Giáo án môn Vật lý 7 tiết 21, 22, 23

Giáo án môn Vật lý 7 tiết 21, 22, 23

Tiết 21.

DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mô tả một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện( Bóng đèn bút thử điện sáng, quạt quay ) và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

- Nêu được tác dụng chung của của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng là cực dương và cực âm.

- Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối hoạt động, đèn sáng.

2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm sử dụng bút thử điện.

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 7 tiết 21, 22, 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Lớp 7A: /01/2011
Lớp 7B: /01/2011
Tiết 21.
Dòng điện - nguồn điện
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Mô tả một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện( Bóng đèn bút thử điện sáng, quạt quay) và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Nêu được tác dụng chung của của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng là cực dương và cực âm.
Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối hoạt động, đèn sáng.
2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm sử dụng bút thử điện.
3. Thái độ:
Trung thực. Kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điên.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Bút thử điện.
Mảnh phim nhựa, vải len.
H19.1.
Máy chiếu 
Chuẩn bị cho mỗi nhóm hs
2 Dây dẫn, 1 bóng đèn, 1 giá pin.
4pin, 
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức (1’): 
Lớp 7A: .............Vắng:................................................
Lớp 7B: .............Vắng:................................................
2. Kiểm tra (4’): 
CH: Nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử? Khi nào thì một vật nhiễm điện âm?.
ĐA: ghi nhớ sgk tr 52
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
 Nội dung
*Hoạt động 1: Nêu vấn đề.
- GV: Sử dụng máy chiếu đặt vấn đề như sgk
- HS: Nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.
(2’)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về dòng điện.
- GV: Yêu cầu hs quan sát H19.1 trên máy chiếu và trả lời câu hỏi C2
- HS: Quan sát H19.1 và trả lời C1
- GV: Yêu cầu hs thảo luận để viết đầy đủ câu nhận xét và vở
- HS: Ghi nhận xét vào vở.
- GV: Thông báo: dòng điện là gì và dấu hiệu nhận biết dòng điện chạy qua các thiết bị điện như mục kết luận trong sgk
(10’)
I. Dòng điện.
 a. (Dịch chuyển)
b. (Chảy)
* Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó.
* Kết luận: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
* Hoạt động : Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng.
- GV: Thông báo tác dụng của nguồn điện như sgk và hai cực của pin và ác quy.
- GV: Yêu cầu hs kể tên các nguồn điện và mô tả cực dương, cực âm của mỗi nguồn điện đó.
- HS: Kể tên và mô tả theo yêu cầu.
- GV: Cho hs quan sát hình ảnh các nguồn điện trong thực tế trên máy chiếu
(5’)
II . Nguồn điện.
- Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động.
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Hai cực của pin và ác quy là cực dương (+) và cực âm (-)
C3. Pin tiểu, acquy, pin vuông, pin tròn, pin cúc áo.
- Các nguồn điện khác: Đinamô, pin mặt trời
* Hoạt động 4: Mắc mạch điện có nguồn điện. 
- GV: Yêu cầu hs quan sát mạch điện trên máy chiếu rồi yêu cầu hs mắc mạch điện H19.3 như đã nêu trong sgk
- HS: Tiến hành mắc mạch điện theo nhóm.
- GV: Theo dõi, giúp đỡ các nhóm hs kiểm tra, phát hiện chỗ hở mạch để đảm bảo đèn sáng trong các mạch điện.
- GV: Điều khiển hs chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến đèn không sáng.
(13’)
5’
III. Mắc mạch điện có nguồn điện.
* Hoạt động 5: Vận dụng. 
- GV yêu cầu h/s tìm hiểu nội dung câu hỏi C4, C5, C6 suy nghĩ trả lời.
- HS hoạt động cá nhân vận dụng trả lời câu hỏi C4, C5, C6. 
- GV: Yêu cầu cá nhân trình bày, và các hs nhận xét, bổ xung.
- HS: Thực hiện yêu cầu của gv.
- GV: Nhận xét chung, chuẩn hóa kiến thức.
(5’)
IV. Vận dụng.
C4. 
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua.
- quạt điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua.
- Đèn điện sáng cho biết có I chạy qua nó.
- Các điện tích dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện.
C5. Đèn pin, đinamô, máy tính bỏ túi, điều khiển từ xa
C6. Để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn, cần ấn vào lẫy để núm xoay của nó tì xát vào vành xe đạp, quay (đạp) cho bánh xe quay. đồng thời dây nối từ đinamo đến đèn không có chỗ hở
4. Củng cố (4’).
GV: đặt câu hỏi: Dòng điện là gì? làm thế nào có dòng điện chạy qua bóng đèn pin?
HS: Trả lời
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’).
Đọc có thể em chưa biết.
Học bài và làm bài tập từ 19.1đến 19.3 SBT.
Đọc trước bài 20.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
..
Ngày giảng:
Lớp 7A: /02/2011
Lớp 7B: /02/2011
Tiết 22. 
Chất dẫn điện và chất cách điện- 
dòng điện trong kim loại
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Nhận biết được chất dẫn điện là chất cho dòng điện đI qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đI qua.
 Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
 Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
2. Kĩ năng : 
Mắc mạch điện đơn giản 
Làm thí nghiệm xác định vật dấn điện , vật cách điện
3. Thái độ: Có thói quen sử dụng điện an toàn 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm 
Nguồn điện.
Bống đèn.
Công tắc và một số dây dẫn.
Một số vật liệu dẫn điện và cách điện.
Chuẩn bị cho cả lớp : Máy chiếu
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà 
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
 1. ổn định tổ chức (1’): 
Lớp 7A:  vắng: ..
	Lớp 7B:  vắng:.. .	
2. Kiểm tra (4’): 
CH: Dòng điện là gì? Hãy kể tên một số nguồn điện mà em biết?.
ĐA: Ghi nhớ sgk tr54. ( Nêu được dòng điện là gì? – 5đ, Kể tên một số nguồn điện 5đ)
 3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
Tg
 Nội dung
* Hoạt động 1: Nêu vấn đề.
- GV: Sử dụng máy chiếu nêu vấn đề như sgk.
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
(2’)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện.
- GV thông báo chất dẫn điện là gì, chất cách điện là gì.
- GV cho h/s quan sát bóng đèn, dây dẫn yêu cầu h/s chỉ ra bộ phận dẫn điện và cách điện trong các dụng cụ điện đó.
- HS quan sát, nhận biết chất dẫn điện và cách điện, thảo luận và trả lời C1.
(8’)
I. Chất dẫn điện và chất cách điện.
 - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua.
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua.
C1. + Dẫn điện: Hai chốt cắm, lõi dây, dây tóc, hai đầu dây đèn.
 + Cách điện: Vỏ nhựa, vỏ dây, trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đen.
* Hoạt động 3: Xác định vật dẫn điện, vật cách điện
- GV: Yêu cầu hs làm TN như hướng dẫn sgk và ghi kết quả của mỗi lần TN vào bảng
- HS: Làm việc nhóm với TN và ghi kết quả vào bảng.
- GV: Yêu cầu hs hoàn thành C2. sau đó kiểm tra và sửa chữa.
- HS: C2.
- GV: đề nghị từng nhóm thảo luận và trình bày C3. sau đó cho cả lớp thảo luận rồi tổng kết lại.
- HS: Thảo luận, trình bày, 
(10’)
II . Thí nghiệm.
Vật liệu dẫn điện
Vậtliệu cách điện
1. Đồng.
2. Vàng.
3. Nhôm.
1. Gỗ khô.
2. Nhựa.
3. Sứ.
C2. Các VL thường dùng làm vl dẫn điện: đồn, sắt, nhôm, chì
Các vl thường dùng làm vật cách điện: nhưa (chất dẻo), thủy tinh, sứ, cao su, không khí
C3. Từ thí nghiệm rút hai mỏ kẹp ra, giữa hai mỏ kẹp là không khí, đèn không sáng. Vậy không khí không đãn điện.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về dòng điện trong kim loại.
- GV: Thông báo phần (a) rồi yêu cầu hs trả lời C4(
- HS: C4.
- GV: Thông báo phần (b) rồi yêu cầu hs trả lời C5.
GV: Yêu cầu hs tự làm C6 vào vở, ghi đầy đủ câu kết luận.
HS: Cá nhân trả lời C6, ghi đầy đủ phần kết luận.
(10’)
III. Dòng điện trong kim loại.
C4. Hạt nhân mang điện tích dương, các e mang điện tích âm
C5. + Electron tự do là vòng tròn nhỏ có dấu (-).
 + Phần còn lại là vòng tròn lớn có dấu (+).
C6. e tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy, bị cực dương hút, chều từ cực âm sang cực dương.
* Kết luận: Các Electron tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó. 
* Hoạt động 5: Vận dụng. 
GV yêu cầu h/s tìm hiểu nội dung câu hỏi C7, C8, C9 trên máy chiếu rồi suy nghĩ trả lời.
HS hoạt động cá nhân vận dụng trả lời câu hỏi C7, C8, C9.
GV: Tổ chức cho hs trả lời và chuẩn hóa lại kiến thức. 
(5’)
IV. Vận dụng.
C7. B. Ruột bút chì.
C8. C. Nhựa.
C9. C. Một đoạn dây nhựa.
4. Củng cố (4’).
Hệ thống nội dung chính của bài thông qua ghi nhớ sgk.
Yêu cầu hs đọc có thể em chưa biết.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’).
 Học bài và làm bài tập từ 20.1đến 20.4 SBT.
 Đọc trước bài 21 sgk
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
..
Ngày giảng:
Lớp 7A: /02/2010
Lớp 7B: /02/2010
Tiết 23
Sơ đồ mạch diện
chiều dòng điện
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nắm được một số kí hiệu thiết bị sử dụng diện.
vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản.
nắm được quy ước chiều dòng điện, biêt cá ch xác định chiều dòng điện chay trong mạch theo quy ước.
biết cách nhận biết và sử dụng đèn pin.
2. kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, tiến hành thí nghiệm.
3. Thái độ: Có thái độ chuẩn mực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh 
Một quả pin 1,5V, một bóng đèn pin , một công tắc 
Năm đoạn dây có vỏ bọc cách điện 
Một đèn pin loại có lắp sẵn pin 
một đèn pin.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà 
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1’): 
Lớp 7A: .............Vắng:................................................
Lớp 7B: .............Vắng:................................................
2. Kiểm tra : (kiểm tra 15 phút)
Câu hỏi:
Câu 1: Thế nào là chất dẫn điện? Chât cách điện? Lấy 5 ví dụ về chất dẫn điện, 5 ví dụ về chất cách điện
Câu 2: Hãy nêu quy ước chiều dòng điện trong kim loại?
Đáp án:
Câu 1: (mỗi ý đúng 3 điểm)
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, vd: sắt, đồng, nhôm, chì,...
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua:vd: không khí, củi khô, thuỷ tinh 
Câu 2 (4 điểm): Dòng điện trong kim loại là dòng các elêctron dịch chuyển có hướng.
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động 1: Đặt vấn đề
GV: Đặt vấn đề như sgk.
HS: Nhận thức vấn đề cần nghiên cứu
(2’)
*Hoạt động 2: Sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điệntheo sơ đồ.
GV: Yêu cầu hs tìm hiểu kí hiệu một số bộ phận của mạch điện đơn giản theo bảng trong sgk và thực hiện các câu hỏi C1, C2, C3
HS: Tìm hiểu và thực hiện theo yêu cầu của gv.
GV: Theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ hs.
(10’)
I. Sơ đồ mạch điện:
C1: 
* Hoạt động : Xác định và biểu diễn chiều dòng điện theo quy ước.
GV: thông báo tới HS quy ước chiều dòng điện, minh hoạ cho cả lớp theo hình 21.1a, rồi yêu cầu hs làm các câu vận dụng C4, C5.
HS: Làm câu vận dụng C4, C5.
(5’)
II. Chiều dòng điện: 
C4: ngược chiều nhau.
C5:
* Hoạt động4: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đèn pin
GV: Yêu cầu từng nhóm thực hiện các mục a, b của C6 khi quan sát hình vẽ bổ dọc của các đèn pin.
(15’)
III. Vận dụng:
C6: - nguồn điện của đèn gồm 2 chiếc pin. Cực dương của pin được lắp về phía đầu của bóng đèn.
4. Củng cố (3’): Yêu cầu hs đọc lại phần ghi nhớ và đọc có thể em chưa biết
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
Học và làm bài tập của bài 21 SBT.
Đọc trước bài 22 sgk.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • doct21-23.doc