Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tiết 58: Tiếng Việt: Chơi chữ

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tiết 58: Tiếng Việt: Chơi chữ

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giáo viên cần giúp hs đạt được :

 - Hiểu được thế nào là chơi chữ ?

 - Biết được một số lỗi chơi chữ thường gặp .

 - Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ .

 - Làm cho hs thêm yêu thích môn học .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 - Vấn đáp - Giảng giải .

D. Tiến trình lên lớp :

 I. Ổn định tổ chức : (1’)

 II. Kiểm tra bài cũ : (5’)

  Điệp ngữ là gì ? Nêu tác dụng và các dạng điệp ngữ ?

 - Kiểm tra vở bài tập của hs .

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tiết 58: Tiếng Việt: Chơi chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết: 58 
 Tiếng Việt : CHƠI CHỮ
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giáo viên cần giúp hs đạt được : 
	- Hiểu được thế nào là chơi chữ ?
	- Biết được một số lỗi chơi chữ thường gặp .
	- Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ .
	- Làm cho hs thêm yêu thích môn học .
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
	F Điệp ngữ là gì ? Nêu tác dụng và các dạng điệp ngữ ? 
	- Kiểm tra vở bài tập của hs .
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm chơi chữ và tác dụng của việc chơi chữ : 
- Gọi hs đọc vd .
F Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao này ? 
F Việc sử dụng từ lợi ở cuối bài ca dao dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ ? 
F Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng gì ? 
( Nghệ thuật : Đánh tráo ngữ nghĩa” à Cảm giác bất ngờ thú vị ) 
F Em có kết luận gì phép chơi chữ ? 
F Em có thể lấy một vài ví dụ . 
(Lối chới chữ bằng cách dùng các từ cùng trường nghĩa ) 
Gv nêu một vài ví dụ .
- Đọc 
- Lợi 1 : Thu lợi .
- Lợi 2 : Phần thịt bao quanh chân răng .
- Dựa vào hiện tượng đồng âm trong tiếng việt .
- Hài hước, hấp dẫn, thú vị . 
- Hs trả lời . 
+ Chuồng gà kê sát chuồng vịt .
+ Chàng cóc ơi ! Chàng cóc ơi ! .
 Thiếp bén duyên chàng có thế thôi . 
 Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé .
 Ngàn vàng khuôn chuộc dấu bờ vai . 
I. Thế nào là chơi chữ :
 1) Xét bài ca dao : 
 “Bà già đi chợ cầu đông ..” 
 - Lợi (câu 2) : Thu lợi .
 - Lợi (câu 4) : Phần thịt bao quanh chân răng .
 à Việc sử dụng từ lợi trong câu 4 dựa vào hiện tượng đồng âm trong tiếng việt . 
 => Thầy bói nói bà đã quá già rồi, thích chuyện chồng con làm chi nữa à Câu trả lời gián tiếp đượm chút hài hước mà không cay độc, gây cảm giác bất ngờ, thú vị .
 2) Kết luận : 
 ghi nhớ sgk tr 164 .
10’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu các lỗi chơi chữ:
F Lối chơi chữ ở phần 1 là dựa vào đặc điểm của từ ngữ ? Ví dụ ? 
F Ở ví dụ 1 mục II , tác giả Tú Mỡ đã dùng lối chơi chữ gì ? 
F Ở ví dụ 2 mục II , tác giả đã dùng lối chơi chữ gì ? 
F Ở ví dụ 3 mục II , tác giả đã dùng lối chơi chữ gì ? 
F Ở ví dụ 4 mục II , tác giả đã dùng lối chơi chữ gì ? 
Gv: Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố  
Vd: Có tiên có tổ, có tổ có tiên, tiên tổ tổ tiên 
Còn nước còn non, còn non còn nước, nước non non nước, nước non nhà . 
 (Tản Đà )
- Đồng âm .
vd: Con ngựa đá con ngựa đá con ngựa đá , đá con ngựa .
- “Ranh tướng” (danh tướng) à nói trại âm .
- Tác giả Tú Mỡ đã dùng cách điệp âm (Đều dùng phụ âm M) 
Vd: Con cò có cái cổ cao cao, cái cẳng .con cò .
- Dùng lối nói lái 
Vd : Cá đối à Cối đá .
Mèo cái à mái kèo . 
- Lối chơi chữ dùng từ trái nghĩa (sầu riêng, vui chung) 
Vd : Đi tu phật nói ăn chay, 
Thịt chó ăn được , thịt cày thì không .
II. Các lối chơi chữ : 
 1) Dùng từ ngữ đồng âm: 
vd: “Bà già .”
 2) dùng lối nói trái âm (gần âm ) 
vd : .
 3) Cách điệp âm : 
vd: Mênh mông muôn mỗi một màu , 
 Mỏi mắt miên man mãi mù mịt .
 4) Dùng lối nói lái : 
vd : Con cá đối 
 5) Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa : 
vd: Ngọt thơm sau lớp vỏ gai , 
 Quả non lớn mãi cho ai đẹp lòng, 
 Mời cô mời bác ăn cùng 
 Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà .
* ghi nhớ: sgk tr 165 
14’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs luyện tập : 
 - Gv hướng dẫn hs luỵên tập .
 - hs làm theo hướng dẫn của giáo viên .
 - GV quan sát giúp đỡ hs . 
 - Các nhóm trao đổi .
 - Gv chốt lại .
Bài tập 1 : Tác giả dùng hàng loạt những danh từ chỉ họ hàng nhà rắn : 
 (1) liu điu; (2) rắn; (3) hổ lửa; (4) Mái gầm ; (5) ráo ; (6) Hổ mang .
Bài tập 2 : Những tiếng chỉ sự vật gần giũ nhau : 
 a) Thịt mỡ , giò (dò) , chả( những món ăn) 
 b) Nứa, tre, trúc, (đều họ nhà tre ) 
Bài tập 4 : BH đã liên tưởng từ những gói cam (gồm những quả cam) đến câu thành ngữ khổ tận cam lai ( Khổ : đắng; tận : hết; cam : ngọt; lai : đến ) 
Nghĩa là đắng hết, ngọt sẽ lại , hết những ngày tháng gian khổ sẽ đến những ngày tháng sung sướng .
 Bác Hồ thể hiện lòng biết ơn chân thành đối với người biếu quả cam (Ăn quả nhớ kẻ trồng cây) đồng thời gieo vào lòng niềm tin tất thắng của cuộc kháng chiến .
 3) Củng cố : (2’) 
	 Gv nhấn mạnh 2 nội dung có trong phần ghi nhớ tr 164, 165 .
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
 5) Dặn dò :(1’) 
	- Học bài, làm các bài tập vào vở .
	- xem trước bài “Làm thơ lục bát” 
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 58.doc