Giáo án môn Toán lớp 7 - Tiết 44: Luyện tập

Giáo án môn Toán lớp 7 - Tiết 44: Luyện tập

I/ Mục tiêu:

- Kiến thức: Tiếp tục củng cố cho HS về khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng

- Kĩ năng: Củng cố kỹ năng lập bảng "tần số " từ bảng số liệu ban đầu

- Thái độ: Biết cách từ bảng tần số viết lại 1 bảng số liệu ban đầu

II/ Phương tiện dạy học:

- GV: Bảng 12; 13; 14.

- HS: Biết cách lập bảng “tần số”

III/ Tiến trình tiết dạy:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 7 - Tiết 44: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Tiếp tục củng cố cho HS về khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng 
- Kĩ năng: Củng cố kỹ năng lập bảng "tần số " từ bảng số liệu ban đầu
- Thái độ: Biết cách từ bảng tần số viết lại 1 bảng số liệu ban đầu
II/ Phương tiện dạy học:
- GV: Bảng 12; 13; 14.
- HS: Biết cách lập bảng “tần số”
III/ Tiến trình tiết dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Căn cứ vào đâu để lập bảng
“tần số” ? Mục đích của việc
lập bảng tần số? 
Làm bài tập 6 / 11?
Hoạt động 2:
Giới thiệu bài luyện tập:
Bài 8
Gv nêu đề bài.
Treo bảng 13 lên bảng.
Yêu cầu Hs cho biết dấu hiệu ở đây là gì?
Xạ thủ đó bắn bao nhiêu phát?
Số các giá trị khác nhau là bao nhiêu?
Gọi một Hs lên bảng lập bảng tần số.
Nêu nhận xét sau khi lập bảng?
Bài 9:
Gv nêu đề bài.
Treo bảng 14 lên bảng.
Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi.
Dấu hiệu ở đây là gì?
Số các giá trị là bao nhiêu?
Số các giá trị khác nhau là bao nhiêu?
Nêu nhận xét sau khi lập bảng?
Hs trả lời câu hỏi của Gv.
Làm bài tập 6:
a/ Dấu hiệu là điều tra số con
trong một thôn.
Bảng tần số:
Giá trị (x)
Tần số (n)
0
2
1
4
2
17
3
5
4
2
N = 30
b/ Nhận xét:
Số gia đình trong thôn chủ yếu từ 1 đến 2 con.
Số gia đình đông con chỉ chiếm tỷ lệ 23,3%.
Dấu hiệu là số điểm đạt được của một xạ thủ trong một cuộc thi.
Xạ thủ đó đã bắn 30 phát .
Số các giá trị khác nhau là 4.
Một Hs lên bảng lập bảng.
Nêu nhận xét:
Số điểm thấp nhất là 7.
Số điểm cao nhất là 10.
Số điểm 8; 9 có tỷ lệ cao.
Dấu hiệu là thời gian giải một bài toán của 35 học sinh.
Số các giá trị là 35.
Số các giá trị khác nhau là 8.
Nhận xét:
Thời gian giải nhanh nhất là 3 phút.
Thời gian giải chậm nhất là 10 phút.
Số bạn giải từ 7 đến 10 phút chiếm tỷ lệ cao.
Bài tập:8 (SGK)
a/ Dấu hiệu là số điểm đạt được của một xạ thủ. Xạ thủ đó đã bắn 30 phát.
b/ Bảng tần số:
Giá trị(x)
7
8
9
10
Tần số(n)
3
9
10
8
Nhận xét:
Xạ thủ này có số điểm thấp nhất là 7,số điểm cao nhất là 10.số điểm 8; 9 có tỷ lệ cao.
Bài tập 9: (SGK)
a/ Dấu hiệu là thời gian giải một bài toán của 35 học sinh.
Số các giá trị là 35.
b/ Bảng tần số:
Giá trị (x)
Tần số (n)
3
1
4
3
5
3
6
4
7
5
8
11
9
3
10
5
N = 35
Thời gian giải nhanh nhất là 3 phút. Chậm nhất là 10 phút.
Hoạt động 3: Củng cố:
Nhắc lại cách lập bảng tần số.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Làm bài tập 6/ SBT.
 Chuẩn bị thước thẳng có chia cm, viết màu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 44 DS7.doc