùng nội dung, mỗi câu đề cập đến một vấn đề, ghép các câu lại thành những vấn đề khác nhau.
? Em hãy sửa lại đoặn văn trên để cho En-ri-cô hiểu được ý người cha
Hs làm bài
GV sửa bài làm của học sinh
? đọc đoạn văn 2 và cho biết sự thiếu liên kết của chúng?
? Nếu tách các câu ra em có hiểu được không?
H: So với văn bản gốc, cả ba câu đều sai và thiếu các từ nối
Câu 2 thiếu cụm từ: còn bây giờ
Câu 3 từ "con" chép thành "đứa trẻ"
Việc chép sai, chép thiếu làm cho câu văn trên rời rạc, khó hiểu.
? Vai trò của các từ thiếu ấy là gì?
H: Các câu đều đúng ngữ pháp, khi tách khỏi đoạn văn có thể hiểu được sự việc nêu trong câu
? Vậy để liên kết văn bản phải cần có những phương tiện nào?
H: Các câu không thống nhất về nội dung, thiếu các từ nối - có tính chất liên kết
Hs đọc phần ghi nhớ
Gv chốt lại nội dung chính.
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản
1. Tính liên kết trong văn bản
* Bài tập.
a. Phân tích.
b. Nhận xét.
- En-ri-cô không hiểu được điều bố muốn nói.
- Lí do: câu văn chưa có sự liên kết
* Ghi nhớ.
Sgk 
2. Phương tiện liên kết trong văn bản
* Bài tập 1.
a. Phân tích.
b. Nhận xét.
Đoạn văn khó hiểu do thiếu ý. -> Bổ sung ý làm cho nội dung giữa các câu thống nhất gắn bó.
* Bài tập 2.
a. Phân tích.
b. Nhận xét.
Khó hiểu do không có từ liên kết. -> thêm từ liên kết.
* Ghi nhớ: sgk/17
HĐ 3: Luyện tập: (16’)
*Mục tiêu: Vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết được các yêu cầu của bài tập.
*Cách tiến hành:
Hs đọc bài tập
Hs làm bài, nhận xét.
Gv nhận xé kết luận.
Hs đọc bài tập
Hs làm bài, nhận xét.
Gv nhận xé kết luận.
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1
Do sự việc sắp xếp không theo trình tự nên văn bản rời rạc, khó hiểu, không thống nhất. Phải sắp xếp lại theo trình tự sự việc
2. Bài tập 2:
Về hình thức có vẻ liên kết nhưng các câu không thống nhất về thời gian và sự việc. "mẹ đã mất" sáng nay - chiều nay.....
D. Củng cố: (3’)
Hs nhắc lai nội dung bài học
? Thế nào là liên kết câu trong văn bản.
? Vì sao phải liên kết câu trong văn bản.
E. Hướng dẫn học bài: (2’)
- Xem lại bài, học thuộc ghi nhớ
- Làm BT 5 trong sách .
- Chuẩn bị bài: Bố cục trong văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van(4).doc