Giáo án môn Vật lý 7 tiết thứ 11: Nguồn âm

Giáo án môn Vật lý 7 tiết thứ 11: Nguồn âm

CHƯƠNG II. ÂM HỌC

§10. NGUỒN ÂM

A.Mục tiêu:

1- Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm

- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống

2- Kỹ năng:

- Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động

3- Thái độ:

 Yêu thích môn học

B.Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ hoặc giấy rô ky viết sẵn nội dung kiểm tra miệng và vào bài; Một cốc không, một cốc có nước.

- HS: Mỗi nhóm cần chuẩn bị : Một sợi dây cao su mảnh; 1 dùi trống; 1 âm thoa và búa cao su; 1 tờ giấy; mẩu lá chuối.

 

docx 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 7 tiết thứ 11: Nguồn âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	Ngày soạn / / 2010
Tiết 11	Ngày dạy / / 2010
CHƯƠNG II. ÂM HỌC
§10. NGUỒN ÂM
A.Mục tiêu:
1- Kiến thức: 
Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm
Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống
2- Kỹ năng: 
Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động 
3- Thái độ: 
 Yêu thích môn học 
B.Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ hoặc giấy rô ky viết sẵn nội dung kiểm tra miệng và vào bài; Một cốc không, một cốc có nước.
HS: Mỗi nhóm cần chuẩn bị : Một sợi dây cao su mảnh; 1 dùi trống; 1 âm thoa và búa cao su; 1 tờ giấy; mẩu lá chuối.
C.Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.(không )
3.Bài mới.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 
- Giáo viên : Cho HS tìm hiểu mục tiêu của chương 2
- Yêu cầu HS đọc thông báo của chương , trả lời các câu hỏi
- Chương âm học nghiên cứu các hiện tượng gì ?
- Yêu cầu HS nghiên cứu và nêu mục đích của bài ?
- HS đọc phần đầu chương 2 
- HS nêu 5 vấn đề nghiên cứu của chương 2
- HS đọc phần mở bài : Âm thanh được tạo ra như thế nào ? 
Hoạt động 2: Nhận biết nguồn âm 
- Yêu cầu HS đọc câu C1 , sau đó trả lời câu hỏi
- Giáo viên thông báo : Vật phát ra âm gọi là nguồn âm 
- Yêu cầu HS cho ví dụ về các nguồn âm
I Nhận biết nguồn âm
- HS đọc Sgk
- 1 phút trật tự lắng nghe âm thanh để trả lời câu hỏi C1
- HS ghi bài : Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
 - HS làm việc cá nhân trả lời C2 . Kể tên nguồn âm .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu đặc điểm chung của nguồn âm 
- Giáo viên yêu cầu HS làm thí nghiệm 
- Vị trí cân bằng của dây cao su là gì ? 
- Giáo viên cho HS thay cốc thuỷ tinh mỏng bằng mặt trống vì cốc thuỷ tinh dễ bị vỡ.
- Phải kiểm tra như thế nào để biết mặt trống có rung động không ?
- Giáo viên có thể gợi ý kiểm tra thông qua vật khác để HS có thể trả lời 
- Yêu cầu HS có thể kiểm tra bằng 1 trong các phương án đưa ra để rút ra nhận xét 
- Giáo viên yêu cầu HS làm theo : dùng búa gõ vào 1 nhánh của âm thoa , lắng nghe , quan sát trả lời câu hỏi C5.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện 
- Yêu cầu HS tự rút ra kết luận
II Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ?
- HS đọc yêu cầu thí nghiệm 
- Thiết kế thí nghiệm 1 và ghi bài : Vị trí cân bằng của dây cao su là vị trí đứng yên , nằm trên đường thẳng 
- Làm thí nghiệm , vừa lắng nghe, vừa quan sát hiện tượng. 
Yêu cầu HS 
+ Quan sát được dây cao su rung động 
+ Nghe được âm phát ra
Tương tự , HS làm thí nghiệm 2: Gõ nhẹ vào mặt trống .
- HS có thể trả lời : 
+ Để các vật nhẹ lên mặt trống như mẩu giấy ® vật bị nảy lên , nảy xuống 
+ Đưa trống sao cho tâm trống sát quả bóng
- HS kiểm tra theo nhóm xem mặt trống có rung động hay không bằng một trong các phương án đưa ra 
- Tương tự với thí nghiệm 3
- HS nêu phương án kiểm tra : Đặt quả bóng cạnh 1 nhánh của âm thoa, quả bóng bị nảy ra 
- HS tự rút ra kết luận , ghi vở kết luận đúng
* Kết luận: Khi phát ra âm , các vật đều dao động ( rung động ) 
Hoạt động 4 : Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà 
1- Vận dụng 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C6: Yêu cầu làm cho tờ giấy , lá chuối phát ra âm.
- Tương tự cho HS trả lời câu hỏi C7. gọi 1 vài HS trả lời , HS khác nhận xét câu trả lời của bạn 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C9 . Nếu không có thời gian yêu cầu về nhà trả lời vào vở
2- Củng cố:
- Các vật phát ra âm có đặc điểm gì ? 
- HS đọc mục “ Có thể em chưa biết” tìm hiểu:
+ Bộ phận nào trong cổ phát ra âm ?
+ Phương án kiểm tra ? 
III- Vận dụng 
- Tờ giấy, đầu nhỏ kèn lá chuối dao động phát ra âm
- Yêu cầu HS nêu được ví dụ 1 số nhạc cụ như : 
+ Dây đàn ghi ta 
+ Dây đàn bầu
+ Cột không khí trong ống sáo 
- HS : Các vật phát ra âm đều dao động
- HS đọc bài 
+ Cổ họng phát ra âm la do dây âm thanh trong cổ họng dao động
+ Kiểm tra bằng cách đặt tay vào sát ngoài cổ họng thấy rung 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà :
Học bài và làm bài tập 10.1 đến 10.5 ( Tr 10, 11 – SBT ) 
Hoc bài và lam bài tập 10.1 ® 10.5 tr10.11 SBT
Đọc trước bài 11, tìm hiểu các dây đàn guitar xem dây nào căng, dây nào chùng, âm phát ra như thế nào ở mỗi dây?
D. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docx7L 11.docx