Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 22

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 22

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức.

 - Giúp học sinh củng cố, khắc sâu những kiến thức trọng tâm của những văn bản nhật dụng và ca dao, dân ca.

b. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng là bài tập, cảm nhận những nét đực sắc về nghệ thuật, nội dung của những văn bản đã học

c. Thái độ.

 - Cảm thụ chất trữ tình dân gian qua các bài ca dao và kỹ năng biểu cảm qua những văn bản nhật dụng.

2. Chuẩn bị của GV&HS:

a. GV:Tìm hiểu tài liệu.

b. HS: Nắm vững kiến thức trên lớp.

3. Tiến trình bài dạy.

a. Kiểm tra bài cũ. Gv kiểm tra trong quá trình học bài mới.

* Đặt vấn đề vào bài mới:(1 phút)

 Các em đã được học văn bản Cổng trường mở ra và văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê.trong tiết học này thầy giới thệu.

 

docx 43 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/2012
Ngày dạy: 08/10/2012
 Dạy lớp: 7 (phụ đạo)
Ngày dạy: ..../.../..........
 Dạy lớp: 
TIẾT 1 ÔN TẬP VĂN HỌC
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức.
 - Giúp học sinh củng cố, khắc sâu những kiến thức trọng tâm của những văn bản nhật dụng và ca dao, dân ca.
b. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng là bài tập, cảm nhận những nét đực sắc về nghệ thuật, nội dung của những văn bản đã học
c. Thái độ.
 - Cảm thụ chất trữ tình dân gian qua các bài ca dao và kỹ năng biểu cảm qua những văn bản nhật dụng.
2. Chuẩn bị của GV&HS:
a. GV:Tìm hiểu tài liệu.
b. HS: Nắm vững kiến thức trên lớp.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ. Gv kiểm tra trong quá trình học bài mới.
* Đặt vấn đề vào bài mới:(1 phút) 
 Các em đã được học văn bản Cổng trường mở ra và văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê...trong tiết học này thầy giới thệu..... 
b. Dạy nội dung bài mới.( 41phút)
Hoạt động của GV&HS
Nội dung cần đạt
Câu 1: Bà mẹ nói “đi đi con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Em hiểu câu nói này như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
Câu 2: Văn bản Mẹ tôi là một bức thư của bố gửi cho cho con nhưng tạo sao lại lấy nhan đề là Mẹ tôi?
HS: Trao đổi, trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
?Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê kể về những cuộc chia tay nào?
A. Cuộc chia tay của những con búp bê .
B. Cuộc chia tay của bố mẹ Thành và Thủy.
C. Cuộc chia tay của Thành và Thủy khi gia đình tan vỡ.
D.Tất cả các ý trên.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
Gv: Cảm nhận về bài ca dao: Công cha như núi ngất trời....
? Bài ca dao diễn tả tình cảm gì? 
Công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và bổn phận của đạo làm con.
? Cái hay trong cách diễn tả của bài ca dao này là gì?
- Đây là điệu hát ru, lời mẹ ru con , âm điệu sâu lắng, bộc lộ được tâm tình.
- Hình ảnh so sánh, ví von để biểu lộ công cha, nghĩa mẹ, lấy cái to lớn mênh mông của thiên nhiên để làm hình ảnh so sánh.
- Hình ảnh núi và biển được nhắc lại hai lần có ý nghĩa tượng trưng cho công lao của cha mẹ không hể nào so được 
? Câu cuối bài ca dao có ý nghĩa gì?
?Tâm trạng của cô gái được thể hiện ntn? '
? Tâm trạng ấy được diễn tả trong hoàn cảnh không gian và thời gian nào.
Thời gian: chiều chiều- gợi sự cô đơn.
Không gian: ngõ sau- nơi vắng lặng heo hút.
?Tại sao nhân vật tôi “Kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm chùm lên cảnh vật”?
Câu 1:
-Nhà trường chính là thế giới kỳ diệu, bởi nhà trường là nơi khai sáng trí tuệ cho mọi người. Trường học là thế giới của ánh sáng tri thức, khoa học, những hiểu biết lý thú đã được tích lũy hàng triệu năm mà thông qua nhận thức để đến với mọi người bắt đầu từ thế hệ trẻ.
-Nhà trường là nơi khơi nguồn những tình cảm cao quý thiêng liêng của một đời người: Tình thầy trò, bạn bè, lòng nhân ái, đạo lí làm người.Trường học là nơi hình thành nhan cách cao cả.
- Nhà trường là thế giới kì diệu của niềm vui, ứơc mơ sáng tạo, đem lạiniềm vui chiến thắng vinh quang.
Câu 2: 
- Người mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng lại là tâm điểm mà các nhân vật và các chi tiết hướng tới.
-Không để người mẹ xuất hiện trực tiếp, tác giả dễ dàng miêu tả cũng như bộc lộ được những tình cảm, thái độ quý trọng của người bố đối với mẹ, mới có thể nói được một cách tế nhị và sâu sắc, những gian khổ mà người mẹ đã âm thầm lưnặng lẽ dành cho đứa con của mình.
-Qua bức thư người bố gửi cho con người đọc vân thấy được hình tượng người mẹ cao cả và lớn lao.
Câu 3: 
D.Tất cả các ý trên.
Câu 4:
- Bài ca là lời nhắc nhở công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và bổn phận trách nhiệm của kẻ làm con trước công sinh thành nuôi dưỡng, giáo dục con cái vất vả của cha mẹ
- Đây là điệu hát ru, lời mẹ ru con , âm điệu sâu lắng, bộc lộ được tâm tình.
- Hình ảnh so sánh, ví von để biểu lộ công cha, nghĩa mẹ, lấy cái to lớn mênh mông của thiên nhiên để làm hình ảnh so sánh.
- Hình ảnh núi và biển được nhắc lại hai lần có ý nghĩa tượng trưng cho công lao của cha mẹ không hể nào so được 
- Cù lao chín cữ phải ghi lòng tạc dạ đã cụ thể hóa về công lao cha mẹ và tình cảm biết ơn của con cái. mặt khác làm tăng thêm âm điệu tôn kính nhắn nhủ của câu hát.
Câu 5: 
 Chiều chiều ra đứng ngõ sau
 Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Đó là tâm trạng, nỗi lòng của người con gái lấy chồng xa quê, nhớ mẹ, nhớ nơi quê nhà. Đó là nỗ buồn tủi xót xa, sâu lắng, đau tận đáy lòng âm thầm không biết chia sẻ cùng ai.
- Thời gian nghệ thuật chiều chiều- thời điểm của sự đoàn tụ trở về, nhưng cô gái lại bơ vơ, cô đơn trong một không gian “ngõ sau” vắng lặng heo hút để trông về quê mẹ với nỗi buồn khôn nguôi, gợi lên sự cô đơn, thân phận người phụ nữ trong gđ dưới chế độ phong kiến
Câu 6:
- Thành ngạc nhiên vì trong lòng mình đang nổi dông bão khi sắp phải chi a ty với đứa em gái nhỏ bé, than thiết, cả đất trời như đang sụp dổ trong tâm hồn emm thế mà cuộc sống vẫn đang trong trạng thái bình thường
-Nghệ thuật diễn tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, đã làm tăng thêm nỗi buồn sau thẳm, trạng thái bơ vơ thất vọng của nhân vật trong truyện.
c. Củng cố, luyện tập. (1phút)
- Ôn tập tiếp những bài ca dao về tình cảm gia đình.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2 phút)
 - Đọc lại các bài đã học.
 * Nhận xét sau tiết dạy:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
Ngày soạn: 06/10/2012
Ngày dạy: 08/10/2012
 Dạy lớp: 7 (phụ đạo)
Ngày dạy: ..../.../..........
 Dạy lớp: 
TIẾT 2 ÔN TẬP VĂN HỌC (Tiếp)
1. Mục tiêu.
 a. Kiến thức.
 -Tiếp tục củng cố khắc sâu kiến thức cho HS.
 b. Kĩ năng.
 - Rèn kĩ năng là bài tập, cảm nhận những nét đực sắc về nghệ thuật, nội dung của những văn bản đã học.
c. Thái độ.
 - Cảm thụ chất trữ tình dân gian qua các bài ca dao và kỹ năng biểu cảm qua những văn bản nhật dụng.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
a. GV: nghiên cứu củng cố hệ thống kiến thức
 b. HS:ôn tập toàn bộ những tác phẩm đã học
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra trong quá trình học bài mới.
 * Đặt vấn đề vào bài mới. (1 phút)
 Ca dao-dân ca là những câu hát chứa đựng bao niềm vui, nỗi buồn... 
b. Dạy nội dung bài mới. (41phút)
Hoạt động của GV&HS
Nội dung cần đạt
? Bài ca dao thể hiện sự kính yêu của cháu đối với ông bà? Những tình cảm ấy được diễn tả như thế nào.
? Trong bài ca dao vì sao chàng trai lại hỏi cô gái về những đia danh đó?
? Em hiểu biết gì về những cảnh địa danh này?
? Bài ca dao miêu tả cảnh gì?
? Cảnh con đường vào Huế được miêu tả qua những hình ảnh nào.
? Hình ảnh so sánh gợi cho em nhận ntn về Huế.
? Đại từ ai được sử dụng ntn trong bài ca dao?
? Phân tích những nỗi thân thương của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ của bài ca dao thứ hai?
?Đọc thuộc lòng bài thơ? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?.
? Hai câu đầu tg đã sd những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật thân phận cuộc đời của người phụ nữ.
- sd tính từ ( trắng, tròn, cặp qht vừa lại vừa....)
- Sd thành ngữ " bảy nổi ba chìm"...? Hai câu cuối tg đã sd những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật thân phận và phẩm chất của ngươì phụ nữ. 
- sd h/ a ẩn dụ ....
- Lời thơ đanh thép khẳng định phẩm chất ...
? Nêu những giá trị của bài thơ.
- Giá trị tả thực: tả chiếc bánh trôi.
- Giá trị tượng trưng: Mượn ha chiếc bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ.
? Bài thơ có những ý nghĩa gì.
- Tố cáo XHPK bất công gây những khổ đau cho người phụ nữ.
- Thể hiện tiếng nói ngợi ca trân trọng và bênh vực của tg với ngươi phụ nữ
1. Bài ca dao 1:
"Ngó lên. bấy nhiêu"
- Diễn ả bằng hình thức so sánh:
+ Cụm từ" ngó lên" thể hiện sự kính trọng.
+" nuộc lạt mái nhà"gợi sự kết nối bền chặt của sự vật cũng như tình cảm huyết thốngvà công lao gây dựng gia đình của ông bà đối với con cháu.
+ Hình thức so sánh " bao nhiêubấy nhiêu"gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi.
2. Bài ca dao 2:
- Trong bài ca dao cách tả cảnh mang tính chất gợi nhiều hơn tả, bằng cách nhắc đến tên Hồ Gươm, cầu Thê Húc, đền Ngọc SơnĐây là những địa danh, cảnh đẹp tiêu biểu của Hồ Gươm giàu truyền hống lịch sử, văn hoá của dân tộc. Cảnhđa dạng có hồ, có cầu , có chùa, có đài. Tất cả tạo nên một không gian thiên nhiên và nhân tạo thơ mộng.Chính những đại danh và cảnh trí ở đây gợi đến tình yêu và niềm tự hào về một Hồ Gươm một Thăng Long
đẹp vì vậy mọi người háo hức rủ nhau đi xem.
- Câu hỏi tu từ cuối bài mang ngụ ý nhắc nhở mọi người về công lao xây dựng đất nước của cha ông đồng thời con là lời nhắn nhủ tâm tình với chúng ta mọi người phải biết trân rọng giữ gìn cảnh đẹp của non sông.
3.Bài ca dao 3:
- Bài ca dao phác hoạ con đường vào xứ Huế với nhiều cảnh đẹp có non, có nước. Màu sắc gợi vẻ đẹp tươi mát,nên thơ đầy sức sống. Cảnh non xanh ,nước biếc được so sánh giống như một bức tranh hoạ đồ. Con đường vào Huế là một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.
- Đại từ ai như một lời mời nhắn nhủ thể hiện một tình Yêu một lòng tự hào về vẻ đẹp của Huế.
4. Bài ca dao 4:
+ Thương con tằm " kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ"ý nói thương cho hân phận con người suốt đời bị bòn rút sức lao động cho kẻ khác.
+ Thương lũ kiếnlà thương cho nỗi khổ của thân phận nhỏ nhoi suốt đời lam lũ vất vả ngược xuôi để nuôi kể khác.
+ Thương con hạc là thương cho cuộc đời lận đận, phiêu bạt và những cố gắng vô vọng của người xưa.
+ Thương con cuốc là thương chóos pận của những ngươi thấp cổ bé họng chịu nhiều oan trái mà không được soi tỏ.
5. Văn bản" Bánh trôi nước".
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt chữ Nôm
- Phân tích:
Hai câu thơ đầu:
-Người phụ nữ xa không chỉ đẹp về hình thể mà tâm hồn cũng trong trắng
- thân phận: bếp bênh trôi nổi giữa cuôc đời
Qua việc tả thực chiếc bánh trôi nói lên người phụ nữ có vẻ đẹp hoàn thiện nhưng cuộc đời lại bấp bênh, vất vả.
Hai câu thơ cuối:
-Thân phận phụ thuộc, không có quyền tự chủ cuộc đời của mình
Mặc dù bị sống lệ thuộc sông người phụ nữ vẫn khẳng định một bản lĩnh sống đẹp, vẫn kiên trinh trước sóng gío cuộc đời
- Vận dụng:Phân tích các giá trị nội dung của tp.
c. Củng cố, luyện tập. (1 phút)
- GV chốt lại nội dung bài học
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2 phút)
- Xem lại nội dung các bài đã học. 
* Nhận xét sau tiết dạy:
........... ... hơi chữ.
 b. Kĩ năng.
- Rèn luyện cách sử dụng các kiến thức đó khi nói và viết.
 c. Thái độ. 
- GD cho HS ý thức sử dụng từ ngữ chuẩn mực.
2. Chuẩn bị của GV&HS.
a. GV: soạn bài, một số BT.
 b. HS: làm các bài tập trong SGK.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ: ( Không)
b. Dạy nội dung bài mới. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS nhắc lại các kiến thức về thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ; lấy ví dụ minh họa cho từng kiến thức.
GV lưu ý phân biệt điệp ngữ với dùng từ lặp do nghèo nàn vốn từ và không nắm chắc cú pháp.
? Giải thích các thành ngữ và nói rõ đâu là thành ngữ có cấu trúc đối xứng? Các thành ngữ đó được hiểu theo cách nào?
HS làm vào vở, 2 HS lên bảng.
? Đặt câu với mỗi thành ngữ ở BT1?
Gọi 5 HS đặt 5 câu.
? Xác định điệp ngữ trong các ví dụ sau và nêu tác dụng của nó?
a, Trời xanh đây là của chúng ta,
 Núi rừng đây là của chúng ta,
 Những cánh đồng thơm mát,
 Những ngả đường bát ngát,
 Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
b, Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào...Tôi yêu cả đêm khyua thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo dộng; dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.
? Phát hiện lối chơi chữ trong các ví dụ sau?
 a, Vôi tôi tôi tôi,
b, Ở đây có bán mộc tồn.
c, Chữ tài liền với chữ tai một vần.( ND)
d, Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
? Viết đoạn văn biểu cảm chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng điệp ngữ, thành ngữ?
HS viết đúng yêu cầu , trình bày đoạn văn.
HS nhận xét đoạn văn của bạn- GV nhận xét.
I. Lý thuyết:
1. Thành ngữ:
- Khái niệm:
- Ý nghĩa:
- Tác dụng:
2.Điệp ngữ:
- Khái niệm:
- Các dạng điệp ngữ:
- Tác dụng:
3. Chơi chữ:
- Các lối chơi chữ
II. Bài tập luyện tập:
1. Bài tập 1:
- Giận cá chém thớt: bực tức một cách vô lối.
- Giật gấu vá vai: những người nghèo khổ, tạm bợ, cuộc sống không ổn định.
- Chuột sa chĩnh gạo: chỉ những người may mắn.
- Rán sành ra mỡ: chỉ những người hà tiện, keo kiệt.
- Miệng hùm gan sứa: những người nhát gan.
- Hiểu theo nghĩa chuyển( ẩn dụ)
2. Bài tập 2: Đặt câu 
3. Bài tập 3:Xác định điệp ngữ
a, nhấn mạnh ý thơ, sự giàu đẹp hùng vĩ của đất nước, bộc lộ niềm tự hào của tác giả về tinh thần làm chủ đất nươcd của nhân dân ta.
b, làm nổi bật tình yêu nồng nhiệt của tác giả với Sài Gòn.
4. Bài tập 4: Phát hiện lối chơi chữ
a, dùng từ đồng âm.
b, Dùng từ đông nghĩa và nói lái.
c, Dùng từ gần âm.
c, Dùng từ trái nghĩa, gần nghĩa.
5. Bài tập 5: Viết đoạn văn:
 c. Củng cố, luyện tập: (2 phút)
 - Hoàn chỉnh BT5 thành một bài văn.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1 phút) 
- Đọc trước bài luyện tập Tiếng Việt.
 * Nhận xét sau tiết dạy:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/11/2012
Ngày dạy: 17/12/2012
 Dạy lớp: 7 (phụ đạo)
Ngày dạy: ..../.../..........
 Dạy lớp: 
Tiết 21 LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu:
 a. Kiến thức.
- Củng cố những kiến thức các văn bản thuộc thể loại tùy bút vừa học.
 b. Kĩ năng.
- Rèn luyện cách sử dụng các kiến thức đó khi nói và viết.
 c. Thái độ. 
 - Hs yêu thích và hăng say học tập bộ môn. 
2. Chuẩn bị của GV&HS.
a. GV: soạn bài, một số BT.
 b. HS: làm các bài tập trong SGK.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ: ( Không)
b. Dạy nội dung bài mới. (42 phút)
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung cần đạt
GV: hướng dẫn HS chữa bài kiểm tra 15 phút.
Hướng dẫn kĩ nội dung bài thơ “ bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.
GV: Hướng dẫn HS luyện tập các văn bản “ Một thứ quà của lúa non: Cốm”, “Mùa xuân của tôi”, “Sài Gòn tôi yêu”.
? Giá trị của Cốm được tác giả thể hiện như thế nào?Từ đó em thấy được thái độ gì của tác giả?
 HS viết thành đoạn văn và trình bày.
 GV nhận xét và bổ sung.
? Sức sống của mùa xuân trong thiên nhiên và trong lòng người được tác giả thể hiện bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, gợi cảm. Em hãy chỉ ra những hình ảnh đó?
HS chỉ ra cụ thể và nêu tác dụng.
? Tình yêu Sài Gòn của tác giả Minh Hương thể hiện ở những phương diện nào?
HS viết thành 1 đoạn văn và trình bày.
1.Bài tập 1: 
-Theo dòng cảm xúc, tác giả đã diễn tả những cảm nhận của mình thông qua nhiều giác quan, đặc biệt là khứu giác để từ đó làm nổi bật hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen và cốm, cũng như sự khéo léo của con người trong việc làm cốm và sự hấp dẫn của những cô hàng cốm làng Vòng với dấu hiệu cái đòn gánh hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng.....Cốm trở thành một món quà, lễ phẩm rất độc đáo, gắn với phong tục văn hóa của chúng ta.
- Bài tùy bút không chỉ dừng lại ở ý nghĩa giới thiệu về một nét văn hóa ẩm thực của người Hà Nội , mà thông qua đó, tác giả còn thể hiện suy nghĩ , tình cảm của mình đối với vẻ đẹp bình dị mà thanh cao của cốm Hà Nội. Đó là sự trân trọng , yêu quý và hết sức tự hào. Từ vẻ đẹp của tâm hồn người Hà Nội , Thạch Lam còn gợi cho ta nghĩ tới vẻ đẹp của con người Việt Nam, của thiên nhiên Việt Nam.
2.Bài tập 2:
Tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh so sánh để diễn tả sức sống của mùa xuân trong thiên nhiên và trong lòng người.
- Trong đoạn 2 tác giả sử dụng khoảng 10 phép so sánh.
- Trong đoạn 3 tác giả sử dụng 3 phép so sánh.
3.Bài tập 3:
Tình yêu của tác giả với Sài Gòn được thể hiện trước hết qua cảm nhận khá tinh tế về thiên nhiên và khí hậu.Thời tiết Sài Gòn rất đa dạng ( nắng sớm , gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt). Sự thay đổi đột ngột của thời tiết trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh cũng là 1 nét riêng độc đáo. Dường như để đồng điệu với thời tiết, khí hậu, nhịp sống của thành phố cũng rất đa dạng.
 ... Nét phong cách nổi bật của con người Sài Gòn được tác giả khái quát là tự nhiên chân thành, cởi mở, mạnh bạo mà vẫn ý nhị.Những tính cách ấy được biểu hiện trong đời sống hàng ngày và trong hoàn cảnh thử thách của lịch sử....
 c. Củng cố, luyện tập: (2 phút)
 - Nhắc lại nd chính của bài.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1 phút) 
- Đọc trước bài luyện tập Tiếng Việt.
 * Nhận xét sau tiết dạy:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/12/2012
Ngày dạy: 17/12/2012
 Dạy lớp: 7 (phụ đạo)
Ngày dạy: ..../.../..........
 Dạy lớp: 
Tiết 22 ÔN TẬP CHUNG
1. Mục tiêu:
 a. Kiến thức.
- Củng cố những kiến thức c¸c v¨n b¶n , kiÕn thøc tiÕng ViÖt, TËp lµm v¨n ®· häc.
 b. Kĩ năng.
- Rèn luyện cách sử dụng các kiến thức đó khi nói và viết.
 c. Thái độ. 
 - Hs yêu thích và hăng say học tập bộ môn. 
2. Chuẩn bị của GV&HS.
a. GV: soạn bài, một số BT.
 b. HS: làm các bài tập trong SGK.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ: ( Không)
b. Dạy nội dung bài mới. (42 phút)
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung cần đạt
Hướng dẫn HS làm BT
? Xác định các đại từ trỏ người và điền vào bảng?
a, Chúng nó đi như đàn bọ hung
Dũi vào lòng đất nước chúng ta.
b, Giăc giữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
c, Mày đi đâu để mọi người đi tìm?
d, Tôi nhất định ra đi, nó nhất định không chịu. Chúng tôi phải bàn bạc mãi.
? Tìm 5 từ ghép đẳng lập, 5 từ ghép chính phụ? Đặt câu với mỗi từ đó?
Gọi 4 HS lên bảng thi ai làm nhanh hơn và chính xác hơn.
GV nhận xét , khái quát về từ ghép.
?Từ láy toàn bộ khác từ láy bộ phận như thế nào ? Cho ví dụ?
HS phân biệt , lấy ví dụ về từ láy. GV khái quát về từ láy.
? Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt sau rồi tìm các từ HV có yếu tố đó?
HS làm , trình bày 
GV khái quát về từ HV.
? Xác định quan hệ từ và nêu đúng quan hệ ý nghĩa của nó?
a, Cái áo của tôi được mẹ đan rất vừa vặn.
b, Anh em như chân với tay.
c, Con đường lầy lội vì trời mưa.
? Trình bày ý nghĩa của các loại từ đồng nghĩa? Đặt câu để minh họa?
HS trình bày . Gọi 1 số em đặt câu. GV khái quát về từ đồng nghĩa.
? Viết đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về tình bạn trong bài thơ :” Bạn đến chơi nhà” của NK? 
GV hướng dẫn: Về nội dung cần biểu cảm về tình bạn cao quý mà nhà thơ NK đã bày tỏ trong bài thơ của mình : không cần mâm cao cỗ đầy , chỉ cần sự thông cảm, chia sẻ với nhau...
1.Bài tập 1:
Ngôi
số ít
số nhiều
1
tôi
chúng ta, chúng tôi
2
mày
chúng mày
3
nó
chúng nó
2.Bài tập 2: 
3.Bài tâp 3:
- Từ láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn,có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra sự hài hòa về âm thanh.
 VD: xanh xanh , đo đỏ, bần bật.
- Từ láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
 VD: lao xao, long lanh...
4. Bài tập 4: 
- Phi (Phi công) : bay ( phi đội, phi cơ...)
- Quốc ( quốc ca): đất nước( quốc gia, quốc kì,...)
- Dạ ( Dạ hội): đêm( dạ hương, dạ tiệc...)
- Thiên( thiên thư): trời( thiên tử, thiên đình...)
5.Bài tập 5:
c, của : quan hệ sở hữu.
b, như : quan hệ so sánh.
c, vì : quan hệ nhân quả.
6.Bài tập 6: 
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt sắc thái ý nghĩa.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: khác nhau về sắc thái ý nghĩa.
7.Bài tập 7: Viết đoạn văn.
 c. Củng cố, luyện tập: (2 phút)
 - Hoàn chỉnh BT5 thành một bài văn.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1 phút) 
 - Đọc trước lại nd bài học.
 * Nhận xét sau tiết dạy:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................
–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docxGIAO AN PHU DAO NGU VAN 7.docx