Giáo án môn Vật lý lớp 7 tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn

Giáo án môn Vật lý lớp 7 tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn

TIẾT 16 : CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

I . Mục tiêu.

1 . Kiến thức : Sau bài này, giáo viên giúp HS :

Nhận biết được dấu hiệu ô nhiễm tiếng ồn.

Biết được tác hại của tiếng ồn bị ô nhiễm và đề ra được biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

2 . Kĩ năng : Nhận biết tiếng ồn gây ô nhiễm.

Đưa ra được nhũng biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

3 . Thái độ : Học tập nghiêm túc, có ý thức trong việc chống ô nhiễm tiếng ồn và bảo vệ môi trường.

II . Chuẩn bị.

1 . Giáo viên : Tìm hiểu kĩ nội dung bài 15 sgk.

2 . Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 15 sgk.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1119Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 7 tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/11/2009
Ngày dạy : 2/12/2009
TIẾT 16 : CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I . Mục tiêu.
1 . Kiến thức : Sau bài này, giáo viên giúp HS :
Nhận biết được dấu hiệu ô nhiễm tiếng ồn.
Biết được tác hại của tiếng ồn bị ô nhiễm và đề ra được biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
2 . Kĩ năng :	Nhận biết tiếng ồn gây ô nhiễm.
Đưa ra được nhũng biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
3 . Thái độ : Học tập nghiêm túc, có ý thức trong việc chống ô nhiễm tiếng ồn và bảo vệ môi trường.
II . Chuẩn bị.
1 . Giáo viên : Tìm hiểu kĩ nội dung bài 15 sgk.
2 . Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 15 sgk.
III . Hoạt động dạy và học.
1 . Ổn định :
2 . Bài cũ :	HS1 : Thế nào là âm phản xạ? Khi nào ta nghe thấy tiếng vang? Làm bài tập 14.1. 
HS2 : Vật như thế nào phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém? Làm bài tập 14.2. 
3 . Bài mới 
Hoạt động học của trò
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2 : Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn.
- Tiếp nhận thông tin trong sgk, tìm hiểu về tiếng ồn bị ô nhiễm theo yêu cầu của GV.
+ Trả lời các câu hỏi của GV hoàn thành C1.
- Kết luận : Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người.
- C2. Trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn là : b ; d.
- Lắng nghe.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Lắng nghe.
- Thảo luận tìm hiểu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong giao thông.
- Hoàn thành C3.
+ C4. 
a) Những vật liệu ngăn chặn âm làm cho âm truyền qua ít là : xốp, gạch, bê tông, gỗ 
b) Những vật liệu phản xạ âm tốt dùng để cách âm là : mặt kính, lá cây 
- Lắng nghe.
Hoạt động 4 : Vận dụng - tổng kết.
- Thảo luận trả lời C5.
+ Trả lời câu hỏi của GV hoàn thành C6.
- Lắng nghe.
- Đọc ghi nhớ bài.
- Đọc mục có thể em chưa biết.
- Lắng nghe.
- GV đặt vấn đề vào bài :Âm thanh rất cần thiết đối với đời sống của con người. Tuy nhiên việc lạm dụng âm thanh đã ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của con người. Bài hôm nay sẽ giúp các em biết khi nào âm thanh bị ô nhiễm và biện pháp khắc phục ô nhiễm tiếng ồn.
- Yêu cầu HS quan sát hình 15.1; 15.2; 15.3 sgk, đọc thông tin tìm hiểu xem hình nào thể hiện tiếng ồn bị ô nhiễm.
+ H : Hình nào thể hiện tiếng ồn bị ô nhiễm? Vì sao em biết?
+ H : Tiếng ồn to và kéo dài có ảnh hưởng như thế nào tới sinh hoạt và sức khoẻ của con người
- GV nhận xét, yêu cầu HS hoàn thành kết luận.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C2.
- GV nhận xét và chốt lại về dấu hiệu tiếng ồn bị ô nhiễm và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ và sinh hoạt của con người.
Vì vậy khi sử dụng âm thanh, chúng ta cần phải mở độ to hợp lý để không ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người cũng như môi trường xung quanh.
- GV giới thiệu : Tiếng ồn bị ô nhiễm có ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt và sức khoẻ của con người. Vậy làm thế nào để chống ô nhiễm tiếng ồn? Chúng ta cùng tìm hiểu qua phần 2
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk, thảo luận tìm hiểu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong giao thông.
- Yêu cầu HS hoàn thành C3.
+ H : Em hãy cho biết một số vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm làm cho âm truyền qua ít, và một số vật liệu phản xạ âm tốt dùng để cách âm?
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức : Với mỗi trường hợp cụ thể, chúng ta phải có những biện pháp thích hợp để chống ô nhiễm tiếng ồn, đồng thời bảo vệ môi trường xung quanh.
- Em hãy đưa ra một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở hình 15.2 và 15.3 sgk.
+ H : Tại nơi em ở có bị ô nhiễm tiếng ồn không? Nếu có em hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn đó.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu 1HS đọc ghi nhớ bài.
- Yêu cầu 1HS đọc mục có thể em chưa biết.
 GV giới thiệu thêm về bộ phận giảm thanh của xe máy.
- Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT, trả lời các câu hỏi và bài tập phần tổng kết chương.
Nội dung ghi bảng :
TIẾT 16 : CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I . Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn.
C1. hình 15.2 và 15.3 thể hiện tiếng ồn bị ô nhiễm, vì tiếng ồn to và kéo dài.
* Kết luận :  to  kéo dài  sức khoẻ và sinh hoạt 
C2. b; d
II . Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
C3.
C4.
xốp, tường gạch, gỗ 
mặt kính, lá cây 
III. Vận dụng.
C5. 
C6.
Ghi nhớ : sgk.
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 16.doc