Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong (cả năm)

Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong (cả năm)

A/ Mức độ cần đạt :

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

- Hiểu được quan niệm của người Vệt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết: Con Rồng, cháu Tiên.

B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

1.Kiến thức:

- Hiểu thể loại truyền thuyết

- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện và bóng dáng lịch sử nước ta thời kì dựng nước.

2.Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết

- Nhận ra sự việc chính, chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.

3.Thái độ:Tự hào về nguồn gốc dân tộc, biết đoàn kết yêu thương với các dân tộc anh em.

 

doc 81 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 Ngày soạn: 14/08/2011
Tiết 1 	Bài 1	 Ngày dạy: 16/08/2011
	 Văn bản: CON RỒNG, CHÁU TIÊN 
 ( Truyền thuyết )
A/ Mức độ cần đạt : 
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu được quan niệm của người Vệt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết: Con Rồng, cháu Tiên.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 
1.Kiến thức: 
- Hiểu thể loại truyền thuyết
- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện và bóng dáng lịch sử nước ta thời kì dựng nước. 
2.Kĩ năng: 
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết
- Nhận ra sự việc chính, chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
3.Thái độ:Tự hào về nguồn gốc dân tộc, biết đoàn kết yêu thương với các dân tộc anh em.
C/ Phương pháp: Dùng hình ảnh trực quan, phát vấn, phân tích, thảo luận. 
D/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 	6a2
2. Bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị sách, vở của học sinh.
3. Bài mới :
- Lời vào bài: Nước ta có rất nhiều dân tộc sống khắp mọi miền đất nước mà chúng ta thường gọi là dân tộc anh em. Các em có biết vì sao không? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nguồn gốc anh em giữa các dân tộc trên đất nước ta.
- Bài mới:
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
Giới thiệu chung
- Hs: Đọc chú thích
- Gv: Dựa vào chú thích em hãy trình bày khái niệmTruyền thuyết ?
- Hs: Trả lời phần chú thích.
- Gv: Truyền thuyết Con rồng, cháu tiên ra đời vào thời đại nào?
- Hs: Hùng Vương.
Đọc- hiểu văn bản:
- Gv: Hướng dẫn đọc, Gv đọc mẫu rõ ràng, mạch lạc, nhấn giọng những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
- 4 HS đọc hết một lần văn bản. 
- Gv: Theo em truyện có thể chia làm mấy phần ?
- Hs:3 phần: P1 : Từ đầu  Long Trang.
 P2 : Tiếp đó .. lên đường.
 P3 : Còn lại.
Thảo luận 2 phút:Tìm những chi tiết thể hiện tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân & Âu Cơ ?
 - LLQ : Con trai thần biển, nòi Rồng, khôi ngô.
Tài năng vô địch.Có nhiều phép lạ. Dạy dân cách làm ăn.
- Âu Cơ: Con gái Thần Nông, dòng Tiên.Nàng xinh đẹp, dạy dân phong tục, lễ nghi.
=> Sự tưởng tượng của người Việt cổ về sự kỳ lạ, tài năng phi thường của hai vị tổ tiên.
- Gv:Nêu ý nghĩa chi tiết “ Cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con Trai” ?
- Hs trả lời, Gv phân tích thêm: Chi tiết lạ, hoang đường nhưng giàu ý nghĩa: Tất cả dân tộc VN đều được sinh ra từ mẹ Âu Cơ. Chi tiết này giải thích nguồn gốc anh em của các dân tộc trên đất nước ta.
- Gv:Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo được hiểu như thế nào? Hãy nêu vai trò của chi tiết này trong truyện ?
 - Hs:Được hiểu là chi tiết không có thật, được tác giả sáng tạo nhằm mục đích nhất định.Thần kỳ hoá nguồn gốc giống nòi của dân tộc.Tăng sức hấp dẫn của truyện.
- Gv:Ý nghĩa của truyện nói lên điều gì ?
- Hs:Đề cao nguồn gốc chung của dân tộc.
Ý nguyện đoàn kết, thống nhất của dân tộc.
Truyền thống yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
 => Góp phần vào việc xây dựng, bồi đắp sức mạnh tinh thần dân tộc.
- Gv: Bạn nào có thể khái quát nội dung ý nghĩa của truyện?
- Hs: Dựa vào ghi nhớ trả lời. Đọc ghi nhớ.
Luyện tập: 
+ Bài tập 2 : Yêu cầu HS kể.
Hướng dẫn tự học : 
* Bài mới
- Nhóm 1 : Kể và nêu chủ đề của truyện.
- Nhóm 2 : Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Hình thức như thế nào ?
- Nhóm 3:Vì sao Lang Liêu được thần giúp đỡ ?
- Nhóm 4 : Nêu ý nghĩa của truyện ? 
I.Giới thiệu chung:
1.Truyền thuyết: Là một loại truyện dân gian kể về nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử, có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Ra đời vào thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu.
- Thể loại: Truyền thuyết
II.Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc- tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Chủ đề: Truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc.
b.Bố cục:3 phần
c.Phân tích:
 c1/ Nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ
 - Lạc Long Quân: con thần biển, có nhiều phép lạ, diệt trừ yêu quái giúp dân
 - Âu Cơ: con thần nông, xinh đẹp tuyệt trần.
c1/ Sự nghiệp mở nước và nguồn gốc anh em
- Âu cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành 100 người con khỏe đẹp.
- 50 con xuống biển, 50 con lên non chia nhau cai quản đất nước.
- Khi có việc cần giúp đỡ nhau.
- Con trưởng lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương.
-> Tưởng tượng kì ảo: Tự hào về truyền thống dân tộc đoàn kêt, thống nhất bền vững.
c3/Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo :
 - Là các chi tiết không có thật làm tăng sức hấp dẫn của truyện
- Thể hiện ước mơ của nhân dân ta.
3.Tổng kết:
a.Nghệ thuật: 
- Sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh.
b. Ý nghĩa:Truyện ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc.
4. Luyện tập: kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên
III. Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ:Đọc kĩ để nhớ một số chi tiết, sự việc chính trong truyện, kể lại truyện.
* Bài mới:Soạn bài Bánh chưng bánh giầy
E/ Rút kinh nghiệm:
Tuần 1	 Ngày soạn: 14/08/2011
Tiết 2 	 	 Ngày dạy: 18/08/2011
	 Hướng dẫn đọc thêm:BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
 	 ( Truyền thuyết )
A/Mức độ cần đạt : 
	Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Bánh chưng, bánh giầy. 
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 
1.Kiến thức: 
- Hiểu được lịch sử dựng nước của dân tộc ta dươí thời vua Hùng.
- Biết được phong tục, quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông của người Việt.
2.Kĩ năng: 
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết
- Nhận ra sự việc chính trong truyện.
3.Thái độ: Trân trọng, gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc.
C/ Phương pháp: Dùng hình ảnh trực quan, phát vấn, liên hệ thực tế, thảo luận. 
D/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 	6a2.
2. Bài cũ : 	- Nêu khái niệm truyền thuyết?
	- Kể tóm tắt truyền thuyết Con rồng, cháu tiên?
	- Nêu ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới :
- Lời vào bài: Người Việt thường có phong tục gói bánh chưng làm bánh giầy vào các ngày tết Nguyên Đán, giỗ tổ Hùng Vương, cưới hỏi. Vậy Bánh chưng, bánh giầy ra đời từ khi nào? Có ý nghĩa gì? Cô và các em sẽ tìm câu trả lời qua bài học hôm nay nhé?
- Bài mới:
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
Giới thiệu chung
- Gv: Truyện do ai sáng tác các em?
- Hs:trả lời, Gv giải thích thêm.
- Gv: Dựa vào văn bản, em có biết truyện ra đời từ khi nào không?
- Hs: Trả lời.
Đọc- hiểu văn bản:
- Gv:Theo em truyện này phải đọc với giọng như thế nào? Hãy đọc truyện theo giọng điệu ấy?
- Hs: Đọc, nhận xét cho nhau.
- Gv: Hãy nêu chủ đề của truyện?
- Hs: Trả lời 
- Gv:Truyện được chia làm mấy phần? Hãy nêu nội dung của từng phần?
- Hs:Truyện chia làm 3 phần :
P1 : Từ đầu .. chứng giám.
P2 : Tiếp dó ..hình tròn. P3 : Còn lại.
- Gv đưa ra các câu hỏi định hướng cho Hs tìm hiểu bài:
Nhóm 1:Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Ý định và cách thức ra sao?
Nhóm 2, 3: Vì sao Thần lại giúp đỡ Lang Liêu ? 
Nhóm 4: Em thử nêu ý nghĩa của truyện này?
- Hs: Thảo luận nhóm, thuyết trình, nhận xét cho nhau.
- Gv: Phân tích thêm, chọn ý ghi bảng.
- Nhóm 1:Hoàn cảnh :Vua cha đã già.Giặc ngoài đã dẹp yên.Con lại đông.
+ Ý của Vua :Nối chí Vua.Không nhất thiết phải là con trưởng.
+ Hình thức:Dâng lễ vật vừa ý vua nhân ngày tế lễ Tiên Vương.
- Nhóm 2, 3:Vì chàng là đứa con chịu nhiều thiệt thòi nhất. Lớn lên chăm việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai.Quan trọng hơn chàng là người hiểu được ý thần (Trong trời đất không gì quí bằng hạt gạo).
=> Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
- Nhóm 4: Truyện nhằm giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy.
Giải tích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết & thờ cúng tổ tiên.
Đề cao nghề nông, nghề trồng lúa nước.
Ca ngợi tài năng & tấm lòng của Ong cha ta từ những cái bình thường nhưng giàu ý nghĩa 
Gv:Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Luyện tập: 
Bài 1 : 
- Nêu ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy?
 - Học sinh trình bày theo ghi nhớ sgk.
Bai 2: Chỉ và phân tích một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ?
- HS nêu và phân tích ( Có nhận xét, bổ sung ).
Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Tóm tắt và nắm nội dung ý nghĩa của văn bản
* Bài mới: Đọc và tập tóm tắt truyện. Tìm hiểu hình tượng anh hùng Thánh Gióng.
I.Giới thiệu chung
1. Tác giả: Do nhân dân sáng tác
2.Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh: Ra đời vào thời kì đầu dựng nước.
- Thể loại: Truyền thuyết.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1.Đọc- tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Chủ đề: Truyền thuyết về nguồn gốc sự vật
b. Bố cục: 3 phần
c.Phân tích:
c1/Vua Hùng chọn người nối ngôi :
- Hoàn cảnh:Đất nước thái bình, Vua cha đã già muốn nhường ngôi cho con.
- Ý định: Chọn người có chí
- Cách thức: thử tài các trai lang bằng câu đố.
-> Sáng suốt, biết chú trọng tài năng
c2/ Lang Liêu được Thần giúp đỡ :
- Là người chịu nhiều thiệt thòi.
- Chăm lo việc đồng áng, gần gũi với dân.
- Được thần linh mách bảo cách làm bánh để dâng vua.
- Biết giá trị hạt gạo.
c3/.Thành tựu văn minh nông nghiệp:
- Bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất - bánh chưng.
- Bánh hình tròn tượng trưng cho bầu trời- bánh giầy.
-> Sản phẩm văn hóa được làm nên từ lúa gạo.
 3. Tổng kết: 
a, Nghệ thuật:
Sử dụng chi tiết tưởng tượng: Lang Liêu được thần mách bảo.
b,Ý nghĩa:Truyện giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy và phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp thời kì đầu dựng nước. 
4. Luyện tập
Bài 1: Xem ghi nhớ Sgk/12
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Đọc kĩ để nhớ những sự việc chính trong truyện.
- Tìm những chi tiết có bóng dáng lịch sử cha ông ta xưa trong tryền thuyết Bánh chưng, bánh giầy
* Bài mới: Soạn bài Thánh gióng.
 E/Rút kinh nghiệm:
Tuần 1	 Ngày soạn: 14/08/2011
Tiết 3 	 Ngày dạy: 18/08/2011
	 Tiếng Việt:TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
	 	 A/ Mức độ cần đạt 
- Khái niệm về từ, cấu tạo từ.
- Biết phân biệt kiểu cấu tạo từu
B/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức:
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
- Đơn vị cấu tạo từ Tiếng Viêt.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết, phân biệt được từ và tiếng, từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy.
- Phân tích cấu tạo của từ.
3. Thái độ: Chăm chỉ, tập trung tiếp thu bài.
C/ Phương pháp: Phát vấn, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, vẽ sơ đồ.
 D/Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp: 	6a1..
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs
3. Bài mới:
- Lời vào bài:Các em đã được học về từ đơn, từ phức ở bậc tiểu học. Vậy từ là gì? Cấu tạo của từ như thế nào? Các kiểu cấu tạo từ ra sao? Hôm nay các em sẽ tìm hiểu qua bài học sau.
- Bài mới:
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung
* Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu 2 Vd trong Sgk:
Lập danh sách từ và tiếng trong câu sau:
 - Thần / dạy / dân / cách / trồng / trọt / chăn nuôi / và / cách / ăn ở. ( Con Rồng, cháu Tiên )
Các đơn vị gọi là tiếng và từ có gì khác nhau?
- Hs:+ Tiếng là âm thanh được phát ra. ... tình cảm.
- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng bố cục.
b. Yêu cầu cụ thể: đảm bảo bố cục ba phần
Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu chung về thầy (cô) giáo của em. 
Thân bài:
- Kể sơ qua về ngoại hình, tuổi tác, tính tình, công việc thầy (cô) giáo.
- Việc làm của thầy (cô) giáo đối với em:
+ Quan tâm lo lắng nhắc nhở em trong học tập
+ Động viên khích lệ em mỗi khi em tiến bộ.
+ Uốn nắn, dạy bảo tỉ mỉ kịp thời.
+ Giúp em lấy lại các kiến thức đã học, theo dõi sát sao việc học tập hằng ngày của em
Cách ứng xử của thầy (cô) giáo em đối với lớp, bạn bè đồng nghiệp.
Kết bài: Cảm nghĩ của em về thầy (cô) giáo.
- Lòng biết ơn của em
- Lời hứa.
Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.
(1.0 điểm)
(1.0 điểm)
(7.0 điểm)
( 1.0điểm) 
VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Tuần 13	 Ngày soạn: 06/11/2011
Tiết 49-50	 	 Ngày dạy: 08/11/2011
 Văn bản: TREO BIỂN
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: LỢN CƯỚI, ÁO MỚI ( Truyện cười)
A/ Mức độ cần đạt
- Hiểu biết bước đầu về truyện cười.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung truyện Treo biển, Lợn cưới áo mới.
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện. 
- Kể lại được truyện.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức:
- Khái niệm truyện cười.
- Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện.
- Cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước ý kiến của người khác.
- Phê phán những người có tính hay khoe, hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện cười.
- Phân tích hiểu ngụ ý của truyện và nhận ra chi tiết gây cười.
- Kể lại được truyện.
3.Thái độ: Phê phán, chế giễu hạng người không có lập trường, thích khoe khoang.
C/Phương pháp: đọc –hiểu, phát vấn, phân tích, thuyết giảng, làm việc nhóm.
D/ Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 6a2................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Kể lại truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.” Nêu ý nghĩa truyện?
3.Bài mới : 
* Lời vào bài: Cha ông ta có câu “ Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ” . Quả thật tiếng cười là một phần của đời sống. Tiếng cười xua tan mệt mỏi đồng thời cũng góp phần xây dựng cuộc sống ngày một tốt hơn. Tiếng cười được thể hiện sắc nét trong truyện cười Việt Nam. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em truyện cười: Treo biển-Lợn cưới, áo mới.
- Bài mới: 
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
Giới thiệu chung
Hs: Đọc chú thích
Gv: Thế nào la ftruyeenj cười?
Hs: Trả lời? 
Gv giới thiệu hai kiểu tiếng cười trong hai văn bản.
Đọc - Hiểu văn bản
- GV hướng dẫn HS đđọc văn bản, HS đđọc phân vai. GV nhận xét 
“TREO BIỂN”
- HS đđọc lại truyện “treo biển “ 
- Gv:Biển ghi nội dung gì? Em hiểu gì về mục đđích của cái biển đđược treo ở cửa hàng? 
- Hs: Thông báo đầy đủ địa điểm, loại hàng và chất lượng của mặt hàng.
- Gv: Có mấy khách hàng góp ý? Thái độ, phản ứng của nhà hàng?
- Gv phát phiếu học tập 
- HSTLN điền vào phiếu.
- Hs: Trình bày, góp ý nhận xét cho nhau.
- Gv:Em cười ở những chi tiết nào? Khi nào tiếng cười bộc lộ nhiều nhất ?
- Hs: Bộc lộ.
- Gv:Em rút ra bài học gì từ truyện Treo biển?
- Hs: trả lời ghi nhớ 
“LỢN CƯỚI, ÁO MỚI”
- HS đđọc truyện hai : Truyện gồm những nhân vật nào?
- Gv: Anh có áo mới đđược giới thiệu qua chi tiết nào? Anh thích khoe của như thế nào? 
- Hs: Trả lời
- Gv: Nhận xét về câu hỏi của người có lợn cưới?
- Hs: Cố ý thừa thông tin.
- Gv: Anh có áo mới trả lời như thế nào?
- Hs: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này không thấy con lợn nào cả. 
- Câu trả lời có thông tin nào không phù hợp?
- Hs: trả lời
- Gv:Trong truyện, em cười ở những chi tiết nào? Khi nào thì tiếng cười bật ra? Vì sao? Truyện cần ghi nhớ những gì?
- Hs: Trả lời.
Tổng kết
Gv: Những yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của hai truyện?
Trả lời.
Gv: Qua 2 truyện em rút ra bài học gifcho bản thân ?
Hs: Trả lời
Chốt ý, rút ra ý nghĩa của văn bản. Liên hệ thực tế giáo dục cho Hs
Hướng dẫn tự học
- Chuẩn bị bài Ôn tập truyện dân gian.
+ Nắm các khái niệm truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.
+ Đọc lại các truyện dân gian trong sách giáo khoa.
+ Viết tên những truyện dân gian mà em biết.
I.Giới thiệu chung: 
- Khái niệm về truyện cười (chú thích SGK)
- Truyện “treo biển” là truyện hài hước, mua vui.
- Truyện “lợn cưới, áo mới” là truyện cười châm biếm phê phán.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
1.Đọc – Tìm hiểu từ khó
2.Tìm hiểu văn bản
a) “TREO BIỂN”
*Nội dung quảng cáo của tấm biển:
Ở đây có bán cá tươi
-> đầy đủ chính xác.
* Lời góp ý và phản ứng của nhà hàng
Khách hàng góp ý
Phản ứng của nhà hàng
Người 1: Bỏ chữ tươi 
Người 2: Bỏ hai chữ ở đây
Người 3: bỏ có bán 
Người 4: bỏ cá đi
-> Cố tình bắt bẻ nhà hàng.
Bỏ ngay tươi 
Bỏ ngay hai chữ ở đây 
Bỏ ngay có bán
Bỏ ngay cá
-> tiếp thu máy móc thiếu suy xét.
->Kết quả: bỏ luôn tấm biển -> bất ngờ, hài hước. 
* Ý nghĩa: Ghi nhớ SGK /125 
b) “ LỢN CƯỚI, ÁO MỚI”
Anh có áo mới 
Anh có lợn cưới 
-Tính hay khoe, có áo mới mặc ngay, đứng ở cửa từ sáng đến chiều
-> không bình thường
-Giơ vạt áo ra đáp:Từ lúc tôi mặc cái áo mới này không thấy con lợn nào cả. 
-> thừa “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này” 
=> Cố tình khoe áo mới 
- Cũng hay khoe
-Hỏi:Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây hay không
 -> Cố tình đđưa thông tin thừa vào
->Thừa từ cưới 
=> Khoe con lợn cưới 
->Hai nhân vật khoe khoang gặp nhau
=>Kết thúc bất ngờ, đầy kịch tính, tạo ra tiếng cười.
* Ý nghĩa: Ghi nhớ (SGK /128)
3. Tổng kết
a,Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện gây cười.
- Kết thúc truyện bất ngờ, nghệ thuật phóng đại.
b, Ý nghĩa:Truyện phê phán những người thiếu chủ kiến, chế giễu tính hay khoe của.
III. Hướng dẫn tự học
*Bài cũ:
- Nắm định nghĩa truyện cười
- Kể diễn cảm câu chuyện.
-Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình sau khi học xong truyện?
* Bài mới: soạn bài Ôn tập truyện dân gian
E/Rút kinh nghiệm
Tuần 13	 Ngày soạn: 10/11/2011
Tiết 52	 	 Ngày dạy: 12/11/2011
 Tập làm văn: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A/ Mức độ cần đạt
- Hiểu được thế nào là kể chuyện tưởng tượng.
- Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức: 
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự
- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2.Kĩ năng: Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
3. Thái độ: tự nhiên, mạnh dạn sáng tạo.
C/Phương pháp: thuyết giảng, phát vấn.
D/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 6a2...................................................
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của Hs
3.Bài mới:
* Lời vào bài: Truyện cổ tích được luôn luôn hấp dẫn lôi cuốn người đọc bởi các yếu tố hư cấu tưởng tượng. Bên cạnh những mẫu chuyện có thật trong đời sống các em có thể sáng tạo, tưởng tượng ra một câu chuyện phù hợp với ý nghĩa mà em muốn nói. Bài học hôm nay sẽ giúp các em cách kể chuyện tưởng tượng.
* Bài mới:
 Hoạt động của Gv và HS
 Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung
- HS tóm tắt truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” và trả lời câu hỏi ?
Các nhân vật cũng như sự việc trong truyện có thật không ? (Không) .
- Gv:Vì sao em biết đây là truyện ngụ ngôn dân gian hoàn toàn do tưởng tượng mà ra ?
Vì:Các bộ phận của cơ thể được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt gọi bằng bác, cô, cậu, lão. Mỗi nhân vật có nhà riêng.
- Gv:Người kể đã vận dụng tưởng tượng như thế nào ? ( - Linh hoạt vấn đề)
=> Bịa đặt, tưởng tượng là để làm nổi bật một sự thống nhất. Con người trong xã hội phải nương tựa vào nhau. nếu tách rời nhau thì không tồn tại.
Tưởng tượng trong tự sự có phải tuỳ tiện không hay là nhằm mục đích gì ?
Tưởng tượng không được tuỳ tiện mà dựa vào logic tự nhiên không thể thay đổi được .
- Đọc truyện “ Lục súc tranh công”
Tóm tắt và chỉ ra những chỗ tưởng tượng, sáng tạo .
- GV yêu cầu HS tóm tắt rồi bổ sung những chỗ cần thiết.Trong câu chuyện người ta tưởng tượng điều gì ?
Sáu con gia súc nói được tiếng người.
Sáu con gia súc kể công và kể khổ.
Những tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào ?
- Hs:Sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật .
- Gv:Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì ?
- Hs:nhằm thể hiện tư tưởng: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau.
Từ 2 hoạt động trên GV dẫn dắt HS đến phần ghi nhớ 
Luyện tập .
Bài 1
Tìm ý và lập dàn ý cho 1 trong các đề văn sau 
Đề:Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh & Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động 
- Hs: Thảo luận lập dàn bài
Bài 3:
- Hs: đọc yêu cầu
- Gv: hướng dẫn bằng các câu hỏi.
- Hs: lập dàn ý
Hướng dẫn tự học
- Chuẩn bị bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng. Đề để xây dựng dàn ý: “ Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.”
I.Tìm hiểu chung
1.Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng:
* Tóm tắt truyện: “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”. 
- Tưởng tượng: các bộ phận cơ thể con người là những nhân vật biết nói năng, hành động.
-Ý nghĩa:Con người phải biết nương tựa vào nhau, nếu tách rời nhau thì không tồn tại được.
 * Truyện : “Lục súc tranh công” . 
- Tưởng tượng : sáu con gia súc kể công
- Ý nghĩa: Khuyên răn con người không nên so bì, tị nạnh nhau.
* Truyện “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” 
- Tưởng tượng : gặp Lang Liêu hỏi về cách làm bánh. 
- Ý nghĩa : phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết.
* Ghi nhớ ( SGK /133) 
II. Luyện tập:
Tìm ý và lập dàn ý cho đề sau
* Đề 1/ 134 SGK
a. Mở bài : Giới thiệu nhân vật và sự việc
 ( Thuỷ Tinh – Sơn Tinh đđại chiến với nhau trên chiến trường mới ) . 
b. Thân bài : Kể diễn biến câu chuyện . 
- Thuỷ Tinh tấn công vẫn với vũ khí cũ nhưng mạnh hơn, tàn ác hơn 
- Cảnh Sơn Tinh thời nay chống lại sự tàn phá của Thuỷ Tinh. Huy đđộng sức mạnh tổng lực: xe ủi, máy xúc, máy ủi, máy bay, điện thoại, thuyền.
- Cảnh cả nước quyên góp giúp đồng bào lũ lụt
c. Kết bài : Thuỷ Tinh chịu thua những chàng Sơn Tinh của thế kỷ 21 .
* Đề 3 / 134 SGK 
- Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt, buộc phải biến thành một trong các con vật sau: Chó, mèo, cá vàng, chuột  trong thời hạn 3 ngày
-Trong ba ngày đó em gặp những thú vị rắc rối gì? Vì sao em mong hết hạn đđể trở lại làm người 
III.Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Lập dàn ý cho một đề văn kể chuyện và tập viết bài văn kể chuyện tưởng tượng
* Bài mơí: soạn bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng
E/ Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 6 tuan 113.doc