Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1, 2, 3

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1, 2, 3

A / Mục tiêu :

 Giúp HS:

 - Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái

 cũng như ý nghĩa lớn lao của nhà trường với cuộc đời mỗi con người. Từ đó xác định rõ

 hơn trách nhiệm, tình cảm của mình với cha mẹ.

 - Rèn kĩ năng đọc, hiểu văn bản.

 B / Chuẩn bị : * HS : Đọc và soạn bài trước ở nhà

 * GV : Tài liệu liên quan đến bài học.

 C / Hoạt động trên lớp :

 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :

 2. Kiểm tra bài cũ : ( 3 )

 - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài và dụng cụ học tập của HS

 3. Bài mới : Giới thiệu bài (1)

 Tuổi thơ của mỗi người thường gắn với mái trường, thầy cô, bè bạn. Trong muôn vàn những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò, có lẽ kỉ niệm về ngày chuẩn bị đến trường đầu tiên là rất sâu đậm khó quên. Bài văn mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được tâm trạng của một con người trong thời khắc đó.

 

doc 33 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / /2011
Tuần 1
 Tiết 1:: 
Văn bản: Cổng trường mở ra
 ( Lí Lan )
A / Mục tiêu : 
	Giúp HS:
 - Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái 
 cũng như ý nghĩa lớn lao của nhà trường với cuộc đời mỗi con người. Từ đó xác định rõ 
 hơn trách nhiệm, tình cảm của mình với cha mẹ. 
 - Rèn kĩ năng đọc, hiểu văn bản.
 B / Chuẩn bị : * HS : Đọc và soạn bài trước ở nhà
	 * GV : Tài liệu liên quan đến bài học.
 C / Hoạt động trên lớp : 
 	1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :	
	2. Kiểm tra bài cũ : ( 3’ ) 
 	- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài và dụng cụ học tập của HS
	 3. Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 	Tuổi thơ của mỗi người thường gắn với mái trường, thầy cô, bè bạn. Trong muôn vàn những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò, có lẽ kỉ niệm về ngày chuẩn bị đến trường đầu tiên là rất sâu đậm khó quên. Bài văn mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được tâm trạng của một con người trong thời khắc đó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Tìm hiểu chung: (4’ )
? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em cho biết ở VB này t/giả viết về cái gì ? Việc gì ?
? Theo em ‘’ Cổng trường mở ra ‘’ thuộc kiểu VB nào ? Vì sao em biết ?
* GV chốt:
- Kiểu VB : nhật dụng
- Thể loại : Bút kí - biểu cảm.
II . Đọc, hiểu văn bản : (20’ )
1) Đọc, tìm hiểu chú thích.
 * GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu : Giọng đọc nhẹ nhàng, thủ thỉ, tâm tình. 
 * GV nhận xét và lưu ý HS một vài chú thích.
 2) Bố cục : 2 đoạn
? Em hãy xác định bố cục của VB này ? ý chính của mỗi phần ?
* GV chốt :
 - VB gồm 2 đoạn.
3. Tìm hiểu văn bản: 
 ? Căn cứ vào nội dung của VB, cho biết n/vật chính là ai ? vì sao ? 
? Vậy phần đầu của VB toát lên nội dung gì?
Diễn biến tâm trạng của người mẹ trong 
đêm trước ngày khai trường của con.
 ? Trong đêm đầu tiên trước ngày khai trường của con, nhìn đứa con đang ngủ, bà mẹ hiểu tâm trạng của con mình ntn ? tìm những biểu hiện cụ thể?
* GV chốt:
 - Cảm nhận được sâu sắc diễn biến tâm trạng của con: Háo hức, thanh thản.
? "Háo hức" là từ diễn tả trạng thái t/cảm ntn? Tìm những từ đồng nghĩa? 
? Vậy còn tâm trạng của người mẹ ra sao ?
’ GV dùng bảng phụ:
? Theo em điều gì khiến người mẹ thao thức, suy nghĩ, k0 ngủ được ?
 1. Lo cho con
 2. Giúp con chuẩn bị đồ dùng
 3. Dọn dẹp nhà cửa, làm 1 vài việc lặt vặt 
 cho riêng mẹ.
 4. Mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về tương lai của 
 con, vừa bâng khuâng nhớ về ngày khai
 trường năm xưa của mình. 
 b) ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của người 
 mẹ.
 ? Trong tâm trạng ngày khai trường ấy, những kỉ niệm nào về tuổi ấu thơ của người mẹ là sâu đậm nhất ?
 ? Tại sao bà mẹ lại nhớ về ngày đi học đầu tiên trong đêm trước ngày khai trường của con ?
? Để diễn tả sâu sắc tinh tế diễn biến tâm trạng của n/vật, t/giả đã dùng những từ:
 háo hức, trằn trọc, xao xuyến, hồi hộp, hốt hoảng, nôn nao những từ đó thuộc từ loại nào ? 
 ? Những động từ này thường được sử dụng trong thể loại nào ? nhằm mục đích gì ?
 ? Trước ngày khai trường của con người mẹ k0 chỉ nhớ về kỉ niệm ấu thơ của mình mà còn liên tưởng tới ngày khai trường ở nước Nhật. Em hãy đọc đoạn văn này ?
 ? Từ sự liên tưởng ấy bà mẹ còn suy nghĩ đến vấn đề gì ? Mong ước điều gì ?
 * GV chốt:
 Suy nghĩ về vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục, của nhà trường.
 ’ GV dùng bảng phụ:
 ? Trong những câu văn sau, câu văn nào thể hiện tập trung nhất suy nghĩ của người mẹ về tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ ?
 A. Mẹ nghe nói  tươi vui.
 B. Tất cả quan chức  lớn nhỏ.
 C. Các quan chức  học sinh.
 D. Thế giới này  sẽ mở ra .
 ? Vậy đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì ?
* GV chốt :
 - Mái trường là nơi nuôi dưỡng tri thức, bồi đắp tâm hồn, chắp cánh cho ước mơ của thế hệ trẻ.
 ? Có ý kiến cho rằng : Người mẹ trong bài văn này đang tâm sự với con, nhưng lại có ý kiến cho rằng bà mẹ đang tâm sự với chính mình. ý kiến của em ntn ?
’ GV nhấn mạnh:
 Xuyên suốt bài văn, n/vật người mẹ là n/vật tâm trạng, ng2 độc thoại nội tâm là chủ đạo . 
Cho nên người mẹ nói thầm với con cũng là đang nói thầm với mình, với mọi người như 1 thông điệp : Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ, cho sự nghiệp giáo dục, bởi : Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. 
? Qua tìm hiểu bài văn trên, em thấy n/vật người mẹ là người ntn ? 
 * GV chốt:
 - Là người mẹ thương yêu, quan tâm đến con. 
 ? Trong tác phẩm văn học nào em đã học cũng có h/ả bà mẹ như vậy ?
 ? Bài văn được viết theo những phương thức biểu đạt nào ?
 III. Tổng kết: ( 5’ ) ( ghi nhớ - SGK )
 * GV hướng dẫn HS tổng kết
 ? Qua tìm hiểu VB ‘’Cổng trường mở ra ‘’ em thấy có những thành công gì về nghệ thuật ? (cách viết, lời văn )
 ? Qua VB này, em hiểu được những điều gì ?
 * GV chốt: ( Ghi nhớ - SGK - tr 9 )
- GV gọi 1 HS đọc phần ( ghi nhớ )
 IV. Luyện tập : ( 5’ )
 - GV hướng dẫn HS l/tập.
 - Bài tập 2 GV yêu cầu HS viết đoạn văn khoảng 5 - 6 câu 
 ’ GV nhận xét bổ sung .
* HS trả lời:
- Tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con bước vào ngày khai trường đầu tiên.
’ Thuộc kiểu VB nhật dụng
’ Thể loại bút kí.
- Hai HS đọc tiếp.
- HS giải nghĩa các từ khó:
+ Chú thích : 3,5,6 ( từ đồng nghĩa)
+ Chú thích : 1,4,10 ( từ Hán Việt )
* HS xác định bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu  đến ngày đầu năm học
’ ND: Tâm trạng của 2 mẹ con trong buổi 
 tối trước ngày khai giảng. 
- Đoạn 2: Thực sự mẹ k0 lo lắng  đến hết. 
’ ND: ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của 
 mẹ.
* HS xác định:
- Nhân vật chính: Người mẹ, đứa con. ’ vì 
 hầu hết mọi suy nghĩ, tâm trạng của n/vật trong VB là của người mẹ.
* HS suy nghĩ trả lời: 
- Cảm nhận được sự quan trọng của ngày đầu tiên đến trường.
- Như thấy mình đã lớn.
- Giúp mẹ  giấc ngủ đến dễ dàng.
- Trạng thái t/cảm vui, phấn khởi khi nghĩ đến 1 điều hay và nóng lòng muốn làm ngay.
- Từ đồng nghĩa : náo nức , khấp khởi  
’ Người mẹ thao thức, suy nghĩ , k0 ngủ 
 được. 
* HS thảo luận theo nhóm:
Đáp án : 4 
* HS tìm chi tiết - trả lời:
- Tiếng đọc bài trầm bổng.
- Bà ngoại dắt mẹ tới trường. 
’ HS khá giỏi phát biểu:
- Vì trong tâm trạng dạt dào cảm xúc, người mẹ như thấy mình trẻ lại, thấy tuổi thơ của mình sống dậy  Hơn thế nữa, người mẹ còn mong muốn cái ấn tượng đẹp đẽ ấy cũng sẽ khắc sâu vào tâm hồn con, truyền cho con những cảm xúc xao xuyến khi nhớ về ngày đầu tiên đến trường của mình, một ngày vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. 
- Thuộc từ loại : động từ chỉ trạng thái.
- Trong thể loại tự sự
’ Nhằm miêu tả diễn biến tâm trạng n/vật.
* HS tìm và đọc đoạn văn:
‘’ Mẹ nghe ’ sau này ‘’.
- Bà mẹ suy nghĩ về vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục, của nhà trường với thế hệ trẻ .
- HS suy nghĩ lựa chọn câu trả lời đúng:
’ Đáp án : D
- Đó là thế giới của những điều hay lẽ phải ở tình thương và đạo lí làm người. Đó là thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lí thú, kì diệu. Đó là thế giới của tình bạn, tình thầy trò cao đẹp thuỷ chung. Đó là thế giới của những ước mơ và khát vọng bay bỏng.
* HS thảo luận - phát biểu :
- Người mẹ nói thầm với con nhưng cũng là đang nói thầm với mình, với mọi người như là 1 thông điệp.
* HS nêu cảm nghĩ - nhận xét:
Người mẹ rất yêu thương, quan tâm với con, biết nâng niu những kỉ niệm đẹp đẽ.
- Bà mẹ Mạnh Tử trong tác phẩm ‘’ Mẹ hiền dạy con ‘’.
- PTBĐ : Tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm
* HS dựa vào phần ( ghi nhớ ) trả lời:
- Cách viết như nhật kí
- Lời văn tha thiết, sâu lắng, nhỏ nhẹ.
’ Tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con
’ Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
* 1 HS đọc ( ghi nhớ )
1) Bài tập 1: ( tr 9 )
’ 2 HS trả lời ý kiến riêng của mình.
2) Bài tập 2: 
’ 2 HS đọc đoạn văn mình viết .
 4. Củng cố: ( 2’ ) ’ GV dùng bảng phụ.
 ? Trong những nội dung sau, nội dung nào là nội dung chính được biểu hiện trong VB 
 "Cổng trường mở ra"?
Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Tái hiện lại những tâm tư t/cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.
Cả A, B, C đều đúng.
 	’ HS chọn đáp án : C
 5. Hướng dẫn về nhà: ( 3’ )
 - Học thuộc phần ( ghi nhớ ) để nắm chắc nội dung bài học.
 - Đọc bài đọc thêm ‘’ Trường học ‘’
 -Làm và hoàn thiện bài tập 2 ( SGK - TR9 )
 ’ Soạn bài: VB “ Mẹ tôi “ 
Chú ý so sánh và tìm ra những nét tương đồng trong h/ả người mẹ ở cả 2 VB 
“ Cổng trường mở ra ” và “ mẹ tôi ”
Chú ý đọc và tìm hiểu phần chú thích ộ
********************************
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / /2011
Tiết 2 : Văn bản: Mẹ tôi
(Trích: "Những tấm lòng cao cả" của ét - môn - đô đơ A - mi - xi )
 A / Mục tiêu : 
	Giúp HS có thể :
 - Cảm nhận và thấm thía những t/cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
 - Rèn kĩ năng đọc, hiểu VB, đọc sáng tạo.
 B / Chuẩn bị : 	 * HS : Đọc và soạn bài trước ở nhà.
	 	 * GV : Bảng phụ.
 C / Hoạt động trên lớp :
 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số:	
 2. Kiểm tra bài cũ : 
? Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ bài “ Cổng trường mở ra ” là gì ?
 ’ Tấm lòng yêu thương, t/cảm sâu nặng của người mẹ
 ’ Vai trò to lớn của nhà trường.
GV kiểm tra việc viết đoạn văn : 2 HS 
 3. Bài mới : giới thiệu bài 
 	Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao,
 Thiêng liêng và cao cả. Nhưng k0 phải khi nào chúng ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ những khi mắc phải những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “ Mẹ ” sẽ cho ta thấy một bài học như thế .
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Tìm hiểu chung: ( 4’ )
 * GV gọi HS đọc chú thích ộ - SGK
 1. Tác giả: 
 ? Em hãy cho biết vài nét về t/giả ? 
 2. Tác phẩm:
? Nêu xuất xứ, vị trí của bài văn này ? Theo em VB “ mẹ tôi ” thuộc kiểu loại VB nào ?
II. Đọc, hiểu văn bản: ( 20’ )
 1. Đọc, tìm hiểu chú thích:
 * GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu:
- Những lời bố nói trực tiếp với con: giọng chân tình nghiêm khắc.
- Những lời bố nói về mẹ: giọng tha thiết, trân trọng.
* GV kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của HS.
 ? Giải thích các từ : khổ hình, vong ân bội nghĩa, bội bạc ?
 2. Tìm hiểu văn bản :
 ? VB là 1 bức thư người bố gửi cho con, nhưng tại sao t/giả lại lấy nhan đề là “mẹ tôi ” ? 
a) Hình ảnh người mẹ:
 ? trong truyện có những h/ả, chi tiết nào nói về người mẹ ?
 ’ GV dùng bảng phụ:
 ? Qua những chi tiết đó, em hãy cho biết trong những ý sau, ý nào nói đúng về người mẹ của En - Ri - Cô ?
 A. Rất chiều con.
 B. Rất nghiêm khắc với con.
 C. Yêu thương và hi sinh tất cả vì con.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
 * GV chốt:
 - Là người mẹ rất yêu thương con, sẵn sàng hi sinh vì con.
 ? Trong những VB nào  ... o của 2 loại từ láy : từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
 - Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng Việt.
 - Biết vận dụng những hiểu biết khi cấu tạo văn bản.
 B / Chuẩn bị : * HS : Đọc, soạn bài chuẩn bị bài trước ở nhà.
	 * GV : Bảng phụ 
 C / Hoạt động trên lớp :
 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số:	 
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’ )
 	? Nêu hiểu biết của em về 2 loại từ ghép ? Đặt câu có sử dụng 2 loại từ ghép đó ?
 	- HS nêu được đặc điểm của 2 loại từ ghép chính phụ và đẳng lập.
 	- Đặt câu ’ xác định cụ thể từng loại.
 3. Bài mới : giới thiệu bài ( 1’ )
 	Em hãy nhắc lại khái niệm về từ láy đã được học ở lớp 6.
 Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về từ láy để từ đó vận dụng nó trong quá trình tạo lập văn bản.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I / Các loại từ láy : (7’ )
 1) Ví dụ: 
? Những từ láy được in đậm có đặc điểm, âm thanh gì giống và khác nhau ?
2. Nhận xét:
 ? Dựa vào kết quả phân tích, cho biết có mấy loại từ láy ? Mỗi loại có đặc điểm gì ?
 * GV chốt:
 - Láy toàn bộ : 
+ Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn.
+ Có trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối.
- Láy bộ phận : Các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
? Nghĩa của các từ “ Bần bật ”, “Thăm thẳm ” có giống “ Bật bật ”, “ Thẳm thẳm ” không ?
? Vậy thì tại sao các từ láy “ Bần bật ”, “Thăm thẳm ” không nói được là “ Bật bật ”
“ Thẳm thẳm ” ?
? Em hãy tìm 1 số từ láy thuộc hiện tượng này ?
- GV dùng bảng phụ củng cố kiến thức bằng bài tập nhanh. 
Cho nhóm từ láy sau : Bon bon, mờ mờ, xanh xanh, cứng cứng, tím tím, nhỏ nhỏ.
? Tìm các từ láy toàn bộ k0 biến âm, có biến âm ?
3. Kết luận : ( ghi nhớ 1 : SGK - 42 )
? Vậy có mấy loại từ láy ? là những loại nào, đặc điểm của mỗi loại ?
’ GV gọi 1 HS đọc ( ghi nhớ 1 )
II / Nghĩa của từ láy : (8’ )
 1) Ví dụ : 
 ? Em hãy giải thích nghĩa các từ láy : ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu ? 
2) Nhận xét :
 ? Vậy khi giải thích nghĩa các từ trên, em đã dựa vào điều gì ?
 * GV chốt :
 - Nghĩa của từ láy được tạo thành dựa vào sự mô phỏng âm thanh.
? Các từ láy trong mỗi nhóm sau có đặc điểm gì chung về âm thanh và ý nghĩa ?
- GV ghi mỗi nhóm từ lên bảng phụ :
a) Lí nhí, li ti, ti hí.
b) Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh .
? So sánh nghĩa của các từ láy mềm mại, đo đỏ với nghĩa của các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng : mềm, đỏ ?
* GV chốt :
- Tiếng gốc và từ láy có tiếng gốc có sắc thái khác nhau : giảm nhẹ, nhấn mạnh hoặc biểu cảm hơn.
3) Kết luận : ( ghi nhớ 2 - SGK - 42 )
 ? Vậy nghĩa của từ láy được tạo ra ntn ? 
nghĩa của tiếng gốc với từ láy có tiếng gốc có gì khác nhau về sắc thái ?
’ GV dùng bảng phụ củng cố kiến thức bằng bài tập nhanh:
? Phát triển các tiếng gốc sau thành các từ láy ? ( Lặng , chăm , mê )
III / Luyện tập : (12 ’ )
1) Bài tập 1 : ( SGK - 43 )
 ? Thống kê các từ láy trong đoạn văn ?
? Em hãy phân loại các từ láy mà bạn vừa tìm được ? 
2) Bài tập 2 : ( SGK - 43 )
? Điền các từ vào trước hoặc sau tiếng gốc để tạo từ láy ?
’ GV dùng bảng phụ ghi sẵn các tiếng gốc.
3) Bài tập 4 : ( SGK - 43 )
? Đặt câu với mỗi từ : nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi ?
* HS đọc kĩ mục I ( SGK -41 ) và trả lời các câu hỏi.
* HS so sánh - trả lời:
- Đăm đăm : tiếng láy lặp lại ( giống ) hoàn toàn tiếng gốc ’ láy toàn bộ.
- Mếu máo : giống phụ âm đầu. 
- Liêu xiêu : giống phần vần. 
’ Láy bộ phận.
* HS rút ra nhận xét:
- Có 2 loại từ láy : láy toàn bộ và láy bộ phận.
- Giống nhau.
* HS thảo luận - phát biểu :
- Vì đây là những từ láy toàn bộ đã có sự biến đổi về thanh điệu và phụ âm cuối.
- VD : Đo đỏ, tim tím ’ thuộc từ láy toàn bộ .
- Từ láy toàn bộ k0 biến âm : Bon bon, xanh xanh, mờ mờ.
- Láy toàn bộ có biến âm : cưng cứng, nho nhỏ, tim tím .
* HS dựa vào ( ghi nhớ 1 ) để kết luận.
* HS đọc ( ghi nhớ 1 : SGK - 42 )
- HS đọc kĩ mục II ( SGK - 42 )
* HS giải nghĩa :
- Ha hả : tiếng cười to.
- oa oa : tiếng tre em khóc.
- tích tắc : âm thanh do kim đồng hồ chạy gây ra.
- gâu gâu : tiếng chó sủa .
’ Dựa vào những âm thanh trong thực tế có đặc điểm riêng được mô phỏng lại.
* HS thảo luận - phát biểu:
- Nhóm từ : lí nhí, li ti, ti hí ’ lặp lại phần vần mô tả những gì nhỏ bé.
- Nhóm từ : Nhấp nhô  ’ lặp lại phụ âm đầu, mô phỏng những gì trôi nổi có gì thay đổi về hình dạng hoặc vị trí.
* HS so sánh - phát biểu:
- ý nghĩa của mềm mại và đo đỏ đã được giảm nhẹ hơn so với ý nghĩa của các tiếng gốc : mềm , đỏ .
* HS rút ra kết luận qua mục ( ghi nhớ 2 )
* HS làm và trình bày kết quả trên bảng phụ:
- Lặng : lẳng lặng, lặng lẽ 
- Chăm : chăm chỉ , chăm chú 
- Mê : mê man , mê mải 
* HS đọc bài tập và nêu yêu cầu :
* 1 HS lên bảng làm - dưới lớp nhận xét bổ sung .
- Bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, chiêm chiếp, rứu ran, nặng nề . 
* 1 HS lên bảng xếp vào bảng phân loại: 
- Láy toàn bộ : Thăm thẳm, chiêm chiếp.
- Láy bộ phận : ( còn lại )
* 2 HS lên bảng :
- Ló : lấp ló, lo ló 
- Nhỏ : nho nhỏ, nhỏ nhẹ, nhỏ nhắn 
- Nhức : nhưng nhức, nhức nhối 
- Khác : khang khác 
- Chếch : chênh chếch, chếch choác 
- ách : anh ách  
* 5 HS lên bảng làm - các HS khác làm ra nháp , sau đó nhận xét , bổ sung.
- VD :
+ Hoa có dáng người nhỏ nhắn .
+ Nói xấu sau lưng bạn là hành vi nhỏ nhen.
 4. Củng cố : (3’ ) 	
 	? Có mấy loại từ láy ? mỗi loại có đặc điểm gì ?
	? Tác dụng của việc sử dụng từ láy khi nói, viết ?
5. Hướng dẫn về nhà : (2’ )
 - Học thuộc ( ghi nhớ ) nắm chắc nội dung bài học .
 - Hoàn thiện tiếp các bài tập : 3 , 5 , 6 ( SGK - 43 )
 - chú ý chọn từ phù hợp nội dung của câu.
 ’ Đọc , xem trước tiết : Đại từ .
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / /2011
Tiết 12 : quá trình tạo lập văn bản
	 viết bài tập làm văn số 1 (ở nhà )	 
 A / Mục tiêu : Sau tiết học , HS cần :
 - Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản để viết văn bản có phương pháp và hiệu quả hơn.
 - Củng cố lại một số kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.
 B / Chuẩn bị : * HS : Đọc, soạn bài chuẩn bị bài trước ở nhà.
	 * GV : - Một số văn bản mẫu.
 	 - Đề bài.
 C / Hoạt động trên lớp :
 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số:	
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’ )
 	? Hãy trình bày những hiểu biết của em về tính kiên kết, bố cục, và mach lạc trong 
 văn bản ?
 	’ Liên kết là sự nối liền giữa các câu , các đoạn 1 cách hợp lí tự nhiên ( ND + HT ).
 	’ Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo 1 trình tự, 1 hệ thống.
	’ Mạch lạc là sự nối tiếp của các câu, các ý theo 1 trình tự hợp lí.
 3. Bài mới : giới thiệu bài ( 1’ )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I / Các bước tạo lập văn bản : 
? Em nhắc lại thế nào là văn bản ? Khi nào thì em có nhu cầu tạo lập văn bản ?
? Khi có nhu cầu tạo lập văn bản ( cụ thể là viết 1 bức thư ) thì điều đầu tiên em phải xác định là gì ?
1) Bước 1 : Định hướng văn bản ( 5 ‘ )
 ? Khi làm bài tập làm văn, em sẽ định hướng ntn ?
- VB đó viết cho ai ?
- Viết về cái gì ?
- Viết để làm gì ?
- Viết như thế nào ?
 * GV chốt:
 - Khi có nhu cầu giao tiếp, ta phải XD VB nói hoặc viết.
- Muốn giao tiếp có hiệu quả trước hết phải định hướng VB về nội dung, đối tượng, mục đích, cách trình bày, bố cục.
? Sau khi đã định hướng, ta phải làm gì để viết được VB ? ( để tạo lập 1 VB có bố cục rành mạch hợp lí thì phải làm gì ? )
2) Bước 2 : Lập dàn bài ( 5 ‘ )
? Lập dàn bài cho VB theo bố cục mấy phần ?
? Vậy muốn lập được dàn bài phải tiến hành các bước ntn ?
* GV chốt:
- Tìm hiểu đề : xác định yêu cầu, giới hạn của đề.
- Tìm ý, lập dàn ý : sắp xếp ý trước , sau cho hợp lí.
? Một dàn ý đã được xem như là một VB chưa ? muốn có VB hoàn chỉnh ta phải làm gì ?
2) Bước 2 : Dựa vào dàn ý để viết thành văn. 
? Khi viết thành VB cần đạt những yếu cầu nào trong 8 yêu cầu ( SGK - 45 ) ?
? Vậy trong 7 y/cầu đó thì y/cầu nào đối với em là khó nhất ? vì sao ?
* GV chốt:
- Cần phải diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, mạch lạc và có liên kết.
? Sau khi viết thành văn, bước thực hiện tiếp theo là gì ?
2) Bước 2 : Kiểm tra lại văn bản . ( 5 ‘ )
? Tại sai phải kiểm tra VB ? việc kiểm tra lại VB cần dựa vào những y/cầu nào ?
* GV chốt:
- Kiểm tra lại VB là khâu quan trọng để tránh khỏi sai sót.
? Tại sao khi tạo lập VB cần tiến hành đủ 4 bước trên ?
? Khi làm VB , em thường mắc những lỗi gì ? đã tiến hành đủ các bước chưa ?
ộ Ghi nhớ : ( SGK - 46 )
? Vậy khi tạo lập VB , ta thực hiện theo mấy bước ? là những bước nào ?
II / Luyện tập : (14 ’ )
1) Bài tập 2 : 
 ? Theo em bài báo cáo kinh nghiệm học tập của bạn HS như thế có phù hợp không ?
2) Bài tập 3 : 
? Đọc những thắc mắc trong bài tập, em sẽ trả lời ntn ?
* HS nhắc lại khái niệm VB.
’ Khi có nhu cầu phát biểu ý kiến, viết thư, làm văn, làm thơ ’ khi đó có nhu cầu tạo lập VB.
- Phải định hướng văn bản .
* HS thảo luận - phát biểu :
- Xác định đối tượng.
- Xác định nội dung.
- Xác định mục đích.
- Xác định cách trình bày, bố cục.
* HS nghe và tự ghi vào vở .
’ Để tạo lập 1 VB có bố cục rành mạch hợp lí thì ta phải lập dàn bài.
- Theo bố cục 3 phần : MB - TB - KB
+ Phải tìm hiểu đề
+ Phải tìm ý, lập dàn ý .
- Dàn ý chưa được xem là 1 VB hoàn chỉnh.
- Muốn có 1 VB hoàn chỉnh ta phải dựa vào dàn ý để viết thành bài văn.
* HS đọc kĩ 8 yêu cầu trong SGK - 45 và trả lời:
- Cần đạt 7 yêu cầu ( trừ y/cầu kể chuyện hấp dẫn k0 bắt buộc với VB k0 phải tự sự. 
- Yêu cầu diễn đạt là khó nhất.
- Phải kiểm tra lại văn bản .
- Cần dựa vào 7 y/cầu vừa nêu. ’ vì đây là khâu quan trọng để tránh khỏi sai sót.
- Vì 4 bước đó có tác dụng làm cho VB đúng hướng, đúng chủ đề, đạt mục đích giao tiếp, ít sai phạm về câu, chữ 
- Thường bỏ qua bước 2 , 4 .
* HS rút ra kết luận qua ( ghi nhớ )
* 1 HS đọc ( ghi nhớ )
* 1 HS đọc bài tập 2 và nêu y/cầu:
- Chưa phù hợp : ( có 2 điểm chưa phù hợp )
+ Chưa nêu được những kinh nghiệm của bản thân.
+ Chưa xác định đúng đối tượng giao tiếp. ( tôi )
* HS đọc bài tập 3 và nêu y/cầu .
- Dàn ý viết ngắn gọn, rõ ý không cần viết câu hoàn chỉnh đúng ngữ pháp.
- Để phân biệt các mục lớn , nhỏ cần có hệ thống kí hiệu và cách trình bày hợp lí.
 4. Củng cố : (3’ ) 	
 	? Trình bày các bước tạo lập VB ?
	? Tầm quan trọng của việc thực hiện các bước khi tạo lập VB ?
5. Hướng dẫn về nhà : (2’ )
 - Học thuộc ( ghi nhớ ) nắm chắc các bước tạo lập văn bản .
 - Làm tiếp bài tập 4 ( SGK - 47 ) và bài tập ( SBT )
 ’ Đọc , xem trước tiết : Luyện tập tạo lập văn bản .
 ’ Viết bài tập làm văn số 1 ( ở nhà ) ’ tiết sau nộp bài .
 * Đề bài tập làm văn số 1 :
	Hãy tả lại chân dung người bạn thân của em .
------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1,2, 3.doc