Giáo án Ngữ văn 8 tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh

TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp học sinh hiểu

- Thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình.Tích hợp với bài văn bản Lão Hạc, Liên kết các đoạn văn trong văn bản.

- Có ý thức sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình để làm tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.

- Rèn kĩ năng sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình trong giao tiếp và trong viết văn bản tự sự, biểu cảm.

 

doc 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 9513Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/9/2009
Ngày giảng: 25/9/2009
Môn ngữ văn: Lớp 8
Tiết: 15
Từ tượng hình, từ tượng thanh
A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh hiểu
- Thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình.Tích hợp với bài văn bản Lão Hạc, Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
- Có ý thức sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình để làm tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình trong giao tiếp và trong viết văn bản tự sự, biểu cảm.
B. Chuẩn bị
- GV: + Tài liệu tham khảo - Từ vựng ngữ nghĩa của Đỗ Hữu Châu.
+ Chuẩn bị bảng phụ phần ví dụ1. Bài tập.
+ Chuẩn bị bảng phụ cho các nhóm
+ Hướng dẫn học sinh tập tiểu phẩm vào bài.
C. Tiến trình dạy.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (lồng trong bài giảng)
3. Bài mới.
*HĐ1.
- Trong tiết học trước các em đã được làm quen với khái niệm "Trường từ vựng" và biết được được những từ như lom khom, ngẹo, ngửa, nghiêng đều có chung một nét nghĩa là chỉ hoạt động thay đổi tư thế, hay những từ như ha hả, hô hô, ha ha cùng chỉ âm thanh của tiếng cười. Còn nội dung bài học hôm nay của chúng ta là gì. Các em hãy cùng theo dõi một tiểu phẩm nhỏ do chính các diễn viên nhí của các em thể hiện.
Xin mời hai em: 
- Bà Tu: hơ hớ, hơ hớ, hơ hớ...
- ông Tèo: Bà Tu có gì mà cười gớm thế.
- Bà Tu: Này ông Tèo ơi tôi buồn cười quá đi mất. Thằng Hải nó vạm vỡ là thế mà lấy một cô vợ tin hin một mẩu.
- ông Tèo: Cái bà này, Hình dáng thì có là gì chỉ cần con dâu hiền thảo, khoẻ mạnh nết na là được.
- Bà Tu(thay đổi nét mặt) Vâng, Con bé có vẻ cũng được ông ạ. Cái miệng nó nhìn chúm cha chúm chím, mà giọng nói thì cứ "thỏ thà thỏ thẻ", dễ nghe lắm cơ.
Ông Tèo: Đấy tôi bảo mà.
H: Câu chuyện của ông Tèo bà Tu đã nhắc đến ai?
+ Vợ chồng anh Hải
H: Em hình dung thấy hai nhân vật vắng mặt ấy là người như thế nào?
+ Chồng khoẻ mạnh to lớn
+ Vợ nhỏ nhắn, dịu hiền.
H: Nhờ đâu các em hình dung được điều đó?
+ Qua các miêu tả của bà Tu với những từ như: Vạm vỡ, tin hin, chúm cha chúm chím, thỏ thà thỏ thẻ.
Tại sao những từ ngữ ấy lại giúp ta cảm nhận và hình dung được hình dáng và tính cách của người mà ta không trực tiếp gặp họ. đó chính là lí do cô muốn giới thiệu với các em bài học ngày hôm nay. Các em cùng mở SGK và tìm hiểu tiết thứ 15:
Từ tượng hình, từ tượng thanh.
Giáo viên giải nghĩa nhanh vê từ tượng thanh và từ tượng hình.
Tượng: Có nghĩa là mô phỏng
Hình: hình ảnh
Thanh: âm thanh
Trong tiếng việt: Từ tượng thanh là một thuật ngữ chẩn nó chỉ những từ được đặt ra theo phương thức mô phỏng âm thanh trong thực tế khách quan và nó là một thuật ngữ chẩn. ví dụ: meo,ha ha hô, hu hu, gâu gâu, ù ù...
Nhưng từ là một đơn vị ngôn ngữ có vỏ vật chất là âm thanh mà các em đã được làm quen sơ lược ở chương trình lớp 6 và sẽ được tìm hiểu kĩ hơn ở các bậc học cao hơn. Vì thế âm thanh thìlàm sao mô phỏng được hình ảnh mà chỉ có chữ viết mới mô phỏng được hình ảnh. Nhưng cũng không phải loại chữ viết nào cũng có khả năng mô phỏng hình ảnh. Mà chỉ có chữ Hán ví dụ như chữ cây( )đó mới gọi là chữ tượng hình. Nhưng vì thói quen cũng có thể dùng thuật ngữ "Từ tượng hình" để chỉ những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật. Và chúng ta mặc nhiên công nhận cũng như sử dụng thuật ngữ này.
Hoạt động dạy - học
Nội dung
* HĐ2
Đọc ví dụ
H: Tìm những từ in đậm?(dành cho hs TB - Y)
+móm mém, hu hu, ư ử, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc
H: Trong những từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, họat động, trạng thái của sự vật?
H:Những từ nào mô tả âm thanh tự nhiên của con người?
H: Các từ trên có tác dụng gì trong văn miêu tả, tự sự?
Bài tập nối từ:
H:Em hãy tìm từ tượng hình chỉ người:
? Cúi người: lom khom
? béo mập và nặng nề- núng nính
?Thong thả đi dạo - đủng đỉnh
? Em bé đang tập đi - Chập chững 
? Cao, gầy - lênh khênh
? Bé nhỏ, nhanh nhẹn: loắt choắt.
H: Em hãy tìm một bài thơ cớ sở dụng từ tượng hình, hoặc từ tượng thanh. Và đọc câu thơ đó.
Lượm - lớp 6
 - Chú bé loắt choắt...
Đêm nay bác không ngủ:
 - Bóng bác cao lồng lộng...
GV: Ngoài ra còn có rất nhiều bài thơ bài văn khcs sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh để tăng sức biểu cảm cho bài văn. Về nhà các em hãy sưu tầm thêm và ghi tên vào trong vở bài tập.
H: Qua phần phân tích trên em hãy cho biết Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
+ - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người
H: Từ tượng hình, từ tượng thanh có tác dụng gì?
+ Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, có giá trị biểu cảm cao
H: Theo em Từ tượng hình và từ tượng thanh thường được dùng trong văn bản nào? 
+ HS: thường được dùng trong văn biểu cảm miêu tả.
GV: nhắc lại khái niệm:
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn biểu cảm miêu tả.
*HĐ3
H: Em hãy nêu yêu cầu của BT1?
HS: Đọc yêu cầu BT1
GV: nhắc lại yêu cầu.
Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh?
GV đọc yêu cầu:
H: Em hãy nhắc lại yêu cầu của bài tập3.
Phân biệt ý nghĩa của từ tượng thanh tả tiếng cười?
Học sinh đọc yêu cầu:
Đặt câu với các từ tượng hình, từ tượng thanh sau đây?
GV: Yêu cầu hoạt động nhóm:
Nhóm1: khúc khuỷu, lập loè
Nhóm 2: lã chã, lộp bộp
Nhóm 3: lạch bạch, ồm ồm
I. Đặc điểm và công dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình.
1. Ví dụ: SGK49.
(Bảng phụ)
- Những từ gợi tả dáng vẻ, hoạt động trạng thái: mom mem, xồng xộc, vật vã, rũ rượi,sòng sọc
- Những từ mô tả âm thanh: hu hu, ư hử.
 Gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
 Ghi nhớ:(SGK49)
II. Luyện tập.
1.BT1
(bảng phụ)
- Tượng hình: rón rén, lẻo khẻo,chỏng quèo.
- Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp
2. BT3.
- Ha hả: Cười to, sảng khoái, tỏ ra rất khoái chí.
- Hì hì: Vừa phải phát ra bằng mũi, biểu lộ sự thích thú, thể hiện sự hiền lành.
- hô hố: Cười to và thô lỗ
- hơ hớ: Cười thoải mái, vui vẻ không cần che đậy và giữ gìn.
3. BT4. Đặt câu với các từ tượng hình, từ tượng thanh sau đây?
- Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm(Tây tiến - Quang Dũng)
Đường quanh co, khúc khuỷu.
- Đom đóm lập loè
- Nước mắt rơi lã chã
- Mưa rơi lộp bộp
- Con vịt đi lạch bạch
- Bác Hoà có giọng nói ồm ồm.
*HĐ4.Củng cố dặn dò
GV:
- Bài học hôm nay các em đã được tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh.
- Vận dụng làm một số bài tập sử dụng từ tượng thình và từ tượng thanh.
 Bây giờ các em hãy gấp sách vở lại và cho cô biết: Thế nào là từ tượng hình thế nào là từ tượng thanh? Từ tượng hình và từ tượng thanh có công dụng gì?
Từ tượng ình và từ tượng thanh thường được sử sụng trong văn bản nào?
Về nhà các em học hiểu và thuộc lầu phần ghi nhớ hoàn thiện phần bài tập và chuẩn bị bài Liên kết các đoạn trong văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_Hoigiang_Nguvan8.doc