Giáo án môn Vật lý 7 tiết 22: Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại

Giáo án môn Vật lý 7 tiết 22: Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại

BÀI 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN

 DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

 - Kể tên một số vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) và vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng.

 - Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng

 2. Kĩ năng: Làm thí ngiệm xác định vật dẫn điện, vật cách điện

 - Mắc mạch điện đơn giản.

 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 7 tiết 22: Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/ 01/2010
TIẾT22 
	 BÀI 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN 
 DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI 
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
 - Kể tên một số vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) và vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng.
 - Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng
 2. Kĩ năng: Làm thí ngiệm xác định vật dẫn điện, vật cách điện
 - Mắc mạch điện đơn giản. 
 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. Giáo viên: - Bóng đèn, công tắc, ổ lấy điện, dây nối các loại, phíc cắm điện 
 - Tranh vẽ to các hình 20.1 và h 20.3
 2. Học sinh : Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 
 Một bóng đèn pin gắn trên đế 
Năm đoạn dây nối (hai dây: 1 đấu cắm, 1 đầu có kẹp ) 
Một đoạn dây đồng, thép, nhựa, ruột bút chì  
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức: (1 phút)
 + Ổn định lớp:
 + Kiểm tra sĩ số: 
 II. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) 
 GV: Đưa ra mạch điện hở gồm 2 pin, 1 khóa K, 1 bóng đèn và dây dẫn (mạch hở do hai đầu dây dẫn là hai mỏ kẹp không nối với nhau)
 + Trong mạch điện có dòng điện chạy qua không? (không)
 + Muốn có dòng điện trong mạch em phải làm gì? (đóng công tắc, nối hai đầu mỏ kẹp)
 + Dấu hiệu nào giúp em nhận biết có dòng điện trong mạch? (bóng đèn sáng)
 III. Nội dung bài mới:
 1. Đặt vấn đề: (2 phút)
GV: Nếu nối hai mỏ kẹp bằng một đoạn dây đồng thì trong mạch điện có dòng điện không?
HS: Dự đoán
GV: Làm thí nghiệm kiểm tra để thấy rõ có dòng điện trong mạch (đèn sáng)
GV: Nếu thay đoạn dây đồng này bằng một đoạn ruột bút bi làm bằng nhựa, theo em có dòng điện trong mạch không?
HS: Dự đoán
GV: Làm thí nghiệm kiểm tra để thấy rõ không có dòng điện trong mạch 
GV: Dây đồng người ta gọi là vật dẫn điện, còn vỏ nhựa của ruột bút bi gọi là vật cách điện. Vậy vật dẫn điện là gì? Vật cách điện là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.
 2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định chất dẫn điện và chất cách điện (20 phút)
GV: Cho HS đọc mục I sgk
HS: Đọc SGK
GV: Nêu câu hỏi 
 + Chất dẫn điện là gì? 
 + Chất cách điện là gì?
HS: Trả lời (SGK)
GV: Chốt và ghi bảng
HS: Ghi vở
GV: Trong bộ TN của nhóm đã có sẵn một số vật. 
GV: Gọi 1HS đại diện một nhóm đọc tên các vật trong bộ TN của nhóm mình.
HS: Đọc tên các vật
GV: Trước hết các em hãy đoán nhận xem các vật trong khay vật nào dẫn điện, vật nào cách điện. Vật nào dãn điện để ở một bên khay, vật nào cách điện để ở một bên khay.
HS: Các nhóm thực hiện phân loại vật dẫn điện, vật cách điện.
GV: Gọi đại diện 2 nhóm trình bày
HS: Nhóm trình bày
GV: Bằng kinh nghiệm thực tế các em có thể có sự đoán nhận khác nhau. Muốn xác định một cách chính xác vật nào dẫn điện, vật nào cách điện chúng ta phải tiến hành TN kiểm tra.
 Giả sử muốn kiểm tra vỏ bọc nhựa của dây dẫn là vật dẫn điện hay cách điện các em làm thế nào?
HS: Dùng mỏ kẹp kẹp hai đầu vật cần kiểm tra, nếu thấy đèn sáng thì vật đó dẫn điện, nếu bóng đèn không sáng thì vật đó cách điện.
GV: Chia nhóm. Yêu cầu các nhóm 
 + Mắc mạch điện
 + Tiến hành TN xác định vật dẫn điện, vật cách điện
HS: Các nhóm làm TN 
GV: Lưu ý:
 + Thời gian: 3 phút
 + Từng HS trong nhóm làm TN đối với một vật, các bạn khác trong nhóm theo dõi.
HS: Các nhóm thực hiện theo yêu cầu
GV: Yêu cầu các nhóm lên báo cáo kết quả TN
HS: Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả lên bảng phụ.
GV: Đưa ra kết quả đúng yêu cầu các nhóm đồi chiếu và nhận xét
HS: Đối chiếu và nhận xét
GV: Nếu kết quả các nhóm có sự khác nhau thì yêu cầu 1 nhóm làm lại để kiểm tra nguyên nhân.
HS: Thực hiện theo yêu cầu
GV: Chốt kết quả đúng
HS: Ghi vở.
GV: Chúng ta sẽ củng cố khái niệm vật dẫn điện, vật cách điện bằng cách quan sát hình 20.1SGK và vật thật tương ứng cho biết các bộ phận dẫn điện, các bộ phận cách điện?
HS: Quan sát và trả lời
GV: Chốt câu trả lời đúng
HS: + Các bộ phận dẫn điện là: dây tóc, dây trục, 2 đầu dây đèn, 2 chốt cắm, lõi dây 
 + Các bộ phận cách điện là: trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đen, vỏ dây, vỏ nhựa của phích cắm
GV: Khi cắm phích điện vào ổ điện thì tay ta cầm vào phần nào để cắm?
HS: Cầm vào vỏ nhựa của phích cắm
GV: Lưu ý không cắm hay rút phích điện bằng cách giật vào giây nối vì có thể làm đứt lõi bên trong hoặc làm rạn hở lõi dây rất nguy hiểm
GV: Cá nhân suy nghĩ trả lời C2
HS: Trả lời C2
 + 3 vật liệu dùng để làm vật dẫn điện: đồng, nhôm, chì 
 + 3 vật liệu dùng để làm vật liệu cách điện: sứ, nhựa, cao su 
GV: Hãy nêu một số trường hợp chứng tỏ rằng không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện?
HS: Trản lời
GV: Ở điều kiện thường không khí không dẫn điện, còn trong điều kiện dặc biệt nào đó thì không khí vẫn có thể dẫn điện. Như vậy vật dẫn điện hay cách điện chỉ có tính chất tương đối, tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể. 
I. Chất dẫn điện và chất cách điện 
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. 
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. 
+ Ví dụ về vật dẫn điện: đoạn dây thép, dây điện, ruột bút chì, dây nhôm...
+ Ví dụ về vật cách điện: vỏ dây điện, vải khô, nilông, dây cao su, vỏ bút chì 
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu dòng điện trng kim loại (10 phút)
GV: Bài trước chúng ta đã nghiên cứu về dòng điện, một bạn hãy nhắc lại: dòng điện là gì?
HS: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
GV: Trong các ví dụ về vật dẫn điện các em thấy các kim loại đều dẫn điện tốt. Trong kim loại, dòng điện là dòng chuyển dời của hạt nào? Chúng ta nghiên cứu tiếp phần II.
GV: Người ta làm TN với nhiều kim loại khác nhau và rút ra khẳng dịnh : kim loại là chất dẫn điện.
GV: Mọi vật quanh ta đều được cấu tạo từ các nguyên tử. Kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử.
GV: Nhớ lại cấu tạo nguyên tử cho biết, trong nguyên tử hạt nào mang diện tích dương, hạt nào mang điện tích âm?
HS: Hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm.
GV: Các nhà khoa học đã phát hiện và khẳng định rằng trong kim loại có các êlectrôn thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại. Chúng được gọi là các êlectrôn tự do. Phần còn lại của nguyên tử dao động xung quanh những vị trí cố định.
GV: Hãy nhận biết trên mô hình:
 + Kí hiệu nào biểu diễn các êlectrôn tự do?
 + Kí hiệu nào biểu diễn phần còn lại của nguyên tử? Chúng mang điện tích gì? Vì sao?
HS: Các êlectrôn tự do là các vòng tròn nhỏ có dấu (-), phần còn lại của nguyên tử là những vòng tròn lớn có dấu (+). Phần này mang điện tích dương. Vì nguyên tử khi đó thiếu êlectrôn
GV: Chiếu mô hình hình 20.4
 Hãy cho biết các êlectrôn tự do bị cực nào của pin đẩy, bị cực nào của pin hút?
HS: Êlectrôn tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy, bị cực dương hút
GV: Hãy vẽ thêm mũi tên cho mỗi êlectrôn tự do này để chỉ chiều dịch chuyển có hướng của chúng.
HS: Vẽ vào vở
GV: Gọi 1 HS lên vẽ mũi tên vào hình vẽ
 HS khác nhận xét, bổ sung
HS: Lên bảng vẽ
GV Chốt lại: Khi có dòng điện trong kim loại, các êlectrôn không còn chuyển động tự do nữa mà nó chuyển dời có hướng.
GV: Minh họa hình ảnh dòng điện trong kim loại trên máy vi tính
HS: Quan sát
GV: Yêu cầu HS hoàn thành kết luận vào ở
HS: Hoàn thành kết luận 
GV: Gọi 3HS đọc to kết luận
HS: Đọc kết luận
GV: Quay trở lại TN các nhóm vừa làm, sở dĩ ruột bút chì dẫn điện kém là do các electron tự do trong ruột bút chì ít hơn so với dây đồng 
II. Dòng điện trong kim loại
 1. Êlectrôn tự do trong kim loại
 a) Kim loại là chất dẫn điện.
b) Trong kim loại có các êlectrôn tự do 
2) Dòng điện trong kim loại
 Kết luận: Các êlectrôn tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó
HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng (3 phút) 
HS: Trả lời C7
GV: Hướng dẫn HS thống nhất câu trả lời
HS: Trả lời C8
GV: Hướng dẫn HS thống nhất câu trả lời
HS: Trả lời C9
GV: Hướng dẫn HS thống nhất câu trả lời
III. Vận dụng
C7: B
C8: C
C9: C
 IV. Củng cố: (5 phút)
Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những vấn đề gì?
 TRÒ CHƠI LUYỆN KIẾN THỨC
“Ở điều kiên thường, vật nào sau đây dẫn điện, cách điện”
1. Mảnh nilông 2. Ruột bút chì 3. Dây nhôm 4. Dây cao su 5. Mảnh tôn
6. Gỗ khô 7. Chén sứ 8. Đinh sắt 9. Thước kẽ nhựa 
10. Giấy lót vỏ bao thuốc lá (mặt màu vàng hay bạc) 11. Dây chuyền bằng bạc
 V. Dặn dò: (2 phút) Học bài cũ, làm bài tập SBT
 Nghiên cứu bài mới: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM: .......
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM KIỂM TRA
VẬT DẪN ĐIỆN
VẬT CÁCH ĐIỆN

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 22 Chat dan dien chat cach dien.doc