Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 46: Cảnh khuya; rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 46: Cảnh khuya; rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)

I. MỤC TIÊU: GIÚP HỌC SINH:

- CẢM NHẬN VÀ PHÂN TÍCH ĐƯỢC TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN GẮN LIỀN VỚI TÌNH YÊU NƯỚC, PHONG THÁI

 UNG DUNG CỦA HỒ CHÍ MINH THỂ HIỆN TRONG 2 BÀI THƠ.

- BIẾT ĐƯỢC THỂ THƠ VÀ CHỈ RA ĐƯỢC NÉT ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT CỦA 2 BÀI THƠ.

- RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH THƠ TỨ TUYỆT.

II. CHUẨN BỊ: - GIÁO VIÊN: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG + TRANH ẢNH VỀ ĐỀ TÀI: BÁC Ở CHIẾN KHU VIỆT BẮC.

- HỌC SINH: SOẠN BÀI.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1)

2. KTBC: (4) - KỂ LẠI BẰNG VĂN XUÔI NỘI DUNG BÀI THƠ “BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ”

 ( ĐỖ PHỦ)

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 46: Cảnh khuya; rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/11/2008 Tuần 12
Ngày dạy : 11/11/2008 Tiết 46
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước, phong thái
 ung dung của Hồ Chí Minh thể hiện trong 2 bài thơ.
- Biết được thể thơ và chỉ ra được nét đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ.
- Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích thơ tứ tuyệt.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Tranh ảnh về đề tài: Bác ở chiến khu Việt Bắc.
- Học sinh: Soạn bài. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: (4’)	- Kể lại bằng văn xuôi nội dung bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
 ( Đỗ Phủ)
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
GV chọn một số tranh ảnh Bác Hồ làm việc ở Việt Bắc để kết hợp giới thiệu:
Dân tộc ta có một vị lãnh tụ vĩ đại, đồng thời là nhà thơ lớn : Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặc dù Người từng nói “ Ngâm thơ ta vốn không ham” nhưng với một tâm hồn nghệ sĩ, Nhười đã để lại cho đời những bài thơ tuyệt tác “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” là 2 bài thơ đặc sắc được Bác viết thời kì đầu kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
7’
15’
10’
3’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG VỀ 2 BÀI THƠ.
GV. HDHS đọc 2 bài thơ với giọng chậm rãi.
GV. Đọc mẫu, HS đọc. Lưu ý HS ngắt nhịp đúng, đặc 
 biệt ở câu 1,4 bài “Cảnh khuya” và 2,4 bản dịch 
 bài “Nguyên tiêu”.
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả và hoàn 
 cảnh sáng tác hai bài thơ ? SGK/ 141-142.
H. Hai bài thơ “Cảnh khuya”, “Nguyên tiêu” 
 ( phiên âm) được làm theo thể thơ nào?
 Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những 
 bài thơ Đường mà em đã học, hãy chỉ ra các đặc 
 điểm về số tiến (chử) trong mỗi câu thơ, số câu của
 một bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của 2 bài thơ? (*)
GV giảng: 
- Thơ tứ tuyệt (tuyệt cú) là một thể thơ cổ có từ lâu đời ở 
 Trung Quốc và Việt Nam. Theo nghĩa rộng đây là thể thơ 
 4 câu, mỗi câu 5 tiếng hoặc 7 tiếng ( gọi là ngũ ngôn tuyệt 
 thi và thất ngôn tuyệt cú). Giữa các câu có thể đối nhau 
 (từng cặp một và hai, ba hoặc bốn hoặc chỉ một trong hai 
 cặp trên) cũng có thể không cần đối nhau. Thơ Hồ Chí 
 Minh, nhất là thơ chữ Hán, thường là thơ tứ tuyệt.
- “Cảnh khuya”: Thể thơ tứ tuyệt, có 4 câu, mỗi câu
 7 tiếng, 3 vần ( câu 1,2,4) giống với mô hình chung 
 của thể tứ tuyệt thất ngôn.
 + Về cấu trúc nội dung bài thơ cũng theo trình tự: 
 khai, thừa, chuyển, hợp với 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu 
 sau thể hiện tâm trạng.
 + Nhịp: Chỗ khác biệt rõ nhất về hình thức của bài thơ 
 so với mô hình chung là cách ngắt nhịp 4/3 như 
 thông thường mà là 3/4 và 2/5. những câu ngắt nhịp 
 khác bình thường như thế sẽ tạo sự thay đổi về mặt 
 nhịp điệu để thể hiện về nội dung và cảm xúc.
- “Nguyên tiêu”: Theo rất sát mô hình cấu trúc của 
 bài thơ tứ tuyệt, kể cả cách ngắt nhịp các dòng thơ.
* Bản dịch bài thơ (Song thất lục bát) “XuânThủy“
 khá hay song vẫn còn một số điểm chưa thật sát: 
 thiếu 1 chữ “Xuân” ở câu 2, chưa thể hiện được 
 nghĩa của chữ “Yên ba” (khói bay) ở câu 3 nên chưa
 thể hiện được cảnh mịt mờ sương khói trên dòng 
 sông khuya.
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN.
* HS TÌM HIỂU BÀI “CẢNH KHUYA”
H. Phân tích 2 câu thơ đầu của bài thơ?
 (Chú ý: Âm thanh và cách so sánh trong câu thơ 1,
 vẻ đẹp của hình ảnh trong câu thơ thứ 2)
Gợi ý: 
H. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ đầu?
 (So sánh). Tác dụng của biện pháp này?
GV bình: Thi nhân xưa đã từng có những câu thơ 
 hay miêu tả tiếng suối:
 “Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
 (Côn Sơn ca -Nguyễn Trãi)
 Hay “ Tiếng suối trong như bước ngọc tuyền”
 (Thế Lữ -Tiếng sáo Thiên Thai)
 Nay Hồ Chí Minh ví tiếng suối như tiếng hát rất độc
 đáo: Có một sự hòa nhập, gắn bó rất tự nhiên giữa
 con người và thiên nhiên đã được thể hiện ở đây.
H. Từ nào được lặp lại trong câu thơ này? (lồng) . 
 Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “lồng” trong câu 
 thơ này?
H. Từ “lồng” được sử dụng 2 lần trong một câu thơ
 giúp em hình dung thế nào về vẻ đẹp của trăng 
 rừng ở đây?
HS. Ở câu 1 ta thấy nổi lên vẻ đẹp của âm thanh, ở 
 câu 2 ta thấy choáng ngợp bởi vẻ đẹp của bức tranh 
 nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Có 
 bóng hình vươn cao tỏa rộng của vòm cây cổ thụ, ở 
 trên cao lấp loáng ánh trăng, bóng lá, bóng cây in 
 vào khóm hoa, in trên mặt đất thành những hình 
 bônh hoa thêu dệt. Bức tranh chỉ có 2 màu sáng tối, 
 trắng đen mà tạo nên vẻ đẹp lung linh, chập chờn 
 huyền ảo, ấm áp, hòa hòa quấn quít bởi âm hưởng 
 của 2 từ “lồng” ở một câu thơ.
H. Hai câu thơ cuối đã biểu hiện những tân trạng gì 
 của tác giả? Trong 2 câu thơ ấy có 2 từ nào được 
 lặp lại và việc sử dụng điệp ngữ ở đây có tác dụng
 như thế nào đối với sự thể hiện tâm trạng của nhà
 thơ?
Gợi ý: Tâm trạng của tác giả thể hiện 2 câu thơ cuối:
 2 chữ “chưa ngủ”ở cuối câu thơ thứ 3 được lặp lại
 ở đầu câu thơ thứ 4 cho thấy 2 nét tâm trạng được
 mở ra trước và sau 2 chữ ấy đồng thời bộc lộ chiều
 sâu nội tâm của tác giả.
 + Câu 3: Thể hiện trong tâm hồn HCM: đó là rung
 động, say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng
 Việt Bắc.
 + Câu 4: Bất ngờ mở ra vẻ đẹp và chiều sâu mới 
 trong tâm hồn nhà thơ : thao thức chưa ngủ còn 
 chính là vì lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước. 
 Hay chính là vì thức tới khuya lo việc nước mà 
 Người đã bắt gặp được cảnh trăng đẹp.
Þ Cụm từ “chưa ngủ”lặp lại đã tạo ra một bản le
 khép mở 2 tâm trạng: say mê cảnh đẹp nhưng 
 không quên việc nước. Hai nét tâm trạng ấy thống
 nhất trong con người của Bác, thể hiện sự hòa hợp,
 thống nhất giữa nhà thi sĩ và người chiến sĩ trong vị
 lãnh tụ.
* HS TÌM HIỂU VĂN BẢN 
 “RẰM THÁNG GIÊNG”
H. Nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả 
 không gian bài “Nguyên tiêu”. Câu thơ thứ 2 có gì
 đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp rộng lớn, bát
 ngát của không gian như thế nào?
HS. Trả lời.
GV nhận xét giảng:
 - Nếu “Cảnh khuya” là ảnh trăng rừng tuyệt đẹp thì 2 câu thơ đầu của bài “Nguyên tiêu” đã vẽ ra một khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng.
Câu 1: Khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng xuống khắp trời đất.
Câu 2: Vẽ ra một không gian xa rộng bát ngát như có giới hạn, với con sóng, mặt nước tiếp liền với bầu trời. Trong nguyên văn chữ Hán, câu thơ này có 3 từ “xuân” được lặp lại, nhấn mạnh sự diễn tả vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đang tràn ngập cả dất trời.
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh trong
 bài thơ? (*).
Gợi ý: Cảnh vật không được miêu tả rõ ràng từng chi tiết cụ thể mà chỉ là nét phác thảo nhưng lại bắt trúng cái “thần” của sự vật nên toàn bức tranh vẫn toát lên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, thơ mộng về một đêm trăng trên sông nước.
GV bình: Nếu trong câu thơ kết bài “Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế là tiếng chuông chùa Hàn Sơn ngân vang, lan tỏa đến chiếc thuyền lữ khách trên sông thì ở đây chúng ta bắt gặp 1 thuyền trăng ngập tràn khói sóng: “Yên ba nguyệt mãn thuyền”.
Như Nguyễn Công Trứ cũng thường thốt lên:
 “Gió trăng chất một thuyền đầy
 Của kho có hạn biết ngày nào vơi”.
Hay Nguyễn Trãi cũng từng rung động, đắm say phong nguyệt: “Kho thu phong nguyệt đày qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then”.
Þ Có lẽ đó cũng là niềm cảm hứng chung của các bậc thi nhân xưa và nay.
H. Tìn hiểu phong thái ung dung lạc quan của HCM
 thể hiện trong 2 bài thơ?
HS thảo luận, trình bày:
GV nhận xét, giảng:
 - Cả 2 bài thơ đều được làm trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ. Bài “Cảnh khuya” viết năm 1947, năm đầu của cuộc kháng chiến, vận nước đang rất khó khăn. Bài “Nguyên tiêu” viết đầu năm 1948, sau chiến thắng Việt Bắc rất quan trọng của quân và dân ta đánh bại cuộc tấn công qui mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Đặt trong hoàn cảnh ấy chúng ta càng thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan của vị lãnh tụ.
- Phong thái ung dung, lạc quan còn thể hiện ở hoàn cảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn bạc việc quân trở về, lướt đi phơi phới, chở đầy ánh trăng giữa cảnh trời nước bao la cũng tràn ngập ánh trăng.
 - Phong thái ấy cũng được toát ra từ giọng thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại khỏe khoắn, trẻ trung.
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS TỔNG KẾT.
GV. Tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của
 2 bài thơ.
HS. Thực hiện ghi nhớ SGK/143
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tác giả:
 Hồ Chí Minh (1890-1969) .
 Lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung. Khi đi học đổi tên là Nguyễn Tất Thành.
 Quê Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
 Sinh trong một gia đình nhà nho yêu nước, từ thời thơ ấu, ông đã ôm ấp mộng cứu nước.
2. Hoàn cảnh sáng tác: 
 SGK/141-142.
3. Thể thơ: 
 Thất ngôn tứ tuyệt.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
CẢNH KHUYA.
1. Vẻ đẹp của cảnh trăng 
 rừng.
-“Tiếng suối trong như tiếng 
 hát xa”
à So sánh đặc sắc, làm cho 
 tiếng suối gần gũi với con 
 người hơn và có sức sống, 
 trẻ trung.
- “Trăng lồng cổ thụ bóng
 lồng hoa”.
à Bức tranh nhiều tầng lớp, 
 đường nét, hình khối đa dạng.
Þ Vẻ đẹp lung linh, chập chờn, 
 huyền ảo.
2. Tâm trạng của tác giả.
- “Cảnh khuya như vẽ người
 chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
- Sự rung động, niềm say mê 
 trước cảnh đẹp như tranh 
 của cảnh trăng rừng Việt 
 Bắc.
- Thao thức chưa ngủ vì lo 
 nghĩ đến vận mệnh của đất 
 nước .à Vẻ đẹp chiều sâu 
 trong tâm hồn nhà thơ.
Þ Sự thống nhất giữa nhà thơ
 và người chiến sĩ trong vị 
 lãnh tụ.
RẰM THÁNG GIÊNG.
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt 
 chính viên,
Xuân giang xuân thủy tiếp 
 xuân thiên.”
à Một không gian xa rộng 
 bát ngát như sông nước mây 
 trời hòa vào làm một, không 
 có giới hạn.
Þ Ba từ “xuân” lặp lại, nhấn 
 mạnh vẻ đẹp và sức sống 
 mùa xuân đang tràn ngập cả
 đất trời.
III. TỔNG KẾT.
* GHI NHỚ SGK/143
4. CỦNG CỐ: (3’) 
- Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng trong 
 mỗi bài có nét đẹp như thế nào?
- Cảnh trăng trong bài “Cảnh khuya”: mang lại vẻ đẹp của sự hòa hợp gắn bó giữa ánh trăng,
 cây cổ thụ và hoa.
- Cảnh trăng “Rằng tháng giêng”: mang vẻ đẹp phóng khoáng, ánh trăng mênh mông bao phủ 
 cả sông nước.
- Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm” giúp em hiểu gì về tác giả Hồ Chí Minh ?
5. DẶN DÒ: ( 2’)
- Học thuộc 2 bài thơ + học phần ghi nhớ SGK/143.
- Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.
- Soạn bài: Xem lại toàn bộ kiến thức về tiếng Việt đã học từ đầu năm, ôn tập kĩ.
 Tiết sau KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN TIẾNG VIỆT.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 46.doc