Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 89 đến tiết 129

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 89 đến tiết 129

A- Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Nắm được cấu tạo và công dụng của các loại trạng ngữ

- Hiểu được giá trị tu từ của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.

2. Tích hợp với phần văn qua văn bản sự giàu đẹp của tiếng Việt, với tập làm văn ở bài luyện tập văn nghị luận chứng minh.

Kỹ năng: Sử dụng các loại trạng ngữ và kỹ năng tách trạng ngữ ra thành câu.

B- Chuẩn bị

Giáo viên: Soạn bài nghiên cứu SGK + SGV + H.Đ

Học sinh: Làm bài và học bài cũ + Đọc trước bài mới.

C- Tiến trình

1. ổn định tổ chức

2. kiểm tra bài cũ.

Thế nào là chứng minh, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?

3. Bài mới

 

doc 107 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 89 đến tiết 129", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/2/ 2009 Ký duyệt: 20/ 2 / 2009
Ngày dậy:  / 2 / 2009
Tiết 89 Bài 22	 Nguyễn Hồng Sỹ
 Thêm trạng ngữ cho câu
A- Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo và công dụng của các loại trạng ngữ
- Hiểu được giá trị tu từ của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.
2. Tích hợp với phần văn qua văn bản sự giàu đẹp của tiếng Việt, với tập làm văn ở bài luyện tập văn nghị luận chứng minh.
Kỹ năng: Sử dụng các loại trạng ngữ và kỹ năng tách trạng ngữ ra thành câu.
B- Chuẩn bị
Giáo viên: Soạn bài nghiên cứu SGK + SGV + H.Đ
Học sinh: Làm bài và học bài cũ + Đọc trước bài mới.
C- Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. kiểm tra bài cũ.
Thế nào là chứng minh, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?
3. Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
GV yêu cầu học sinh đọc kỹ mục a, b, (SGK P1) và trả lời câu hỏi.
I- Công dụng của trạng ngữ
1. Ví dụ
a. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày.........như cánh con ve mới lột
(Vũ Bằng)
b. Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.
(Đoàn Giỏi)
2. Nhận xét
Xác định và gọi tên các trạng ngữ trong 2 câu a, b.
a. Thường thường, vào khoảng đó đ trạng ngữ thời gian.
b. Sáng dậy đ trạng ngữ thời gian.
c. Trên giàn hoa lý đ trạng ngữ địa điểm
d. Chỉ độ tám, chín giờ sáng đ thời gian
e. Trên nền trời trong trong đ trạng ngữ địa điểm
g. Về mùa đông đ trạng ngữ thời gian
Vì sao trong các câu văn trên ta không nêu hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ.
- Các trạng ngữ a, b, d, g bổ sung ý nghĩa về thời gian giúp cho nội dung của câu chính xác.
- Các trạng ngữ a, b, c, d, e có tác dụng tạo liên kết câu.
Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?
Giúp cho việc sắp xếp các luận cứ trong văn bản nghị luận thoe những trình tự nhất định về thời gian, không gian, không gian hoặc các quan hệ nguyên nhân - kết quả suy lý...
Giáo viên cho 2 học sinh đọc to phần ghi nhớ.
3. Kết luận: ghi nhớ
Hoạt động 2
II- Tách trạng ngữ thành câu riêng.
Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ và trả lời câu hỏi
1. Ví dụ
Hãy so sánh 2 câu trong đoạn văn.
- Câu 1 có TN là: để tự hào với tiếng nói của mình.
Trạng ngữ này và câu 2 đều có quan hệ như nhau về ý nghĩa đối với nòng cốt câu:
Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc.
Có thể ghép câu 2 vào câu 1 để tạo thành một câu có 2 trạng ngữ.
- người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
Người Việt Nam ... vào tương lai của nó.
Đặng Thai Mai
2. Nhận xét
Câu in đậm dưới đây có gì đặc biệt? Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
Việc tác câu như trên có tác dụng gì?
Giáo viên chỉ định học sinh đọc phần ghi nhớ 2 SGK.
- TN chỉ mục đích đứng cuối câu đã bị tách riêng ra thành 1 câu độc lập.
- Nhấn mạnh ý nghĩa của trạng ngữ 2
- Tạo nhịp điệu cho câu văn
- Có giá trị tu từ
3. Kết luận: SGK, ghi nhớ
Hoạt động 3
II- Luyện tập
Bài 1. Xác định và nêu công dụng của các trạng ngữ.
ở loại bài thứ nhất... ở loại bài tập 2
Trạng ngữ chỉ trình tự lập luận.
- Đã bao lần... Lần đầu tiên chập chững... Lần đầu tiên tập bơi...Lần đầu tiên chơi bóng bàn... Lúc còn học phổ thông - về môn Hoá đ trạng ngữ chỉ trình tự của các lập luận.
Bài 2. 
Câu a. Xác định và nêu tác dụng của các trạng ngữ.
Trạng ngữ được tách: “Năm 72”
Tác dụng: Nhấn mạnh thời điểm hy sinh của nhân vật.
Câu b: Trạng ngữ được tách: “Trong lúc...bồn chồn”.
Tác dụng: Nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu.
Câu 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm
4. Củng cố
Giáo viên: khái quát bài giảng
Học sinh: Đọc lại ghi nhớ
5. Hướng dẫn
Học sinh ôn tập chuẩn bị cho tiết kiểm tra 
6. Rút kinh nghiệm.
Tiết 90
Kiểm tra: Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt.
Thông qua giờ kiểm tra 1 lần nữa hệ thống và củng cố lại kiến thức cho học sinh rèn luyện kỹ năng viết và bài tập.
B. Chuẩn bị.
Giáo viên: Ra đề kiểm tra + biểu chấm
Học sinh: Ôn tập những kiến thức đã học, giấy bút
C. Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh
3. Nội dung 
Đề bài:
I: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Cách ngày nay gần năm mươi năm, vào đây được gần gũi với người Sài Gòn,tôi đã thấy phẩm chất bản địa mang nhiều nét đặc trưng.Họ ăn nói tự nhiên nhiều lúc hề hà đễ dãi. Phần đông ít dàn dựng tính toán, người xa cũng như người lục tỉnh rất chơn thành bộc trực"
1.Xác định thành phần trạng ngữ trong các câu văn trên và nêu tác dụng.
.
2.Xác định câu rút gọn có trong đoạn văn trên.
3. Cho biết nghĩa của các yếu tố có trong từ “bản địa”?
-Bản:.
- Địa:
Tìm các từ hán Việt khác có hai yếu tố trên?
.
..
.
II. Tìm năm thành ngữ biểu thị ý nghĩa chạy rất nhanh,rất gấp?
Đáp án,biểu điểm.
I.Câu1: Trạng ngữ: “ Cách ngày nay gần năm mươi năm, vào đây được gần gũi với người Sài Gòn” – TN chỉ nơi chốn. (2 điểm)
Câu 2: Câu rút gọn: “ Phần đông ít dàn dựng tính toán”- Rút gọn chủ ngữ.(2 điểm)
Câu 3:-Bản = Gốc
 Địa = Đất
Bản địa = Bản thân địa phương được nói đến. ( 1 điểm)
-Dị bản
- Bản sắc văn hoá
- Bản quán
- Địa lí
- Thiên địa
- Mỗi ý đúng cho “0,25 điểm”
II. (3,75 điểm) Mỗi ý đúng cho (0,75 điểm) 
-Chạy như ma đuổi
-Chạy như ngựa lồng
- Chạy bán sống bán chết
- Chạy ba chân bốn cẳng
- Chạy vắt chân lên cổ
- Chạy nhanh như cắt
4. Củng cố
Giáo viên thu bài nhận xét giờ kiểm tra
5. Hướng dẫn 
Chuẩn bị cách làm bài văn chứng minh
6. Rút kinh nghiệm 
họ và tên:
lớp:
kiểm tra: tiếng việt (thời gian 45 phút)
điểm
Lời phê của thầy cô
Đề bài:
I: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Cách ngày nay gần năm mươi năm, vào đây được gần gũi với người Sài Gòn,tôi đã thấy phẩm chất bản địa mang nhiều nét đặc trưng.Họ ăn nói tự nhiên nhiều lúc hề hà đễ dãi. Phần đông ít dàn dựng tính toán, người xa cũng như người lục tỉnh rất chơn thành bộc trực"
1.Xác định thành phần trạng ngữ trong các câu văn trên và nêu tác dụng.
.
2.Xác định câu rút gọn có trong đoạn văn trên.
3. Cho biết nghĩa của các yếu tố có trong từ “bản địa”?
-Bản:.
- Địa:
Tìm các từ hán Việt khác có hai yếu tố trên?
.
..
.
II. Tìm năm thành ngữ biểu thị ý nghĩa chạy rất nhanh,rất gấp?
Tiết 91
Cách làm bài văn lập luận chứng minh
A. Mục tiêu cần đạt
1. Ôn tập kiến thức về tạo lập văn bản, về đằc điểm kiểu bài văn nghị luận chứng minh: bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong quá trình làm một bài văn chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi khi cần tránh khi làm bài.
2. Tích hợp phần văn ở các văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, với phần Tiếng Việt ở bài cần có thành phần trạng ngữ.
3. Kỹ năng: Tìm hiểu, phân tích để chứng minh, tìm ý, lập dàn ý và viết các phân đoạn trong bài văn chứng minh.
 B. Chuẩn bị.
Giáo viên: soạn bài ng/c SGK + tài liệu tham khảo
Học sinh: Học bài và đọc trước bài mới
C. Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
GV: Cho học sinh đọc kỹ phần tìm hiểu đề bài trong SGK.
I- Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
1. Tìm hiểu đề
a. Xác định yêu cầu chung của đề
Xác định yêu cầu chung của đề?
- Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng đắn.
Câu tục ngữ khẳng định điều gì?
b. Câu tục ngữ khẳng định:
- Chí là hoài bão, ý chí, nghị lực, sự kiên trì.
- Ai có nó thì sẽ thành công
Muốn chứng minh thì ta có cách lập luận nào?
c. Chứng minh:
- Về lý lẽ: bất cứ việc gì như việc học ngoại ngữ nếu không kiên tâm thì có học được không?
- Nếu gặp khó khăn mà không có ý chí vượt lên thì không làm được điều gì?
Mở bài?
2. Lập dàn bài
a. Mở bài: Câu tục ngữ đúc rút một chân lý có ý chí, nghị luận trong cuộc sống sẽ thành công.
Thân bài?
b. Thân bài.
- Về lý:
+ Chí cho con người vượt trở ngại
+ Không có chí sẽ thất bại
- Về thực tế
+ Những tấm gương thành công của những người có chí.
+ Chí giúp con người vượt qua những chướng ngại lớn.
Kết bài?
c. Kết bài
Phải tu dưỡng chí
Bắt đầu chuyện nhỏ, sau này chuyện lớn
3. Viết bài
Viết từng đoạn từ mở bài cho đến kết bài
a. Mở bài.
Có thể chọn trong 3 cách mở bài trong SGK.
b. Thân bài.
- Viết đoạn phân tích lý lẽ
- Viết đoạn nêu những dẫn chứng tiêu biểu
c. Kết bài:
Sử dụng 3 gợi ý trong SGK.
4. Đọc lại và sửa chữa
Giáo viên cho học sinh đọc to rõ ràng phần ghi nhớ.
II- Luyện tập
Giáo viên: cho học sinh đọc 2 đề SGK
Học sinh nên tham khảo “có chí thì nên”
- HS thấy rằng câu tục ngữ và bài thơ được nêu ra để chứng minh trong 2 bài tập đều mang ý nghĩa khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí.
Khác nhau như thế nào?
Đề 1: Cần nhấn mạnh chiều thuận: hễ có lòng bền bỉ quyết tâm thì việc khó như mài sắt (cứng, khó mài) thành kim (bé nhỏ) cũng hoàn thành.
Đề 2: Chú ý chiều thuận nghịch: Một mặt nếu lòng không bền thì không làm được việc còn đã quyết chí thì dù việc lớn lao, phi thường như đào núi, lấp biển cũng có thể làm nên.
4. Củng cố
Giáo viên: khái quát bài giảng
Học sinh: Đọc lại phần ghi nhớ
5. Hướng dẫn:
Chuẩn bị bài: Luyện tập
6. Rút kinh nghiệm
Tiết 92
Luyện tập lập luận chứng minh
A- Mục đích yêu cầu.
Giúp học sinh: củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
B- Chuẩn bị.
Giáo viên: soạn bài SGK + tài liệu hướng dẫn 
HS: Đọc trước bài mới
C. Tiến trình
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện mấy bước.
3. Bài mới
Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
I. Chuẩn bị ở nhà
Học sinh chuẩn bị theo các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài viết một số đoạn văn đó là mở bài, kết bài?
Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì?
- Phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ.
Em hiểu ăn quả nhớ (quả) kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn là gì?
- Có 2 câu đều dùng hai hình tượng gợi liên tưởng “quả” và “cây” và “nguồn” vốn có quan hệ nhân quả.
Yêu cầu lập lập chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm như thế nào?
+ Trước hết giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ để hiểu ý cần chứng minh.
+ Sau đó đưa ra các luận điểm phụ và làm sáng tỏ chúng bằng lí lẽ và dẫn chứng.
+ Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.
Em hãy diễn giải em đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn có nội dung như thế nào? 
+ Biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
+ Được thừa hưởng những  ... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:18/4/2009 	Kí duyệt: 24/4/2009
Ngày dạy: /4/2009
Tiết 127+128	 Nguyễn Hồng Sỹ
Ôn tập: phần tập làm văn
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh: 
- Hệ thống hoá và củng cố lại những khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm - đánh giá về văn bản nghị luận;
- Nhận diện văn bản, tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý;
- Phân biệt luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, cảm xúc, t/cảm, ...
- So sánh, hệ thống hoá các kiểu loại văn bản.
b/ tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh).
3. Bài mới:
I. về văn biểu cảm:
1. Lý thuyết: 
- G/v hướng dẫn học sinh hình dung lại toàn bộ đặc điểm, tính chất của văn biểu cảm qua việc tìm hiểu 6 câu hỏi SGK - tr 139.
* Câu 1: G/v gọi học sinh lên bảng thống kê tất cả các bài văn xuôi là bài văn biểu cảm.
1. Cổng trường mở ra;
2. Mẹ tôi;
3. Một thứ quà của lúa non - Cốm;
4. Mùa xuân của tôi;
5. Sài Gòn tôi yêu.
* Câu 2: 
a. Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị ở nhà, giáo viên cho học sinh tự bộc lộ cảm nghĩ của mình về một VBBC mà mình thích nhất.
b. Những đặc điểm của VBBC:
- Về mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời, TPVH.
- Về cách thức:
+ Biến đối tượng biểu cảm thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình.
+ Khai thác những đặc điểm, tính chất của đối tượng biểu cảm -> bộc lộ t/cảm và sự đánh giá.
* Câu 3+4: Gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu.
Xác định vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
Hướng dẫn: Yếu tố miêu tả và tự sự: Vai trò không thể thiếu (.) văn biểu cảm - nhằm khêu gợi cảm xúc, tình cảm, thể hiện cảm xúc, tâm trạng.
VD: - Mùa xuân của tôi - yếu tố miêu tả.
 - Cổng trường mở ra, Ca Huế trên sông Hương - yếu tố tự sự.
* Câu 5: Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình đối với một đối tượng nào đó, phải nêu lên được điều gì của đối tượng ấy.
- HD: + Với con người: Nêu được vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp lời nói, cử chỉ, hành động, vẻ đẹp tâm hồn, tính cách.
+ Với cảnh vật: Vẻ đẹp riêng, ấn tượng đối với cảnh quan và con người ...
- Học sinh tự nêu một số dẫn chứng.
* Câu 6: Tìm các phương tiện tu từ trong 2 văn bản: "Sài Gòn tôi yêu" và "Mùa xuân của tôi".
- HD + VB "Sài Gòn ...": so sánh, đối lập, tương phản, câu cảm, ...
	+ VB "Mùa xuân ...": hỏi tu từ, điệp, câu văn nhịp nhàng, ...
- H/s thảo luận để tìm ra những chi tiết có chứa các phương tiện tu từ ấy.
2. Bài tập
* Câu 7 + câu 8: G/v kẻ sơ đồ về đặc điểm của VBBC lên bảng; H/s lên bảng điền.
Nội dung
Mục đích
Phương tiện
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá, nhận xét của người viết
Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết
Câu cảm, so sánh, tương phản, trùng điệp, câu hỏi, tu từ , t/t biểu hiện cảm xúc, tâm trạng, ...
- Giới thiệu t/g, t/p.
- Nêu cảm xúc, tình cảm, tâm trạng và đánh giá khái quát
- Triển khai cụ thể từng cảm xúc, tư tưởng, tình cảm.
- Nhận xét, đánh giá cụ thể.
Nêu ấn tượng sâu đậm nhất
	4. Củng cố : GV khái quát nội dung bài học.
	5. Hướng dẫn: Về nhà làm tiếp phần II.
 D. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:18/4/2009 Kí duyệt: 24/4/2009	
Ngày dạy: /4/2009
Tiết 128	 Nguyễn Hồng Sỹ
Ôn tập: phần tập làm văn (Tiếp )
A/ Mục tiêu bài học: Giúp h/sinh: 
- Hệ thống hoá và củng cố lại những khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm - đánh giá về văn bản nghị luận;
- Nhận diện văn bản, tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý;
- Phân biệt luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, cảm xúc, t/cảm, ...
- So sánh, hệ thống hoá các kiểu loại văn bản.
b/ tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh).
3. Bài mới:
Ii. về văn nghị luận:
1. Lý thuyết: 
* Câu 1: 
- Ghi nhan đề các bài văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn 7 - tập 2:
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta;
+ Sự giàu đẹp của tiếng Việt;
+ Đức tính giản dị của Bác Hồ;
+ ý nghĩa văn chương.
- G/v có thể mở rộng giúp học sinh hiểu: nhiều câu tục ngữ cũng là những văn bản nghị luận ngắn gọn, cô đúc nhất.
* Câu 2: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2.
- Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm ra các dạng khác nhau của VNL
N1: Nghị luận nói; Học sinh tự bộc lộ.
N2: Nghị luận viết.
* Câu 3: 
Học sinh lên bảng làm
- Những yếu tố cơ bản của một bài văn nghị luận: luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận, ...
- Trong đó lập luận là yếu tố chủ yếu. Bài văn nghị luận có sức thuyết phục, có đanh thép, sâu sắc, thấm thía, chặt chẽ hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ và Nt l/l của người viết.
* Câu 2: 
- Giáo viên chép bài tập lên bảng phụ. Học sinh lên bảng khoanh tròn vào đáp án đúng.
- Luận điểm: Là những ý kiến thể hiện một quan điểm, một tư tưởng nào đó được nêu ra dưới hình thức câu PĐ/KĐ.
=> Câu a-d: luận điểm;
 Câu b; câu cảm;
 Câu c: chưa đầy đủ, chưa rõ ý.
* Câu 5: Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập.
2. Bài tập (Học sinh thảo luận -> đưa ra ý kiến đúng).
* Câu 6: Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 đề văn ?
- Giống: + Chung 1 luận đề;
 + Cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.
- Khác nhau:
Đề 1
Đề2
- Kiểu bài: chứng minh;
- V/đề NL: chưa rõ;
- Lí lẽ là chủ yếu;
- Làm rõ b/chất vấn đề là n/t/n.
- Kiểu bài: chứng minh;
- V/đề NL: đã rõ;
- Dẫn chứng là chủ yếu;
- Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề là n/t/n.
	4Củng cố: GV khái quát nội dung bài học
	5. hướng dẫn về nhà :
	- Ôn tập tất cả những kiến thức đã học về Văn, tiếng Việt, Tập làm văn để chuẩn bị tốt cho kỳ thi KSCL.
	- Làm bài tập: Giải thích câu ca dao:
 "Chẳng thơm cũng kể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".
D. Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 35 
Ngày dạy: /4/2009 	Kí duyệt: 24/4/2009
Ngày soạn:18/4/2009 
Tiết 129	
	Nguyễn Hồng Sỹ
	ôn tập tiếng việt (Tiếp)
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh: 
- Hệ thống hóa những kiến thức về câu, dấu câu;
- Củng cố kiến thức tu từ cú pháp;
- Biết mở rộng, rút gọn và chuyển đổi câu;
- Sử dụng dấu câu và tu từ về câu.
b/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
(Xen kẽ trong giờ ôn tập.)
* Bài mới:
2. (tiếp) 
d- Ôn tập về dùng cụm C-V để mở rộng câu:
? Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu ? Cho VD minh hoạ ?
=> Dùng cụm C-V để mở rộng câu là dùng những kết cấu có hình thức giống câu, gọi là cụm C-V làm thành phần câu.
VD: Chiếc cặp sách tôi mới mua rất đẹp.
 C V
 ĐN 
 CN VN
? Thành phần nào của câu có thể được mở rộng bằng cụm C-V ? Cho VD minh hoạ ?
=> Thành phần CN, VN, ĐN, BN đều có thể được mở rộng câu bằng cụm C-V.
VD: 
+ CN: 	Mẹ về khiến cả nhà vui.
+ VN:	Chiếc xe máy này phanh hỏng rồi.
+ BN:	 	Tôi cứ tưởng nó hiền lắm.
+ ĐN:	Người tôi gặp hôm qua là một nhà thơ.
- G/v chốt ý: Nhờ việc mở rộng câu bằng cách dùng cụm C-V làm thành phần câu -> có thể gộp 2 câu ĐL thành 1 câu có cụm C-V làm thành phần.
e- Ôn tập về chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
? Thế nào là câu chủ động ? Câu bị động ? Mỗi loại lấy 1 VD ?
=> Câu chủ động là câu có CN chỉ chủ thể của hành động.
VD: Tôi đánh nó.
=> Câu bị động là câu có CN chỉ đối tượng của hành động.
VD: Nó bị tôi đánh.
? Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động và ngược lại để làm gì ?
=> Tránh lặp một kiểu câu hoặc để đảm bảo mạch nhất quán.
? Có mấy kiểu câu bị động ? Cho mỗi loại một ví dụ ?
=> Có 2 loại câu bị động.
+ Câu bị động có từ "bị", "được".
VD: 
Chú bé được mẹ khen.
Lan bị mắng.
+ Câu bị động không có từ "bị", "được".
VD: Mâm cỗ đã hạ xuống
 Bài thơ đã hoàn thành xong.
- G/v chốt ý: Lưu ý có những câu có từ "bị", "được" không phải là câu bị động.
VD: Ông bị đau chân.
Câu bị động có từ "bị" -> hàm ý tiêu cực.
Câu bị động có từ "được" -> hàm ý tích cực.
g- Phép liệt kê:
? Liệt kê là gì ? Cho ví dụ ?
=> Là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
VD: Đường ta rộng thênh thang tám thước
 Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái nguyên
 Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên
 Đường cách mạng dài theo kháng chiến.
? Có mấy kiểu liệt kê ? Cho ví dụ ?
=> 4 kiểu: LK theo từng cặp
 LK không theo từng cặp
 	 LK tăng tiến
	 LK không tăng tiến.
VD: Học sinh tự lấy ví dụ.
- G/v chốt: Liệt kê là một phép tu từ cú pháp -> Khi sử dụng cần phải chú ý tới giá trị biểu cảm của nó.
3. Ôn tập về dấu câu 
? Nêu tác dụng của từng loại dấu câu ?
- Dấu chấm lửng:
+ Biểu thị bộ phận chưa liên kết;
+ Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng;
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn.
- Dấu chấm phẩy:
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
- Dấu gạch ngang:
+ Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích của câu;
+ Đánh dấu lời nói TT của nhân vật;
+ Biểu thị sự liệt kê;
+ Nối các từ trong một liên danh.
- Dấu gạch nối: Nối các tiếng trong 1 từ phiên âm.
G/v chốt: Dấu gạch nối không phải là dấu câu và nó được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
4. Củng cố: G/v hướng dẫn học sinh cách làm bài kiểm tra tổng hợp.
5 . hướng dẫn về nhà :
Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi KSCL.
D. Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(25).doc