Giáo án Ngữ văn 7 tiết 122: Dấu gạch ngang

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 122: Dấu gạch ngang

Tiết 122: DẤU GẠCH NGANG

I.Mục tiêu: Giúp HS:

 1. KT: Nắm được công dụng của dấu gạch ngang,

 2.KN: Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng dấu gạch ngang. phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản,

 3.TĐ: HS ý thức dùng dấu gạch ngang, dấu gạch nối đúng khi viết.

II.Chuẩn bị:

 GV: bài soạn, bảng phụ, bài tập thêm

 HS: bài soạn

III.Kiểm tra bài cũ:

 KTBC: a. Nêu công dụng của dấu chấm lửng?

 - Đặt câu có sử dụng dấu chấm lửng và cho biết dấu chấm lửng đó dùng để làm gì?

 b. Nêu công dụng của dấu chấm phẩy ?

 KT việc chuẩn bị bài: LPHT báo cáo, GV kiểm tra và nhận xét.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 4505Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 122: Dấu gạch ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NS: 11.4..2011
ND: 14.4.2011 Tiết 122: DẤU GẠCH NGANG
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 1. KT: Nắm được công dụng của dấu gạch ngang, 
 2.KN: Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng dấu gạch ngang. phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản,
 3.TĐ: HS ý thức dùng dấu gạch ngang, dấu gạch nối đúng khi viết.
II.Chuẩn bị:
 GV: bài soạn, bảng phụ, bài tập thêm
 HS: bài soạn
III.Kiểm tra bài cũ:
 KTBC: a. Nêu công dụng của dấu chấm lửng?
 - Đặt câu có sử dụng dấu chấm lửng và cho biết dấu chấm lửng đó dùng để làm gì?
 b. Nêu công dụng của dấu chấm phẩy ? 
 KT việc chuẩn bị bài: LPHT báo cáo, GV kiểm tra và nhận xét.
IV.Tổ chức các hoạt động dạy học: 
Nội dung 
I.Công dụng của dấu gạch ngang: 
1.Ví dụ : 
Tác giả dùng dấu gạch ngang để:
a. Đánh dấu bộ phận giải thích (mùa xuân của Hà Nội thân yêu).
b.Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật .
c. Liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng.
d.Nối các từ trong một liên danh (Cuộc hội kiến Va-ren _ Phan Bội Châu).
2. Bài học: Ghi nhớ (1) SGK/13
II. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối:
1.Ví dụ:
a. Trong ví dụ (d) dấu gạch dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài (Va-ren).
b.Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
2.Bàihọc:
 ( Học ghi nhớ 2. SGK/130)
III. Luyện tập:
Bài tập 1: 
 Dấu gạch ngang được dùng để:
a,b. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
c. Đánh dấu trực tiếp lời nói của nhân vật.
Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
d,e. Nối các bộ phận nằm trong một liên danh.
Bài tập 2: 
 Công dụng của dấu gạch nối: 
Nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
( Béc-lin, An-dát, Lo ren)
Bài tập 3: 
 Đặt câu có dùng dấu gạch nối.
 (HS tự làm)
Bài tập thêm: (bảng phụ)
 Hoạt động của GV:
GV khái quát bài cũ -> bài mới ...Ngoài dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, khi viết chúng ta còn dùng dấu gạch ngang. Vậy loại dấu câu này có tác dụng gì?...
HĐ1: Tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang.
- Đưa bảng phụ (ghi BT/ SGK
- Chỉ định HS chỉ ra các dấu gạch ngang
- Cho biết trong mỗi ví dụ (a,b,c,d) dấu gạch ngang được dùng để làm gì?
- Nhận xét, giải thích thêm , ghi bảng .
- Qua việc tìm hiểu các ví dụ, em hiểu gì về công dụng của dấu gạch ngang?
GV kết luận -> (1).
- Hướng dẫn HS học ghi nhớ.
- Yêu cầu HS cho ví dụ: có dùng dấu gạch ngang và chỉ rõ công dụng.
( Mình phải cố gắng học tập nhiều hơn nữa - Ly tự nhủ.)
HĐ2: Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
- Hướng dẫn HS trở lại bài tập tìm hiểu ở bảng phụ 
- Trong ví dụ d/, dấu gạch giữa (Va-ren) được dùng để làm gì? 
GV nhận xét, giải thích: ... - Dấu này được gọi là dấu gạch nối. 
- Vậy em hiểu dấu gạch nối được dùng để làm gì?
- Giảng giải thêm
- Hãy quan sát kĩ, cho biết cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang vừa học?
- Bằng cách nào để phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối?
* (để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài) không phải là dấu câu.
GV kết luận -> 2.
Hướng dẫn HS học ghi nhớ.
HĐ3: Luyện tập, củng cố.
- Hướng dẫn HS lần lượt làm BT1,2,3
*BT3: Đặt câu:
VD: a. Thiện sĩ- con Sùng ông, Sùng bà - kết duyên cùng Thị Kính.
b. Thị Kính - vợ Thiện sĩ - là một người vợ hiền hậu, nết na.
* Đưa BT thêm (bảng phụ)
Bài tập thêm:
 Đặt dấu gạch ngang và dấu gạch nối vào vị trí thích hợp:
a. Tuy Hoà (-) thành phố trẻ đang trên đường thay da đổi thịt. 
b. En ri cô ca ru xô là một danh ca của I ta li a.
- Hướng dẫn HS làm bài...
 - Nhận xét, giải thích...đáp
GV củng cố, khắc sâu kiến thức.
Hoạt động của HS:
- Đọc bài tập.
- Chỉ ra dấu GN
- Nêu công dụng trong từng ví dụ
Trình bày lần lượt.
Rút ra KT1
- Đọc ghi nhớ.
Cho thêm ví dụ
Đọc lai VD (d)
Nêu yêu cầu BT.
Quan sát 
Trả lời
Nhận xét.
Đọc ghi nhớ (2)
Đọc BT, 
Xác định yêu cầu.
Thực hiện
Nhận xét.
(1 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào vở.)
 làm bài.
Trình bày
Nhận xét.
V. Hướng dẫn tự học:
 1. Bài vừa học:
 - Nắm được công dụng của dấu gạch ngang.
 - Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
 - Hoàn thành bài tập 3.
-Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng dấu gạch ngang và gạch nối.
 2.Bài sắp học: Ôn tập Tiếng Việt
 - Đọc phần ôn tập SGK/ 132. Thực hiện các y êu cầu ôn tập kiến thức TV 6).
*Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 122.doc