Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến tuần 4

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến tuần 4

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

- - Cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái

- - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi người.

B.CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ, SGK, tranh cổng trường.

 - HS: Soạn bài theo phần “Đọc- Hiểu văn bản”.

C. BÀI CŨ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS

D. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động1: Khởi động:

Bao nhạc sĩ, thi sĩ đã để lại cho đời những giai điệu thật đẹp - nhất là tình mẹ đối với con “ Mẹ thương con có hay chăng, thương từ khi thai nghén".Thế đấy, người mẹ đã lo lắng cho con từ lúc mang thai đến lúc sinh con ra, lo cho con “ăn ngoan chóng khoẻ”. Rồi đến lúc con chuẩn bị vào chân trời mới lạ “Trường học” – đó là giai đoạn mẹ lo lắng, quan tâm đến con nhiều nhất. Mẹ mong mỏi con đến trường được học tập, giỏi giang, “con ngoan trò giỏi” Để hiểu hơn về tâm trạng của các bậc cha mẹ, nhất là vào đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con.

 

doc 37 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 915Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 1 đến tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01 
Tiết 01 
Bài 01 Văn bản: CổNG TRƯờNG Mở RA
NS:....
NG:...
A.MụC TIÊU CầN ĐạT: Giúp HS: 
-	Cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái
-	Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi người.
B.CHUẩN Bị: - GV: Bảng phụ, SGK, tranh cổng trường.
 - HS: Soạn bài theo phần “Đọc- Hiểu văn bản”.
C. BàI Cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
D. TIếN TRìNH HOạT ĐộNG:
Hoạt động1: Khởi động:
Bao nhạc sĩ, thi sĩ đã để lại cho đời những giai điệu thật đẹp - nhất là tình mẹ đối với con “ Mẹ thương con có hay chăng, thương từ khi thai nghén".Thế đấy, người mẹ đã lo lắng cho con từ lúc mang thai đến lúc sinh con ra, lo cho con “ăn ngoan chóng khoẻ”. Rồi đến lúc con chuẩn bị vào chân trời mới lạ “Trường học” – đó là giai đoạn mẹ lo lắng, quan tâm đến con nhiều nhất. Mẹ mong mỏi con đến trường được học tập, giỏi giang, “con ngoan trò giỏi” Để hiểu hơn về tâm trạng của các bậc cha mẹ, nhất là vào đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
 - GV giúp HS đọc và tìm hiểu chú thích (2,4,9,10)
 # Văn bản “CTMR” thuộc một kiểu loại văn bản em đã học ở lớp 6. Đó là kiểu loại văn bản gì ? - Văn bản nhật dụng.
Hoạt động 3:Hướng dẫn đọc - Tìm hiểu văn bản
Bước 1: Đọc
GV: Lưu ý cách đọc 
Đọc mẫu một đoạn ngắn
 # Hãy tóm tắt ngắn nội dung văn bản bằng một câu ? ( Viết về vấn đề gì )
Bước 2: Hướng dẫn tìm hiểu tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con.
 GV: Trước một dự định, một công việc nào đó mình sẽ thực hiện trong ngày mai con người ta thường lo lắng. Đêm trước ngày khai trường, người mẹ và đứa con, mỗi người mang một tâm trạng riêng
# Hãy tìm những từ ngữ biểu hiện rõ tâm trạng của người mẹ và người con trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con ?
 (- HS dựa vào văn bản tìm – GV hướng dẫn )
 *Mẹ: (có thể ghi bảng phụ ) 
 - không ngủ được
-	không tập trung được vào việc gì cả
-	lên giường và trằn trọc
-	không lo lắng nhưng vẫn không ngủ được
-	Nhớ về sự nôn nao, hồi hộp, nỗi chơi vơi hốt hoảng trong lần đầu tiên đến trường.
 *Con: 
-	giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa
-	gương mặt thanh thoát, tựa nghiêng trên gối mềm
# Em nhận xét gì về tâm trạng của hai mẹ con trong bài văn ? Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì để? 
 - tương phản.
# Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được ?
 (HS thảo luận nhóm )
 - Vì lo lắng cho con ( tuy mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho con, con đã quen với trường lớp lúc3 tuổi nhưng hôm nay con thực sự đi vào con đường học vấn - bước ngoặc của cuộc đời )
-	Kí ức tuổi thơ sống dậy trong lòng mẹ: Mẹ nôn nao nghĩ về ngày khai trưòng năm xưa. 
# Chi tiết nào trong văn bản chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ ? 
-	“Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng” (có thể ghi bảng phụ)
-	Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm.bước vào” .
# Tại sao dấu ấn ngày khai trường in đậm trong tâm hồn mẹ đến thế ? 
 (H S thảo luận ngắn)
•	Có thể : - Ngày đầu tiên mẹ đến trường được bà dắt tay
 - Sự cảm nhận về một môi trường mới lạlàm mẹ nhớ mãi
Bước 3: Hướng dẫn tìm hiểu mong ước của mẹ 
Từ dấu ấn sâu đậm ấy, người mẹ đã mong muốn cho con điều gì ? 
# Hãy tìm trong văn bản chi tiết, từ ngữ thể hiện ước muốn của mẹ cho con ? 
 - mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn trọng và tự nhiên ghi vào lòng con để rồi bất cứ ngày nào đó, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng , xao xuyến.
 # Em cảm nhận được điều gì qua ước muốn đó của người mẹ ? Theo em, vì sao người mẹ lại ước muốn diều đó ? 
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết
* GV : Từ sự trăn trở, suy nghĩ đến những mong muốn của mẹ, em thấy mẹ là người ntn ?
-	Mẹ có tấm lòng thương yêu con sâu sắc, tình cảm đẹp đẽ, sâu nặng
-	Mẹ hết mực lo lắng cho con : Không chỉ có một cuộc sống sung túc, đầy đủ mẹ còn mong muốn cho cho con có một tâm hồn trong sáng, rộng mở.
 # Trong văn bản, người mẹ đang tâm sự với ai ? cách viết này có tác dụng gì ? 
 - Mẹ nhìn con ngủ như tâm sự với con nhưng đang nói với chính mình - Điều đó càng khắc hoạ tâm tư, tình cảm và những điều sâu thẳm trong lòng người mẹ. 
•	Kết thúc bài văn, người mẹ nói:  “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em hiểu thế giới kì diệu đó ntn ?
- Nhà trường sẽ mang lại những tri thức, tư tưởng, tình cảm, đạo lí, tình bạncho mỗi người – là hành trang giúp em vào đời.
 # Tóm lại, qua miêu tả tâm trạng của người mẹ, tác giả đã giúp cho người đọc hiểu được điều gì ?
-	Tình cảm của mẹ.
-	Vai trò của nhà trường đ/v cuộc sống .
 (GV dẫn dắt HS tổng kết theo ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ )
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập - đọc thêm
* HS đọc yêu cầu đề bài
* GV giúp HS làm bài
 Bài tập làm thêm: Hãy kể một kỉ niệm sâu sắc nhất của em đối với mẹ. ( hoặc làm bài tập2)
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
 (SGK/3)
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường:
 - Mẹ: thao thức, suy nghĩ triền miên . 
- Con: thanh thản, vô tư 
 - Dấu ấn ngày khai trường in đậm trong tâm hồn mẹ.
2. Mong ước của mẹ:
- Mẹ mong con có những kỉ niệm đẹp về ngày khai trường đầu tiên. Nó sẽ là hành trang theo con suốt cuộc đời.
III.TổNG KếT
 1. Nội dung:
2.Nghệ thuật:
* Ghi nhớ : (SGK/9)
IV. LUYệN TậP:
 1,2. HS tự làm vào vở
E.	DặN Dò:
- Nắm nội dung bài học - học bài – làm bài tập vào vở 
 - Chuẩn bị tiết 02 “Mẹ tôi” 
 F. RKN:
Tuần 01 
Tiết 02 
 Văn bản: Mẹ TÔI 
 Et- môn-đô-đơ A-mi-xi 
 NS:.
 NG:.
A.MụC TIÊU CầN ĐạT: Giúp HS: 
-	Hiểu biết và thấm thía hơn những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
B.CHUẩN Bị: - GV: Bảng phụ, SGK, bài soạn.
 - HS: Soạn bài theo phần “Đọc- Hiểu văn bản”.
 - HS: Soạn bài theo phần “Đọc- Hiểu văn bản”.
C. BàI Cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
-Trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con , người mẹ có tâm trạng ntn? Qua đó em hiểu được điều gì ?
D. TIếN TRìNH HOạT ĐộNG:
Hoạt động1: Khởi động:
 Từ xưa đến nay, người VN luôn có truyền thống “thờ cha kính mẹ”. Dầu xã hội có văn minh thế nào thì sự hiếu thảo, thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của con cháu. Tuy nhiên kô phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó, có lúc vô tình hay tự nhiên ta phạm phải những lỗi lầm với cha mẹ. những lúc ấy cha mẹ sẽ giúp ta nhận ra 
Hoạt động1: GV giúp HS đọc và tìm hiểu chú thích.
 # Dựa vào chú thích sgk, trình bày một vài nét về tác giả Et..? 
 # Tìm hiểu chú thích (1,6,9,10)
 - HS đọc văn bản.
Hoạt động 2: 
# Hãy tóm tắt nội dung văn bản ?( Bài văn kể vê chuyện gì )
 - Lúc cô giáo đến thăm, cậu bé En-ri cô nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ, người bố viết thư gởi cho con bộc lộ thái độ của mình. Qua bức thư, người bố nói cho con biết công lao to lớn của mẹ đ/v cậu bé và những lời khuyên chân thành sâu sắc nhất với đứa con
 GV: Chứng kiến thái độ thiếu lễ độ của En-ri-cô trước mặt cô giao, người bố đã tỏ thái độ gì với con ? Hãy tìm trong văn bản những từ ngữ, hình ảnh, lời lẽ, thái độ thể hiện thái độ của người bố En-ri-cô ? 
-	Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
-	Bố không thể nén được cơn tức giận
-	Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư ?
-	Thật đáng xấu hổ và nhục nhã.
# Qua lời lẽ đó em nhận xét gì về thái độ của người bố ? Lý do gì đã khiến ông có thái độ đó ?
GV: Ngoài việc thể hiện thái dộ với En-ri-cô, qua bức thư người bố còn cho con biết về công lao của mẹ với cậu. 
# Tìm trong vbản những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ ?
 (có thể chép trên bảng phụ )
-	phải thức suốt đêm, cuối mình trên chiếc nôi, trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nổi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con.
-	sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thế đi ăn xin để nuôi con, hi sinh tính mạng để cứu sống con.
# Qua những chi tiết đó, em hiểu mẹ En-ri-cô là người ntn ? 
 (- HS thảo luận)
-	Hết lòng thương yêu con
-	Đã lo lắng ,khổ sở, vất vả; chấp nhận làm những việc hèn hạ nhất; hi sinh tính mạng vì con. Đó cũng là tấm lòng của các bà mẹ nói chung.
GV: Tấm lòng của mẹ là vậy đó, thế mà En..lại đối xử không tốt với mẹ nên bố đã tỏ thái độ tức giận. En –ri-cô nhận ra lỗi lầm, xúc động vô cùng khi đọc thư bố. 
# Theo em, điều gì đã khiến cho En..xúc động ? Chọn những lý do trong 5 lí do ở SGk
 - Chọn a,b,c 
*Viết thư cho con, người bố nói cho con biết được tấm lòng thương yêu, hi sinh vô bờ bến của mẹ, đồng thời qua đó người bố đã có những lời khuyên cho con.
 # Người bố đã khuyên con điều gì ? Em hiểu được gì qua những lời khuyên đó ?
-	 Mẹ chúng ta rất bao dung, độ lượng, sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của ta.
Hoạt động 3: Qua bức thư người cha viết gởi En-ri-cô, em rút ra cho mình bài học gì ? Văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”. Tại sao người bố không trực tiếp nói với En..mà viết thư ?
 - Hiểu được công lao to lớn của mẹ - cố gắng làm tốt để đền ơn.
 - Tế nhị, kín đáo nói riêng cho người mắc lỗi, tránh tự ái. Đây là bài học ứng xử cho mọi người.
 (GV dẫn dắt HS theo ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ ) 
Hoạt động 4: 
# Từ trước đến nay em đã làm gì có lỗi với mẹ chưa ? Kể một lỗi lầm mà em đã phải. Em đã làm gì để sửa chữa lỗi lầm đó ?
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
 (SGK/3)
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Thái độ của người bố khi En-ri-cô thiếu lễ dộ với mẹ trước mặt cô giáo: 
 - Rất buồn bã, rất tức giận.Ông vừa bất ngờ vừa hụt hẫng về đứa con.
2. Tấm lòng của mẹ:
 - Thương yêu con vô bờ bến, hi sinh tất cả vì con.
4.Lời khuyên của bố:
- Đừng bao giờ làm điều gì khiến mẹ phải đau lòng.(Từ nay, không bao giờ con thốt ra một lời nói nặng với mẹ ) 
- Con có sai lầm phải thành khẩn nhận lỗi (xin lỗi mẹ, hãy cầu xin mẹ hôn con)
III.TổNG KếT
* Ghi nhớ : (SGK)
IV. LUYệN TậP:
 2. Cải lại mẹ, dối mẹ...
 - Nắm nội dung bài học - học bài – làm bài tập vào vở - đọc thêm 
 - Chuẩn bị tiết 03 “ Từ ghép”. 
Tuần 01
Tiết 03
 Từ GHéP 
NS:
NG:...
A.MụC TIÊU CầN ĐạT: Giúp HS
-	Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép : chính phụ và đẳng lập
-	Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
B.CHUẩN Bị:
-	GV: Bảng phụ, bài tập, sgk
-	HS: Tìm hiểu nội dung bài học.
C. BàI Cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS
D. TIếN TRìNH HOạT ĐộNG:
Hoạt động1: Khởi động:
 ở lớp 6 các em đã nắm được khái niệm từ ghép được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau. Hôm nay các em sẽ được hiểu sâu hơn, rộng hơn về cấu tạo, trật tự sắp xếp và nghĩa của từ ghép
Hoạt động 1: GV h.dẫn HS tìm hiểu bài học.
* Dùng bảng phụ ghi bài tập 1 trong SGK và giúp HS làm bài.
# Giải nghĩa từ “bà” và “bà  ... ời của người cháu
#Trong lời giới thiệu ấy có từ nào được lặp lại nhiều lần? 
-Hay : hay tửu, hay tăm, hay nước trà đặc, hay nằm ngủ trưa.
#Hay = tốt, giỏi ->lời khen. Từ hay mà người cháu giới thiệu về người chú có phải là “giỏi”; “tốt” không? Nếu không thì hay trong bài này có ý nghĩa gì?
-Chữ hay được dùng trong bài rất mỉa mai : Hay rượu, chè, ngủ trưa, chơi chứ không phải là làm giỏi, học giỏi. (Hay nước chè thôi thì cũng được cô ạ!)
-Mỗi từ hay đưa ra là một tật xấu của chú tôi (4 lần - 3 tật xấu) được liệt kê ra.
-Giới thiệu để cầu hôn mà toàn những tật xấu -> đây là hình thức “nói ngược trong ca dao” : thể hiện rõ ý giễu cợt, mỉa mai, biếm hoạ về chân dung “chú tôi” (Cháu như vậy là không được!)
Giáo viên : Bức chân dung người chú tiếp tục được giới thiệu ở 2 câu cuối:
Học sinh đọc 2 câu cuối :
#Trong cuộc sống người ta thường ước những điều tốt đẹp, còn người chú trong bài ca dao này ước gì?
-“Chú tôi” cũng có bao điều ước : Ngày - ước mưa để khỏi đi làm; đêm ước - thừa 6 canh để đêm dài được ngủ nhiều và được ở bên người yêu dài hơn.
=>Âm điệu “ngày” thì kéo dài, nhấn mạnh ý mỉa mai, tô đậm chân dung “chú tôi” - chú tôi ước ngủ, ước chơi (và tật xấu = cả hành động + suy nghĩ, tư tưởng)
#Qua lời giới thiệu của người cháu, em có nhận xét gì về chân dung của người chú?
-Đó là người vừa nghiện ngập, vừa lười lao động, chỉ thích hưởng thụ.
#Vậy, ý nghĩa châm biếm của bài ca dao này là gì?
(Học sinh thảo luận)
-Người lao động mượn nhân vật “chú tôi” để châm biếm những hạng người nghiện ngập, lười lao động trong XH - Hạng người cần phải phê phán.
Chuyển ý : Bài 1 chế giễu người nghiện ngập, lười lao động, thích hưởng thụ, bài 2 muốn nói gì?
-Học sinh đọc bài (2)
#Cảm nhận ban đầu của em về bài ca dao này?
-Đây là lời thầy bói nói với người đi xem bói -> Châm biếm, gây cười mà rất sâu sắc (hoặc nhại lại lời thầy bói)
#Đối tượng đi xem bói là ai? Tại sao tác giả lại chọn “phụ nữ”
-Người phụ nữ - người thường quan tâm đến số phận, cả tin
#Lời bói đoán của thầy bói là gì? Cách nói của thầy ntn?
-Toàn những chuyện hệ trọng về số phận, cuộc dời con người, con người rất quan tâm : giầu - nghèo; cha - mẹ; chồng - con.
-Từ “số cô” lặp nhiều lần -> tạo sự hồi hộp, gây sự chú ý đồng thời khảng định lời thầy chắc như đinh đóng cột đình nhưng toàn là những lời nói dựa : “mẹ đàn bà, cha đàn ông”, nói nước đôi “chẳng giàu thì nghèo”, “chẳng gái thì trai”
-> Toàn là lời nói phán như không (Vì đó là điều hiển nhiên).
=> Bài ca dao đã lật tẩy chân dung, tài cán, bản chất của thầy bói (sự nực cười).
=> Bài ca dao phê phán hiện tượng nào trong XH? Nó còn tồn tại trong XH không?
 - cả người hành nghề, người mê tín
#Sưu tầm thêm một số bài ca dao có nội dung tương tự?
*Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn.
 *Từ vi xem bói cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.
-Học sinh đọc (3)
#Theo em mỗi con vật trong bài (3) tượng trưng cho ai, hạng người nào trong XH?
-Con cò : người nông dân
-Con cuống : kẻ tai to mặt lớn (xã trưởng, lý trưởng...)
-Chào mào, chim ri : cai lệ, lính lệ.
-Chim chích, anh mẽ : người đi rao việc làng
#Việc chọn những nhân vật trên để miêu tả - “đóng vai” như thế lý thú ở điểm nào?
-Dùng thế giới loài vật nói về thế giới con người
-Hình ảnh rất sinh động, tiêu biểu cho từng hạng người trong XH.
#Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không?
 -Không (đánh chén vui vẻ, chia chác...)
#Vậy, bài ca này phê phán, châm biếm cái gì?
-Hủ tục ma chay trong xã hội cũ.
#Học sinh đọc bài ca dao (4)
*Chân dung “cậu Cai” được miêu tả ntn?
-Cậu Cai - tức anh cai lệ : ngừời coi đám lính lệ, canh gác và phục dinh ở phủ, huyện thời xưa.
+ “Nón dấu lông gà” : -> Quyền lực.
+ “Ngón tay đeo nhẫn” -> Tính cách phô trương.
+ “áo ngắn... quần dài” -> Cái vỏ bề ngoài thực chất là sự khoe khoang, “làm dáng” - Tất cả đều là đồ thuê, đồ mượn =>Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm.
#Em : nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm của bài ca?
-Gọi “cậu Cai” - để châm chọc, mát mẻ (vừa lòng)
-Qua trang phục, công việc “chỉ điểm”, chọn lọc -> Cậu Cai xuất hiện làm vẻ lố lăng, không chút quyền hành.
-Phóng đại “đi mượn, đi thuê” : -> thân phận thảm hại của cậu Cai.
*Hành động : 3 : Củng cố
#Qua 4 bài ca dao đã học trên, em thấy nội dung của những bài ca dao châm biếm gì? -> Châm biếm những hạng người nào ->hiện tượng nào?
#Những nét đặc sắc nghệ thuật trong 4 bài ca dao?
 (Học sinh đọc ghi nhớ)
*Hoạt động : 4 : Hướng dẫn luyện tập
-Học sinh đọc yêu cầu bài (1) (2)
-Giáo viên hướng dẫn
*Hoạt động : 5 : hướng dẫn đọc thêm
I-Đọc văn bản
II-Tìm hiểu bài văn
Bài 1:
- Bức chân dung về người chú được xây dựng qua lời của người cháu:
+Hay tửu hay tăm
+Hay uống chè đặc
+Hay nằm ngủ trưa
->Toàn những tật xấu để châm biếm, mỉa mai.
+”Ngày ... ước mưa”
+ “Đêm ước thừa canh”
-> Đó là người nghiện ngập vừa lười lao dộng, thích hưởng thụ - hạng người cần phải phê phán.
Bài 2:
-Lời thầy bói
+Nói dựa : “Mẹ đàn bà, cha đàn ông”
+Nói nước đôi “Chẳng giàu thì nghèo - chẳng gái thì trai”
->Bản chất của thầy bói.
 -Bài ca dao phê phán nạn mê tín, dị đoan.
Bài 3
-Phê phán hủ tục ma chay trong XH.
Bài 4
-Cậu Cai : “nón dấu lông gà”, “Ngón tay đeo nhẫn”, “áo ngắn đi mượn”
->Thái độ mỉa mai,pha chút thương hại của người nông dân đối với cậu Cai.
III-Tổng kết
1)Nội dung
 - Phê phán những thói hư, tật xấu
 -Phơi bày những sự việc mâu thuẫn, đáng cười
2)Nghệ thuật
-Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
-Phóng đại
-Nói ngược
*Ghi nhớ (sgk/53)
IV-Luyện tập
1)	Đồng ý với ý kiến
2)	Gây cười ->Giễu cợt, phê phán
*Đọc thêm.
 4. Dặn dò - Học thuộc văn bản + ghi nhớ
 - Nắm nội dung mỗi văn bản
 - Chuẩn bị tiết 15 “Đại từ”
Tuần : 04
Tiết : 15
ĐạI Từ
 NS : .....................
 NG : ........................
A-MụC TIÊU CầN ĐạT : Giúp HS
-Nắm được thế nào là đại từ.
-Nắm được các loại đại từ tiếng việt
-Có ý thức sử dụng các đại từ hợp với các tình huống trong giao tiếp.
B-CHUẩN Bị Đồ DùNG DạY HọC:
 -Giáo viên : sgk, bảng phụ, bài tập thêm.
-Học sinh : sgk, chuẩn bị bài học.
C-TIếN TRìNH HOạT ĐộNG
 1) ổn định (1)
2)Kiểm tra bài cũ : (7’)
Học sinh 1: Phân loại từ láy? Cho ví dụ mỗi loại. “tươi tốt”, “nấu nướng” thuộc loại từ gì?
Học sinh 2 : Trình bày nghĩa của từ láy?
3)Bài mới
a)Giới thiệu bài : (1’) : Trong khi nói và viết, người ta thường dùng những từ như : tôi, tao, tớ, mày, nó, hắn ... để xưng hô; hoặc dùng đây, đó, nọ, kia... để chỉ, để hỏi. Như vậy, thực chất ta đã sử dụng các đại từ để giao tiếp. Vậy, đại từ là gì? Nó có nhiệm vụ, chức năng ra sao? Lời giải đó các em sẽ tìm thấy qua tiết học này.
b)Tiến trình tổ chức các hoạt động :
*Hành động 1: Giáo viên hướng dẫn Học sinh tìm hiểu nội dung bài học (15’)
-Dùng bảng phụ ghi bài tập sgk + Học sinh đọc : (a), (b), (d)
# : Từ “nó” ở đoạn văn (1) chỉ ai? - Em tôi -> người
# : Từ “nó” ở đoạn văn (2) chỉ con vật gì? - Con gà -> vật
# : Từ “ai” trong bài ca dao dùng để làm gì? - để hỏi.
*Giáo viên so sánh với các từ loại (6’)
-Ta nói “Vịt” - tên của loài vật.
-Ta nói “cười” - tên của 1 loại hoạt động
-Ta nói “tỏ” - tên của 1 loại tính chất
-> Đó là danh từ, động từ, tính từ
*Còn các từ “nó”, “ai” không gọi tên sự vật, hoạtđộng, tính chất mà dùng một công cụ khác để chỉ ra các sự vật, hoạt động, tính chất được nói trên -> Những từ đó được gọi là đại từ.
# : Vậy, em hiểu thế nào là đại từ?
 -Học sinh trả lời - Giáo viên chốt ý
 *Qua quan sát VD : Các đại từ “nó”, “ai” giữ vai tò ngữ pháp gì trong câu? (a) - CN; (b) - ĐN; (d) - CN.
VD : -Người học giỏi nhất khối // là nó (1)
 -Mọi người // đều yêu mến nó (2)
# : Vậy đại từ giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
-Có thể : CN, VN, PN
*Hành động 2: Học sinh đọc ghi nhớ (1) 
chuyển ý : đại từ được phân loại ntn? (9’)
# : Dựa vào các đại từ chúng ta đã dùng được ở những ví dụ trên, ta có thể phân loại đại từ ntn?
# : Các đại từ : “tôi, tao, tớ, chúng ta, chúng mày, nó hắn, họ” dùng để chỉ gì? - chỉ người, sự vật
- Các từ : “cô, bác, chú, dì, anh, em” - chỉ người.
# : Các đại từ : “đây, đó, nọ, kia, ấy, này, bây giờ” dùng để chỉ gì? - Vị trí của sự vật trong một thời gian, không gian.
# : Các đại từ : “bấy, bấy nhiêu” chỉ gì? Chỉ số lượng.
# : Còn các đại từ : “vậy, thế” chỉ cái gì? Hoạt động, tính chất các sự việc.
=> Tóm lại : các đại từ để chỉ dùng để chỉ những cái gì?
Học sinh trả lời - Giáo viên chốt ý.
# : Các đại từ : “ai, gì”... hỏi về gì? - hỏi người, sự vật.
-Các đại từ : “bao nhiêu, mấy”? - hỏi số lượng.
-Các đại từ : “đâu, bao giờ”? hỏi thời gian, không gian.
-Các đại từ : “Sao, thế nào”? hỏi về hoạt động, tính chất sự việc
=> Các đại từ để hỏi được dùng ntn? - Học sinh trả lời.
*Hành động 3: Hướng dẫn luyện tập
-Đọc yêu cầu bài tập 1: Xếp vào đại từ theo bảng (chỉ người, sự vật)
(Học sinh làm bài tập theo nhóm)
-Đọc yêu cầu bài tập (1b)
-Học sinh trả lời
*Đọc yêu cầu bài tập (2)
-Giáo viên làm mẫu - Học sinh làm theo.
(Học sinh thảo luận)
*Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu - ghi bảng phụ
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?...
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu.
# : Xác định đại từ trong các bài thơ trên
# : Chỉ ra ngôi của đại từ đó?
*Hành động 4: củng cố
*Đại từ để chỉ:
-Chỉ sự vật : tôi, tao, chúng ta ...
-Chỉ số lượng : bấy, bấy nhiêu...
-Chỉ hoạt động, tính chất : Vậy, thế
-Hỏi về vị trí của sự vật trong không gian, thời gian : đây, đó, nọ kia...
*Đại từ để hỏi :
-Hỏi về sự vật : ai, gì
-Hỏi về số lượng : bao nhiêu, mấy...
-Hỏi về hoạt dộng, tính chất : sao, thế nào...
 -Hỏi về thời gian, không gian : đâu, bao giờ
I-Thế nào là đại từ:
 * Bài tập
 -Đại từ: Là từ dùng dể trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất..được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
-Vai trò ngữ pháp: CN,VN, PN
*Ghi nhớ 1: (sgk/55)
II-Các loại đại từ
 - 2 loại
1) Đại từ để chỉ:
*Ghi nhớ 2 : (sgk/56)
2)Đại từ để hỏi
*Ghi nhớ 3 (sgk/56)
III- Luyện tập
1) đại từ chỉ người, sự vật.
số ít
số nhiều
1
Tao, tôi, tớ
Chúng tôi ...
2
mày
Chúng mày
3
hắn, nó
Họ, chúng nó
b)Mình (1): ngôi thứ 1
Mình (2): ngôi thứ 2
2)Ai cũng phải đi học
bao nhiêu cũng được 
3)Khi giao tiếp phải chọn đại từ xưng hô thích hợp với hoàn cảnh nói năng ->giao tiếp có hiẹu quả.
4)Xưng hô : tớ, mình, cậu, bạn... cho lịch sự.
*Bài tập làm thêm
*mình
+(1) (2) (6) : Ngôi 2 số ít
+(3) (4) (5) : ngôi 1 số ít
Hoạt động 5 : Dặn dò
 -Học bài + nắm kỹ nội dung bài học - đọc thêm
 -Làm bài tập vào vở - chuẩn vị tiết 14 “Luyện tập tạo lập văn bản”

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 HK 2.doc