Giáo án Ngữ văn 7 tuần 15 - Trường THCS Hiệp Thạnh

Giáo án Ngữ văn 7 tuần 15 - Trường THCS Hiệp Thạnh

MỘT THỨ QUÀ CỦA

LÚA NON : CỐM

 - Thạch Lam -

A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS :

- Cảm nhận được phong vị đặc sắc , nét đẹp văn hoá cổ truyền trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc , của Hà Nội : Cốm , qua đó thấy được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam .

 - Tích hợp phần Tiếng việt bài “ Chơi chữ” và “ Chuẩn mực sử dụng từ” .

 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm , cảm nhận và tìm hiểu , phân tích chất trữ tình , chất thơ trong văn bản tùy bút .

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên :

 - Bảng phụ , tranh ảnh , tùy bút “ Cốm” của Nguyễn Tuân .

- Chân dung tác giả .

2. Học sinh : Đọc và tìm hiểu bài trước.

 

doc 15 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1113Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tuần 15 - Trường THCS Hiệp Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13 – 14
Văn học
Tuần : 15 	 	Ngày soạn : 05/11/2010
 Tiết : 57	 	Ngày dạy : 16/11/2010 
MỘT THỨ QUÀ CỦA 
LÚA NON : CỐM
 	- Thạch Lam -
A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS :
- Cảm nhận được phong vị đặc sắc , nét đẹp văn hoá cổ truyền trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc , của Hà Nội : Cốm , qua đó thấy được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam .
	- Tích hợp phần Tiếng việt bài “ Chơi chữ” và “ Chuẩn mực sử dụng từ” .
	- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm , cảm nhận và tìm hiểu , phân tích chất trữ tình , chất thơ trong văn bản tùy bút .
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên : 
	- Bảng phụ , tranh ảnh , tùy bút “ Cốm” của Nguyễn Tuân .
- Chân dung tác giả .
2. Học sinh : Đọc và tìm hiểu bài trước.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 KHỞI ĐỘNG 
Ổn định 
Kiểm tra
(?) Học thuộc lòng bài thơ :Tiếng gà trưa. Giới thiệu tác giả, thể thơ và nội dung tư tưởng, nghệ huật của bài thơ ?
Bài mới
Giới thiệu bài: Việt Nam là một đất nước văn hiến .Văn hoá truyền thống nước ta thể hiện ngay ở những thứ quà bánh giản dị mà đặc sắc , độc đáo của từng vùng , miền . Nếu Nam Bộ có bánh tét , hủ tíu thì Huế có bún bò, giò heo , cơm hến vá các loại chè , Nghệ Tĩnh có kẹo cu đơNói đến quà bánh Hà Nội cổ truyền thì không hể quên được món phở, bún ốc và đặc biệt thanh nhã như cốm Vòng . Cốm Vòng mùa thu được Thạch Lam thể hiện rất thành công trong tập tùy bút “ Hà Nội 36 phố phường”. Để hiểu rõ về cốm , một đặc sản quý báo của người Việt Nam , chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học : Một thứ quà của lúa non : Cốm
- Lớp trưởng báo cáo.
- Học sinh trả bài.
- HS : Nghe.
HOẠT ĐỘNG 2 ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
- Yêu cầu : HS đọc chú thích SGK .
Hỏi : Hãy nêu sơ lược vài nét về tác giả ?
- Giáo viên : Cho HS xem chân dung tác giả Thạch Lam .
(?) Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào của Thạch Lam ?
(?) Thể loại của tác phẩm trích trên là gì ?
(?) Tùy bút là như thế nào ?
- Giáo viên giảng : Tùy bút là một thể văn gần với bút ký , ký sự ở yếu tố miêu tả , ghi chép những hình ảnh , sự việc mà nhà văn quan sát chứng kiến , nhưng tùy bút thiên về biểu cảm , chú trọng thể hiện cảm xúc , tình cảm , suy ngĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống . Ngôn ngữ tùy bút giàu hình ảnh và chất trữ tình .
=> Tùy bút và văn trữ tình .
- Hướng dẫn cách đọc : Giọng tình cảm , tha thiết , trầm lắng , chậm , êm .
- Giáo viên : Đọc một đoạn .
- Yêu cầu : HS đọc tiếp .
- Nhận xét cách đọc .
Hỏi : Ta có thể chia đoạn trích trên làm mấy phần ? 
Hỏi : Nội dung chủ yếu của văn bản là gì ? 
- Yêu cầu : HS đọc phần giải thích từ khó trang 162 SGK .
- HS : Đọc SGK . 
- HS : Thạch Lam ( 1910 – 1942 ) sinh ở Hà Nội . Tên thật Nguyễn Tường Lân . Là Nhà Văn lãng mạn nổi tiếng là cây bút về truyện ngắn và tùy bút . Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn trước Cách mạng .
- HS : Xem chân dung tác giả .
- HS : Trích trong tuỳ bút “ Cốm Vòng – Một thứ quà của lúa non” trong tập tùy bút “ Hà Nội băm sáu phố phường” 1943 của Thạch Lam .
- HS : Thể Loại “Tùy bút”
- HS : Tùy bút là một thể văn gần với bút ký , ký sự ở yếu tố miêu tả , ghi chép những hình ảnh , sự việc mà nhà văn quan sát chứng kiến , nhưng tùy bút thiên về biểu cảm , chú trọng thể hiện cảm xúc , tình cảm , suy ngĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống . Ngôn ngữ tùy bút giàu hình ảnh và chất trữ tình .
- HS : Chú ý .
- HS : Đọc tiếp văn bản .
- HS : Chia ba phần :
+ Phần 1 : “ Từ đầu thuyền rồng”
+ Phần 2 : “ Tiếp nhũn nhặn”
+ Phần 3 : “ Phần còn lại” 
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS : Đọc từ khó .
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1) Tác giả : 
- Thạch Lam ( 1910 – 1942 ) sinh ở Hà Nội . Tên thật Nguyễn Tường Lân .
- Là Nhà Văn lãng mạn trong nhóm Tự Lực văn đoàn nổi tiếng là cây bút về truyện ngắn và tùy bút .
- Thạch Lam thể hiện tâm hồn nhạy cảm của ông đối với cuộc sống.
Thạch lam
2) Tác phẩm 
a) Xuất xứ
Trích trong tuỳ bút “ Cốm Vòng – Một thứ quà của lúa non” trong tập tùy bút “ Hà Nội băm sáu phố phường” 1943 của Thạch Lam .
b) Thể loại : Tuỳ bút
a) Bố cục
- Chia ba phần :
+ Phần 1 : “ Từ đầu thuyền rồng”
+ Phần 2 : “ Tiếp nhũn nhặn”
+ Phần 3 : “ Phần còn lại” 
3) Đại ý 
- Cốm là một thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của nghững cánh đống lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của “ đồng quê nội cỏ”
HOẠT ĐỘNG 3 PHÂN TÍCH
- Yêu cầu : HS đọc lại phần một .
(?) Cảm xúc của tác giả bắt nguồn từ đâu mà tác giả nhớ đến mùa cốm Hà Nội ?
(?) Cảm xúc ấy nhờ giác quan nào là chủ yếu ?
(?) Đoạn văn nào cho thấy điều đó ? 
(?) Tác giả có đi sâu tả kỹ thuật làm cốm hay không ? Nếu không thì tác giả dừng lại quan sát và miêu tả cái gì ? 
Chốt : Không miêu tả kỹ thuật làm cốm vì đây không phải là một tài liệu khoa học 
(?) Giọng văn của Thạch Lam chứa đựng cảm xúc như thế nào ? 
Bình : Giọng văn rất trang trọng vừa nhẹ nhàng vừa dịu dàng , bởi cách sử dụng các động từ , tính từ hợp lý : Lướt qua , thấm nhuần , thanh nhã , tinh khiết , thơm mát , trắng thơm , phảng phất , trong sạch
® Miêu tả thấm đậm cảm xúc của tác giả, từ ngữ chọn lọc tinh tế, câu văn có nhịp điệu gần như một đoạn thơ . Đặt biệt là miêu tả hình ảnh người em gái ngoại thành bán cốm xinh xinh  ở làng Cốm Vòng – Dịch Vọng – Quần Cầu Giấy – Phía bắc Hà Nội – Cách trung tâm hồ Hoàn Kiếm khoảng 6 – 7 km ..
(?) Như vậy tác giả trân trọng cốm , và gọi cốm như thế nào ?
Chốt => 
- Yêu cầu : HS đọc lại phần 1,2
(?) Quy trình sản xuất cốm được tác giả quát như thế nào ?
 (?) Nêu ý chính của đoạn này ? Chỉ bằng một câu, tác giả đã khái quát những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm rất bình dị, khiêm nhường . Hãy tìm câu đó ? 
(?) Ngoài ra cốm còn gắn liền với những phong tục đẹp nào của ta ? Vì sao ? 
(?) Tác giả đã nhận xét và bình luận như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm quà đồ sêu tết của nhân dân ta? Em có đồng tình với lời nhận xét và bình luận này không?
(?) Sự hoà hợp, tương xứng của 2 thứ ấy được phân tích trên những phương diện nào?
(?) Ở cuối đoạn 2, nhân nói về tập tục tốt đẹp của dân tộc, tác giả còn thể hiện quan điểm gì của mình?
-Cho HS đọc đoạn cuối.
(?) Cho biết nội dung đoạn cuối?
(?) Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả trong việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào?
(?) Trước khi đưa ra lời đề nghị với những người mua, tác giả đã đưa ra một hình ảnh cho chúng ta thấy được sự hoà quyện của thiên nhiên hết sức tinh tế, đẹp đẽ, bay bổng. Theo em đó là hình ảnh nào?
(?) Và bài tuỳ bút được kết thúc bằng lời đề nghị những người mua cốm, em có suy nghĩ gì về lời đề nghị này?
Giáo viên chốt =>
Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 phút.
(?) Từ đoạn này, em có suy nghĩ gì về văn hoá và ẩm thực, về những đặc điểm của nghệ thuật ẩm thực của dân tộc ?
(?) Em hãy nêu những nét đặc sắc về bài tuỳ bút là gì?
(?) Tóm lại, vấn đề mà tác giả muốn trình bày với chúng ta qua bài tuỳ bút này là gì ?
(?) Em có nhận xét gì về nghệ thuạt biểu cảm của nhà văn ?
- HS : Đọc lại .
- HS : Từ cơn gió mùa hạ -> hương sen thơn trong hồ -> mùi sữa non của lúa nếp .
- HS : Nhờ vào khứu giác là chủ yếu .
- HS : Trả lời .
- HS : Sự khéo léo của con người , sự dẽo thơm của cốm và hình ảnh người con gái bán cốm .
- HS : Giọng văn nhẹ nhàng , dịu dàng .
- HS : Nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS : Đọc lại .
- HS thức hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS : Nêu lên giá trị của cốm “ cốm là thức quà riêng biệt An Nam”.
- HS : Việc dùng cốm làm quà sêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa bởi cốm là thức dâng của trời đất , mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ. Nó thích hợp với việc nghi lễ của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy cùng với hồng lại càng hoà hợp , tốt đôi, biểu trưng cho sự gắn bó, hài hoà trong tình yêu đôi lứa.
-Từ 2 phương diện:
+ Màu sắc: Tác giả chú ý so sánh màu sắc của hồng và cốm với màu ngọc thạch và ngọc lựu già làm cho 2 thứ sản vật ấy càng trở nên cao quý.
+Hương vị: Một thứ thanh đạm, một ngọt sắc, 2 vị nâng đỡ nhau.
 - Tác giả bình luận, phê phán thói chuộng ngoại, bắt chước người ngoài. Những kẻ mới giàu có vô học không biết thưỏng thức và trân trọng những sản vật cao quý, kín đáo và nhũn nhặn của truyền thống dân tộc.
-Đọc.
- - HS thức hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- “ Aên cốm phải ăn thảo mộc”.
Cốm là 1 thứ quà bình dị, chẳng có gì cầu kì, tưởng chừng như không cần phải bàn về việc ăn cốm. Aáy thế mà tác giả đã có 1 cái nhìn thấu đáo và 1 thái độ văn hoá khi nói về sự thướng thức một món ăn bình dị như cốm.
-Hình ảnh: “ Chúng ta nói rằng trời sinh ra lá sen chút bụi nào” ® Quả thật ông có sự quan sát và nhận xét tinh tế, nhạy cảm, tỉ mĩ, kỉ lưỡng.
- Ngoài vấn đề phải biết nâng niu, trân trọng những giá trị được két tinh ở cốm cái chính mà tác giả nói tới là cái nhìn văn hoá với việc ẩm thực .
-Thảo luận:
Truyền thống văn hoá ẩm thực của người VN rất phong phú, đa dạng, độc đáo, không chỉ ở những thức ăn, bánh trái thay đổi theo mùa, theo tuần tiết trong năm m ... n cảnh giao tiếp, tránh lối chơi chữ với dụng ý xấu, đùa giỡn 1 cách vô ý thức, thiếu văn hoá.
- HS Quan sát
- HS đọc.
- Có ba từ “ lợi”.
+ Lợi trong lời của bà già là:
thuận lợi, lợi lộc.
+ Lợi1 trong câu trả lời của thầy bói đã chuyển sang danh từ: nướu.
® Trả lời gián tiếp đượm chất hài hước mà không cay độc.
- HS : Lặp từ nhiều nghĩa 
Þ Gây cảm giác bất ngờ, thú vị.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Quan sát, đọc.
- Chơi chữ: Chín : Không phải con số 9 mà là thui chín® Đồng âm.
- Đọc, Thảo luận trả lời, nhận xét, bổ sung:
1. “ ranh tướng”® danh tướng Þ Dùng lối trại âm (gần âm) để giễu cợt Na Va.
2. Điệp âm.
3. Nói lái.
4. Trái nghĩa:
Sầu riêng >< vui chung
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
+ Trong văn thơ, đặc biệt trong văn thơ trào phúng, câu đối, câu đố.
- HS : Lối nói lái: Con cá đua-> con cua đá.
I) Thế nào chơi chữ ?
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái biểu cảm, hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị
- Ví dụ :
“ Trùng trục như con bò thui
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, 
chín đầu”
II. Các lối chơi chữ
- Dùng từ ngữ đồng âm.
- Dùng lối nói trại âm .
- Dùng cách điệp âm.
- Dùng lối nói lái.
- Dùng từ ngữ trái nghĩa, gần nghĩa, đồng nghĩa.
- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
- Cho HS đọc bài thơ trong bài tập 1.
(?) Trong bài thơ, tác giả đã dùng từ ngữ nào để chơi chữ ?
- GV nhận xét, đánh giá, khẳng định.
- Cho HS đọc bài thơ trong bài tập 2.
(?) Có phải là cách chơi chữ không ? Vì sao ?
- GV nhận xét, đánh giá, khẳng định.
- Cho HS đọc bài thơ trong bài tập 4.
(?) Bác đã dùng lối chơi chữ nào ?
- GV nhận xét, đánh giá, khẳng định 
- HS đọc bài tập 1
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS đọc bài tập 2
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS đọc bài tập 4
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1 :Chơi chữ đồng âm và theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau các từ chỉ các loài rắn: liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang.
Bài tập 2 :Chơi chữ bằng lối dùng từ có nghĩa gần gũi vừa đồng âm:
+ Thịt, mỡ,dò, nem, chả 
->(những món ăn).
+ Nứa, tre, trúc, hóp.
->( đều họ nhà tre).
Bài tập 4 : Bác Hồ dùng từ đồng âm để chơi chữ: 
- Khổ tận cam lai ( khổ: đắng, tận: hết, cam: ngọt, lai: đến.) ® hết khổ sở đến lúc sung sướng.
HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
(?) Thế nào là chơi chữ ?
(?) Chơi chữ có những dạng nào ?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
(?) Tại sao người ta gọi thể thơ có một câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng là thơ lục bát ?
- Học bài . Chuẩn bị bài “ Làm thơ lục bát”
1. Luật thơ lục bát.
2. Làm bài tập 1,2.
3. Đọc các bài tham khảo SGK.
4. Sưu tầm thơ lục bát.
5. Sư tầm thơ lục bát nói về môi trường
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Tập làm thơ
Tuần :16	
Tiết : 60	Ngày soạn : 12/11/2010	Ngày dạy : 23/11/2010
LÀM THƠ LỤC BÁT
I . MỤC TIÊU
- Nhận diện, phân tích luật bằng trắc, nhịp thơ lục bát.
- Tập viết được những câu thơ, đoạn, bài thơ lục bát ngắn, đúng luật.
II. KIẾN THỨC CHUẨN
1. Kiến thức
- Sơ giản về vần, nhịp, luật bằng, trắc của thơ lục bát.
2. Kỹ năng
- Nhận diên, phân tích, làm thơ lục bát.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Ổn định 
- Kiểm diện, trật tự.
Kiểm tra bài cũ
(?)Thế nào là chơi chữ?
(?) Hãy trình bày về sự hiểu biết của mình về các lối chơi chữ ? Mỗi loại chi một ví dụ để minh hoạ.
Bài mới
Giới thiệu bài: 
Lục bát là thể thơ độc đáo của dân tộc Việt Nam . 
Đó cũng là thể thơ rất thông dụng trong văn chương và trong đời sống, Song trong thực tế nhiều em không nắm được thể thơ này. Khi cần làm thì làm sai hoặc người khác làm sai cũng không nhận ra. 
Vì vậy, tập làm thơ lục bát là một yêu cầu chính đáng. 
Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em tìm hiểu và làm thành thạo thể thơ này
* Lớp trưởng báo cáo.
- Học sinh trả bài.
-Nghe và ghi tựa bài vào tập
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM 
-Treo bảng phụ bài ca dao và sơ đồ, cho HS đọc.
Anh đi anh nhớ quê nhà, 
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương, 
Nhớ ai tác nước bên đường hôm nao.
 Ca dao
Giáo viên: Dây là thể thơ của dân tộc Việt Nam.
(?) Bài thơ lục bát có bao nhiêu câu ?
- GV chốt: Bao nhiêu câu cũng được, tối thiểu là một cặp câu.
(?) Cặp câu lục bát mỗi dòng có mấy tiếng, Vì sao gọi là lục bát ?
- Giáo viên cung cấp 
+ Thanh bằng: Thanh huyền và không dấu ( Thanh ngang): Kí hiệu : B
+ Thanh trắc: Dấu sắc, hỏi, ngã, nặng: Kí hiệu : T
+ Vần: Kí hiệu : V
(?) Điền các kí hiệu bằng (B) , trắc (T) , vần (V) ứng với mỗi từ của bài ca dao trên vào các ô ?
111111
11111111
111111
11111111
Câu lục: 1 - 2B - 3 - 4T - 5 - 6BV 
Câu bát: 1 - 2B - 3 - 4T - 5 - 6BV - 7 - 8BV
- Chốt: “ Nhất tam ngũ bất luật
Nhị tứ lục phân minh”
- Lưu ý: Nếu tiếng hai trong câu lục là trắc thì tiếng thứ 4 đổi lại là bằng.
(?) Em có nhận xét gì về sự tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu bát ?
- Cung cấp thêm:
+ Âm vực
+ Nhóm bổng: Âm vực cao : sắc, hỏi, không.
+ Nhóm trầm: Âm vực thấp: huyền, ngã, nặng.
+ Nhịp:
+ Câu 6: 2/2/2, 2/4, 3/3, 1/5.
+ Câu 8: 2,2,2,2; 4/4, 2/4/2; 3/1/2/2
 (phổ biến: 2/2/2_ 4/4)
(?) Nêu nhận xét về luật thơ lục bát ( về số câu, số tiếng, số vần, vị trí vần, sự thay đổi các tiếng bằng trắc, trầm, bổng và cách nhắt nhịp trong câu).
Bài tập nhanh : Treo bảng phụ ví du , yêu cầu HS khảo sát luật bằng trắc.
Anh đi anh nhớ quê nhà, 
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương, 
Nhớ ai tác nước bên đường hôm nao.
 Ca dao
Quan sát, đọc.
- Cặp câu lục bát gồm 1câu 6 (lục) tiếng và 1 câu 8 (bát) 
tiếng. Vì thế gọi là thơ lục bát.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Nếu tiếng này có thanh huyền thì tiếng kia thanh ngang (không dấu) và ngược lại.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Anh đi anh nhớ quê nhà,
 B T BV
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
 B T BV BV
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
 B T BV
Nhớ ai tác nước bên đướng hôm nao
 B T BV BV
I. LUẬT THƠ LỤC BÁT
- Lục bát: Thể thơ độc đáo của Việt Nam.
- Số câu: Không hạn định.
- Số tiếng: Câu đầu 6, câu sau 8
- Vần: Chữ 6 câu lục vần chữ 6 câu bát và chữ 8 câu bát vần chữ 6 câu lục sau cứ thế tiếp tục ( vần bằng).
- Luật bằng trắc: Các tiếng lẻ không bắt buộc. Các tiếng chẳn ( tiếng 2 thường B, 4 T, có khi ngoại lệ ngược lại) 6BV, 8BV.
 - Trong câu bát , nếu tiếng thứ 6 thanh ngang (bổng) thì tiếng 8 phải là thanh huyền (trầm) và ngược lại.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
Treo bảng phụ, cho HS đọc bài tập 1.
(?) Điền từ vào mô hình hoàn thành câu lục bát ?
- GV nhận xét, đánh giá, khẳng định.
- Cho HS đọc bài tập 2.
(?) Các câu lục bát sai ở đâu và sửa lại cho đúng luật ?
- GV nhận xét, đánh giá, khẳng định.
- Treo bảng phụ . Cho HS đọc bài tập 3.
(?) HS đặt câu 8 tiếp theo.
- GV nhận xét, đánh giá, khẳng định.
* Chia lớp làm 2 đội: Một đội xướng câu lục, đội kia làm câu bát Đội thắng được quyền xướng câu lục. GV làm trọng tài.
*Nhắc lại luật của thơ lục bát.
- Yêu cầu : HS sáng tác một câu , một bài thơ lục bát chủ đề môi trường 
- GV : Cho HS phân biệt thơ lục bát và văn vần 6/8 : Đọc và nhận xét 2 ví dụ sau :
- GV : treo bảng phụ :
Ví dụ1 “ Con Mèo , con Chó có lông ,
 Bụi tre có mắt , nồi đồng có quai”
 ( đồng dao ) 
Ví dụ 2 : “ Tiếc thay hạt gạo trắng ngần 
 Đã vo nước đục , lại vần than rơm !”
 ( ca dao )
- HS đọc bài tập 1
- HS thực hiện theo ya6u cầu của giáo viên.
- HS đọc bài tập 2
- HS thực hiện theo ya6u cầu của giáo viên.
- HS đọc bài tập 3
- HS thực hiện theo ya6u cầu của giáo viên.
- HS thực hiện theo ya6u cầu của giáo viên.
- HS thực hiện theo ya6u cầu của giáo viên.
=> Văn vần 6/8 . Vì nó giúp trẻ em nhận biết các sự vật quen thuộc chung quanh ; cũng không có giá trị biểu cảm .
=> Thơ lục bát “ hạt gạo trắng ngần” là ẩn dụ cho người con gái tài , sắc : “nước đục
 than rơm” là ẩn dụ cho hoàn cảnh tồi tệ hoặc một gã chồng vũ phu có giá trị biểu cảm rất cao .
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1 : Làm thơ heo mô hình ca dao. Điền trống thành 1 bài lục bát đúng luật:
+ “Em ơi đi học trường xa.
 Cố học cho giỏi kẻo mà mẹ mong” 
 ( như là) 
+“Anh ơi phấn đấu cho bền Mỗi năm1 lớp làm nền mai sau”
 (cố lên thành người)
 (phải nên kiên trì)
+ “ Ngoài vườn ríu rít tiếng chim Trong nhà ríu rít tiếng em học bài “
Bài tập 2: Sửa các câu lục bát cho đúng luật
 + “ Vườn em cây quý đủ loài
 Có cam, có quýt, có xoài, có na”
 + “ Thiếu nhi là tuổi học hành
 Chúng em phấn đấu để thành trò ngoan ( tiến nhanh từng ngày)”
Bài tập 3: Đặt tiếp câu 8:
+ Ai ơi biết thương thân mình
 ..
+ Mùa xuân em hái lộc non
 ..
+ Quê em lúa chín vàng tươi.
 ..
Bài tập 4: Chủ đề : Tự do ( trường, bạn, người thân, quê hương, mùa hè, chia tay, mờ đầu bằng cụm từ: “Thân em”).
Bài tập 5: Bài tập tích hợp Chủ đề môi trường : 
HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
-Học bài theo bài ghi (ghi nhớ)
-Mỗi em tự sáng tác một bài lục bát ( đề tài về môi trường )
Soạn bài: Chuẩn mực sử dụng từ 
+ Theo câu hỏi trong bài .
+ Chuẩn bị ôn tập văn biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15.doc