Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Tiên Tân

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Tiên Tân

A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.- Kiến thức:

 - Học sinh ôn tập lại các bài tục ngữ đã học

2- Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luạn

3- Thỏi độ:

- Bồi dưỡng tinh thần học tập kinh nghiiệm của dân gian

- Giáo dục tư tưởng, lũng yờu nước, có ý thức học tập, rốn luyện và tu dưỡng

B- CHUẨN BỊ :

 GVI:Tham khảo sgk, sgv và một số tài liệu cú liờn quan.

 HS: Soạn theo sự hướng dẫn của gv.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 1. TỔ CHỨC .1

2.Kiểm tra bài cũ : Kết hợp khi ôn tập.

3.Bài mới: 87

 

doc 29 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Tiên Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:07/02/2011
Ngày dạy: 16/02/2011
 BàI 1 ôn tập về tục ngữ.
a-MỤC TIấU CẦN ĐẠT 
1.- Kiến thức:
 - Học sinh ôn tập lại các bài tục ngữ đã học
2- Kĩ năng:
- Rốn kĩ năng phân tích văn bản nghị luạn
3- Thỏi độ:
- Bồi dưỡng tinh thần học tập kinh nghiiệm của dân gian
- Giỏo dục tư tưởng, lũng yờu nước, cú ý thức học tập, rốn luyện và tu dưỡng
b- CHUẨN BỊ :
 GVI:Tham khảo sgk, sgv và một số tài liệu cú liờn quan.
 HS: Soạn theo sự hướng dẫn của gv.
c. TIếN TRìNH Tổ CHứC CáC Hoạt động dạy học.
 1. Tổ chức .1’
2.Kiểm tra bài cũ : Kết hợp khi ôn tập.
3.Bài mới: 87’
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
? Thế nào là tục ngữ?
- Những câu nói dân gian có vần, có nhịp, có hình ảnh, phản ánh những kinh nghiệm của nhân dân ta về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội.
? chúng ta đã học những câu tục ngữ thuộc chủ đề nào?
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Tục ngữ về con người và xã hội.
? Đọc thuộc những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động xã hội
? Trong các câu tục ngữ này em thích nhất câu nào? Vì sao?
Câu “Tấc đất, tấc vàng”
- Qua câu tục ngữ ta thấy giá trị của đất. Đất quý giá vì đất nuôi sống con người. Đất là một loại vàng sinh sôi, từ đó khuyên con người biết sử dụng và quý trọng đất.
? Đọc thuộc những câu tục ngữ về con người và xã hội
? Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì?
Đối rất chỉnh
Sử dụng hình ảnh ẩn dụ
? Từ nghệ thuật đó làm nổi bật nghĩa của câu tục ngữ như thế nào?
- Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn ăn uống cho sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho.
- Nghĩa bóng của câu tục ngữ: Dù nghèo, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều x
? Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và đặc điểm diễn đạt của các cấu tn đã học
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
+ Ngắn gọn
+Vần lưng: ăm, ươi
+Đối: Đêm tháng năm /Ngày tháng mười
 chưa nằm đã sáng/ chưa cười đã tối
+Lập luận chặt chẽ
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
+ Ngắn gọn
+Vần lưng: ăng,
+Đối: Mau/thưa; nắng/ mưa
+Lập luận chặt chẽ
- HS: Làm tương tự với các câu còn lại
?Theo em tục ngữ và ca dao giống và khác nhau ở điểm nào?
Giống nhau: đều là những sáng tác của nhân dân lao động, có tính truyền miệng
Khác nhau: 
+ Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát
+ TN nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.
+TN là những câu nói ngắn gọn, ổn định thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình thiên về tình cảm, nhằm phô diễn noọi tâm con người.
? Tục ngữ về con người được hiểu theo những nghĩa nào?
Chỉ hiểu theo nghĩa đen;
Chỉ hiểu theo nghĩa bóng;
Cả nghĩa đen và nghĩa bóng
Cả A, B, C
? Nội dung của 2 câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”
Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn
Khuyến khích mở rộng phạm vi và đối tượng học hỏi
Không coi học bạn quan trọng hơn học thầy
Không coi trọng việc học thầy hơn học bạn
I. Thế nào là tục ngữ
- Những câu nói dân gian có vần, có nhịp, có hình ảnh, phản ánh những kinh nghiệm của nhân dân ta về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội.
II. Nội dung của tục ngữ
1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sảnxuất
2.Tục ngữ về con người và xã hội.
III. Nhận diện tục ngữ: Đặc điểm hình thức
Ngắn gọn
Thường có vần, nhất là vần lưng
Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức cả về nội dung
Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh
IV. Phân biệt tục ngữ với ca dao
+ Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát
+ TN nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.
+TN là những câu nói ngắn gọn, ổn định thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.
V. Luyện tập.
Bài 1/88: Tục ngữ về con người được hiểu theo những nghĩa nào?
C- Cả nghĩa đen và nghĩa bóng
Bài 2: Nội dung của 2 câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”
4. củng cố .1’
- Đọc htuộc lòng các câu tn đã học
- Sưa tầm thêm các câu tn khác cùng chủ đề
5. Hướng dẫn về nhà .1’
- Chuẩn bị nội dung bài sau
- Giờ sau học ôn bài ôn tập văn nghị luận.
Ngày soạn: 14/02/2011
Ngày dạy: 23/02/2011
 Bài 2 ôn tập văn nghị luận
a-MỤC TIấU CẦN ĐẠT 
1.- Kiến thức: Học sinh ôn tập lại các kiến thức cơ bản về văn nghị luận
2- Kĩ năng: Rốn kĩ năng nhận biết đặc điểm văn bản nghị luận
3- Thỏi độ: yêu mến văn học
b- CHUẨN BỊ :
 GV:Chuân bị nội dung ôn tập
 HS: Soạn theo sự hướng dẫn của gv.
c. tiến trình tổ chức các Hoạt động dạy học .
 1. Tổ chức 1’
2 .Kiểm tra bài cũ . Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
3.Bài mới : 87’
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
?Thế nào là văn nghị luận
? Đề văn nghị luận có đặc điểm gì?
? Nêu yêu cầu của việc lập ý
? Bố cục bài văn NL gồm mấy phần .nêu nội dung từng phần
? Trong bài văn nghị luận thường dùng những PPLL nào?
? Khi làm văn nghị luận phải thực hiẹn những bước nào? nêu rõ các bước?
? Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – (HCM)
- HS: Thảo luận trình bày , nhận xet
Đề: Yêu cầu chứng minh
Vấn đề chứng minh: lòng yêu nước của nhân dân ta
Dàn ý:
I- Thế nào là văn nghị luận
Những đặc điểm cơ bản của văn nghị luận
 Luận điểm, luận cứ, lập luận
II. Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghi luận
1. Đề văn
- Nêu ra một vấn đề để bàn bạc đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó.
- Tính chất của đề: ca ngợi, phân tích, khuyên nhủ, bàn bạc
2.Lập ý
Xác lập các vấn đề để cụ thể hoá luận điểm, tìm luận cứ và tìm cách lập luận cho bài văn
IV. Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
1. Bố cục
- MB: nêu vấn đề có ý nghĩa đối vơi đời sống xa hội
- TB: Trình bày nội dung chủ yếu của bài
- KB: nêu KL nhằm khẳng định tư tưởng thái độ quan điểm của bài
2. PP lập luận
- Suy luận nhân quả
- Suy luận tương đồng
V. Cách làm bài văn nghị luận
1. Tìm hiểu đề
- tìm yêu cầu của đề
- Xác định phép lập luận, phạm vi lập luận
2. Lập ý: Trình tự lậpluận
- Từ nhận thức đến hành động
- Từ giảng giải đến chứng minh..
3. Lập dàn ý
4. Viết bài
III. Luyện tập
? Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – (HCM)
Dàn ý:
a)MB: Nêu luận điểm: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
-Khẳng định “Đó là 1 truyền thống quý báu”
- Sức mạnh của lòng yêu nước khi tổ quốc bị xâm lăng
b)TB (Quá khứ, hiện tại)
-Lòng yêu nước của nhân dân ta được phản ánh trong kháng chiến chống quân xâm lược 
+ Những trang sử vẻ vang của thời đại bà Trưng, bà Triệu
+ Chúng ta tự hào, ghi nhớ...
- Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
+ Các lứa tuổi từ cụ già -> nhi đồng
+ Đồng bào khắp mọi nơi
Kiều bào - đồng bào
Nhân dân miền ngược – miền xuôi
Khẳng định ai cũng 1 lòng yêu nước
+ Các giới, các tầng lớp XH...
- Khẳng định những cử chỉ cao quý đó khác nhau nhưng giống với lòng nồng nàn yêu nước
c)Kết bài
+ Biểu hiện lòng yêu nước
+ Nêu nhiệm vụ
4 Củng cố .1’
Thế nào là văn nghị luận?
Đặc điểm của văn nghị luận
Viết thành bài văn hoàn chỉnh .
 5. Hướng dẫn 1’. Giờ sau ôn tập văn nghị luận chứng minh .
Ngày soạn:21/02/2011
Ngày dạy: 02/03/2011
Bài 3 ôn tập văn lập luận chứng minh
a-MỤC TIấU CẦN ĐẠT 
1.- Kiến thức:
 - Học sinh ôn tập lại các kiến thức của kiểu bài lập luận chứng minh
2- Kĩ năng:
- Rốn kĩ năng làm văn nghị luạn chứng minh
3- Thỏi độ:
- có ý thức trình bày các vấn đề trong c/s một cách rành mạch , thuyết phục
 b- CHUẨN BỊ :
 GV:Tham khảo sgk, sgv và một số tài liệu cú liờn quan.
 HS: Soạn theo sự hướng dẫn của gv.
c. tiến trình tổ chức các Hoạt động dạy học 
 1. Tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
? Thế nào là văn chứng minh? 
Văn CM là phép lâp luận dùng những lí lẽ bằng chứng chân thực,đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy
? Để làm bài văn chứng minh cần thực hiện những bước nào? trình bày cụ thể cac bước đó?
? Để các phần các đoạn của bài văn được liên kết chặt chẽ ta phải làm gì?
Dùng từ ngữ liên kết: Thật vậy. đung như vậy, tóm lại
? Thực hiện các bước làm bài văn nghị luận cho đè văn sau: “Ca dao, dân ca VN thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy chứng minh”
? Đọc và xác định yêu cầu của đề ?
- Y/c: Chứng minh
? Vấn đề cần chứng minh là gì?
- Ca dao dân ca Việt Nam thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước.
? Phạm vi dẫn chứng?
- Các bài ca dao dân ca đã học và đọc thêm
? Lạp dàn ý chi tiết cho đề văn trên
HS: thực hiện ra nháp sau đó trình bày, nhận xét bổ xung, sửa chữa
Gv: Chuẩn xác
? Luyện tập viết từng đoạn văn
Đoạn MB
Đoạn thân bài( tương ứng với mỗi nội dung nhỏ là một đoạn
Đoạn KB
HS: luyện tập viết , trình bày, nhận xét, bổ sung
( 3-5HS)
I. Khái niệm
Là phép lâp luận dùng những lí lẽ bằng chứng chân thực,đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy
II. Cách làm
1.Tìm hiểu đề, tìm ý
2.Lập dàn bài
- MB: Nêu vấn đề cần được chứng minh
- TB:Nêu lí lẽ , dân chứng để chứng tỏ luận điẻm là đúng đán
- KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh
-Chú ý: Giữa các phần, các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
III. Luyện tập
Ca dao, dân ca VN thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy chứng minh.
A. Mở bài:
Dẫn dắt vào đề
+ Ca dao là lời ru êm ái, quen thuộc
+ Là tiếng nói gia đình, đằm thắm, tình yêu quê hưong đất nước
B. Thân bài:
Ca dao ghi nội lại tình yêu quê hương đất nước
- Họ yêu những gì thân thuộc trên mảnh đất quê hương
“Đứng bên...mêng mông”.
- Xa quê, họ nhớ những gì bình dị của quê hương, nhớ người thân: “Anh đi anh nhớ ...hôm nao”
- Nhớ cảnh đẹp và nghề truyền thống của quê hương
“Gió đưa cành trúc...Tây Hồ”.
- Nhớ đến Huế đẹp và thơ mộng
“Lờ đờ bóng ngả trăng chênh
Tiếng hò xa vắng nặng tình nước non”...
C. Kết Bài: Ca dao chất lọc những vẻ đẹp bình dị, bồi đắp tâm hồn tình yêu cuộc sống
Viết bài văn hoàn chỉnh 
4. Củng cố .
5.Hướng dẫn .
 - Chuẩn bị giờ sau luyện tập làm văn chứng minh
Ngày soạn:28/02/2011
Ngày dạy: 9/03/2011
Luyện tập làm văn chứng minh
I-MỤC TIấU CẦN ĐẠT 
1.- Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập lại các kiến thức của kiểu bài lập luận chứng minh
2- Kĩ năng: Rốn kĩ năng làm văn nghị luạn chứng minh
3- Thỏi độ: có ý thức trình bày các vấn đề trong c/s một cách rành mạch , thuyết phục
 II- CHUẨN BỊ :
 - GV:Tham khảo sgk, sgv và một số tài liệu cú liờn quan.
 - HS: Soạn theo sự hướng dẫn của gv.
III.TIếN  ... người khác hướng vào.
2. Chuyển đổi CCĐ-CBĐ
- Mục đớch của việc chuyển đổi cõu chủ động thành cõu bị động và ngược lại :
+ Tránh lặp lại một kiểu câu, dễ gâu ấn tượng đơn điệu.
+ Đảm bảo mạch văn được thống nhất.
3. Các kiểu câu bị động
- Câu bị động có các từ ”bị”, “được”
- Câu bị động không có các từ ”bị”, “được”
II- Luyện tập
Bài tập 1: 
-Những cỏnh buồm nõu trờn biển được nắng chiếu vào rực hồng lờn như đàn bướm mỳa lượn giữa trời xanh.
-Mặt trời xế trưa bị mõy che lỗ đỗ.
Bài tập 2:
Mõy che mặt trời xế trưa lỗ đỗ.
Nắng chiếu vào những cỏnh bườm nõu trờn biển hồng rực lờn như đàn bướm mỳa lượn giữa trời xanh.
Bài tập 3:
a) mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng
b) Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung
c) Cánh đồng làng được phù sa và nước ngọt sông thương bồi đắp, tắm táp, lại được các mẹ , các chị vun xới, chăm bón, ngày một trở nên màu mỡ
=> Các câu bị động trên không thể chuyển thành câu chủ động được, do tình thế diễn đạt bộc phải như vậy.
Bài tập 4: Viết đoạn văn
3. Củng cố và HDVN
- Nhắc lại kiến thức về trạng ngữ, câu chủ động, câu bị động.
- Nắm vững lí thuyết vận dụng vào làm bài tập
- Chuẩn bị nội dung bài sau
Ngày soạn: 18/4/2011 
Ngày dạy: 27/4/2011
Ôn tập văn bản nghị luận
 (ý nghĩa văn chương, Đức tính giản dị của Bác Hồ)
I-MỤC TIấU CẦN ĐẠT 
1.- Kiến thức:
 - Giúp học sinh ôn tập nhớ lại nội dung cơ bản và phương pháp lập luận của hai văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt
2- Kĩ năng:
- Rốn kĩ năng phân tích văn bản nghị luạn
3- Thỏi độ:
- Giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, học tập và làm theo tấm gương giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh
 II- CHUẨN BỊ :
 GV:Tham khảo sgk, sgv và một số tài liệu cú liờn quan.
 HS: Soạn theo sự hướng dẫn của gv.
III. Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
2.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Bài viết dã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?
A .Bữa ăn, công việc 
B. Đồ dùng, căn nhà
C. Quan hệ với mọi người, trong lời nói, bài viết
D. Cả ba phương diện trên
? Sức thuyết phục của đoạn trích này là gì?
A Bằng dãn chứng tiêu biểu
B. Bằng lí lẽ hợp lí
C. Bằng thái độ tình cảm của tác giả
D. Cả ba nguyên nhân trên
? theo tác giả, sự giản dị trong đời sống vật chất của BH bắt nguồn từ nguyên do gì?
Vì tất cả mọi người VN đều sống gỉn dị
Vì đất nước ta còn qua nghèo nàn thiếu thốn
Vì Bác sống sôi nổi phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân
Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác
? vì sao t/g coi c/s của BH là c/s thực sự văn minh
A.Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất
B. Vì đó là c/s đơn giản
C. Vì đó là c/s mà tấ cả mọi người đều có
D. Vì đó là c/s cao đẹp về tinh thần tình cảm, ko màng đén hưởng thụ v/c, ko vì riêng mình.
? Viết vè sự giản dị của Bác, tác giả dựa trên cơ sở nào?
từ những người phục vụ Bác
Sự tưởng tượng của tác giả
Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chaan thành, thắm thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của bác
Những buổi tác giả phỏng vấn BH
? Hãy tìm một số VD để CM sự giản dị trong văn thơ Bác
? tác phẩm nghị luận văn chương của HT mở ra cho em nhưng hiểu biết mới mẻ sâu sắc nào về ý nghĩa của văn chương
? Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn trên là gì?
? Theo hoài thanh nguồn gốc cốt yếu của v/c là gì?
Cuộc sống lao động của con người
Tình yêu lao động của con người
Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài
Do lực lượng thần tháh tạo ra
? Hoài Thanh viết” Văn chương gây cho ta những t/c ta ko có, luyện cho ta những t/c ta sẵn có”. Dựa vào kién thức văn học đã có, giải hích và tìm d/c để cm cho câu nói đó.
đức tính giản dị của bác hồ
I. Nội dung
Đức tính giản dị mà sâu sắc trong lối sống , lối nói và viết là một vẻ đẹp cao quý trong con người HCM
II. Nhgệ thuật
- Sự kết hợp các phương thức nghị luận: CM, GT, BL
- Dẫn chứng tiêu biểu,cụ thể, gần gũi bình luận xác đáng
III. Luyện tập
1.D. Cả ba phương diện trên
2.D. Cả ba nguyên nhân trên
3.C.Vì Bác sống sôi nổi phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân
4.D. Vì đó là c/s cao đẹp về tinh thần tình cảm, ko màng đén hưởng thụ v/c, ko vì riêng mình
5.C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chaan thành, thắm thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của bác
6. sự giản dị trong văn thơ Bác
- Vận động quần chúng tham gia VM, đoàn kết đánh Pháp
 Muốn phá sạch nỗi bất bình
Dân cày phải kiểm Việt Minh mà vào
 Hỡi ai con cháu Hồng Bàng 
Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau
- Chỉ ra nguyên nhân đau khổ của nông dân, nỗi khổ nhục của kẻ buộc phải cầm súng bắn vào cha mẹ anh em, bà con
 Dân ta không có ruộng càỳ
Bao nhiêu đất tốt về Tây đồn điền
 Hai tay cầm khẩu súng dài
Ngắm đi ngắm lại, bắn ai bây giờ
- Bài thơ chúc tết cuối cùng 1969
 Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuýên chắc càng thắng to
 Vì độc lạp, vì tự do
Đánh cho Mí cút. đánh cho nguỵ nhào
 Tiến lên! Chién sĩ đồng bào
Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn
 ý nghĩa văn chương
I. Nội dung
- Nguồn góc văn chương là tình cảm nhân ái
- Văn chương có công dụng đặc biệt: vừa làm giàu cho tình cảm cong người vừa làm giàu cho c/s
II. Nghệ thuật
Lập luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh
III.Luyện tập
1.C. Lòng thương người và rộng
2 C. Văn chương là loại hình giải trí của con người
3.C .Vì v/c có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người xh
4.Vì v/c có thể dựng lên những h/a, đưa ra những ý tưởng mà c/s chưa có hoặc cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực trong tương 
6.- GT: V/c gây cho ta những t/c ta ko có vì đối với những người hoặc cảnh ta chưa từng tiếp xúc , gặp gỡ ta cỏ thể yêu hoặc ghét khi ta đọc được trong v/c. V/c luyện cho ta những t/c ta sẵn có vì t/y g/đ, người thân, quê hương đất nước là những t/c ta sẵn có nhờ có v/c mà những t/c đố thếmâu sắc.
- CM: Khi đọc “ cuộc chia tay của những con búp bê” , ta chưa biết Thành và Thuỷ là người ntn, ở đâu, nhưng ta cảm thấy rất thương cảm cho hoàn cảnh éo le của họ, hay đọc “ sống chết mặc bay”, ta thấy căm ghét vô cùng tên quan phụ mấu vô lương tâm vô trách nhiệm dù ta chưa từng được chứng kiến cảnh đó , thấy người đó. T/Y gia đình , người thân thêm sâu sắc thấm thía hơn khi đọc những bài ca dao về t/c gia đình, càng thêm yêu q/h đ/n khi đọc nhưng câu ca dao về chủ đề đó
3. Củng cố và HDVN
- Nắm được nội dung cơ bản và những đặc sắc nghệ thuật của các văn bản nghị luận đã học
- vận dụng các phương pháp lập luận để làm văn nghị luận
- chuẩn bị nội dung bài sau
Ngày soạn:25/4/2011
Ngày dạy: 4/5/2011
ôn tập và kiểm tra học kì 
A. Mục tiêu bài học:
Củng cố, thực hành những kiến thức đã học trong chơng trình Ngữ văn 7.
Rèn kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm, kỹ năng làm bài văn nghị luận.
Giáo dục HS ý thức nghiêm túc, tự giác trong thi cử.
B. Chuẩn bị:
	GV: Ôn tập, hớng dẫn HS cách làm bài.
	HS: Ôn toàn bộ kiến thức Ngữ văn 7.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
III. Tiến hành kiểm tra:
	 Đề KT:
A. Trắc nghiệm: (3đ)
1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nhận định đúng trong các câu sau:
Câu 1: Em hiểu thế nào là tục ngữ ?
Những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.
Những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân.
Một thể loại VHDG.
Cả ba ý trên đúng.
Câu 2: Câu chủ động là:
Câu có chủ ngữ chỉ người vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác.
Câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.
Câu không cấu tạo theo mô hình C-V.
Câu có thể rút gọn thành phần vi ngữ.
 Câu 3: Phần Mở bài của bài văn nghị luận giải thích có nhiệm vụ:
Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
Nêu ý nghĩa của việc giải thích đối với mọi người.
Lần lượt trình bày các nội dung giải thích.
Tổng kết nội dung đã giải thích. 
Câu 4: Cung bậc nào sau đây không được dùng miêu tả tiếng đần của các nhạc công trong bài văn “Ca Huế trên sông Hương”:
Âm thanh cao vút.
Âm thanh trầm bổng.
Âm thanh lúc khoan lúc nhặt.
Âm thanh réo rắt, du dương.
Câu 5: Trong “ Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn đã vận dụng kết hợp các biện pháp:
liệt kê và tăng cấp.
Tương phản và phóng đại.
Tương phản và tăng cấp.
So sánh và đối lập.
Câu 6: Qua ngôn ngữ của mình, tính cách của Va-ren được bộc lộ là:
Một con người có nhân có nghĩa.
Vị quan toàn quyền có trách nhiệm với nhân dân nước thuộc địa.
Người biết giữ lời hứa.
Một tên quan lố bịch và bất lương.
Câu 7: Không thể dùng cụm chủ vị để mở rộng thành phần:	
A. Chủ ngữ; B. Bổ ngữ; C. Trạng ngữ cách thức-phương tiện; D. Gọi đáp.
Câu 8: Dòng nào sau đây nhận định đúng về loại hình sân khấu chèo:
Loại kịch hát múa dân gian.
Kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.
Nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở bắc bộ.
Cả ba nhận định đều đúng.
Câu 9: Lý do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tính thuyết phục ?
A. Luận điển được nêu rõ ràng, xác đáng.
B. Lý lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.
C. Dẫn chứng và lý lẽ phù hợp với luận điểm.
D. Không đưa dẫn chứng, đưa lý lẽ để làm sấng tỏ luận điểm.
B. Tự luận: (7đ)
Câu 1: (3đ) Viết một đoạn văn nghị luận giải thích để giải thích nội dung ý nghĩa câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu 2: (4đ) Phát biểu cảm nghĩ của em về bản chất tên quan phụ mẫu trong truyện “Sống chết mặc bay” của Phạm DuyTốn bằng một đoạn văn.
A. TNKQ: (3đ) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25đ.
Câu
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
16
1.7
1.8
1.9
Đ.A
D
A
A
A
C
D
D
A
D
B.Tự luận: (7đ)
Câu 1:(3đ) HS viết đoạn văn theo nhiều cách, dảm bảo hai yêu cầu sau
Giải thích được nghĩa đen: khi ta được ăn quả thì phải biết nhớ đến người đã trồng ra cây cho ta ăn quả. Nghĩa bóng: hưởng thành quả thì phải biết nhớ tới công lao của người đã làm ra thành quả ấy. Câu tục ngữ khuyên ta một cách sống luôn biết nhớ ơn người khác. (2,5đ)
Đảm bảo vận dụng đúng lý lẽ khi giải thích; trình bày mạch lạc, rõ ràng, kông sai quá nhiều lỗi chính tả. (0,5đ)
Câu 2: (4đ) HS viết hoàn chỉnh một đoạn văn nêu cảm nghĩ của mình về tên quan phụ mẫu. Có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
Về nội dung: Nêu rõ sự căm ghét, thái độ lên án, tố cáo và khinh bỉ đối với tên quan phụ mẫu, một tên quan: vô trách nhiệm, ăn chơi xa đoạ, vô lương tâm, coi thuờng tính mạng của nhân dân. ( 3đ)
Về hình thức: Đảm bảo đúng đặc trưng văn biểu cảm: có suy nghĩ, cảm xúc rõ ràng. Phải chỉ rõ được bản chất tên quan làm minh chứng cho cảm xúc và suy nghĩ của mình. (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an on tap ngu van ki 2.doc