Giáo án môn Vật lý 7 tiết thứ 25: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện

Giáo án môn Vật lý 7 tiết thứ 25: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện

Đ23. TÁC DỤNG TỪ , TÁC DỤNG HOÁ HỌC

VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN

I/ MỤC TIÊU

1- Kiến thức:

- Nêu được biểu hiện của tác dụng từ của dòng điện. Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng từ của dòng điện

- Nêu được biểu hiện tác dụng hóa học của dòng điện.

- Nêu được biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện.

- Liên hệ thực tế bảo vệ môi trường.

2- Thái độ:

- Ham hiểu biết , có ý thức sử dụng điện an toàn.

 

docx 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 7 tiết thứ 25: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26	 Ngày soạn 28 / 02 / 2011
Tiết 25	 Ngày dạy 05 / 03 / 2011
Đ23. tác dụng từ , tác dụng hoá học
và tác dụng sinh lí của dòng điện
I/ Mục tiêu 
Kiến thức: 
Nêu được biểu hiện của tác dụng từ của dòng điện. Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng từ của dòng điện
Nêu được biểu hiện tác dụng hóa học của dòng điện.
Nêu được biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện.
Liên hệ thực tế bảo vệ môi trường.
2- Thái độ: 
Ham hiểu biết , có ý thức sử dụng điện an toàn.
II/ chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 Cả lớp :
 - 1 kim nam châm, 1 thanh nam châm thẳng, một vài vật nhó bằng sắt, thép
 - 1 chuông điện, 1 bộ nguồn 6V
 - 1 ắc qui 12 V ( hoặc bộ chỉnh lưu hạ thế lấy nguồn 1 chiều) 1 bình điện phân có dung dịch CuSO4 
 - 1 công tắc, 1 bóng đèn loại 6V, 6 đoạn dây dẫn có vỏ bọc cách điện
 - Tranh vẽ phóng to hình 23.2 ( chuông điện) 
Mỗi nhóm HS:
	- 1 nam châm điện dùng pin 3V
	- 2 pin 1,5V trong đế nắp pin
	- 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn có vỏ bọc cách điện	 
	- 1 kim nam châm có đế 
	- 1 chuông điện, 1 bình điện phân
III/ tiến trình lên lớp: 
1. ổn định lớp
2. Bài cũ :
- Nêu các tác dụng của dòng điện đã học. ví dụ? (5đ)
- Chữa bài tập 22.1 (5đ)
- tác dụng phát sáng và tỏa nhiệt
- ví dụ : bàn là (t.nhiệt), bón đèn neon (phát sáng)
- tác dụng nhiệt có ích : nồi cơm, ấm điện.
- tác dụng nhiệt không có ích : quạt điện, máy thu thanh.
3. Bài mới :
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Cho HS quan sát ảnh chụp cần cẩu dùng nam châm điện trang đầu chương III . Gv đặt vấn đề: Nam châm điện là gì ? Nó hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện ? Bài học hôm nay sẽ giúp ta giải quyết vấn đề này . 
Hoạt động 2: Tác dụng từ
- Hãy cho biết nam châm có tính chất gì ?
- Khi các nam châm đặt gần nhau , các cực của nam châm tương tác với nhau như thế nào ? Gv đồng thời làm thí nghiệm đưa cực của nam châm lại gần 1 kim nam châm để HS nhận thấy được một trong 2 cực bị hút còn cực kia bị đẩy 
- Gv dùng mạch điện hình 23.1 để giới thiệu nam châm điện. Sau đó cho HS mắc mạch điện như hình 23.1 theo nhóm để khảo sát tính chất của nam châm điện. Trả lời câu hỏi C1:
+ Khi ngắt hoặc đóng công tắc: đưa lần lượt đinh sắt, dây đồng, day nhôm lại gần đầu cuộn dây có hiện tượng gì xảy ra ?
+ Khi công tắc đóng đưa 1 trong 2 cực của nam châm lại gần , có hiện tượng gì xảy ra ?
+ Nếu đổi đầu cuộn dây, hiện tượng xảy ra như thế nào ? 
- Gv thông báo cuộn dây có lõi sắt có dòng điện chạy qua là nam châm điện . Yêu cầu HS hoàn thành kết luận tr. 63 
- Gv mắc chuông điện cho nó hoạt động 
- Dựa vào tranh vẽ hãy chỉ ra những bộ phận cơ bản của chuông điện ?
 - Hãy trả lời các câu hỏi C2, C3, C4
- Giáo viên thông báo hoạt động của nam châm điện dựa vào tác dụng từ của dòng điện . Đầu gõ chuông điện chuyển động làm cho chuông kêu liên tiếp . Đó là biểu hiện tác dụng cơ học của dòng điện và kể thêm một số ứng dụng trong thực tế tác dụng này của dòng điện 
BVMT : tác dụng từ của dòng điện ứng dụng rộng rải trong đời sống, tuy nhiên nếu con người sống trong từ trường mạnh sẽ bị ảnh hưởng như : căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy cần tránh những nơi có từ trường mạnh như đường dây điện cao thế, làm nhà xa đường dây điện, ...
I- Tác dụng từ:
Tính chất từ của nam châm 
Nhắc lại tính chất của nam châm: Nam châm hút sắt, thép. Mỗi nam châm có 2 cực. 
Nam châm điện
- Mắc mạch điện hình 23.1 theo nhóm khảo sát tính chất của nam châm điện theo trình tự câu hỏi C1:
a, Khi công tắc ngắt không có hiện tượng gì. Khi công tắc đóng: Đầu cuộn dây hút đinh sắt, không hút dây đồng, nhôm.
b, Khi đưa 1 trong 2 cực của nam châm lại gần thì cực này của nam châm bị hút hoặc bị đẩy. Nếu đảo đầu dây thì ngược lại.
Qua thí nghiệm đó HS thấy được :
+ Khi có dòng điện chạy qua cuôn dây lõi sắt đ Cuộn dây có tác dụng giống như nam châm 
+ Nam châm này cũng có hai cực .
- Ghi kết luận vào vở.
*Kết luận:
1- Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện. 
2- Nam châm điện có tính chất từ vì nõ có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép 
Tìm hiểu chuông điện
- Quan sát tranh vẽ phóng to hình chuông điện
- HS các nhóm mắc chuông điện hoạt động. Thảo luận trong nhóm trả lời câu hỏi
C2: Khi công tắc đóng, có dòng điện chạy qua cuộn dây đ cuộn dây trở thành nam châm điện. Cuộn dây hút miếng sắt làm đầu gõ chuông đập vào chuông đ chuông kêu.
C3: Chỗ hở của mạch là chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm. Khi mạch hở, cuộn dây không có dòng điện chạy qua không hút sắt. Do tính đàn hồi của thanh kim loại nên miếng sắt lại trở về tì vào tiếp điểm.
C4: Khi miếng sắt tì vào tiếp điểm, mạch kín. Cuộn dây lại hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập vào chuông làm chuông kêu. Mạch lại bị hởcứ như vậy chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng 
Hoạt động 3: Tác dụng hoá học
- Giáo viên giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm, mắc mạch điện hình 23.3. Cho HS quan sát màu sắc ban đầu 2 thỏi than , chỉ rõ thỏi than nào được nối với cực âm. Đóng mạch điện cho đèn sáng. Hỏi:
+ Than chì là vật liệu dẫn điện hay cách điện?
+ Dung dịch CuSO4 là chất dẫn điện hay cách điện? Vì sao em biết ?
- Sau vài phút ngắt công tắc. Giáo viên nhắc thỏi than nối với cực âm , yêu cầu HS nhận xét màu sắc của thỏi than so với ban đầu 
- Giáo viên thông báo: Lớp màu đỏ nhạt đó là kim loại đồng. Hiện tượng đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học.
- Yêu cầu HS hoàn thành kết luận tr. 64 Sgk . Gọi HS đọc kết luận 
- Giáo viên dùng khăn lau khô hết lớp đồng bám vào thỏi than cho sạch.
- Giáo viên thông báo: một số ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện trong thực tế và yêu cầu HS về nhà đọc phần “ Có thể em chưa biết” 
II- Tác dụng hoá học 
- HS làm việc cá nhân :
+ Theo dõi Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm . Nhận xét màu sắc ban đầu của thỏi than chì ( màu đen)
+ HS nêu được : Than chì và dung dịch CuSO4 đều là chất dẫn điện vì nó đều cho dòng điện đi qua, biểu hiện là đèn sáng 
+ HS nhận xét: Sau khi có dòng điện chạy qua thỏi than được nối với cực âm của nguồn điện biến đổi màu thành màu đỏ nhạt
- Hoàn thành kết luận tr.64 Sgk , ghi vào vở
*Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng 
Hoạt động 4: Tác dụng sinh lí
- Giáo viên nêu câu hỏi: Nếu sơ ý có thể bị điện giật làm chết người . Điện giật là gì ?
- Đề nghị HS đọc phần III Sgk và trả lời câu hỏi trên 
- Giáo viên : dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại ? Cho ví dụ chứng tỏ điều đó ?
- Nếu dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có hại gì ? 
- Giáo viên lưu ý HS: Không được tự mình chạm vào mạng điện gia đình và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
III- Tác dụng sinh lí
- HS đọc phần III Sgk trả lời các câu hỏi của Giáo viên 
- Yêu cầu HS nêu được: Nếu dòng điện trong mạch điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có thể gây điện giật nguy hiểm đến tính mạng con người 
Hoạt động 5: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà
- Gọi 1, 2 HS đọc phần ghi nhớ cuối bài
- Vận dụng trả lời câu hỏi C7, C8
*Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Đọc phần “ Có thể em chưa biết”
- làm bài tập 23.1 đ 23.4 SBT
- ôn tập các nội dung từ đầu chương III. Tiết sau làm bài tập.
- Ghi nhớ bài tại lớp
- Cá nhân hoàn thành câu C7, C8
C7: Chọn C
C8: Chọn D

Tài liệu đính kèm:

  • docxL7 25.docx