Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 67, 68

Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 67, 68

A.Mục tiêu:

- Kiến thức: Tiếp tục củng cố các phép tính trong Z, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế, bội và ước của một số nguyên.

- Kĩ năng: Rèn luỵên kĩ năng thực hiện phép tính, tính nhanh giá trị biểu thức, tìm x, tìm bội và ước của một số nguyên.

- Thái độ: Rèn luyện tính chính xác, tổng hợp cho HS.

B. Chuẩn bị :

- Giáo viên: Bảng phụ ghi : Quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế, khái niệm

a chia hết cho b và tính chất chia hết.

- Học sinh: Ôn tập kiến thức và làm bài tập ôn tập chương II.

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 67, 68", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :4/2/2009.
Ngày giảng: Lớp 6a1:11/2/2009.
 Lớp 6a2:11/2/2009. 
Tiết67: Ôn tập chương ii
A.Mục tiêu: 
- Kiến thức: Tiếp tục củng cố các phép tính trong Z, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế, bội và ước của một số nguyên.
- Kĩ năng: Rèn luỵên kĩ năng thực hiện phép tính, tính nhanh giá trị biểu thức, tìm x, tìm bội và ước của một số nguyên.
- Thái độ: Rèn luyện tính chính xác, tổng hợp cho HS.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Bảng phụ ghi : Quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế, khái niệm 
a chia hết cho b và tính chất chia hết.
- Học sinh: Ôn tập kiến thức và làm bài tập ôn tập chương II.
C.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định. 
II.Kiểm tra:(8ph)
 HS1: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
 Chữa bài 162 a, c (75 SBT).
a) [(- 8) + (- 7)] + (- 10)
= (- 15) + (- 10) = - 25.
c) - (- 229) + (- 219) - 401 + 12
= 229 - 219 - 401 + 12 = - 379
HS2: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, nhân hai số nguyên khác dấu, nhân với số 0.
 Chữa bài tập 168 (a,c) (76 SBT).
a) 18 . 17 - 3 . 6 . 7
= 18 . 17 - 18 . 7
= 18 (17 - 7) = 180.
c) 33 . (17 - 5) - 17 (33 - 5)
= 33. 17 - 33. 5 - 17. 33 + 17. 5
= 5 .(- 33 + 17) = - 80.
III .Bài mới( 30 ph):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Dạng 1: Thực hiện phép tính:
Bài 1: Tính:
a) 215 + (- 38) - (- 58) - 15.
b) 231 + 26 - (209 + 26).
c) 5. (- 3)2 - 14. (- 8) + (- 40).
- Yêu cầu HS làm bài 114 (99 SGK).
Dạng 2: Tìm x:
- Yêu cầu HS làm bài 118 (99 SGK).
- GV hướng dẫn: Thực hiện chuyển vế, tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
- Cả lớp làm phần a.
- 3 HS lên bảng làm phần b, c, d.
- Yêu cầu HS làm tiếp bài tập 115 (99 SGK).
 Bài 112 ( 99 SGK): Đố vui:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và hướng dẫn HS lập cách đẳng thức.
 a - 10 = 2a - 5.
Dạng 3: Bội và ước của số nguyên:
Bài 1:
a) Tìm tất cả các ước của (- 12).
b) Tìm năm bội của 4 : Khi nào a là bội của b, b là ước của a.
Bài 120 ( 100 SGK ).
- GV treo bảng phụ đầu bài, kẻ bảng.
- GV: Nêu lại các tính chất chia hết cho Z.
Vậy các bội của 6 có là của (-3) của 
 (-2) không ?
Bài 1:
a) 215 + (- 38) - (- 58) - 15
= (215 - 15) + (58 - 38)
= 200 + 20 = 220.
b) 231 + 26 - (209 + 26)
= 231 + 26 - 209 - 26
= 231 - 209 = 22.
c) 5. (- 3)2 - 14. (- 8) + (- 40).
 = 5. 9 + 112 - 40
= (45 - 40) + 112 = 117.
Bài 114:
a) x ẻớ - 7 ; - 6 ; - 5 ; ... ; 6 ; 7ý.
Tổng các số nguên x thoả mãn là:
 (- 7) + (- 6) + .... + 6 + 7 = 0.
b) x ẻớ - 5 ; - 4 ... 1 ; 2 ; 3ý.
Tổng: [(-5) + (-4)] + [(-3) + 3] + .....
 = (- 9).
 Bài 118 ( 99 SGK).
a) 2 x = 15 + 35
 2x = 50
 x = 50 : 2
 x = 25.
b) x = - 5.
c) x = 1.
d) x = 5.
Bài 115 (99 SGK):
a) a = ± 5.
b) a = 0.
c) Không có số a nào thoả mãn. Vì là số không âm.
d) = = 5 ị a = ± 5.
e) = 2 ị a = ± 2.
Bài 112 ( 99 SGK):
 a - 10 = 2a - 5
 - 10 + 5 = 2a - a
 - 5 = a
Vậy hai số đó là : (- 10) và (- 5).
Bài 1:
a) Tất cả các ước của (- 12) là ± 1 ; ±2 ; ± 3 ; ± 4 ; ± 6 ; ±12.
b) Năm bội của 4 có thể là : 0 ; ±4; ±8.
Bài 120 ( 100 SGK):
a) Có 12 tích ab.
b) Có 6 tích lớn hơn 0 và 6 tích nhỏ hơn 0.
c) Bội của 6 là : - 6 ; 12 ; - 18 ; 24 ; 30 ; - 42.
d) Ước của 20 là 10 ; - 20.
IV. Củng cố ( 6 ph)
- Nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính trong 1 biểu thức (có ngoặc, không có ngoặc).
Xét xem các bài giải sau đúng hay sai:
a) a = - (- a).
b) = - (S)
c) = 5 ị x = 5. (S) 
d) = - 5 ị x = - 5. (S)
V. Hướng dẫn học ở nhà (1ph)
- Ôn tập theo các câu hỏi và các dạng bài tập trong 2 tiết ôn tập.
- Tiết sai kiểm tra 1 tiết chương II.
*Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 6/2/2009.
Ngày giảng: Lớp 6a1:12/2/2009.
 Lớp 6a2:12/2/2009. 
Tiết68: kiểm tra 1 tiết 
A.Mục tiêu: 
- Kiểm tra: 
 +Thực hiện các phép tính trong tập hợp các số nguyên 
 +Giá trị tuyệt đối của số nguyên
 +Cách xác định bội ước của một số nguyên.
B. đề bài :
Ma trận thiết kế đề kiểm tra
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ 
TL
Các phép tính 
4 
 2
3
 2
3
 2
10
 6 
Gía trị tuyệt đối
2
 1
1 
 1 
1
 1
4 
 3
Ước– Bội
2
 1
2
 1
Tổng
4
 2 
6
 4
5
 4
16
 10
Phần I . Trắc nghiệm khách quan (3 điểm):
Bài 1 (3điểm):
Điền đúng ( Đ) , sai (S) vào chỗ ......
a) a = -(-a) .......
b) = .......
c) = - .......
d) 27 – ( 17 – 5) = 27 – 17 – 5 ........
e) -12 – 2 .( 4- 2 ) = -14 . 2 = - 28 .........
g) Với a ẻ Z thì - a < 0 .........
 Phần II . Tự luận (7 điểm):
Bài 2: (2 điểm)
Thực hiện phép tính:
 a) (- 5). 8 . (- 2). 3
 b) 125 - (- 75) + 32 - (48 + 32)
 c) 3. (- 4)2 + 2 . (- 5) - 20. 
 Bài 3: (2 điểm)
a) Tìm : ; ; 	
b) Tìm số nguyên a biết : = 3 ; = - 1.
 Bài 4: (1 điểm)
Tìm x thuộc Z biết:
 a) x + 10 = - 14.
 b) 5x - 12 = 48.
 Bài 5: (1 điểm)
a) Tìm tất cả các ước của (- 10).
b) Tìm 5 bội của 6.
 Bài 6: (1 điểm)
Tính tổng tất cả các số nguyên x thoả mãn: - 10 < x < 11.
c. đáp án - biểu điểm:
Bài 1 (3điểm): Mỗi câu 0,5 điểm
Đ
Đ
 Còn lại là các câu sai
Bài 2 (2điểm):
a) (- 5). 8 . (- 2) . 3 = [(- 5). (- 2)]. 8. 3 (0, 5 điểm).
 = 10. 24 = 240.
b) 125 - (- 75) + 32 - (48 + 32) (1 điểm).
 = (125 + 75) + 32 - 48 - 32
 = 200 + (- 48) = 152.
c) 3. 16 - 10 - 20 (0, 5điểm).
 = 48 - 30 = 18.
 Bài 3: (2 điểm)
a) = 32;
 = 10;
 = 0 . (1 điểm).
b) = 3 ị a = ± 3.
 = - 1 ị không có số nguyên a thoả mãn
 (1 điểm).
 Bài 4: (1 điểm)
a) x + 10 = - 14
 x = - 14 - 10
 x = - 24. (0, 5 điểm).
b) 5x - 12 = 48
 5x = 60
 x = 60 : 5 = 12. (0, 5 điểm).
 Bài 5: (1 điểm)
a) Các ước của (- 10) là: ±1 ; ±2 ; ±5 ; ±10. (0,5 điểm).
b) Năm bội là : ±6 ; ±12 ; 18. (0,5 điểm).
 Bài 6: (1 điểm)
x ẻớ - 9 ; - 8 ; - 7 ; ... ; 0 ; 1 ; 2 ; ... ; 10ý. (0,5 điểm).
Tổng : (- 9) + (- 8) + (- 7) + ... + 0 + 1 + 2 + ... + 10 = 10. (0,5 điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docSo6 t67,68.doc